Thứ Hai, 7 tháng 4, 2025

MỆNH LỆNH LỊCH SỬ CHO NGÀY TOÀN THẮNG

MỆNH LỆNH LỊCH SỬ CHO NGÀY TOÀN THẮNG 


Cách đây 50 năm, 9 giờ 30 sáng 7/4/1975, tại Tổng hành dinh Sở Chỉ huy chiến dịch - Nhà D67, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tự tay thảo bức điện 157/ĐK gửi các cánh quân:


1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.


2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sỹ."


Bên dưới ký một chữ Văn. 


Mật lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa là mệnh lệnh, vừa là lời hịch cổ vũ tinh thần đối với cán bộ, chiến sỹ trên chiến trường vào thời điểm vô cùng quan trọng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.


Bức điện khẩn “Thần tốc, thần tốc hơn nữa...” do tự tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ký tên được Ban Cơ yếu lập tức truyền đi khắp các mặt trận trên toàn miền Nam như một lời “hịch tướng sỹ.”


Chỉ với 40 từ, vô cùng ngắn gọn nhưng Bản Mệnh lệnh đã xác định rõ mục tiêu phải đạt được, đồng thời chỉ rõ phương châm hành động để đạt được mục tiêu đó: Đã thần tốc rồi, cần thần tốc hơn nữa! Đã táo bạo rồi cần táo bạn hơn!


Mệnh lệnh đã truyền đạt quyết tâm cao nhất của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tới các cấp lãnh đạo và chỉ huy chiến trường, tới mỗi đảng viên, chiến sỹ để chủ động sáng tạo, thừa thắng, xốc tới, hướng mọi hành động theo phương châm thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. Và cả dân tộc đã ra quân với khí thế ấy...


50 năm đã trôi qua kể từ đại thắng Mùa Xuân năm 1975, nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, đã tiến những bước dài trong công cuộc xây dựng đất nước. Song mệnh lệnh lịch sử “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa …” của Đại tướng Võ nguyên Giáp vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào và quyết tâm sắt đá của cả một dân tộc trong Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

“CHỐNG CHỆCH HƯỚNG”, TƯ TƯỞNG PHẢI THÔNG

 “CHỐNG CHỆCH HƯỚNG”, TƯ TƯỞNG PHẢI THÔNG

1. Vin vào cớ chủ nghĩa tư bản đương đại đang đổi mới, thích nghi, phát triển và đạt nhiều thành tựu to lớn, một số người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta cho rằng, Việt Nam ngày càng tụt hậu và nguyên nhân chính là do “Đảng Cộng sản Việt Nam cứ khư khư bám giữ chủ nghĩa Mác - Lênin”, “mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Hơn thế, quan điểm này còn trắng trợn vu cáo rằng, “sự trì trệ, bảo thủ, chậm khắc phục những hạn chế, bất cập của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thời gian qua đang đẩy Việt Nam rơi xuống hố sâu, vực thẳm; đi vào “ngõ cụt”, “bế tắc”, “buộc Đảng Cộng sản Việt Nam phải đưa ra quyết định đưa kinh tế tư nhân làm động lực chủ yếu để cứu vớt nền kinh tế Việt Nam”; với quyết định này, “định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế Việt Nam đã kết thúc”... 

Một số người khác lại có quan điểm hồ đồ sau khi đã “sám hối”, cho rằng, cả đời đã tin vào học thuyết Mác - Lênin nay mới ngộ ra là sai lầm nên giờ đây, nhận thức lại thấy cần phải “tẩy sạch, gột rửa nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, nhất là lý luận hình thái kinh tế - xã hội của Mác” để “thanh thản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa”, mong sớm phát tài, giàu sang!. Họ đã phát ngôn, viết bài, tung tin với dụng ý khích lệ Đảng ta “bóp chết thành phần kinh tế nhà nước càng sớm, càng tốt, vì nó vô dụng” để “đưa thành phần kinh tế tư nhân phát triển, chiếm thế thượng phong”. Theo họ, đó là cách quay lại đúng quỹ đạo của con đường phát triển tư bản chủ nghĩa…

Vì thế, trên một số hội thảo khoa học, “bàn tròn, bàn vuông”, sách báo, đài, phim ảnh, tài liệu quốc tế, các trang mạng xã hội, nhất là của VOA, RFA, RFI, YOUTUBE, BBC… người ta đã bàn nhiều về số phận của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhất là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội - một nội dung quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta với dụng ý xấu khi cho rằng, Đảng ta đã “kết thúc định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam bằng cách phát triển mạnh kinh tế tư nhân”.

Từ đó, họ khẳng định rằng, “chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận về chủ nghĩa xã hội đã là quá khứ”, “chỉ phù hợp với thế kỷ XX; không phù hợp với thời đại ngày nay”, đặc biệt “không cần thiết cho Việt Nam”, bởi “học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung “đã cáo chung”, đã được “đưa vào bảo tàng lịch sử” cùng với sự đổ của vỡ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu”. Theo họ, chừng nào còn tồn tại học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác thì chừng ấy còn có sự thống trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, còn có các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế, cũng như cuộc đấu tranh không khoan nhượng của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản.

Nhận diện sâu sắc và cảnh giác cao độ với các luận điệu sai trái nêu trên. Trong bối cảnh hiện nay, nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác là yêu cầu khách quan, nhiệm vụ cần kíp để vững vàng niềm tin; tiếp tục kiên định mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; đưa sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi đến thành công. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải đập tan các quan điểm sai trái, thù địch, phản động; tiếp tục làm sáng tỏ mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trước mắt là giữ vững niềm tin trong xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng. Đây là những vấn đề có tính nguyên tắc, đặc biệt có ý nghĩa hệ trọng đối với dân tộc ta khi bước vào kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc, vì nó liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng, sự an nguy đối với vận mệnh và lợi ích quốc gia - dân tộc, sự phát triển phồn vinh, văn minh, hạnh phúc của dân tộc. Nhận thức sai lầm và đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa thì đương nhiên, phải trả giá đắt, chúng ta không thể chấp nhận điều đó. Bài học về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và các nước Đông Âu luôn nhắc nhở chúng ta không được phép sai lầm về đường lối chính trị, mất cảnh giác về âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

2. Để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng tới đây, trong học tập, nghiên cứu, bảo vệ và vận dụng sáng tạo học thuyết “hình thái kinh tế - xã hội” của C. Mác vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay, cần khẳng định rõ quan điểm, lập trường có tính nguyên tắc của những người mácxít về giá trị và ý nghĩa khoa học, cách mạng của học thuyết này. Kiên quyết bác bỏ mọi luận điệu vu khống, xuyên tạc, phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng học của thuyết hình thái kinh tế - xã hội, giá trị và ý nghĩa của nó đối với đường lối đổi mới ở Việt Nam.

Trong bối cảnh hiện thời, hãy nhìn lại thật kỹ cuộc xung đột quân sự giữa Nga - Ucraina, hệ quả của nó và bối cảnh tình hình thế giới, khu vực để tự tin khẳng định dứt khoát rằng, trước đây cũng như hiện nay, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác vẫn là lý luận duy nhất khoa học và cách mạng để chúng ta nhận thức và giải quyết các vấn đề lịch sử, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 

Bản chất khoa học, cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác thể hiện ở tính tất yếu khách quan của sự ra đời học thuyết, ở việc khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của lịch sử xã hội loài người, ở quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, ở mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, ở việc khẳng định sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên... 

Điểm nhấn mạnh và cần nhận thức đúng bản chất khoa học, cách mạng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác là ở chỗ, C. Mác làm nổi bật vai trò quyết định - xét đến cùng - của nhân tố kinh tế trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Tuy nhiên, C. Mác, Ph. Ăngghen không bao giờ coi kinh tế là nhân tố duy nhất quyết định sự vận động, biến đổi của lịch sử. Đây cũng là cái điều vô cùng sâu sắc mà Đảng ta đã khẳng định: Việt Nam muốn đạt được các mục tiêu hai lần kỷ niệm 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng vào năm 2030 và thành lập nước vào năm 2045, nhất thiết từ năm 2025 tăng trưởng kinh tế phải đạt từ 8% năm và sau đó, từ năm 2026, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đạt trên hai con số, tức là trên 10%; đồng thời, phải phát triển toàn diện các mặt của đời sống văn hóa - xã hội.

Đây là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học để chúng ta tiếp tục vận dụng sáng tạo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và chính nó, là vũ khí sắc bén để chúng ta đứng vững trên mặt trận tư tưởng, lý luận của Đảng; kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, xuyên tạc sự thật, bảo vệ chân lý khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin trước sự tấn công từ nhiều phía của kẻ thù; kiên quyết giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà chúng ta đạt được trong 40 năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

Thực tiễn cách mạng Việt Nam khẳng định rằng, đường lối chiến lược của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nhất quán, xuyên suốt; không bao giờ thay đổi. Thế nhưng, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, một số sách lược của Đảng ta có sự thay đổi cho phù hợp với đặc điểm tình hình mới với sự uyển chuyển, linh hoạt. Điều đó hoàn toàn đúng với lời dạy của Bác Hồ: “Lấy bất biến ứng vạn biến”. Nếu ai đó chỉ vì ý muốn chủ quan, chỉ “nhìn thấy cây mà không thấy rừng”, “chỉ biết một mà không biết hai” mà phạm thêm sai lầm trong nhận thức và hành động là đi ngược lại quy luật khách quan của lịch sử…

Trung thành, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là lý luận về hình thái kinh tế - xã hội trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là trong xây dựng các văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng là sự bảo đảm chắc chắn nhất để phòng, chống sự chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thực tiễn công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua đã chứng minh tính chân lý ấy./.

CHỦ TỊCH NƯỚC LƯƠNG CƯỜNG DỰ LỄ DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM CÁC VUA HÙNG

CHỦ TỊCH NƯỚC LƯƠNG CƯỜNG DỰ LỄ DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM CÁC VUA HÙNG Sáng 7-4 (tức ngày 10-3 năm Ất Tỵ 2025), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ, thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Chủ tịch nước Lương Cường dự và dâng hương. Tham dự Lễ dâng hương có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đại tướng Phan Văn Giang, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Mai Văn Chính, Phó thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Khắc Định, Phó chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành; lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố cùng hàng nghìn người dân. Từ sáng sớm, các đại biểu đã tề tựu trước sân hành lễ tại khu Trung tâm Lễ hội Đền Hùng. Trong tiếng nhạc âm vang, đoàn đại biểu cùng khối nghi thức, đội rước kiệu, lễ vật khởi hành từ sân Trung tâm Lễ hội Đền Hùng, dần tiến qua Nghi môn, đền Hạ, đền Trung lên đền Thượng. Đi đầu đoàn hành lễ là các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam rước Quốc kỳ, cờ hội và vòng hoa mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước". Theo sau là các thiếu nữ và 100 con cháu Lạc Hồng trong trang phục cổ, tay giương cao cờ hội, thể hiện sức sống mãnh liệt của dòng giống Tiên Rồng, cùng đoàn rước kiệu dâng lễ vật hương, hoa, bánh chưng, bánh giầy, gắn liền với truyền thuyết về vị hoàng tử Lang Liêu. Tiếp đó là đoàn đại biểu lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các cơ quan Trung ương, các địa phương; lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và nhân dân về dự Lễ dâng hương. Tại Điện Kính Thiên trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, với tấm lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch nước Lương Cường và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Thượng cung dâng hương, hoa, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước. Thay mặt đồng bào cả nước, trước anh linh các Vua Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang, Chủ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Ất Tỵ 2025 đọc Chúc văn, khẳng định ý nghĩa to lớn của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Khắc sâu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tinh thần “Đại đoàn kết toàn dân tộc”, trong giờ phút thiêng liêng của ngày Giỗ Tổ, triệu triệu con tim người Việt cùng hướng về Đền Hùng, với tấm lòng thành kính tưởng nhớ tổ tiên, tri ân công đức các Vua Hùng, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước. Đời nối đời trải mấy nghìn năm, vua thương yêu dân, chung sống hòa thuận; cả nước một lòng, toàn dân đoàn kết, trọn nghĩa đồng bào. Theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, với truyền thống đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn, các thế hệ con cháu Lạc Hồng nối tiếp nhau đã trải qua bao cuộc đấu tranh với muôn vàn gian nan, thử thách; hun đúc tinh thần tự lực, tự chủ, tự cường và lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc; đã lập nên những kỳ tích vẻ vang, xây nền độc lập, gìn giữ non sông, khẳng định chủ quyền, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Tiếp nối truyền thống lịch sử hào hùng, văn hóa, văn minh, văn hiến của dân tộc, trong 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta, dân tộc ta đã phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh; kiên cường đấu tranh vì độc lập và tự do, vì hòa bình và hữu nghị, vì hạnh phúc và phồn vinh, vì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ để làm nên những thắng lợi, thành tựu vĩ đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử vẻ vang của dân tộc. Con cháu Lạc Hồng nguyện mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Chúc văn cũng cầu mong Thánh Tổ anh linh che chở, phù hộ độ trì cho mưa thuận, gió hòa, nhân khang, vật thịnh; xã tắc thịnh vượng, quốc thái, dân an; bách gia trăm họ vạn đại trường tồn. Cả nước đồng lòng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Con cháu Lạc Hồng trên khắp mọi miền luôn hạnh phúc, bình an và mạnh khỏe. Chủ tịch nước Lương Cường và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu đặt vòng hoa, thắp hương tại Lăng Hùng Vương; thành kính tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, bên Bức phù điêu có hình tượng Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ trọng đại, mang bản sắc văn hóa sâu sắc và độc đáo của dân tộc Việt Nam, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và biết ơn công đức các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Đây cũng là dịp quan trọng để quảng bá ra thế giới biết về một di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài. Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29-3 đến ngày 7-4 (tức từ mồng 1 đến 10-3 năm Ất Tỵ 2025) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì và các huyện trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động, sự kiện đặc sắc mang hào khí thời đại Hùng Vương và được kế thừa, tiếp nối trong xã hội đương đại. Ngay sau Lễ dâng hương, hàng vạn đồng bào và du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc đã thành kính tri ân công đức tổ tiên, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng và tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống.

CHỈ PHÓNG VIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐƯỢC PHÉP VÀO TÁC NGHIỆP

MYANMAR: CHỈ PHÓNG VIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐƯỢC PHÉP VÀO TÁC NGHIỆP🇻🇳🤝🇲🇲 Hôm qua, trong thời khắc phép màu diễn ra ở Myanmar, khi tất cả dồn sức cứu người đàn ông sống sót sau 1 tuần, chỉ phóng viên QĐNDVN được vào tận nơi tác nghiệp. "Mình được vào tận nơi, từ lúc chưa cứu được nạn nhân. Lúc đó tất cả các báo chí Myanmar và nước ngoài đều không được vào. Duy nhất 1 phóng viên Quân đội nhân dân Việt Nam cùng 2 cán bộ nữa của đoàn Việt Nam được vào. Đại tá Đào Văn Duy, Tuỳ viên Quốc phòng Việt Nam tại Myanmar trực tiếp cầm điện thoại quay cho mình tác nghiệp. Điều quan trọng hơn cả là trong thời khắc quan trọng, mình được có mặt, được đưa thông tin tới mọi người, điều bất kỳ phóng viên nào cũng mong đợi". - Trích Nhật ký Thiếu tá Nguyễn Nam Hùng, Phóng viên QPVN. Hành động trên cho thấy uy tín của Việt Nam và niềm tin của của các bạn Thổ Nhĩ Kỳ và Myanmar dành cho những người lính Bộ đội Cụ Hồ, những người đang cứu hộ với tinh thần thương người như thể thương thân tại Myanmar. Những kỳ tích như hôm nay không phải dễ thấy, nhưng chúng ta luôn giữ niềm tin và hy vọng, những ngày sắp tới sẽ tiếp tục có nhiều hơn nữa những câu chuyện giải cứu nạn nhân còn sống sót tại đất nước Myanmar. Trên vùng đất đổ nát, hoa vẫn nở...

CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN PHẢI DŨNG CẢM HY SINH ĐỂ ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN

CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN PHẢI DŨNG CẢM HY SINH ĐỂ ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN Lịch sử 95 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh: Đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng luôn tiên phong, gương mẫu, sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì Đảng, vì đất nước, vì nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện Đảng ta khẳng định: Đảng viên là người thay mặt Đảng đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Người chỉ ra những tiêu chuẩn của người đảng viên: 1. Suốt đời kiên quyết phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. 2. Rèn luyện tư tưởng vô sản, sửa chữa những tư tưởng sai lầm. Kiên quyết đứng hẳn trên lập trường giai cấp công nhân, không đứng chân trong chân ngoài. 3. Đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, trước hết. Biết đem lợi ích riêng, lợi ích của cá nhân phục tùng lợi ích chung của cách mạng. 4. Tuyệt đối chấp hành nghị quyết và kỷ luật của Đảng. 5. Liên hệ chặt chẽ với quần chúng. 6. Luôn luôn cố gắng học tập, thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình đồng chí mình. Hồ Chí Minh khẳng định: “Phải giữ đúng những tiêu chuẩn đó mới xứng đáng là người đảng viên”. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. Trong giai đoạn đổi mới vừa qua, Đảng ta và cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục xác định Đảng lãnh đạo cách mạng bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của cán bộ, đảng viên của Đảng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng chú trọng yêu cầu gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, xác định đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các phong trào cách mạng. Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh cán bộ, đảng viên chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Mới đây, ngày 9-5-2024, Bộ Chính trị khóa XIII, ban hành Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, trong đó có quy định đảng viên nêu cao lòng tự trọng, danh dự, không cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, giữ gìn phẩm giá của người cán bộ, đảng viên, không để tác động lôi kéo, cám dỗ tiêu cực. Quy định còn chỉ ra trách nhiệm đảng viên không để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi; cán bộ, đảng viên phải bảo vệ uy tín, danh dự của bản thân, của tổ chức đảng và thực hiện văn hóa từ chức khi bản thân không đủ khả năng, uy tín. Ngược lại với thực tế trên, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tìm mọi cách chống phá vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên của Đảng. Trên không gian mạng, Việt Tân đưa ra nhiều thông tin bịa đặt, sai trái về đội ngũ cán bộ, đảng viên; chúng trắng trợn tuyên truyền đảng viên đều thiếu gương mẫu, chỉ lo tham nhũng, tiêu cực, coi thường pháp luật; chúng kích động, kêu gọi: “Tổ quốc và đảng là hai khái niệm khác nhau. Tổ quốc thì bất biến còn đảng sẽ đến lúc tiêu vong. Yêu nước không cần yêu đảng”… Thực tế gần 95 năm Đảng Cộng sản Việt Nam trưởng thành, phát triển, lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác đã bác bỏ những thông tin chống phá trên. Trong kháng chiến cũng như trong hòa bình, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn phát huy tính tiên phong, gương mẫu, có tác dụng lôi cuốn, hướng dẫn nhân dân noi theo. Nhiều cán bộ, đảng viên đã dũng cảm hy sinh lợi ích riêng, thậm chí hy sinh tính mạng của mình vì sự nghiệp của Đảng, độc lập, tự do của Tổ quốc, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Chỉ tính trong giai đoạn giai đoạn cách mạng 1930-1945 đã có nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có 4 đồng chí Tổng Bí thư của Đảng là Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong anh dũng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Vào thời kỳ đổi mới đất nước, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên của Đảng tiếp tục được duy trì, phát triển nghiêm túc và hiệu quả. Tiêu biểu như những cán bộ, đảng viên lực lượng vũ trang nhân dân đã luôn kiên cường chiến đấu phòng, chống thiên tai bão lũ, dũng cảm hy sinh vì dân, vì nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu thời bình, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ca ngợi, đánh giá cao. Bên cạnh đó, đối với một số cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước, Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng, cơ quan pháp luật đã kiên quyết xử lý nghiêm minh, không có ngoại lệ, không có vùng cấm, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, góp phần củng cố, tăng cường sự tin tưởng, đoàn kết nhất trí giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ. Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã và đang đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, tiên phong, gương mẫu để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển. Trong mọi nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn rất cần sự gương mẫu, cống hiến, hy sinh của cán bộ, đảng viên. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu rõ: Hơn lúc nào hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần đặt lợi ích chung lên trên hết, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, đột phá, dũng cảm hy sinh để đất nước phát triển”. Tổng Bí thư cũng chỉ rõ: Mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tự học hỏi để “nâng mình lên” để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của đất nước, nếu không đáp ứng được thì tự nguyện đứng sang một bên để người khác làm. Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm đã được toàn Đảng, các cấp, các ngành, các địa phương đồng tình, ủng hộ, trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì lợi ích chung. Ngày 09-12-2024, tại phiên khai mạc kỳ họp Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy cũng phát biểu rất thẳng thắn, cụ thể, tâm huyết: “Đối với cá nhân sẽ có tác động ít nhiều. Nhưng chúng ta là đảng viên, là cán bộ, công chức Nhà nước thì mục đích, nhiệm vụ của chúng ta là phục vụ cho nhân dân. Nếu có đồng chí phải rời vị trí của mình để đất nước phát triển cũng là điều có ý nghĩa, không có gì phải trăn trở”. Với nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân, với sự tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, chúng ta tin tưởng và kỳ vọng cán bộ, đảng viên của Đảng sẽ thực hiện nghiêm túc Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. /.

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2025

Cảnh giác trước chất lượng, công dụng của hàng hóa được bán, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội.

Trong thời đại phát triển của các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội, thói quen tiêu dùng của đại đa số người dân đang dần thay đổi, mua sắm online có thể mua sắm đa dạng mặt hàng, dễ dàng lựa chọn và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên nguồn gốc, chất lượng hàng hóa, công dụng của các sản phẩm vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Cách đây vài năm khi người dùng mới tiếp cận với hoạt động thương mại qua Internet hoặc kinh doanh qua các nền tảng mạng xã hội, thông thường người mua hàng phải chuyển tiền sản phẩm trước khi nhận hàng. Các câu truyện về việc mua hàng quảng cáo một đằng đến khi nhận hàng chất lượng một nẻo, rồi muôn vàn các hình thức lừa đảo qua mạng phát sinh khiến người dùng có phần e dè và cảnh giác vào các sản phẩm mình mua.

Đến khi các nền tảng thương mại điện tử xuất hiện sau đó là các gian hàng mở trên nền tảng mạng xã hội xuất hiện với nhiều lựa chọn cũng như các đánh giá của người dùng thì hoạt động thương mại điện tử ngày càng tăng trưởng mạnh với các hình thức Livestream bán hàng của các người nổi tiếng, người có ảnh hưởng và các công ty, doanh nghiệp thì người tiêu dùng có phần cởi mở và mua sắm nhiều hơn. Có thể nói rằng mua sắm qua thương mại điện tử khiến người dùng mua được những gì mình cần với giá cả cạnh tranh, sản phẩm đa dạng, tự do trong hoạt động tiêu dùng cũng như tạo điều kiện để người sản xuất, hộ kinh doanh dễ dàng tiếp cận đến khách hàng phục vụ hoạt động sản xuất.

Tuy nhiên ngoài các lợi ích thì những vấn đề liên quan đến nguồn gốc, chất lượng sản phẩm cũng như công dụng thực tế có phần chưa được đảm bảo, chưa có chế tài có thể quản lý chặt chẽ các vấn đề này. Vừa qua dư luận đặc biệt quan tâm đến việc Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ xử phạt hành chính đối với Phạm Quang Linh (thường được biết đến với tên Quang Linh Vlogs) và Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) vì quảng cáo không đúng đối với sản phẩm Kẹo rau củ Kera. Được biết sản phẩm Kẹo rau củ Kera chỉ là sản phẩm bổ sung chất dinh dưỡng từ rau hoàn toàn không thể thay thế rau xanh rong các bữa ăn hàng ngày tuy nhiên lại được quảng cáo và cung cấp thông tin sản phẩm không đúng sự thật gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Theo thông tin chính thức từ Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với Phạm Quang Linh và Nguyễn Thị Thái Hằng về hành vi quảng cáo không đúng, gây nhầm lẫn về chất lượng đã được công bố. Nguyễn Thúc Thủy tiên (người được mời tham gia các buổi quảng cáo) bị nhắc nhở chú ý hơn trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo và các quy định cung cấp thông tin trên mạng theo Nghị định 147.

Tuy Cục chưa đưa ra mức phạt cụ thể, nhưng cho biết quyết định xử phạt sẽ sớm được đưa ra. Theo khoản 5, điều 34, Nghị định 38, về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Văn hoá và Quảng cáo, hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn, bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng. Một số trường hợp đặc biệt như quảng cáo mỹ phẩm hoặc thực phẩm chức năng gây hiểu lầm có mức phạt thấp hơn, dao động từ 20 - 40 triệu đồng. Nếu vi phạm do tổ chức thực hiện, mức phạt sẽ gấp đôi. Ngoài ra các hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và xử phạt bổ sung.

Đây mới là vấn đề về quảng cáo và cung cấp thông tin so với công dụng thực tế của sản phẩm, còn vấn đề về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm còn chưa được đề cập tới. Không chỉ riêng sản phẩm Kẹo rau củ nói trên mà hầu hết các sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội thường không đề cập tới nhà sản xuất, chất lượng được quảng cáo mang tính quảng cáo công dụng và mang tính chất cá thể không có nhiều sự so sánh; đánh giá của người dùng sau khi nhận sản phẩm là chủ yếu, còn đánh giá sau khi sử dụng một thời gian không có nhiều.
Do đó khi sử dụng hoạt động thương mại điện tử người tiêu dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn các sản phẩm về sử dụng đặc biệt là các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hoặc sản phẩm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đối với người quảng cáo, cung cấp thông tin về các sản phẩm bán cho người dùng cần phải cung cấp chính xác tác dụng của sản phẩm. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm đề ra cơ chế hiệu quả để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm từ các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội./.

Sưu tầm

Mặt trái của việc bán hàng trên mạng xã hội

Ngoài các lợi ích và tác dụng của việc kinh doanh trên thương mại điện tử và mạng xã hội thì các vấn đề về chất lượng sản phẩm, đạo đức kinh doanh và các yếu tố tác động đến kinh tế, xã hội còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng.

Trước đây thì vấn đề làm sao để phát triển thương mại, tăng tốc độ lưu thông hàng hóa và dòng tiền nhằm phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu, sự ra đời của thương mại điện tử đã giải quyết vấn đề đó. Tuy nhiên khi đã phát triển được thương mại điện tử thì các vấn đề như hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng gặp rất nhiều, chưa kể đến các về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm cũng bắt đầu phát sinh.

Đơn cử như vụ việc Kẹo rau củ Kera đang được dư luận quan tâm trong tuần qua, đã đặt ra vấn đề liên quan đến việc công bố thông tin, quảng cáo sản phẩm cùng trách nhiệm của người tham gia quảng cáo. Xét trên góc độ về đạo đức, việc quảng bá sai sự thật là hành vi vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm và không tôn trọng người dùng. Đối với những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội mỗi phát ngôn của họ tác động rất lớn đến quyết định mua hàng của hàng nghìn, hàng triệu người. Có những vấn đề phát sinh khi có những người hoàn toàn tin vào lời quảng cáo, trẻ em lười ăn rau vì chỉ ăn một vài viên kẹo có thể thay thế rau xanh hàng ngày?

Đối với việc đưa ra thông tin sai sự thật nhằm mục đích thương mại là biểu hiện của sự thiếu trung thực và lợi dụng lòng tin của mọi người để kiếm tiền. Đối với những người có ảnh hưởng dù vô tình hay cố ý khi tham gia các hoạt động này ngoài phải chịu trách nhiệm pháp lý mà còn đánh mất lòng tin của người hâm mộ. Sau vụ việc Kẹo rau củ Kera chúng ta nhớ một Quang Linh Vlogs ở Châu Phi hơn là một người quảng cáo bán hàng như hiện nay.

Ngoài các yếu tố kể trên, việc các nền tảng mạng xã hội ưu tiên lôi kéo người dùng thông qua các thuật toán ưu tiên các hàng hóa, người theo dõi đối với các KOL, KOC, các mặt hàng được quan tâm thông qua quảng cáo đến người dùng. Ưu tiên hiển thị hoạt động livestream của người được quan tâm do đó đã có những phiên bán hàng “triệu đô” trong thời gian qua.

Các hoạt động quảng cáo “phá giá”, “trợ giá” cũng xuất hiện ngày càng nhiều với các loại mặt hàng với nguồn gốc đến từ nước ngoài được trợ giá rất mạnh, giá cực kỳ cạnh tranh gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất trong nước mà nếu không có biện pháp bảo hộ hàng hóa thì rất có thể sau này hàng hóa hoàn toàn do nước ngoài chi phối, không phụ thuộc vào yếu tố cung - cầu và tiềm ẩn nguy cơ lạm phát, phá sản hoạt động sản xuất trong nước.

Chưa kể đến các vấn đề liên quan đến các phiên Livestream với hàng trăm, hàng nghìn đơn hàng thì chất lượng sản phẩm, vấn đề đóng thuế và bảo mật thông tin khách hàng cũng chưa hoàn toàn được bảo đảm. Vừa qua chúng ta gặp không ít các trường hợp bị xử lý hành chính thậm chí xử lý hình sự do trốn thuế khi kinh doanh qua các nền tảng thương mại điện tử rồi người dùng bị làm phiền do lộ thông tin cá nhân, phát sinh các hoạt động lừa đảo qua mạng…

Đến hiện tại các quy định của pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc cấm phát sóng trực tiếp trên các nền tảng như TikTok, YouTube hay Facebook, nhưng các nền tảng này đều có chính sách cộng đồng riêng khi vi phạm chính sách quảng cáo, thương mại, lừa đảo… Tuy nhiên phụ thuộc rất lớn vào khả năng giám sát và thực thi của các cơ quan chức năng và sự phối hợp của các nền tảng mạng xã hội khi phát hiện người dùng vi phạm.

Do đó việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao đạo đức từ các đơn vị kinh doanh, sản xuất, những người có tầm ảnh hưởng trên không gian mạng và hiệu quả thực thi của các cơ quan quản lý cũng như sự phối hợp của các nền tảng mạng xã hội trong bảo vệ người tiêu dùng, bảo hộ hoạt động sản xuất trong nước cần phải thực hiện đồng bộ mới có thể đáp ứng được các yêu cầu hiện nay để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo ra môi trường lành mạnh trong tương lai./.

Sưu tầm

Khi giá trị lợi dụng đã hết

Chưa khi nào mà số phận của những kẻ phản động lại bi đát hơn giai đoạn hiện nay, nếu ở trong nước bị nhân dân Việt Nam vạch trần, tẩy chay thì ở nước ngoài bị giải thể, cắt viện trợ và sa thải khi đã hết giá trị lợi dụng.

Với cuộc cách mạng về khoa học, công nghệ, thông tin phát triển nhanh như hiện tại người dân ngày càng hướng tới các thông tin khách quan, đa chiều, đa nền tảng, cũng như sự hiểu biết về các vấn đề ngày càng cao hơn. Đối với các trang thông tin phản động, các đài phát thanh phản động như BBC, ROA, RFA… thì việc bị giải thể, ngừng hoạt động là cái kết không khó dự đoán.

Trước đây khi công nghệ còn lạc hậu, người dân chỉ có thể tiếp cận thông tin qua sóng phát thanh thì các trang thông tin này là trợ thủ chính của truyền thông sai sự thật dưới sự chỉ đạo của phương Tây mang đậm tính chính trị tiêu cực, hằn học, từ đó xuyên tạc, đưa tin sai sự thật về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, thậm chí cả lịch sử của đất nước với các đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoài làm tay sai đắc lực với nguồn tài trợ mạnh mẽ từ nhiều cơ quan.

Tuy nhiên các Đài, Trang thông tin phản động này thường chỉ thông tin một chiều nhằm chống Đảng, Nhà nước và thành quả cách mạng của dân tộc Việt Nam với các luận điệu tiêu cực này khó lòng thu hút độc giả, khi mà độc giả hiện tại có nhiều nguồn thông tin để tiếp cận và các thông tin hữu ích, thông tin tích cực chiếm ưu thế bởi văn hóa đọc đã được nâng lên, thì vai trò của các cơ quan này đang mất dần và đi đến bờ giải thể, dừng hoạt động.

Bằng chứng gần đây nhất là sắc lệnh hành pháp do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ban hành vào cuối tuần qua đã yêu cầu cắt giảm các cấu phần phi pháp định của Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ (USAGM) - cơ quan liên bang tài trợ cho RFA và một số tổ chức tin tức toàn cầu độc lập khác.

Quốc hội Hoa Kỳ cấp kinh phí cho USAGM, sau đó cơ quan này giải ngân cho các cơ quan truyền thông được tài trợ. Sắc lệnh ngắn gọn kêu gọi loại bỏ “ở mức tối đa phù hợp với luật hiện hành” đối với USAGM và sáu tổ chức chính phủ không liên quan khác.

Trong một lá thư gửi cho Chủ tịch RFA hôm thứ Bảy tuần qua, được cố vấn đặc biệt của USAGM Kari Lake ký, thông báo rằng khoản tài trợ liên bang của RFA đã bị chấm dứt và RFA có nghĩa vụ “hoàn trả nhanh chóng bất kỳ khoản tiền nào chưa được giải ngân”.

Cơ quan chủ quản của RFA, USAGM, quản lý các đài lá cải hoạt động ở hơn 60 ngôn ngữ. Trong số đó có Đài Châu Âu Tự do RFE, cũng đã đưa tin rằng các khoản tài trợ của họ cũng đã bị chấm dứt. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và Văn phòng Phát thanh Cuba do USAGM trực tiếp điều hành, đã cho tất cả nhân viên nghỉ hành chính có hưởng lương vào thứ Bảy.

Trong một bài đăng trên Facebook, Giám đốc VOA Michael Abramowitz đã viết: “Sáng nay tôi biết rằng hầu như toàn bộ nhân viên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ - hơn 1.300 nhà báo, nhà sản xuất và nhân viên hỗ trợ đã bị cho nghỉ hành chính ngày hôm nay. Tôi cũng vậy.”

Ngày nay với thông tin nhanh, chính xác và đa chiều việc bịa đặt, xảo trá của các cơ quan báo chí phản động đang dần hết giá trị lợi dụng thì các trung tâm bị giải thể, đóng cửa là tất yếu. Cái kết nào cho những kẻ phản động đi ngược lại lợi ích của dân tộc cũng có thể dự đoán trước./.

Sưu tầm

Giữ gìn kỷ luật, kỷ cương và hình ảnh, uy tín Bộ đội Cụ Hồ

“Phải đặc biệt giữ gìn, phát huy hình ảnh, uy tín của quân đội, giữ vững niềm tin yêu của nhân dân đối với quân đội. Muốn vậy, kỷ luật, kỷ cương phải nghiêm, quân đội phải làm gương cho các nơi khác”-đó là phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương) tại Hội nghị Quân ủy Trung ương phiên họp cuối năm 2017. Tinh thần chỉ đạo ấy đã và đang được thể hiện rất rõ qua việc xử lý sai phạm của một số cán bộ cao cấp trong quân đội thời gian gần đây…

Xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm

Việc Kỳ họp thứ 35 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới đây thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân và xem xét, thi hành kỷ luật một số cán bộ cấp cao ở Quân khu 9 không phải là những gì bất thường, đột biến mà chỉ là việc tiếp tục triển khai những chủ trương nhất quán, quyết liệt trong đấu tranh phòng, chống tiêu cực của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta. Trước đó, năm 2018, một số cán bộ cấp cao quân đội, trong đó có cả tướng lĩnh đã phải chịu xử lý nghiêm minh theo pháp luật và kỷ luật của Đảng, Nhà nước và quân đội do có những sai phạm liên quan tới quản lý kinh tế, quản lý đất quốc phòng. Đây là những lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, bị nhiều tác động của mặt trái kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, không phải chỉ đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc, những sai phạm mới được xử lý. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng luôn chủ động, nghiêm túc, quyết liệt thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Các vụ việc được xử lý nghiêm túc, kịp thời nhận được sự tin tưởng, đồng tình của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân về sự quyết tâm và hành động của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong quân đội, thể hiện trên mặt trận này không có “vùng cấm”, kể cả đối với lãnh đạo cấp cao, cán bộ đương chức hay đã nghỉ hưu, cán bộ là sĩ quan cao cấp và kể cả tướng lĩnh. Việc xử lý bảo đảm chặt chẽ trên cơ sở các quy định của pháp luật, nhanh chóng, kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; thông tin kịp thời, không bao che, bưng bít, nương nhẹ.

Việc xử lý sai phạm của cán bộ quân đội gần đây đã theo đúng Quy định 102 của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm, về thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật, thời hiệu xem xét có thể là 5 năm, 10 năm, thậm chí dài hơn tùy theo mức độ sai phạm. Như vậy, không còn vùng cấm cả với những cán bộ đã chuyển công tác khác hay đã nghỉ hưu thì coi như “hạ cánh an toàn”, là một sự nghiêm túc về thực hiện trách nhiệm nêu gương, khắc phục tư duy nhiệm kỳ…

Thông qua việc xử lý góp phần làm trong sạch bộ máy, loại bỏ khỏi bộ máy những cán bộ thoái hóa biến chất; củng cố, nâng cao sức mạnh, sức chiến đấu của quân đội; trước hết là sự vững mạnh về chính trị.

Không để hiện tượng cá biệt làm ảnh hưởng bản chất truyền thống

Trước những sự việc xảy ra thời gian qua, từng có ý kiến đây đó trong dư luận đặt câu hỏi có hay không sự gia tăng tham nhũng, tiêu cực trong quân đội, trong lực lượng vũ trang (LLVT)? Có hay không sự suy thoái đến mức phổ biến, làm suy giảm sức chiến đấu, làm suy giảm niềm tin của nhân dân?

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, cùng với sự đau xót, nghiêm khắc rút ra những bài học đắt giá, chúng ta phải khẳng định một số sai phạm đó chỉ là những hiện tượng cá biệt. Việc xử lý nghiêm minh, kịp thời chính là sự thanh lọc, đẩy lùi những sai phạm cá biệt để Quân đội ta luôn trong sạch, vững mạnh, luôn xứng đáng với niềm tin cậy, yêu mến tuyệt đối của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Trước những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, hiện tượng cán bộ có chức có quyền, kể cả cán bộ LLVT rơi vào một số sai phạm kinh tế, lợi ích nhóm là một thực tế đã xảy ra. Đây cũng là điều không tránh khỏi đối với quân đội ở nhiều quốc gia trên thế giới những năm gần đây. Nhiều năm nay, Trung Quốc là quốc gia rất quyết liệt trong chống tham nhũng trong quân đội với rất nhiều tướng lĩnh, cán bộ cao cấp bị xử lý. Năm ngoái, Tổng thống Philippines sa thải 20 sĩ quan cao cấp do tham nhũng. Ở nước Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin gần 10 năm qua luôn mạnh tay chống tham nhũng. Nhiều công ty thuộc quyền kiểm soát của Bộ Quốc phòng Nga đã bị kiểm tra, xử lý và nhiều lãnh đạo cấp cao, trong đó từng có 4 cán bộ cấp lãnh đạo bộ bị thôi chức do tham nhũng… Tại Ukraine, năm 2016, hai quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng đã bị bắt vì tội biển thủ công quỹ liên quan đến mua sắm quốc phòng. Tại Mỹ, quốc gia được coi là có hệ thống pháp luật và cơ chế kiểm soát quyền lực nghiêm ngặt trong phòng ngừa tham nhũng, nhưng gần đây vẫn xảy ra nhiều vụ tham nhũng trong quân đội, điển hình là vụ một sĩ quan cao cấp trong lực lượng hải quân bị kết án 78 tháng tù vì tham nhũng, thừa nhận đã “nhận quà” của một nhà thầu quốc phòng nước ngoài để đổi lấy thông tin mật của hải quân Mỹ.

Đối với Quân đội ta, ngay từ những ngày đầu còn non trẻ, nhiều khó khăn, thiếu thốn, cũng đã có bài học đau xót, như vụ án Trần Dụ Châu. Trong khi bữa cơm của Bác Hồ và các chiến sĩ thời chống Pháp rất kham khổ thì Trần Dụ Châu và một số sĩ quan biến chất lại sống như những ông hoàng. Chính vì thế, ngay từ ngày đó, quan điểm của Đảng và Bác Hồ là phải xử lý rất nghiêm minh để làm gương. Ngày 5-9-1950 ở thị xã Thái Nguyên-thủ đô kháng chiến, Tòa án binh tối cao mở phiên tòa đặc biệt với 3 bị cáo hầu tòa là nguyên Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu và đồng bọn can tội “biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến”. Cửa vào phòng xử án có một bảng khẩu hiệu: “Nêu cao ánh sáng công lý trong quân đội”. Trong phòng xử án, trên tường có hai khẩu hiệu: “Quân pháp vô thân” và “Trừng trị để giáo huấn”. Phiên tòa xét xử công khai, bộ đội và nhân dân đến dự đông kín. Kết thúc phiên tòa, Trần Dụ Châu bị tuyên án tử hình, hai đồng phạm mỗi tên lãnh án 10 năm tù. Chỉ một ngày sau, Trần Dụ Châu bị thi hành án tử hình.

Ngay từ các khẩu hiệu của phiên tòa đã thể hiện quan điểm, tinh thần chống tham nhũng, tiêu cực trong Quân đội ta từ trước đến nay. Thông tin vụ án cũng được công khai kịp thời trên báo chí. Báo Cứu quốc đã có nhiều bài phản ánh về vụ án. Ngày 27-5-1950, báo đăng bài xã luận cho biết vụ án đã cho Chính phủ, Đoàn thể (Đảng) nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng, giáo dục và kiểm soát cán bộ để phục vụ tốt cho kháng chiến, kiến quốc... mặc dù có người e ngại, vì nếu công khai vụ án này sẽ làm cho dân chúng chê trách, kẻ địch lợi dụng để phản tuyên truyền, lợi ít, hại nhiều...

Nhìn từ vụ án Trần Dụ Châu, chúng ta càng thấm thía quan điểm sâu xa của Đảng, Bác Hồ trong giáo dục, rèn luyện Quân đội ta. Bác từng chỉ rõ: “Bộ đội không có kỷ luật, đánh giặc nhất định thua”. Lo ngại sự sa ngã của những cán bộ liên quan tới quản lý kinh tế trong quân đội, Bác từng căn dặn: “Các chú phải làm thế nào một bát gạo, một đồng tiền, một viên đạn, một viên thuốc, một tấc vải, phải đi thẳng đến chiến sĩ”.

Từ đó đến nay, các vụ việc liên quan tới tham nhũng, tiêu cực trong quân đội đều được xử lý nghiêm minh. Trong 33 số Báo Quân đội nhân dânxuất bản tại Mặt trận Điện Biên Phủ, có nhiều bài báo tường thuật việc tòa án binh mặt trận xét xử công khai cán bộ sai phạm và đăng thông tin ngay trên trang nhất.

Chính sự nghiêm minh đó càng làm cho quân đội giữ được niềm tin yêu trọn vẹn của nhân dân, coi quân đội là trường học lớn, là lực lượng mẫu mực với những con người được tôi luyện trong một môi trường nghiêm ngặt, tiêu biểu về bản lĩnh, đạo đức, ít lòng ham muốn vật chất, chấp nhận thiệt thòi, khó khăn, gian khổ, thậm chí sẵn sàng xả thân, hy sinh cho Tổ quốc. Cán bộ, chiến sĩ LLVT phần lớn ở nơi "đầu sóng ngọn gió", nơi tiền phương của Tổ quốc, nơi biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; miệt mài với gian khổ hy sinh trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Bộ phận tham gia làm kinh tế, quản lý kinh tế chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và những hiện tượng vi phạm như vừa qua cũng chỉ là cá biệt. Quân đội vẫn là đội quân tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trước Tổ quốc, trước Đảng, trước nhân dân; là thanh bảo kiếm, là nòng cốt, là lực lượng chính trị trung thành tuyệt đối bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng và chế độ XHCN.

Giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ và hình ảnh quân đội anh hùng

Những câu chuyện ấy khiến chúng ta càng thấm thía hơn khi những ngày này, chúng ta đang kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Di chúc của Bác, có những câu Bác viết ngày nay được in ra treo ở hội trường của nhiều tổ chức Đảng: “Đảng ta là Đảng cầm quyền. Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch. Phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Còn nhớ chuyện Bác Hồ từng giáo dục đồng chí Phùng Thế Tài khi mới là một trung đoàn trưởng. Biết chuyện đồng chí có một số sai phạm, Bác trực tiếp gặp gỡ, căn dặn: “Bây giờ chú là lính. Cách mạng phát triển, quân đội phát triển mai sau chú cố gắng, sẽ là “quan”, là “tướng”. Tướng mà tính nóng là hỏng việc; hai là, tính chú liều quá. Có Bác bên cạnh mà chú còn dám bắt gà, bắt ngựa của dân, sau này ra “hùng cứ một phương” chú sẽ còn làm nhiều điều sai trái, ai ngăn được chú? Lần này ra chiến đấu chú nhớ phải phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm”. Lời căn dặn của Bác Hồ giúp người trung đoàn trưởng sửa sai, tiến bộ, sau này trở thành một vị tướng nổi tiếng.

Theo PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), từ vụ việc một số cán bộ, tướng lĩnh cấp cao bị xử lý, chúng ta rút ra được rất nhiều bài học. Cán bộ cấp cao, tướng lĩnh, thậm chí là lãnh đạo cấp cao hơn nữa nếu không tu dưỡng thì cũng trở thành nạn nhân, tù binh của chính sự thoái hóa biến chất. Cha ông ta có câu: Tu thân, tề gia, trị quốc. Cho nên, bài học tự rèn luyện rất quan trọng. Cùng với đó, phải kiểm soát quyền lực thật tốt. Bác nói là kiểm tra, kiểm soát hành vi của mỗi người, nếu làm đúng thì biểu dương, sai thì nhắc nhở, “tuýt còi” để phòng ngừa. Nếu không làm tốt sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm rồi mới phát hiện, mới lôi nhau ra xử phạt, kỷ luật. Còn đã sai phạm thì phải xử lý đến nơi đến chốn nhưng không coi trừng phạt là mục đích cuối cùng… mà chỉ là để giáo dục, với tinh thần chặt cành để cứu cây; để mỗi người và tập thể tiến bộ. Đó cũng là bài học để cùng với xử lý kiên quyết, nghiêm minh, Quân đội ta phải ngày càng hoàn thiện hơn cơ chế, chính sách để kiểm soát quyền lực, phòng ngừa sai phạm, quản lý chặt chẽ hơn cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ có chức, có quyền và tham gia các lĩnh vực liên quan đến kinh tế, tài chính, đất đai…

Chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương đầu năm 2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cần xử lý kiên quyết, dứt điểm, quyết liệt hơn những tồn tại, hạn chế, nhất là những vụ việc tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng và nhấn mạnh: “Không sợ mất uy tín của quân đội và không sợ bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, chống phá. Nếu chúng ta làm tốt thì chính là đã nâng cao uy tín và bác bỏ các luận điệu xuyên tạc”.

Với tinh thần đó, chúng ta tin tưởng rằng, việc xử lý nghiêm minh một số sự việc sai phạm vừa qua sẽ góp phần làm cho Quân đội ta xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh toàn diện về mọi mặt; thực sự trở thành Đảng bộ mẫu mực, giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ và hình ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, coi đây là danh dự thiêng liêng và cao quý. 

Nguồn: qdnd.vn

Phản bác những cáo buộc thiếu căn cứ trong phúc trình tự do tôn giáo của tổ chức USCIRF

Đến hẹn lại lên, ngày 25/3 vừa qua, tổ chức Ủy hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế (US Commission on International Religious Freedom - USCIRF) đã tiếp tục công bố bản phúc trình năm 2025, đánh giá về tình hình tự do tôn giáo đối với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Cần hiểu rằng, tổ chức USCIRF không phải là cơ quan thuộc Chính phủ của Mỹ nhưng có vai trò là cơ quan tư vấn cho Quốc hội đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách của Mỹ đối với các nước trên thế giới, đồng thời đây cũng là nguồn thông tin tư vấn của Ngoại trưởng và Tổng thống Mỹ về chính sách đối ngoại, đặc biệt về lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo toàn cầu. Tuy được coi là cơ quan tham vấn độc lập nhưng hoạt động của tổ chức USCIRF nhằm phục vụ cho chính quyền Mỹ.

Thông qua các báo cáo của tổ chức USCIRF và những tổ chức liên quan khác, Chính phủ Mỹ tập hợp, đánh giá và có thể coi đó là căn cứ để lên án, phê phán những nước mà họ cho là vi phạm dân chủ nhân quyền, từ đó buộc các nước phải tuân thủ theo “tiêu chuẩn Mỹ” đưa ra nếu không muốn bị áp dụng các biện pháp trừng phạt, đặc biệt là hợp tác kinh tế quốc tế.

Từ năm 2000 đến nay, đã nhiều lần tổ chức USCIRF đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách “Các quốc gia đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo” (Country of Particular Concern - CPC) hoặc “Danh sách các nước cần chú ý về tự do tôn giáo-SWL” nhưng rất nhiều lần những đề nghị của tổ chức này không đạt mục đích bởi các đánh giá sai lệch, thiếu chứng cứ xác đáng, bị Việt Nam cũng như nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế phản ứng gay gắt những đánh giá có tính áp đặt, định kiến, mang tính chủ quan từ tổ chức USCIRF.

Trong bản phúc trình năm 2025 lần này, tổ chức USCIRF tiếp tục đưa ra những luận điểm sai lệch, thiếu căn cứ nhắm vào lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam, bao gồm:

Một là, tổ chức USCIRF đã cáo buộc, đưa ra những luận điểm sai lệch về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam. Cụ thể, tổ chức này đã công khai rõ mục đích trong bản phúc trình năm 2025 là “Chỉ định Việt Nam là một trong 16 quốc gia nằm trong danh sách CPC”, trong khi Chính phía Mỹ đưa Việt Nam vào “Danh sách SWL” từ năm 2022 đến nay (mặc dù nhiều lần Việt Nam đã bác bỏ những cáo buộc thiếu căn cứ này). Việc USCIRF đơn phương xếp Việt Nam vào danh sách CPC cho thấy quan điểm mang tính định kiến, áp đặt của tổ chức này, trong khi quan hệ ngoại giao và quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội giữa hai nước đang được đẩy mạnh lên tầm cao mới – quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.

Hai là, tổ chức USCIRF tìm cách bóp méo sự thật, diễn giải tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam theo hướng chủ quan, có chủ đích riêng và tìm cách lôi kéo, tập hợp những thành phần chống phá Việt Nam tạo thành liên minh công kích Việt Nam cả trong và ngoài nước. Điều này được thể hiện rõ trong nội dung của bản phúc trình năm 2025 khi họ đã cố tình đánh giá sai lệch về hoạt động của các tổ chức tôn giáo, chọc ngoáy vào những vấn đề mâu thuẫn, tồn tại phức tạp về an ninh, trật tự trong thời gian dài của các nhóm, tổ chức tôn giáo chưa được công nhận tư cách pháp nhân; hỗ trợ, bênh vực cho những cá nhân, tổ chức tôn giáo có hoạt động vi phạm pháp luật, tổ chức tà giáo, có yếu tố mê tín dị đoan, trục lợi, gây phức tạp trật tự công cộng.

Ngoài ra, tổ chức USCIRF lên tiếng vu cáo chính quyền Việt Nam trong cách thức quản lý, vận hành mô hình quản lý nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo, từ đó yêu cầu Việt Nam sửa đổi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 theo hướng có lợi cho những cá nhân, tổ chức tôn giáo hoạt động có yếu tố chính trị, cực đoan, vi phạm quy định pháp luật trên nhiều lĩnh vực, gây dư luận xấu trong cộng đồng xã hội.

Ba là, những nhận định, đánh giá sai lệch trong bản phúc trình năm 2025 của tổ chức USCIRF sẽ là cái cớ để các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí, tổ chức phản động lưu vong ở bên ngoài vin vào nhằm gây sức ép, chống phá chính quyền Việt Nam. Tại Mỹ, một số chính khách thiếu thiện chí với Việt Nam (điển hình như Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen, đảng Dân chủ, bang Maryland; dân biểu Christopher Smith, đảng Cộng hoà, bang New Jersey) đã lên tiếng ủng hộ kết luận của bản phúc trình, cổ súy cho những quan điểm lệch lạc, sai trái đối với tình hình tôn giáo tại Việt Nam.

Đặc biệt, sau khi bản phúc trình năm 2025 của USCIRF được công bố, tổ chức khủng bố “Ủy ban cứu trợ người vượt biển - BPSOS” đã đăng đàn trên các diễn đàn, hội luận trực tuyến, mạng xã hội để tuyên truyền xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, kích động, chia rẽ khối đoàn kết giữa các tổ chức tôn giáo, gây mâu thuẫn giữa những người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo trong nước.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam đang có nhiều bước tiến về lĩnh vực nhân quyền, tự do tôn giáo, điều này được thể hiện ở một số thành tựu nổi bật như:

Dưới góc độ quản lý nhà nước về tôn giáo, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã không ngừng cải thiện về quy định pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo và mô hình quản lý nhà nước về tôn giáo. Điều này được thể hiện rõ trong việc thống nhất, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân trong cả nước với các quy định tại Hiến pháp; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; Nghị định số 95/NĐ-CP năm 2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Mặt khác, mô hình quản lý nhà nước về tôn giáo đã có sự sắp xếp, linh hoạt nhằm phục vụ nhu cầu của cá nhân, tổ chức tôn giáo thực hiện các yêu cầu đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung tại cơ sở, đăng ký tư cách pháp nhân cho tổ chức tôn giáo, đăng ký đào tạo chức sắc, từ thiện nhân đạo trong tôn giáo… đều được quan tâm, rút ngắn thủ tục hành chính, tạo môi trường bình đẳng, lành mạnh cho mỗi tổ chức tôn giáo trước pháp luật.

Ngoài ra, các sự kiện, lễ hội trong tổ chức tôn giáo đã và đang được sự quan tâm của chính quyền các cấp và người dân nhằm phát huy nguồn lực trong tôn giáo phát triển kinh tế, xã hội tại từng địa phương trong cả nước. Hàng năm, tại Việt Nam có khoảng hơn 14.000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó nhiều lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo lớn có sức ảnh hưởng trong cộng đồng xã hội, thậm chí vươn mình ra nhiều nơi trên thế giới. Năm 2025, Việt Nam tiếp tục đăng cai tổ chức Đại lễ VESAK của Phật giáo (dự kiến tổ chức tháng 5/2025 tại thành phố Hồ Chí Minh), lễ hội yến Diêu Trì Cung của đạo Cao Đài (tháng 8 hàng năm), lễ hành hương La Vang, Sở Kiện (Công giáo)…, đều có sức ảnh hưởng, thu hút hàng chục vạn tín đồ, người dân trong nước và khách quốc tế tham dự.

Sự lan tỏa về tự do tôn giáo còn được thể hiện trong việc tạo điều kiện để người nước ngoài khi đến Việt Nam du lịch, công tác, học tập có thể được tham gia sinh hoạt tôn giáo. Tính đến năm 2025, trong cả nước có hơn 70 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài với hơn 10.000 người thường xuyên tham dự các cuộc lễ và được chính quyền cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho 100% các điểm nhóm.

Từ những con số, dữ liệu nêu trên về tình hình sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam thời gian qua là bằng chứng sống động, rõ ràng nhất phủ nhận, bác bỏ những luận điểm thiếu cơ sở, những cáo buộc phi lý trong “Phúc trình tự do tôn giáo năm 2025” do tổ chức USCIRF áp đặt với Việt Nam. Thiết nghĩ rằng, tổ chức USCIRF cần nghiêm túc xem xét, đánh giá lại những quan điểm của mình để phù hợp với tình hình thực tiễn đang diễn ra tại Việt Nam; đồng thời, tạo mối liên kết thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Mỹ với Việt Nam trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo đi vào thực chất, theo chuẩn mực luật pháp quốc tế mà cả hai nước đã tham gia, ký kết, tôn trọng.

Sưu tầm

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIV

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang chuẩn bị tốt các nội dung, kế hoạch, tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đây là thời điểm vô cùng quan trọng, mang tính bước ngoặt để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới.

Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lợi dụng đẩy mạnh các hoạt động xuyên tạc, hạ uy tín, chống phá, phủ nhận vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây hoang mang dư luận...

Những thủ đoạn “bổn cũ soạn lại”

Mỗi kỳ Đại hội Đảng, trên các phương tiện, trung tâm truyền thông chống cộng ở hải ngoại, trang thông tin, mạng xã hội của các tổ chức phản động lưu vong lại lợi dụng đẩy mạnh tuyên truyền quan điểm sai trái, thù địch về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể nhận diện ở một số vấn đề sau đây:

Một là, trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch, phản động coi việc phủ nhận, bác bỏ vị trí, vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là trọng tâm, là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để xóa bỏ thành quả cách mạng, xóa bỏ con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam, hướng lái Việt Nam phát triển theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Các đối tượng xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi Đảng ta phải thoái lui, thực hiện “đa nguyên, đa đảng”, kiến nghị xây dựng nhà nước “tam quyền phân lập”; thực hiện cái gọi là giá trị “tự do, dân chủ, nhân quyền” theo kiểu phương Tây; từ đó gây tâm lý hoài nghi, dao động, làm giảm sút niềm tin trong nhân dân vào vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Hai là, các đối tượng xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng, phủ nhận cơ sở lý luận về vai trò lãnh đạo, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ra sức tuyên truyền cho luận điệu “chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời”; “chủ nghĩa Mác - Lênin là lý thuyết suông về CNXH không tưởng, không có thực”... Đây là luận điệu hết sức nguy hiểm bởi nó cố tình đánh đồng giữa vấn đề đa nguyên, đa đảng với dân chủ và phát triển. Mục đích của chúng là phủ nhận vị trí, vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lịch sử của dân tộc, lấy cớ cổ xuý cho ý đồ xây dựng, hình thành những đảng phái chính trị đối lập, chống phá từ bên trong.

Ba là, trên nhiều kênh trung tâm thông tin nước ngoài, các trang mạng của tổ chức phản động lưu vong và trang mạng cá nhân của các đối tượng chống đối cho rằng, việc Đảng kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH là siêu hình, trái quy luật về xu thế phát triển của thế giới. Lại có ý kiến đưa ra lý lẽ lập lờ, nội hàm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc mà Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là mông lung, khó khả thi vì bảo vệ Tổ quốc chỉ là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền quốc gia chứ không phải là bảo vệ một đảng phái, một chế độ chính trị nào. Có ý kiến quy kết “chế độ độc đảng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam khiến Việt Nam hiện vẫn là một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu”. Các đối tượng tiếp tục dẫn chứng sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu để biện minh cho quan điểm của mình…

Bốn là, phủ nhận vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, các thế lực thù địch, phản động còn ra sức lợi dụng những tiêu cực nảy sinh trong đời sống xã hội, các tồn tại, hạn chế trong giáo dục, y tế, môi trường, vấn đề suy thoái, tham nhũng, lãng phí… để gây nhiễu dư luận, xuyên tạc bản chất của chế độ; coi những tiêu cực đó có nguyên nhân do sự lãnh đạo của Đảng. Nguy hiểm hơn, các đối tượng đưa ra luận điệu “tham nhũng là hệ quả tất yếu của chế độ độc đảng”; việc sắp xếp tổ chức, bộ máy thực chất là “đấu đá trong nội bộ Đảng”... Từ đó, các thế lực này lớn tiếng hô hào đòi thay đổi chế độ, thực hiện “đa nguyên, đa đảng”.

Năm là, đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc, khoét sâu vào việc một số cán bộ cấp cao bị kỷ luật hoặc bị xử lý hình sự do vi phạm kỷ luật của Ðảng, pháp luật của Nhà nước. Chúng tìm mọi thủ đoạn để phát tán luận điệu coi đó là mất đoàn kết, thống nhất trong Ðảng; thổi phồng, xuyên tạc công tác sắp xếp đơn vị hành chính, tìm mọi cách xuyên tạc, tung tin, tác động, chia rẽ nội bộ ta hòng phá hoại công tác nhân sự, công tác xây dựng Đảng với những chiêu bài nguy hiểm. Chúng triệt để sử dụng các trang mạng xã hội, Internet, blog cá nhân để phát tán các thông tin xấu độc, xuyên tạc cho rằng công tác nhân sự là “tạo lập phe cánh”, “thanh trừng phe phái”. Chúng tạo cớ xuyên tạc, tung ra các quan điểm sai trái, thù địch nhằm đả kích, bôi nhọ lãnh đạo, phủ nhận thành quả cách mạng, phủ nhận giá trị tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh nhằm “hạ bệ thần tượng” của Đảng và toàn dân tộc, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên CNXH của nước ta.

Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

Trên phương diện lý luận, cuộc đấu tranh về tư tưởng, lý luận là một bộ phận quan trọng của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị. Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C. Mác và Ph. Ăngghen đã nói đến sự lo sợ của giai cấp tư sản về chủ nghĩa cộng sản như “bóng ma ám ảnh châu Âu” và sự liên kết chống phá quyết liệt của chúng. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin nhiều lần khẳng định, trong tất cả các giai đoạn phát triển, các thế hệ cách mạng trên toàn thế giới đều phải kiên quyết, kiên trì, không ngừng đấu tranh bảo vệ sự nghiệp cách mạng chân chính của giai cấp, của dân tộc, trong đó có cuộc đấu tranh về tư tưởng, lý luận bảo vệ vai trò, vị trí lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Do vậy, đây là âm mưu, bản chất, nhất là Đại hội Đảng là thời điểm các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản động tăng cường hoạt động chống phá.

Về phương diện lịch sử, trong suốt chiều dài hơn một thế kỷ qua, có giai đoạn tồn tại cùng Đảng Cộng sản Việt Nam từng có Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ... tham chính, song vì không thể đảm nhiệm được sứ mệnh lịch sử nên cuối cùng đã tự rút lui. Trong suốt hơn 95 năm ra đời, phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn được các tầng lớp nhân dân tin tưởng, đồng lòng ủng hộ, đi theo sự lãnh đạo của Đảng, góp sức và làm nên những thành tựu của sự nghiệp cách mạng. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng việc tham gia xây dựng, góp ý, hoàn thiện Hiến pháp, pháp luật.

Về phương diện chính trị, pháp lý, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và hệ thống chính trị được hiến định tại Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trong Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và hiện nay, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Về thực tiễn, trải qua gần 40 năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quy mô GDP đã tăng hơn 100 lần, từ con số 4 tỷ USD lên hơn 470 tỷ USD năm 2024. Năm 2024, tốc độ tăng trưởng đạt 7,09% (thuộc nhóm số ít các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới); kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát; GDP bình quân đầu người năm 2024 theo giá hiện hành đạt 114 triệu đồng/người, tương đương 4.700 USD, tăng 377 USD so với năm 2023. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tình hình chính trị ổn định, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, an ninh, quốc phòng giữ vững, vị thế, uy tín quốc tế ngày càng nâng lên trên trường quốc tế. Nhờ đó, đời sống về vật chất, tinh thần nhân dân ngày càng cao, có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, an ninh, an toàn.

Thế giới có nhiều đổi thay, diễn biến phức tạp, khó lường, đan xen giữa thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn nhưng vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong dòng chảy lịch sử của dân tộc đã, đang và tiếp tục là lực lượng chính trị duy nhất có đủ vị thế, năng lực, uy tín để cầm quyền, lãnh đạo. Trong quá trình đó, Đảng ta không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền để Đảng thật sự “là đạo đức, là văn minh” lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước theo con đường XHCN. Do đó, mọi sự xuyên tạc về vai trò, vị trí, uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam tất yếu bị bác bỏ bởi những căn cứ cả về lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

Sưu tầm