Từ vai trò xây dựng quân đội về chính trị.
Xây dựng Quân đội về chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta. Chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta được tạo nên bởi nhiều yếu tố như: Quân số, tổ chức, cơ cấu biên chế; chính trị-tinh thần, kỷ luật; số lượng, chất lượng vũ khí trang bị kỹ thuật; trình độ huấn luyện, thể lực; trình độ khoa học và nghệ thuật quân sự; bản lĩnh lãnh đạo, trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ các cấp …. các yếu tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, yếu tố chính trị-tinh thần là gốc, có vai trò định hướng, trung tâm điều khiển, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các yếu tố khác đi đúng đường lối của Đảng và phục vụ lợi ích của giai cấp, làm cho Quân đội có sức chiến đấu cao.
Thực chất, suy đến cùng sức mạnh của Quân đội được biểu hiện ở hai yếu tố cơ bản nhất đó là: Con người và vũ khí, trong đó con người là yếu tố quyết định; tuy nhiên, đó phải là con người có mục tiêu, lí tưởng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, sử dụng thành thạo vũ khí trang bị. Xây dựng Quân đội về chính trị xét đến cùng là xây dựng con người trong Quân đội.
Vai trò của việc xây dựng Quân đội về chính trị được thể hiện ở chỗ: Quân đội là công cụ bạo lực vũ trang, cũng có nghĩa là công cụ chính trị sắc bén của Đảng và Nhà nước, vì vậy, chỉ có trên cơ sở vững mạnh về chính trị làm nền tảng và kết hợp chặt chẽ với các yếu tố khác thì Quân đội mới đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Giữ vững bản chất chính trị, bản chất cách mạng của Quân đội chính là giữ vững mục tiêu chiến đấu, lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Bản chất chính trị, bản chất cách mạng là “gốc” của Quân đội ta - Quân đội mang bản chất giai cấp công nhân, thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Mục tiêu chiến đấu của Quân đội ta cũng là mục tiêu chiến đấu của Đảng, của dân tộc. Vì vậy, chỉ trên cơ sở giữ vững bản chất chính trị, bản chất cách mạng của Quân đội thì mới giữ vững mục tiêu chiến đấu, lí tưởng xã hội chủ nghĩa.
Từ truyền thống xây dựng Quân đội ta về chính trị.
Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ các phong trào đấu tranh của quần chúng. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý xây dựng Quân đội kiểu mới của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, kế thừa những kinh nghiệm quý báu về xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng Quân đội trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; trong quá trình xây dựng Quân đội, luôn đặt lên hàng đầu vấn đề xây dựng Quân đội về chính trị, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Bác Hồ, đã nói rõ ý nghĩa lịch sử, nhiệm vụ của đội quân chủ lực đầu tiên: “1. Tên: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền, đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc…”(3). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”(4). Tinh thần ấy đã thấm sâu vào tư tưởng của mỗi cán bộ, chiến sỹ và đường lối lãnh đạo, xây dựng Quân đội của Đảng và Quân ủy Trung ương qua các thời kỳ cách mạng. Vì thế đã xây dựng được sức mạnh chính trị - tinh thần to lớn của Quân đội, để tạo lên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Xứng đáng với lời biểu dương của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”(5).
Từ tình hình thực tiễn xây dựng Quân đội về chính trị hiện nay và sự chống phá của kẻ thù.
Trải qua 38 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trong xây dựng phát triển kinh tế - xã hội; sức mạnh vật chất, tinh thần của Quân đội được củng cố, tăng cường, tạo ra môi trường thuận lợi để xây dựng Quân đội về chính trị. Sự phát triển của kinh tế, sự ổn định chính trị của đất nước đã có tác động tích cực đến nhận thức chính trị, tư tưởng, tình cảm, tâm lý của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội; niềm tin vào Đảng, vào chế độ được củng cố; ý thức, trách nhiệm chính trị đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc XHCN được nâng cao; làm tăng thêm sức mạnh chính trị - tinh thần của Quân đội, góp phần quan trọng tạo ra tiềm lực chính trị, tinh thần của đất nước. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay" (6).
Tuy nhiên, tình hình suy thoái kinh tế thế giới, chiến tranh, xung đột, tranh chấp chủ quyền biển, đảo đang đặt ra hàng loạt vấn đề khó khăn, phức tạp đối với sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng. Những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Sự phân hóa giàu nghèo không chỉ biểu hiện ngoài xã hội mà cả trong Quân đội. Những tiêu cực đó đã tác động không nhỏ đến đời sống xã hội và Quân đội… nhất là tác động trực tiếp vào việc xây dựng nhân tố chính trị-tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ hiện nay.
Từ cuộc đấu tranh tư tưởng, lí luận đang diễn ra ngày càng gay gắt, phức tạp hiện nay tác động đến xây dựng Quân đội về chính trị.
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã làm cho hệ tư tưởng Mác-Lênin đang bị các thế lực thù địch tấn công từ nhiều phía. Kẻ thù không chỉ lợi dụng sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa để xuyên tạc về giá trị cốt lõi của học thuyết Mác-Lênin, mà còn trắng trợn hơn là đưa các học thuyết phản động, phản khoa học khác để xuyên tạc, bịa đặt làm sai lệch hệ giá trị tư tưởng học thuyết cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin trong đời sống giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Cùng với những tàn dư của tư tưởng phong kiến là hệ tư tưởng tư sản, chủ nghĩa cơ hội xét lại đang tấn công toàn diện, mạnh mẽ vào bản chất cách mạng của Quân đội ta. Có thể nói, đây là mảnh đất màu mỡ cho hệ tư tưởng tư sản có điều kiện thâm nhập, làm cho Quân đội mất phương hướng về chính trị dẫn đến con đường tha hóa về đạo đức, lối sống; dễ mắc phải những sai lầm, lệch lạc, mất phương hướng trong nhận thức và hành động.
Đặc biệt, trong chiến lược "diễn biến hòa bình", "bạo loạn lật đổ", kẻ thù rất coi trọng chống phá trên mặt trận tư tưởng-văn hóa và coi đây là một trong những khâu đột phá quan trọng. Chúng tìm mọi cách gieo vào đầu óc nhân dân và Quân đội ta luận điệu về “sự phá sản của chủ nghĩa Mác-Lênin”, rêu rao ''phi hệ tư tưởng hóa'', ''phi chính trị hóa quân đội'', hòng làm tha hóa về hệ tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sỹ, làm cho Quân đội ta mất phương hướng về chính trị. Vì vậy, việc giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho hệ tư tưởng đó trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần của Quân đội ta là một trong những yêu cầu rất cơ bản, có tính chất quyết định đến xây dựng Quân đội về chính trị và đây là cách đề kháng tốt nhất nhằm chống lại sự xâm nhập của tư tưởng phi Mác-xít vào Quân đội, làm cho Quân đội ta không bị mất phương hướng về chính trị; đồng thời, Quân đội phải tích cực, chủ động đấu tranh trên mặt trận chính trị - tư tưởng. Muốn vậy, càng phải xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị; bảo đảm cho Quân đội trong bất kỳ tình huống nào cũng luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân; chắc tay súng, vững vàng về tư tưởng, không hoang mang, dao động trước sự chống phá của các thế lực thù địch và ảnh hưởng tiêu cực của xã hội.
T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét