Thứ Năm, 14 tháng 11, 2024

BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC MỐI QUAN HỆ ĐẢNG LÃNH ĐẠO, NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ, NHÂN DÂN LÀM CHỦ

  Mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là mối quan hệ mang tính nguyên tắc giữa sự lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý của Nhà nước với quyền làm chủ của nhân dân.

Thời gian qua, các luận điệu xuyên tạc mối quan hệ này thường tập trung vào các khía cạnh: (1) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước, cho rằng “Đảng không có vai trò lãnh đạo Nhà nước”, Đảng lãnh đạo Nhà nước là “Đảng đứng trên Nhà nước”, “bao biện, làm thay, lấn quyền Nhà nước”; “Đảng đứng trên Hiến pháp và pháp luật”; (2) Phủ nhận vai trò quản lý của Nhà nước, phủ nhận Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam (3); Phủ nhận vai trò làm chủ của nhân dân, cho rằng “Đảng độc đoán, chuyên quyền, phi dân chủ”...

Những luận điệu sai trái, xuyên tạc nêu trên là vô căn cứ, bởi lẽ:

Thứ nhất, thực chất mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là cơ chế vận hành, quyết định hiệu quả sự vận động, phát triển của cách mạng Việt Nam.

Thứ hai, mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là mối quan hệ phản ánh mang tính quy luật biện chứng, thể hiện nội dung lý luận cốt lõi trong đường lối đổi mới chính trị của Đảng ta.

Thứ ba, mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát của hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Thứ tư, việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện rõ trong mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền.

Như vậy, tính chất, nội dung, phạm vi quyền lực, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước được xác định là không trùng lặp, phù hợp với vai trò, vị trí và tính chất của mỗi tổ chức. Do đó, nếu nhận thức đúng, vận hành tốt và thông suốt từ phối hợp thống nhất hành động cho đến kiểm soát quyền lực trong từng chủ thể và trong toàn bộ mối quan hệ thì sẽ không có chuyện bao biện, lấn sân nhau.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét