Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA

 Cách mạng Tháng Mười Nga là mốc son chói lọi đánh dấu bước ngoặt lịch sử,

mở ra thời đại mới – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Với Việt

Nam, Cách mạng Tháng Mười Nga là ngọn đuốc soi đường, dẫn dắt dân tộc ta đứng lên

đấu tranh giành độc lập, xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa. Đúng như lời

khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng

Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc

lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to

lớn và sâu xa như thế”. Hơn một thế kỷ đã trôi qua, loài người đã chứng kiến biết bao

thăng trầm, biến cố phức tạp của lịch sử, nhưng tầm vóc vĩ đại, giá trị, ý nghĩa của Cách

Mạng tháng Mười Nga vẫn đã, đang và sẽ vẹn nguyên giá trị, tiếp tục vang mãi.

Cách mạng Tháng Mười Nga khác hẳn về chất so với các cuộc cách mạng trước

đó vì nó xóa bỏ mọi hình thức bóc lột, người lao động trở thành người chủ của xã hội và

của chính mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng Tháng Mười là thắng

lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác và học thuyết Lênin ở một nước lớn là Liên Xô, rộng

một phần sáu thế giới. Đó là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân, của nhân dân

lao động và các dân tộc bị áp bức do giai cấp công nhân và đội quân tiên phong của họ

là Đảng Bônsêvích lãnh đạo. Cách mạng Tháng Mười đã dùng bạo lực cách mạng đánh

đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến địa chủ, lập nên chính quyền của những người

lao động, xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, một xã hội không có người bóc lột

người”. Nhờ Cách mạng Tháng Mười, lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân

Nga thoát khỏi ách áp bức bóc lột của tư bản bằng việc tước đoạt và biến các tư liệu sản

xuất của bọn chủ tư bản thành tài sản xã hội; giai cấp nông dân Nga thoát khỏi ách áp

bức bóc lột của giai cấp địa chủ, phong kiến bằng việc ban bố và thi hành sắc lệnh về

ruộng đất, tịch thu ruộng đất của địa chủ giao cho nông dân. Cách mạng Tháng Mười

cũng đã giải thoát cho các dân tộc bị áp bức khỏi nhà tù của chế độ Nga Hoàng bằng

việc thi hành chính sách dân tộc theo tinh thần quốc tế vô sản, tôn trọng quyền tự quyết

và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Nói về Cách mạng Tháng Mười, V.I.Lênin cho

rằng: “Chúng ta có quyền tự hào và quả thật chúng ta tự hào là đã có cái hân hạnh được

bắt đầu xây dựng nhà nước Xô viết và do đó, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế

giới, thời đại thống trị của một giai cấp mới, giai cấp bị áp bức trong tất cả các nước tư

bản và ở khắp nơi đang tiến tới một cuộc đời mới, tới chỗ chiến thắng giai cấp tư sản,

tới chỗ thành lập chuyên chính vô sản, tới chỗ giải phóng nhân loại khỏi ách tư bản,

khỏi những cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa”. Cách mạng Tháng Mười Nga là “ngọn

đuốc” soi đường, chỉ lối cho giai cấp công nhân vững niềm tin bước lên vũ đài chính trị

với tư cách là giai cấp trung tâm của thời đại – “hạt nhân” của phong trào cách mạng thế

giới; cổ vũ, động viên nhân dân cần lao ở các nước thuộc địa, phụ thuộc đứng lên đấu

tranh giành độc lập dân tộc; làm cho “bão táp cách mạng” từ châu Âu lan tỏa nhanh

chóng và mạnh mẽ sang châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, khiến cho giai cấp tư

sản vô cùng hoảng sợ, buộc phải lùi bước, xuống thang và điều chỉnh để tồn tại.

Có thể khẳng định: Cách mạng Tháng Mười Nga thành công có một ý nghĩa vô

cùng trọng đại đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa trên thế

giới; là động lực to lớn, thúc đẩy, lôi cuốn, cổ vũ, động viên hàng loạt nước trên khắp

các châu lục đã tiến hành thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc, giành được độc lập.

Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc ở các châu

lục bắt đầu chuyển sang một bước ngoặt mới với nội dung, tính chất và xu hướng phát

triển mới. Bởi, “Cách mạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc

và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư

bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới”. Giai cấp vô sản lên nắm quyền lãnh đạo;

lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ

nam cho mọi hành động; thực hiện mục tiêu là làm cách mạng dân chủ triệt để rồi tiến

thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét