Từ vụ nam sinh đường lên đỉnh Olympia, có thể thấy, việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là việc quan trọng hơn bao giờ hết.
Thứ Ba, 3 tháng 9, 2024
TỪ VỤ NAM SINH ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA: CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÁO DỤC, BỒI ĐẮP LÒNG YÊU NƯỚC CHO THẾ HỆ TRẺ?
Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản.
Chiều ngày 3/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm trực tuyến cấp cao với Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
Thủ tướng Kishida Fumio một lần nữa chia buồn sâu sắc trước sự ra đi của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tin tưởng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tiếp tục đóng góp quan trọng thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh Việt Nam là đối tác quan trọng của Nhật Bản ở khu vực và trên thế giới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trân trọng cảm ơn Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã gửi Điện chia buồn và cử Đặc phái viên là nguyên Thủ tướng Suga Yoshihide dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ Nhật Bản sang dự Lễ Quốc tang cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trân trọng cảm ơn Thủ tướng Kishida Fumio đã gửi lời chúc mừng đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, tái khẳng định Nhật Bản là đối tác quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Hai nhà lãnh đạo vui mừng về sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng và toàn diện trong quan hệ song phương, nhất là việc hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình ở châu Á và trên thế giới nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường tin cậy chính trị, hiểu biết lẫn nhau thông qua duy trì trao đổi cấp cao bằng nhiều hình thức linh hoạt, phát huy hiệu quả các cơ chế đối thoại, hợp tác song phương. Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác kinh tế là trụ cột chính của quan hệ hai nước, đi sâu kết nối hai nền kinh tế. Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam thông qua viện trợ ODA, tăng cường hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, hoan nghênh các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng - an ninh theo hướng thực chất, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đã ký kết; làm sâu sắc hơn kết nối nguồn nhân lực, giao lưu nhân dân, hợp tác giữa các địa phương. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Chính phủ Nhật Bản tiếp tục quan tâm, có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại Nhật Bản.
Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, nhất trí tăng cường hợp tác củng cố môi trường hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông./.
Tự hào Việt Nam.
Tiếp tục phát huy tầm vóc lịch sử của sự kiện 2/9/1945, với ý chí và quyết tâm, Việt Nam đã khẳng định uy tín, vị thế của mình, đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng chung của nhân loại
Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước CHXHCNVN (Ảnh: PV) |
Sau 79 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và sau gần 40 năm Đổi mới (từ 1986 đến nay), từ một nước bị tàn phá sau nhiều cuộc chiến tranh, nghèo nàn, lạc hậu, thiếu đói, bị bao vây, cấm vận suốt 30 năm, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4.300 USD năm 2023, tăng gần 60 lần so với năm 1986. Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 6,5%/năm, thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Quy mô nền kinh tế năm 2023 đứng thứ 35 thế giới, tăng hơn 95 lần so với năm 1986. Nền tảng kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết mới đây: “Xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đã nhấn mạnh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần nỗ lực phấn đấu, chung sức đồng lòng, kế thừa, phát huy mạnh mẽ truyền thống vẻ vang và kinh nghiệm quý báu của Đảng ta; phát huy cao nhất tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”; không ngừng tìm tòi, mở ra triển vọng mới to lớn để phát triển con người và xã hội.
Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng. Kiên định phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nguồn lực con người là quan trọng nhất. Đặc biệt coi trọng và không ngừng tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc, mối liên hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân.
Cùng với đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng nhấn mạnh trong thời gian gần đây, một tinh thần rất quan trọng là cần thống nhất nhận thức về khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, từ đó có những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. Đó là tinh thần phát triển mới đòi hỏi sự nỗ lực cao hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa đang đặt ra với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi, kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức tăng khá. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với mức tăng ổn định, khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu trong nước và gia tăng xuất khẩu. Đầu tư công được đẩy mạnh về số vốn thực hiện, tốc độ tăng tỷ lệ giải ngân ở mức cao, an sinh xã hội được quan tâm kịp thời, hiệu quả. Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 5,05% so với năm 2022.
Quy mô thị trường trong nước liên tục tăng với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 6.231,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2022.
Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Một số sản phẩm của Việt Nam bước đầu khẳng định thương hiệu và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2023, cả nước có 159,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.521,3 nghìn tỷ đồng. 7 tháng năm 2024, cả nước có hơn 95,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 854,6 nghìn tỷ đồng.
Lao động có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng. Năm 2023, lao động có việc làm là 51,3 triệu người, tăng 683 nghìn người (tương ứng tăng 1,35%) so với năm 2022. Trong khi đó, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức là 64,9%, giảm 0,9 điểm phần trăm so với năm 2022. Lao động làm công việc tự sản tự tiêu là 3,8 triệu người, giảm 507,6 nghìn người so với năm 2022. Thu nhập bình quân của lao động năm 2023 là 7,1 triệu đồng/tháng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459 nghìn đồng so với năm 2022.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022),
Theo công bố của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chỉ số GII (Bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực của các hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia) của Việt Nam, năm 2023, xếp hạng thứ 46/132 quốc gia, nền kinh tế trên toàn thế giới, tăng 2 bậc so với năm 2022; trong khu vực ASEAN, chỉ số GII của Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực, xếp hạng sau Singapore (xếp hạng 5), Malaysia (xếp hạng 36) và Thái Lan (xếp hạng 43). Chỉ số nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam xếp hạng 66.
Cùng với phát triển kinh tế, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta không ngừng quan tâm, đầu tư mọi nguồn lực cho phát triển văn hóa - xã hội. Đến nay, văn hóa và đời sống của nhân dân có nhiều chuyển biến ngày càng được cải thiện.
Dân số Việt Nam năm 2023 là 100,3 triệu người. Chất lượng dân số ngày càng được cải thiện. Việt Nam cơ bản duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây. Những thành tựu trong phát triển của y học và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện, tuổi thọ trung bình của dân số Việt Nam năm 2023 là 73,7 tuổi.
Theo kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư năm 2023, tình hình đời sống của hộ dân cư được cải thiện. Công tác an sinh xã hội được các cấp từ Trung ương đến địa phương quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 19/12/2023, tổng trị giá tiền và quà hỗ trợ cho các đối tượng là hơn 12,3 nghìn tỷ đồng; thu hút nhiều du khách quốc tế tới thăm quan tìm hiểu văn hóa con người Việt Nam. Số liệu của Tổng cục Thống kê nêu rõ, năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,6 triệu lượt người, gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách quốc tế của năm 2023. Tính riêng 7 tháng năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 10 triệu lượt người, tăng 51,0% so với cùng kỳ 2023.
Cờ đỏ sao vàng rực rỡ khắp phố (Ảnh: PV) |
Việt Nam ngày càng gia tăng vị trí trên trường quốc tế
Tiếp tục phát huy tầm vóc lịch sử của sự kiện 2/9/1945 và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, Việt Nam không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên, với một tinh thần kiên cường và quyết tâm không thể lay chuyển.
Trước hết, đất nước ta đã duy trì một chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, nhưng vẫn linh hoạt và sáng tạo. Trong bối cảnh thế giới ngày càng phức tạp và đa cực, việc giữ vững nguyên tắc nhưng linh hoạt trong ứng xử giúp Việt Nam vừa bảo vệ được chủ quyền quốc gia, vừa tận dụng được các cơ hội hợp tác quốc tế. Điều này không chỉ giúp đất nước giữ vững hòa bình và ổn định, mà còn tạo đà cho việc xây dựng các mối quan hệ Đối tác chiến lược, cùng nhau chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với các quốc gia khác.
Bên cạnh đó, việc nâng cao vai trò của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế là một nhiệm vụ không thể thiếu. Tham gia tích cực vào các sáng kiến toàn cầu, đặc biệt là trong các lĩnh vực như phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và gìn giữ hòa bình, giúp Việt Nam khẳng định vai trò của mình như một quốc gia có trách nhiệm và đáng tin cậy trên trường quốc tế.
Để tầm vóc của sự kiện 2/9 mãi mãi lan tỏa, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Điều này không chỉ giúp Việt Nam xây dựng một bản sắc độc đáo và mạnh mẽ trên trường quốc tế, mà còn tạo nên sức hút mềm mại, thu hút sự tôn trọng và ngưỡng mộ từ các quốc gia khác. Mỗi di tích, bài hát, điệu múa, mỗi phong tục, lễ hội là một câu chuyện về lòng kiên cường, sự sáng tạo và tình yêu đất nước - những giá trị đã và đang đưa Việt Nam vươn lên tầm vóc toàn cầu.
Ngoại giao văn hóa cũng là một trong những phương tiện mạnh mẽ giúp Việt Nam lan tỏa tầm vóc của mình ra thế giới. Khi văn hóa Việt được giới thiệu rộng rãi, khi những câu chuyện về lòng kiên cường và tinh thần đoàn kết được chia sẻ, thế giới sẽ hiểu hơn, yêu mến hơn và tôn trọng đất nước chúng ta hơn. Từ những hoạt động văn hóa, nghệ thuật, đến các chương trình trao đổi giáo dục và giao lưu nhân dân, tất cả đều góp phần xây dựng một hình ảnh Việt Nam đẹp đẽ, năng động và đầy tiềm năng.
Từ ánh sáng của Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945, Việt Nam đã và đang tiếp tục viết lên những trang sử hào hùng và đầy tự hào trên trường quốc tế. Chúng ta chứng minh được rằng, dù nhỏ bé về diện tích nhưng với ý chí và quyết tâm, Việt Nam hoàn toàn có thể khẳng định vị thế của mình, đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng chung của nhân loại./.
ĐỌC DI CHÚC, CẢM NHẬN CÁCH ỨNG XỬ CỦA MỘT NHÀ VĂN HOÁ LỚN
Thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết Di chúc (tháng 5-1965), cách mạng Việt Nam đang đứng trước những thử thách vô cùng to lớn: Ngày 7-2-1965, đế quốc Mỹ dùng không quân mở chiến dịch “Mũi lao lửa” và từ ngày 2-3-1965, Mỹ ném bom liên tục, ác liệt hơn gọi là “sấm rền” đánh phá liên tục miền Bắc Việt Nam, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc.
"THAM NHŨNG LÀ BẢN CHẤT CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - MỘT LUẬN ĐIỆU LỐ BỊCH"
Để nuôi ảo tưởng làm chuyển hóa con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta, các thế lực thù địch không từ thủ đoạn nào. Trong số đó, “tham nhũng là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa” là luận điệu xuyên tạc lố bịch đến nực cười, với thái độ hằn học mà các thế lực thù địch ra sức rêu rao thời gian qua.
Nỗ lực chăm lo cuộc sống người dân theo di nguyện thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ "luôn vì nước, vì dân, phấn đấu, hy sinh cho độc lập, thống nhất của Tổ quốc, chăm lo đời sống tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam và góp phần vào sự tiến bộ của nhân loại".
Người luôn căn dặn: Chăm lo đời sống cho nhân dân để an dân, yên đất nước là nhiệm vụ chính trị trung tâm và ưu tiên; là thước đo và tiêu chí đánh giá sự hoàn thành trách nhiệm trong toàn bộ hoạt động tổ chức, điều hành, quản lý xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Những quan điểm, tư tưởng của Người về chăm lo cho đời sống nhân dân đến nay vẫn còn nguyên giá trị; đồng thời, đã, đang và sẽ tiếp tục được Đảng, Nhà nước Việt Nam vận dụng, phát huy và phát triển trên hành trình xây dựng thành công nước Việt Nam "hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới" như di nguyện cuối cùng của Người.
Muôn vàn tình thương yêu con người
Sinh thời, Người từng nói: Ở đời và làm người phải thương nước, thương dân, thương nhân loại bị áp bức, đau khổ. Trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định những quyền cơ bản thiêng liêng của con người, đó là: Con người sinh ra có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đồng thời tuyên bố với thế giới rằng người dân được sống an toàn và được bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm chỉ trong điều kiện đất nước độc lập, tự do, bình đẳng, không có áp bức bất công...
Trả lời phỏng vấn nhà báo nước ngoài ngày 21-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh bộc bạch: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Người luôn căn dặn các đồng chí của mình: Sự quan tâm, chăm lo cho ấm no, hạnh phúc của nhân dân là bổn phận, trách nhiệm của Đảng, bởi lợi ích của Đảng không nằm ngoài lợi ích của dân tộc, của nhân dân. Có như vậy, nhân dân mới có niềm tin vững chắc vào Đảng; một lòng một dạ đi theo Đảng để cuộc sống càng ngày càng tốt đẹp hơn.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Đảng phải có trách nhiệm chăm lo cho nhân dân: Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi.
Đặc biệt, trong bản Di chúc thiêng liêng mà Người để lại trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn không quên nhấn mạnh: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
Người chỉ rõ, để nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trước hết phải xây dựng nhà nước thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Công việc của Chính phủ phải nhằm mục đích duy nhất là đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, để gánh vác việc chung cho dân, đặc biệt, “việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”.
Hoàn thiện thể chế và đa dạng hóa hoạt động chăm lo đời sống người dân
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống cho nhân dân, Đảng, Nhà nước ta không ngừng nâng cao nhận thức, hoàn thiện thể chế và đa dạng hóa các hoạt động chăm sóc đời sống nhân dân.
Đảng và Nhà nước luôn coi trọng phát triển thể chế và đa dạng hóa các hoạt động chăm sóc đời sống người dân: Đồng bộ hóa các hệ thống quy định pháp lý và các tổ chức chuyên trách; xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia và địa phương liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp về chăm sóc đời sống người dân; không ngừng mở rộng quy mô và đa dạng hóa các nguồn vốn, các kênh và cách thức chăm lo đời sống người dân.
Quốc hội đã sớm thông qua Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật Trẻ em và nhiều chính sách trợ giúp xã hội giảm nghèo như: Các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; một số chính sách đặc thù cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số về đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt...
Chính phủ đã đầu tư ngày càng nhiều cho việc thực hiện các chính sách xã hội, thông qua điều chỉnh các mức hưởng, diện đối tượng hưởng và cả số lượng chính sách; nhất là chính sách đối với người có công, chính sách bảo trợ xã hội và các chính sách, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, người dân gặp khó khăn, phát triển hạ tầng dịch vụ xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Đồng thời, công tác kiểm tra, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân.
Hằng năm, Nhà nước đã dành 21% ngân sách cho phúc lợi xã hội, là mức cao nhất trong số các nước ASEAN. Tỷ trọng chi ngân sách cho an sinh xã hội tăng dần, từ 2,85% GDP năm 2005 lên khoảng 6,7% GDP năm 2021. Bên cạnh vốn ngân sách nhà nước, nhiều nguồn lực khác đã được huy động cho công cuộc giảm nghèo như vốn ODA, đóng góp của các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và tư nhân. Trong thực tế đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hợp tác công-tư trong giảm nghèo và bảo trợ xã hội.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, Đảng, Chính phủ đã quyết định nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo hàng chục nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, hơn 38.000 tỷ đồng từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã được chi để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động.
Hằng năm, vào các dịp lễ, tết hoặc khi có thiên tai, dịch bệnh, Chính phủ, chính quyền các cấp và các đoàn thể, tổ chức xã hội thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động diễn đàn và cứu trợ cộng đồng, chăm sóc đời sống nhân dân đa dạng khác. Giai đoạn 2016-2021, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 4 cấp đã vận động Quỹ Vì người nghèo và chương trình an sinh xã hội được 32.051 tỷ đồng; giúp đỡ xây mới và sửa chữa 228.221 căn nhà đại đoàn kết cho người nghèo. Hoạt động của Quỹ Vì người nghèo và chương trình an sinh xã hội đã tạo thêm nguồn lực giúp nhiều hộ nghèo thoát nghèo, có nhà ở, ổn định cuộc sống.
Chất lượng sống của người dân ngày càng được cải thiện
Nhờ sự quan tâm, chăm sóc tới đời sống người dân, Việt Nam là điểm sáng được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao vì đã về đích trước thời hạn theo mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Tỷ lệ nghèo trên đầu người (tính theo chi tiêu thu nhập) giảm mạnh từ hơn 70% (năm 1990) xuống còn 13,5% (năm 2014). Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều từ năm 2016.
Từ năm 2016, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu 100% xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo được phủ sóng phát thanh mặt đất và truyền hình mặt đất; đến năm 2020, 100% xã có đài truyền thanh xã. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90%, trong đó 54% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn.
Đặc biệt, năm 2023, kết quả chăm lo đời sống người dân còn thể hiện đậm nét ở Chỉ số hạnh phúc toàn cầu của Việt Nam đứng thứ 65/137 quốc gia trong xếp hạng của Liên hợp quốc năm 2023, tăng 12 bậc so với năm 2022. Việt Nam hiện xếp hạng 72 trong Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2023 do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố, với tiến độ bình đẳng giới đạt 71,1%, tăng 11 bậc so với vị trí năm 2022. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 39-40%.
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp khoảng 31,5-32%. Bảo hiểm y tế toàn dân đã bao phủ hơn 92% dân số. Cả nước có khoảng 78% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); trong đó có 1.612 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 256 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 270 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; có 11.056 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Trên thực tế, 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng; 100% người dân bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp đột xuất kịp thời, không người dân nào bị đói; hơn 90% người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng kịp thời; hơn 90% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, phụng dưỡng, chăm sóc kịp thời.
Năm 2023, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã triển khai các hoạt động chăm lo Tết của các cấp công đoàn với tổng kinh phí hơn 6.110 tỷ đồng, tăng 260 tỷ đồng so với Tết Nhâm Dần 2022; đồng thời hỗ trợ hơn 100 tỷ đồng cho người lao động bị giảm giờ làm việc hoặc bị ngừng việc.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030. Tính đến ngày 18-6-2023 đã hoàn thành 41 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng 19.516 căn; đang tiếp tục triển khai 294 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 288.499 căn.
Đời sống người hưởng lương và trợ cấp được cải thiện tích cực từ ngày 1-7-2024 nhờ chính sách tăng lương cơ sở 30%, tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng 15% theo Nghị quyết số 142/2014/QH15 ngày 29-6-2024; Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30-6-2024 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Những kết quả nêu trên đã hội tụ và phản ánh những nỗ lực của Đảng, Nhà nước trong chăm lo đời sống người dân theo di nguyện thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta luôn vì con người, lấy con người làm trung tâm; coi đầu tư cho thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển.
Hơn nữa, những kết quả đó còn là minh chứng về sự đổi mới, sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta trên hành trình không ngừng hoàn thiện thể chế chăm lo đời sống người dân, với quan điểm xuất phát “chính sách xã hội bao trùm mọi mặt cuộc sống con người” trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đã nâng cấp thành chủ trương “thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam” như văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh.
Đồng thời, chính sách an sinh xã hội cũng được phát triển theo xu thế mở rộng phạm vi, từ an sinh xã hội tập trung cho nhóm yếu thế, mức tối thiểu sang chính sách xã hội toàn dân và toàn diện các mặt đời sống. Về đối tượng, chuyển sang giai đoạn mới không chỉ lo cho nhóm yếu thế, nhóm khó khăn mà mở rộng, tiến tới phát triển tầng lớp trung lưu mang tính dẫn dắt phát triển xã hội. Chính sách xã hội phải đồng thời gắn với quản lý phát triển xã hội bền vững; hệ thống an sinh xã hội phải linh hoạt, thích ứng với các cú sốc diện rộng, bảo vệ toàn dân, không để ai bị bỏ lại phía sau...
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG, GIỮ VỮNG LỜI THỀ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Những tư tưởng lớn của bản Tuyên ngôn độc lập đến nay vẫn giữ nguyên những giá trị và tầm vóc thời đại.