Thứ Ba, 9 tháng 8, 2022

19 HÀNH VI TIÊU CỰC CẦN TẬP TRUNG PHÒNG, CHỐNG

 

Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa có hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng chống tiêu cực đối với cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị.
Hướng dẫn này đã đưa ra 19 hành vi tiêu cực cần tập trung chỉ đạo phòng, chống bao gồm:
1. Nói, viết, thực hiện không đúng hoặc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết xuôi chiều, nể nang, né tránh, ngại va chạm, im lặng, không đấu tranh hoặc phụ họa theo ý kiến, quan điểm sai trái, lệch lạc.
Bao che, giấu giếm vi phạm, khuyết điểm của bản thân, của người khác hoặc của tổ chức. Thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ, dân chủ hình thức, không tôn trọng ý kiến của tập thể; không chấp hành sự phân công của tổ chức, kén chọn chức danh, vị trí công tác...
3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nêu gương theo quy định của Đảng.
4. Lợi dụng công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết để trục lợi.
Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng, Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, phát tán hoặc xúi giục người khác tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu trái với chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Vu cáo, bịa đặt những nội dung liên quan đến vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực hoặc tùy tiện quy kết về tội danh, mức án trước khi tòa án ra phán quyết; đả kích, vu cáo, xúc phạm đối với tổ chức, cá nhân, kích động bạo lực, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
5. "Tư duy nhiệm kỳ", cơ hội, vụ lợi, nhất là hành vi lạm quyền, lộng quyền, lấy danh nghĩa tập thể để áp đặt, hợp thức hóa quyết định sai trái của cá nhân; chủ nghĩa cá nhân, đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của tập thể.
Chạy theo mục tiêu trước mắt, trong ngắn hạn để thu vén lợi ích cho bản thân, gia đình, cho nhóm lợi ích mà bỏ qua những mục tiêu, lợi ích dài hạn của tập thể, cộng đồng và đất nước; cấu kết với doanh nghiệp, đối tượng khác để trục lợi.
6. Quan liêu, xa rời thực tế, không sâu sát công việc, không nắm chắc tình hình trong cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị.
7. Chủ trì ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản có nội dung trái với chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc có nhiều sơ hở, bị lợi dụng gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân; "lợi ích nhóm", "tư duy nhiệm kỳ" trong xây dựng chính sách, pháp luật.
8. Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực, không báo cáo, phản ánh, không xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực tiếp quản lý.
9. Thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý đầu tư, xây dựng, ngân hàng, y tế, bảo hiểm, đấu thầu, đấu giá, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phần hóa, sử dụng nhà, đất, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước...
Không thực hành tiết kiệm để xảy ra thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp, tài trợ trái quy định.
10. Tặng quà, nhận quà dưới mọi hình thức để tác động đến tổ chức, người có trách nhiệm dẫn đến việc quyết định có lợi riêng cho bản thân, gia đình hoặc cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.
11. Lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hành vi hoặc bao che hành vi tham nhũng, tiêu cực. Tiết lộ thông tin, đe dọa, trả thù, trù dập người phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực.
12. Có hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay, can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, khen thưởng, kỷ luật, phong tặng danh hiệu, đi học, đi nước ngoài, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định.
13. Can thiệp, tác động hoặc để người nhà, người thân, người quen lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình để trục lợi. Gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc cho người dân, doanh nghiệp.
14. Can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác.
15. Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình không trung thực về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm; tẩu tán, che giấu tài sản có được.
16. Nhập quốc tịch nước ngoài; dùng giấy tờ giả, không hợp pháp, khai báo gian dối về quốc tịch.
17. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện thực hiện hoạt động rửa tiền, đi vay, cho vay trái quy định của pháp luật; chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định.
18. Tổ chức việc cưới, việc tang và các sự kiện khác của cá nhân, gia đình (ngày lễ, tết, sinh nhật, lên chức, mừng nhà mới, mừng thọ, luân chuyển, chuyển công tác...) một cách phô trương hình thức, lãng phí, gây phản cảm, bức xúc trong xã hội. Lợi dụng việc cưới, việc tang và các sự kiện khác để vụ lợi hoặc đem lại lợi ích riêng cho bản thân, gia đình hoặc cho người khác.
19. Các hành vi tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp khác do Ban Chỉ đạo trung ương xem xét, quyết định.MT
Có thể là hình ảnh về 7 người, mọi người đang đứng và trong nhà
Thích
Bình luận
Chia sẻ

CHỊ SỨ : "TAO LÀM CÁCH MẠNG ! BỌN MÀY PHẢI GHI NHỚ LÀ VIỆT CỘNG KHÔNG BIẾT KH.A.I B.Á.O"

Phan Thị Ràng (còn có bí danh Tư Phùng) sinh năm 1937, quê tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang; trú quán tại xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Chị sinh ra trong gia tộc có nhiều người theo cách mạng. Cha mất do bị địch tr.a tấ.n dã man. Mẹ là là người phụ nữ đảm đang, tảo tần nuôi dạy 5 người con. Ràng là con gái thứ 3 trong gia đình, từ nhỏ chị phải đảm đương việc nhà, vừa phải trông em vừa phải làm phụ mẹ để kiếm tiền.
Lớn lên trong hoàn cảnh quê hương bị xâm lược, gia cảnh khó khăn nên Phan Thị Ràng sớm bộc lộ rõ tố chất giỏi giang, nhanh nhẹn, vén khéo hơn các bạn cùng trang lứa. Chứng kiến cảnh quê hương chìm trong khói lửa đạn bom, mối thù cha bị gi.ặc gi.ết ch.ết nặng mang, chị quyết tâm đi theo lý tưởng cách mạng.
Năm 1950, gia đình di chuyển xuống vùng giải phóng Bình Sơn sinh sống. Tại đây, với ý nghĩ tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Phan Thị Ràng tham gia Đội Thiếu niên cứu quốc, lúc ấy chị mới 13 tuổi. Từ đây cho đến ngày đình chiến, Phan Thị Ràng hăng hái đi giao liên cho các anh, các chú. Nhà chị trở thành trạm liên lạc của Công bin.h xưởng tỉnh Long Châu Hà, nhận vũ khí của các đơn vị trong tỉnh đem sửa, chị còn phụ giúp chở v.ũ k.hí, đi mua lúa từ Nam Thái Sơn về xay xát cung cấp cho Công binh xưởng…
Sau hiệp định đình chi.ến, tình hình vùng giải phóng vô cùng hỗn loạn, lực lượng giáo phái tr.uy b.ắt những người tham gia kháng chiến, giết người cướp của, làm tiền... gia đình chị liên tục lẩn tránh khắp nơi, đến đâu cũng bị lộ. Nhận thấy Phan Thị Ràng thông minh, có khiếu ăn nói, có năng lực tổ chức, thuyết phục bà con nên tổ Đảng núi Dài (Huyện ủy Tri Tôn) đã bắt liên lạc và mời chị về làm trinh sát tại Xà Tón. Do hăng hái hoạt động, hai tháng sau bị lộ, chị được chuyển về hoạt động tại xã Trí Đạo, huyện Kiên Lương. Ít lâu sau, tổ chức chuyển chị về Bình Sơn phụ trách Thanh vận và liên lạc đường dài,một công việc đầy khó khăn nguy hiểm. Quá trình công tác tìn.h báo, trin.h sát, chị được cấp trên đánh giá cao, chị còn được đồng đội tin yêu, bà con quý mến người nữ cán bộ có mái tóc đen mượt, dài chấm gót hay chải phồng lên ở phía trước.
Năm 1959, chị học lớp dự bị đảng viên và lớp đào tạo để chuẩn bị hoạt động công khai.
Năm 1960, toàn miền Nam Đồng khởi, chị được Huyện ủy Hòn Đất giao phụ trách thanh niên đi phá l.ộ, đắp cản và bao vây đồn bót gi.ặc từ Vàm Rầy đến Tám Ngàn. Thời gian này, chị cùng lãnh đạo huy động dân đấu tranh với đị.ch ch.ống bắn phá.o bừa bãi và buộc Tỉnh trưởng chấp nhận yêu sách bồi thường cho gia đình nạ.n nh.ân. Chị còn tích cực vận động quần chúng, xây dựng căn cứ địa cách mạng, dự trữ lương thực, vận động thanh niên nhập ngũ và tổ chức chi.ến đ.ấu.
Tháng 1/1962, địch tập trung hơn 2.000 quân đánh vào vùng căn cứ cách mạng ở Ba Hòn (Hòn Đất - Hòn Me - Hòn Sóc). Cuộc chiến đấu không cân sức giữa quân giải phóng và đị.ch vô cùng á.c li.ệt. Chị Phan Thị Ràng vừa liên lạc giữa các đơn vị trong khu căn cứ, vừa tổ chức vận động nhân dân đấu tranh chính trị, binh vận… phối hợp với các hoạt động quân sự tấn công địch.
Đêm 8 rạng ngày 9/1/1962, trên đường đi làm nhiệm vụ, chị bị đị.ch b.ắt. Từ mua chuộc, dụ dỗ đến dùng mọi cực hình t.ra t.ấn d.ã ma.n nhưng chị vẫn kiên quyết không khai nửa lời. Chị luôn khẳng định: "Tao làm cách mạng, Việt cộng không biết khai báo". Chị vẫn một lòng trung kiên với cách mạng, tin tưởng thắng lợi thuộc về nhân dân, tiếp tục tuyên truyền, vận động binh lính địc.h và tìm cách thông báo cho đồng chí, đồng bào những âm mưu, thủ đoạn thâm độ.c của k.ẻ t.hù. Địch lồng lộn, tức tối g.i.ế.t c.h.ế.t chị một cách hết sức tà.n bạ.o. Dã man hơn, khi chị ch.ết chúng t.r.eo ngư.ợ.c 2 ta.y lên n.hánh câ.y xoà.i, thâ.n hìn.h lơ l.ửng t.rên kh.ông, dù.ng d.a.o l.a.m l.ó.c t.ừ.n.g t.h.ớ t.h.ị.t. Chúng tr.e.o t.h.i th.ể c.ủa chị trên cây qua 4 ngày đêm nhằm phục kích tó.m g.ọn qu.ân g.iải ph.óng đ.ến lấ.y x.á.c c.hị.
Phan Thị Ràng trở thành hình ảnh tiêu biểu của người con gái miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ: đẹp người, đẹp nết, thông minh, dũng cảm, nguồn cảm hứng vô tận của nhà văn Anh Đức. Chị hoá thân vào nhân vật lịch sử “chị Sứ” trong tiểu thuyết "Hòn Đất" nổi tiếng và được chuyển thể thành bộ phim cùng tên của đạo diễn Hồng Sến. Trong từng thước phim đã dựng lại cuộc đời hoạt động cách mạng anh dũng và tuyệt đẹp của chị, làm rung động bao trái tim người Việt Nam yêu nước. Không một ai có thể quên cái ch.ết oanh liệt của chị.
Ngày 20/12/1994, Phan Thị Ràng (Tư Phùng, chị Sứ) được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Sự hy sinh và tấm gương sáng ngời của chị đã truyền thêm sức mạnh và lòng căm thù giặc sâu sắc cho các lực lượng v.ũ tra.ng và nhân dân vùng Ba Hòn quyết tâm đánh địch, bảo vệ quê hương đến ngày toàn thắng.
ST
Có thể là hình ảnh về 1 người, tượng đài và văn bản cho biết 'Fanpage: Yêu dân tôc Việt Nam CHỊ SỨ BÔNG HOA BẤT TỬ CỦA HÒN ĐẤT CHẤP NHẬN BỊ Đ.Ị.C.H C.H.Ặ.T Đ.Ầ.U ĐỂ BẢO TOÀN SỰ SỐNG CHO ĐỒNG ĐỘI, BẢO VỆ LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG "TAO LÀM CÁCH MẠNG, VIỆT CỘNG KHÔNG BIẾT KHAI BÁO"'
1

QUÂN ĐỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG THÁCH THỨC AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG



“Vai trò của quân đội trong phòng, chống thách thức an ninh phi truyền thống” là chủ đề hội thảo khoa học do Viện Khoa học xã hội và Nhân văn quân sự - Học viện Chính trị tổ chức ngày 9-8.
Quân đội trong phòng, chống thách thức an ninh phi truyền thống
Đại tá, PGS, TS Phạm Văn Sơn, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội và Nhân văn quân sự chủ trì hội thảo.
Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về an ninh phi truyền thống, thách thức an ninh phi truyền thống; làm rõ vai trò và phát huy vai trò của quân đội trong phòng, chống thách thức an ninh phi truyền thống.
Thông qua đó, góp phần cung cấp cơ sở khoa học, tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị và Học viện Chính trị về phòng, chống các thách thức an ninh phi truyền thống trong thời gian tới.
Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đã phân tích, nhận diện rõ hơn về an ninh phi truyền thống cả về khái niệm, cách tiếp cận, nội hàm; làm rõ vai trò, kết quả Quân đội nhân dân tham gia phòng, chống thách thức an ninh phi truyền thống và đề xuất các nội dung, biện pháp tiếp tục phát huy vai trò của quân đội trong phòng, chống thách thức an ninh phi truyền thống trong thời gian tới.
Báo QĐND.

NỮ DÂN QUÂN XÉ ỐNG QUẦN LÀM LẠNH NÒNG SÚNG, 2 LẦN ĐỘI KHĂN TANG RA CHIẾN TRƯỜNG VÀ 4 LẦN BỊ B52 CHÔN SỐNG!

 


Hình ảnh nữ dân quân làng Yên Vực Nguyễn Thị Hiền, vai khoác súng trường, đầu đội nón đi trực chiến năm 1966 đã trở thành nguyên mẫu về tinh thần bất khuất của quân và dân Hàm Rồng (Thanh Hóa), làm nên những huyền thoại.
Trước khi xảy ra chiến sự tại cầu Hàm Rồng, quân và dân Thanh Hóa đã sẵn sàng về mọi mặt để chờ đón đánh địch, quyết giành thắng lợi ngay trận đầu. Khi ấy, bà mới 18 tuổi, đã được cấp trên tập hợp và thành lập thành một đội nữ dân quân gồm 7 người, trong đó có bà và 6 chị em khác trong làng là: Tân, Khoa, Xế, Tuyền, Yến và Tâm. Có nhiệm vụ làm công tác cứu thương, tiếp tế và tăng gia sản xuất để phục vụ cho bộ đội.
Trận đánh ngày 3-4/4/1965, kéo dài khiến cho nòng súng 37 ly của các khẩu đội quân ta nóng đỏ, bị làm giảm tốc độ và cự ly của đường đạn. Ở giữa trận địa tuy nước có sẵn nhưng không có vật dụng để lấy nước. Trong tình thế cấp bách đó, bà Hiền đã nảy ra ý tưởng có thể xé ống quần nhúng nước rồi lau lên nòng súng cho hạ nhiệt.
Cách làm của Nguyễn Thị Hiền được xem như một sáng kiến bất ngờ, hiệu quả và được áp dụng ngay cho các trận địa pháo Yên Vực. Trận đánh giành được chiến thắng vang dội, sau đó sáng kiến “xé ống quần…” đã được các chiến sĩ áp dụng cho tất cả trận địa pháo bảo vệ cầu hàm Rồng.
Bảo vệ cầu Hàm Rồng là cuộc chiến xuyên suốt của quân và dân ta chống đế quốc Mỹ từ năm 1965- 1972. Thời máu lửa đó, quân địch đã mang đến bao đau thương và mất mát cho người dân Thanh Hóa nói riêng, toàn miền Bắc và cả nước nói chung. Và, người con gái làng Yên Vực - Nguyễn Thị Hiền đã phải 2 lần đội khăn tang của bố, mẹ để đi đánh giặc.
Ngày 22/4/1965, cũng như nhiều gia đình khác ở xã Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa, căn nhà của gia đình Nguyễn Thị Hiền bị bom Mỹ phá sập. Mẹ bị vùi lấp vì bom đạn giặc, gạt nước mắt đau thương, Nguyễn Thị Hiền vẫn sát cánh cùng đồng đội chiến đấu từng đòn cân não đối với từng chiếc máy bay của Mỹ hòng đánh phá cầu Hàm Rồng.
Khi trận đánh kết thúc, bà chạy về nhà, thấy xác của mẹ đã được dân quân bới tìm mà lòng đau nhói. Nhưng cuộc chiến vẫn còn dài, khi đó không chỉ bà mà mọi người ai cũng thế, đều giấu nỗi đau xuống tận đáy lòng, xông ra trận để trả thù.
Thế nhưng, không chỉ có mẹ mà bố của bà cũng bị bom Mỹ giết hại sau đó một thời gian. Gia đình chỉ còn lại 3 em nhỏ, nhà cửa không còn, khi đó người nữ dân quân trẻ đã một mình đưa các em đi sơ tán rồi trở lại chiến đấu bên đồng đội.
Trong 3 ngày 21, 22, 23/9/1966, máy bay Mỹ lại điên cuồng thả bom đánh phá khiến cho ván lát và mặt bê tông của cầu Hàm Rồng bị phá hủy, các phương tiện vận tải không qua được bờ Nam. Khi ấy, Nguyễn Thị Hiền cùng các cô gái trong đội dân quân tự vệ Yên Vực tiếp tục làm nhiệm vụ tiếp tế đạn cho trận địa.
Sau khi phân công cho chị em dùng thuyền nan vượt sông Mã chở đạn sang bên bờ Nam cho bộ đội, Nguyễn Thị Hiền đã vác những hòm đạn gấp đôi cơ thể mình trên mặt cầu chỉ còn trơ lại những thanh ray dọc để sang cầu chi viện cho bờ Nam.
Sau các trận đánh, nữ dân quân Nguyễn Thị Hiền cùng đồng đội lại làm công tác tìm bom, thi thể bộ đội và dân quân đã hi sinh để mai táng. Tiếp đó họ san lấp hố bom, đào hào công sự, cấp cứu thương binh đưa đến nơi an toàn, tổ chức giúp nhân dân đi sơ tán, tuần tra canh gác và bảo vệ xóm làng.
Trong suốt quá trình bảo vệ cầu Hàm Rồng, bà Nguyễn Thị Hiền đã trực tiếp thay thế pháo thủ bị thương và chiến đấu 380 trận, 4 lần bị bom đạn vùi lấp, nhưng bà đều vượt qua và tiếp tục chiến đấu…
Với những cống hiến to lớn đó, bà được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì, hạng Ba; được Đảng và Nhà nước tặng 1 Huân chương Kháng chiến; 2 Huy hiệu Chiến sĩ thi đua dân quân tự vệ cấp Trung ương, 24 bằng khen và giấy khen… Và điều đặc biệt người dân Thanh Hóa đã tôn vinh bà là “Nữ anh hùng trong lòng dân”./.
ST

Đấu tranh phòng, chống căn bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở của cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay

Để phòng, chống căn bệnh này, ngày 18-2-2019, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Quy định số 11-QĐi/TW về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, Quy định 11 đã giúp đội ngũ bí thư cấp ủy khắc phục biểu hiện thiếu sâu sát thực tế cơ sở, xa dân như Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng Đảng đã nêu. Việc ban hành Quy định 11 tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng về quan điểm “dân là gốc”, coi việc gần dân, công tác tiếp dân, giải quyết tâm tư, nguyện vọng của nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. Quy định 11 trở thành thiết chế bắt buộc bí thư cấp ủy phải dành thời gian tiếp dân. Đây được coi như "liều thuốc" đặc hiệu vừa phòng, vừa chống bệnh xa dân. Người đứng đầu cấp ủy, nhất là ở cơ sở nếu không tập trung cao, lơ là, thực hiện không nghiêm công tác tiếp dân, giải quyết phản ánh, kiến nghị của công dân sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ, mà quan trọng nhất là làm giảm niềm tin của người dân vào Đảng và chính quyền. Nghị quyết số 04-NQ/TW khóa XII chỉ ra thực trạng “nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở”. Nghị quyết cũng chỉ ra một trong những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là “quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”. Như vậy, quan liêu vẫn là một căn bệnh của không ít cán bộ lãnh đạo hiện nay mà Đảng ta đã chỉ ra. Quan liêu là không nắm được tình hình cơ sở, không nghe được tiếng nói thực lòng của người dân. Lãnh đạo mà quan cách thì mất nhiều nhất, ấy là mất thực tiễn, mất cơ hội cống hiến, làm mất uy tín của Đảng, tín nhiệm của dân, mất thông tin và lời khuyên, mất cả bạn bè. Người đứng đầu cấp ủy lơ là, thực hiện không nghiêm công tác tiếp dân theo Quy định 11 thì tất sẽ mắc bệnh quan liêu. Quy định 11 rất quan trọng, cần thiết trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ, toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay; nhất là trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện công tác thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án, phát triển hệ thống giao thông, cụm công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị mới... phải sử dụng diện tích đất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân. Hiện nay, trình độ dân trí khá cao, hầu hết các vụ việc mà người dân phải tìm đến gặp bí thư cấp ủy thì đã kéo dài. Vì vậy, nếu người đứng đầu cấp ủy không tiếp dân thì người dân chỉ còn cách duy nhất là khiếu nại, tố cáo vượt cấp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Mặt khác, người đứng đầu cấp ủy sẽ mất đi nguồn thông tin để nắm bắt cán bộ, đảng viên, nhất là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Khi đó người dân sẽ giảm hoặc mất niềm tin vào vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng ở địa phương.

Văn học, nghệ thuật không thể đứng ngoài chính trị

 

Văn học, nghệ thuật chính thống của một chế độ xã hội bao giờ cũng phục tùng, phục vụ việc xây dựng và củng cố chế độ xã hội ấy. Cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đã chứng minh rõ ràng: Văn học, nghệ thuật không thể đứng ngoài chính trị, không thể tách khỏi sự lãnh đạo của giai cấp cầm quyền. Đó là quy luật. Ấy vậy mà, một số người, nhóm người vẫn cố tình đi ngược lại quy luật khách quan đó.

Thời gian qua, một số người biến chất hoạt động trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật nước nhà được sự hà hơi, tiếp sức, kích động của các thế lực bên ngoài đã lớn tiếng kêu gọi và đòi văn học, nghệ thuật không phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng, đứng ngoài chế độ chính trị hiện hành (cho dù chính chế độ này đã mang lại cho họ những giá trị đích thực và họ đã, đang được hưởng). Vì thế, họ ra sức truyền bá các tác phẩm văn học, hội họa, những chương trình ca nhạc, phim ảnh có nội dung chống chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), phủ nhận thành quả của cách mạng, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ đề cao, cổ súy một số tác phẩm của những văn nghệ sĩ cực đoan, quá khích. Thậm chí, họ còn cho rằng, những tác phẩm này đã tạo nên "luồng gió mới" trong lĩnh vực báo chí, văn học, nghệ thuật nước ta và đã "tiên phong" thoát ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, thể hiện đúng tinh thần "văn nghệ mở".

Bên cạnh đó, một số kẻ đã cố tình bôi nhọ, đả kích các nhân vật, các nhà phê bình văn học có quan điểm chính thống; xuyên tạc cho rằng họ là những "bồi bút” cho Đảng, "con rối" trên diễn đàn văn chương... Điển hình trong đó có nhóm tự xưng “Ban vận động Văn đoàn Việt Nam độc lập”, phiến diện cho rằng: Văn học, nghệ thuật do Đảng lãnh đạo là thứ văn học, nghệ thuật minh họa nghị quyết, tô hồng thực tế theo chỉ đạo của Đảng. Thật đáng buồn hơn, khi có nhà văn, nhà thơ trưởng thành trong nền văn chương cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng đã “mắc bệnh nặng” nên “mờ mắt”, phủ nhận chính những đứa con tinh thần của mình khi "loạn ngôn" cho rằng: Các tác phẩm văn học viết trong chiến tranh là những kiểu viết minh họa đầy chất “đặt hàng” của Đảng mà không phải viết do cảm xúc, do tình người của nhà văn. Do đó, những tác phẩm đó không có giá trị và phải có nhận thức mới để thoát khỏi sự can dự của Đảng (!)

Chắc chắn các “nhà văn nghệ mở” đều đã biết, sự tồn tại của chính trị trong một xã hội thường được thể hiện trên hai phương diện là học thuyết chính trị và nhà nước. Trong đó, học thuyết chính trị giữ vai trò chủ đạo trong ý thức xã hội để giải quyết mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các tầng lớp trong xã hội và xây dựng nên một nhà nước nhằm tổ chức, quản lý, điều chỉnh và định hướng xã hội phát triển theo lý luận, quan điểm của học thuyết chính trị đó.

Như vậy, trong một xã hội, nói đến chính trị là nói đến vai trò chủ đạo cả trong ý thức xã hội lẫn hệ thống thiết chế mang tính chất nhà nước để bảo đảm cho sự hiện thực hóa tư tưởng chính trị. Khi đã hiển nhiên giữ vai trò chủ đạo trong một xã hội, thì chính trị không chỉ ảnh hưởng và tác động tới các hình thái ý thức xã hội khác cùng trong một kiến trúc thượng tầng, mà còn giữ vai trò lãnh đạo và chi phối mọi hoạt động trong lĩnh vực vật chất, tinh thần của xã hội. Bằng cách tiếp cận thực sự khách quan, toàn diện, khoa học, Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra, văn học, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội nhưng là hình thái ý thức xã hội đặc thù; biểu hiện tập trung, đầy đủ, sâu sắc nhất quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực và luôn nhấn mạnh văn học, nghệ thuật phải thấm nhuần tư tưởng cách mạng, có tính giai cấp, tính đảng, tính định hướng...

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Rõ ràng là dân tộc bị áp bức, thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia cách mạng”[1]. Vì vậy, dù có những đặc trưng, đặc thù nào đi chăng nữa thì từ sự nhận thức, phản ánh của mình, văn học, nghệ thuật vẫn phải nhằm mục đích góp phần vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, giải quyết những mâu thuẫn, những yêu cầu đặt ra của thời đại. Ý thức chính trị và ý thức văn học là những người bạn đồng hành trên con đường đi tìm hạnh phúc. Tiếng nói chính trị và tiếng nói nghệ thuật bổ sung cho nhau, làm thăng bằng đời sống tinh thần của xã hội.

Thực hiện sứ mệnh mà dân tộc, nhân dân giao cho, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo văn học, nghệ thuật nhằm phát huy cao nhất tính “chân, thiện, mỹ” của nó, vì khát vọng cao đẹp của nhân dân và dân tộc Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa, Đảng lãnh đạo văn học, nghệ thuật không phải là sự áp đặt, mà trở thành nhu cầu khách quan, không chỉ cho việc thực hiện mục tiêu, lý tưởng của dân tộc, mà còn vì chính sự tồn tại, phát triển của văn học, nghệ thuật; bảo đảm cho “hình thái ý thức xã hội đặc thù” này phát triển đúng hướng, toàn diện, có ích và đáp ứng khát vọng tốt đẹp, phong phú, lành mạnh của nhân dân, của dân tộc.

Vì vậy, ngay từ năm 1943, Ðề cương văn hóa-chiến lược đầu tiên về văn hóa (trong đó có văn học, nghệ thuật) của Ðảng đã đặt văn hóa là một cuộc cách mạng được tiến hành đồng thời với cách mạng chính trị và cách mạng kinh tế. Quan điểm đúng đắn đó, được khẳng định lại trong nhiều nghị quyết của Ðảng. Quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đề cao văn hóa, coi đó là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là sự bảo đảm cho phát triển bền vững: "Không có hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học và nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người”[2].

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng không can thiệp sâu vào những vấn đề cụ thể như cá tính sáng tạo, cảm hứng sáng tác, các tác nghiệp, kỹ năng thực hành văn hóa... Đảng chủ trương đổi mới phương thức lãnh đạo đối với văn học, nghệ thuật theo hướng vừa bảo đảm để văn hóa, văn học, nghệ thuật phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn. Trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (25-7-2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Để tạo điều kiện cho văn học, nghệ thuật phát triển, Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích mọi tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, đường lối văn học, nghệ thuật của Ðảng là một bộ phận trong đường lối phát triển con người, phát triển đất nước, được xây dựng trên những căn cứ khoa học xác đáng, hướng tới những mục tiêu cao đẹp mà văn học, nghệ thuật cũng nhằm hướng tới. Do đó, văn học, nghệ thuật Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đã chuyển hóa lập trường cho nhiều trí thức tiểu tư sản sang người trí thức cách mạng giàu lòng yêu nước.

Đơn cử như, bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu (năm 1938) là một mốc son đánh dấu sự chuyển biến, đi theo lý tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh của giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Nhà thơ Chế Lan Viên đã cảm ơn Đảng: Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi. Nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng đã khẳng định: Chính Cách mạng Tháng Tám đã cứu sống đời ông, giải phóng cho gia đình ông và giải phóng cho ngòi bút viết tiểu thuyết của ông... Trong giai đoạn cách mạng từ 1930 đến 1945, văn học, nghệ thuật đã có vai trò quan trọng trong vận động cách mạng, cổ vũ đồng bào cả nước làm nên thắng lợi lịch sử Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, các tên tuổi, như: Nguyễn Đình Thi, Phạm Tiến Duật, Xuân Hồng, Phạm Tuyên, Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân... đã vừa cầm súng, vừa cầm bút; vừa chiến đấu, vừa sáng tác, góp phần làm nên hình ảnh cao đẹp, đáng tự hào-“Người nghệ sĩ-chiến sĩ”. Họ đã có những tác phẩm đạt tới tầm cao về tư tưởng, văn học, nghệ thuật; tạo ra những hình tượng đậm chất lý tưởng, thực sự mang tầm văn hóa lớn trong đấu tranh cách mạng, hướng bạn đọc đi đến những cái cao thượng anh hùng... Từ khi đất nước thống nhất, đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới, văn học, nghệ thuật tiếp tục đạt được những thành tựu đáng trân trọng; đại đa số các văn nghệ sĩ phát huy trách nhiệm công dân, trách nhiệm nghệ sĩ-chiến sĩ, sáng tác ra nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa nước nhà, xứng đáng đại diện cho “những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng”[3].

Thực tế là vậy! Thử hỏi các “nhà văn nghệ mở”, các ngòi bút “tiên phong” rằng, đó có phải là bóp nghẹt tự do, dân chủ, áp đặt tư tưởng, quan điểm trong sáng tạo văn học, nghệ thuật; hay trấn áp những văn nghệ sĩ, đấu tranh cho tự do tư tưởng, tự do sáng tạo không? Và, nếu các tác phẩm được viết theo kiểu “minh họa”, hay viết theo “đặt hàng mà không phải do cảm xúc” thì liệu có đạt tới tầm cao về tư tưởng, văn học, nghệ thuật như vậy không? Phải chăng, từ ý thức chính trị kết hợp với tài năng và tấm lòng trong sáng đã đem tới các thế hệ văn nghệ sĩ cách mạng Việt Nam ý chí, tình yêu vô bờ bến với sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc. Từ ý thức đó, các văn nghệ sĩ được tự do sáng tác và vững bước cùng dân tộc, góp phần cùng dân tộc làm nên những kỳ tích mà lịch sử sẽ còn lưu giữ mãi.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã cấm phát hành và quyết định thu hồi một số tác phẩm, ấn phẩm văn học đã phát hành là do vi phạm Luật Xuất bản; thậm chí có tác phẩm có những quan điểm, nhận định, đánh giá thiếu căn cứ khoa học, mơ hồ về chính trị, hoặc có nội dung xuyên tạc lịch sử, thông tin tư liệu sai lệch, tuyên truyền chủ nghĩa xét lại một cách cực đoan, kích động thù hằn dân tộc, tạo tâm lý oán trách...

Việc làm đó là hoàn toàn chính xác, đúng đắn để tạo điều kiện cho nền văn học, nghệ thuật chân chính phát triển, góp phần tích cực vào xây dựng chế độ XHCN mà nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã lựa chọn, chứ không như một số người rêu rao: Trừng trị, triệt tiêu những đóng góp của giới tinh hoa, trí thức! Có chăng, đó chỉ là việc làm ngăn chặn những tác phẩm bôi đen, trút bức xúc và hằn học cá nhân, lấy cái tôi để làm thước đo phẩm chất cộng đồng...; những tác phẩm đó bao giờ cũng mang tới sự “phản giá trị” đối với tác phẩm và chính chủ nhân của nó. Đó là sự thật không thể chối cãi được. Cho nên, khi người ta đòi hỏi tách văn học, nghệ thuật khỏi chính trị, thì nếu đó không nhằm tiếp tay, thực hiện ý đồ đen tối cho các thế lực phản động, thì cũng là biểu hiện của sự ấu trĩ, mất phương hướng trong nhận thức mà thôi.

Tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước

 

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu tổng quát: “... phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Khát vọng phát triển của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chỉ có thể được hiện thực hóa bằng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậa, Đảng ta xác định: “Mọi hoạt động của hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phục vụ lợi ích của nhân dân. Giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ “giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường”. Đây là cơ sở để nhận thức và giải quyết tốt vấn đề có tính nguyên tắc của phát triển và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay.

Trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng, để phòng chống chia rẽ, bảo vệ và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:

Một là, tiếp tục thấu triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về đại đoàn kết toàn dân tộc. Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, tuyên truyền, tăng cường đồng thuận của các tầng lớp nhân dân với đường lối lãnh đạo của Đảng. Thường xuyên nắm chắc, dự báo đúng, xử lý chính xác các vấn đề về tư tưởng, mâu thuẫn, bức xúc xã hội hiện nay. Tích cực, chủ động thông tin, tuyên truyền đối ngoại, làm sáng tỏ chủ trương, chính sách, thành tựu đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng ta. Coi trọng tuyên truyền, giáo dục, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc làm nền tảng tinh thần vững chắc của khối đại đoàn kết trong giai đoạn mới.

Hai là, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng; đặc biệt coi trọng chăm lo, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và hệ thống chính trị. Thường xuyên củng cố, thắt chặt mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Quán triệt, thực hiện đúng phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó, tăng cường vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước.

Bốn là, nâng cao ý thức cảnh giác, thường xuyên nhận diện, đấu tranh hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch, phản động. Có các giải pháp, biện pháp mạnh, nâng cao hiệu quả đấu tranh, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trên không gian mạng-mặt trận nóng bỏng hiện nay. Chủ động, nhạy bén, sắc sảo phát hiện, vạch trần bản chất phản động, mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch, phản động; giành giữ, bồi đắp tình cảm cách mạng, niềm tin của toàn thể nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng đất nước.

Năm là, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, không ngừng hoàn thiện đường lối, chính sách, pháp luật về xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bám sát thực tiễn phát triển của đất nước, kịp thời giải đáp một cách thuyết phục những vấn đề mới về lý luận, thực tiễn đã và đang đặt ra; cung cấp luận cứ, luận chứng khoa học bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.

Đảng ta là linh hồn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để phòng chống sự chia rẽ, bảo vệ và phát huy sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết, phải phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

 

 

Sức mạnh nội sinh và bài học thịnh suy, thành bại từ lịch sử

Đối với dân tộc Việt Nam, đoàn kết đã trở thành truyền thống quý báu và giá trị văn hóa cốt lõi; là sức mạnh vô địch trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, chiến thắng thiên tai, địch họa, định bờ cõi, xưng nền văn hiến, nêu cao độc lập, tự chủ. Đây là sức mạnh nội sinh có tính chủ đạo xuyên suốt, bền vững của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chân lý: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”. Đó là chân lý về sức mạnh vô địch của đoàn kết và phát triển truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Theo Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, đoàn kết là cội nguồn sức mạnh để chiến thắng kẻ thù xâm lược và gốc của đoàn kết là chăm lo, gìn giữ sức dân: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà góp sức, giặc tự bị bắt... Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy".

Sức mạnh của nhân dân khi kết thành một khối là sức mạnh vô địch. Đó là chân lý được Nguyễn Trãi khẳng định: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, sức dân như nước”. Tư tưởng này là nền tảng quan trọng hội tụ đại đoàn kết toàn dân của Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đập tan ách đô hộ tàn bạo 20 năm của giặc Minh. Trong "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi viết: “Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới/ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”.

Trước đó, đối mặt với giặc Minh xâm lược, nhà Hồ xây thành cao, hào sâu nhưng không xây được khối đoàn kết, thống nhất lực lượng toàn dân nên thất bại là tất yếu. Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng từng nói: “Thần không sợ đánh giặc, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”.

Thời kỳ Pháp thuộc, triều đình nhà Nguyễn chia rẽ, không quy tụ được sức mạnh đoàn kết dân tộc; nhiều cuộc khởi nghĩa, phong trào yêu nước nổ ra song thường mang tính đơn lẻ, thiếu ngọn cờ tập hợp lực lượng toàn dân nên đều thất bại. Đất nước ta lại chìm trong đêm trường nô lệ trăm năm thuộc Pháp.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán đường lối chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp và phát huy sức mạnh đoàn kết vô địch của toàn dân. Những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội là thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Bài học lớn chính là mục tiêu, lý tưởng, lợi ích của Đảng luôn thống nhất với mục tiêu, lợi ích của dân tộc, nhân dân và Tổ quốc Việt Nam. Sự đoàn kết trong Đảng là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thế giới đương đại phản ánh sâu sắc sự cạnh tranh gay gắt, kiềm chế lẫn nhau giữa các cường quốc. Xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, bất ổn chính trị ở nhiều nơi và hiện tại, tình hình chiến sự tại Ukraine đang diễn biến phức tạp... phản ánh rõ nét sự can dự, cạnh tranh của các nước lớn và sự chia rẽ, mâu thuẫn, phân hóa từ bên trong. Do vậy, phòng chống sự chia rẽ, bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng chính là bảo vệ hòa bình và phát triển bền vững đất nước ta trong “những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo” của thế giới hiện nay.

 


Quân đội hùng mạnh - đất nước mới hùng cường

 

Lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, QĐND Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt BVTQ, trong thế trận chiến tranh nhân dân. Nghệ thuật quân sự Việt Nam ngay từ xa xưa đã thực hiện phép dụng binh “ngụ binh ư nông”- quân gửi trong dân.

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, quân đội là lực lượng không thể thay thế, không thể phủ nhận, là công cụ sắc bén, hữu hiệu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.

Trong khi đó, tính chất, yêu cầu nhiệm vụ BVTQ trong điều kiện mới ngày càng cao; tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, mau lẹ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động đến nhiệm vụ BVTQ. Các vấn đề xung đột, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, biên giới diễn ra phức tạp.

Các thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá cách mạng Việt Nam, kích hoạt sự “chuyển màu” về chế độ, cố tình hạ bệ vai trò của Đảng và QĐND Việt Nam... Trước tình hình đó, nếu Việt Nam không có một đội quân thực sự “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” thì liệu nhiệm vụ BVTQ có thể bảo đảm trong mọi tình huống, nhằm tạo môi trường hòa bình, ổn định, làm nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước?

Thực tế cho thấy, kể từ sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, Bắc Nam sum họp một nhà, thì vẫn chưa có bất kỳ phút giây những người lính Cụ Hồ được ngơi nghỉ trong cuộc chiến giữ hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Trong mọi giai đoạn lịch sử, thời kỳ phát triển, quân đội luôn là lực lượng đi đầu và khẳng định những đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, nhất là trong suốt hành trình 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.

Vậy nên, với chức năng, nhiệm vụ được giao, QĐND Việt Nam-lực lượng nòng cốt BVTQ rất cần những đầu tư tương xứng để có đủ tiềm lực, thực lực và sức mạnh bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.

Ở đây, cần hiểu đúng và đủ về chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn dân và đặt nhiệm vụ xây dựng quân đội trong mối quan hệ tổng thể xây dựng 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Trong đó, với tầm nhìn chiến lược, các lực lượng phải từng bước được đầu tư để hiện đại hóa, chính quy hóa, nhưng trên hết và trước hết phải ưu tiên xây dựng QĐND Việt Nam trong mối quan hệ với các bộ phận, lực lượng khác của LLVT.

Bởi thế, trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương luôn nhất quán quyết tâm xây dựng quân đội cách mạng, nhưng đồng thời phải tiến lên chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Nghị quyết Trung ương các khóa XI, XII, XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ IX, X, XI đều xác định phải đẩy nhanh tiến độ, chất lượng từng bước tiến lên hiện đại, ưu tiên xây dựng một số lực lượng trong quân đội tiến thẳng lên hiện đại.

Đại hội XIII của Đảng nêu rõ mục tiêu phấn đấu: Đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội, tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại... Đó là mục tiêu khách quan, đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp BVTQ. Do đó, việc tập trung quan tâm, đầu tư nguồn lực cho xây dựng quân đội là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân và sự nghiệp cách mạng.

 

Đấu tranh phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm minh, chính xác hành vi mua bán người, đúng với chính sách, pháp luật của Nhà nước ta

Báo cáo năm 2022 về tình hình mua bán người trên thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (viết tắt là Báo cáo) đã xuất hiện những thông tin, những nhận định không xác thực, không phản ánh đầy đủ, chính xác về tình hình và nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng, chống mua bán người. Đó là các thông tin, nhận định liên quan tới tình hình lao động cưỡng bức đối với trẻ em, các vụ buôn bán phụ nữ, trẻ em, việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài... Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ: Từ Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 đến 2013 đều có các quy định về quyền công dân và quyền con người được Nhà nước bảo hộ. Hiến pháp năm 2013 đã giành cả Chương II để quy định về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Trong đó có quy định rõ việc bảo đảm quyền con người, bảo đảm quyền công dân như: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. Để có căn cứ pháp lý cụ thể nhằm ngăn chặn, xử lý hành vi mua bán người, Việt Nam đã có Luật Phòng, chống mua bán người. Điều 3 Luật phòng, chống mua bán người quy định “Các hành vi bị nghiêm cấm” bao gồm: Mua bán người; chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; môi giới để người khác thực hiện mua bán người; cản trở việc tố giác, khai báo và xử lý hành vi mua bán người; kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân... Điều 4 về nguyên tắc phòng, chống mua bán người của Luật Phòng, chống mua bán người quy định rõ: Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người. Giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân kịp thời, chính xác. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân. Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi mua bán người... Trên bình diện quốc tế, Việt Nam là thành viên Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người; tham gia Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng, chống và trừng trị việc mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Cùng với đó, Việt Nam tiếp tục triển khai có hiệu quả các hiệp định hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới về phòng, chống mua bán người; tiếp tục nỗ lực triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) nhằm củng cố môi trường di cư minh bạch, ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong các hoạt động di cư quốc tế. Tuy nhiên, trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có những thông tin, đánh giá không chính xác về việc xuất khẩu lao động của Việt Nam. Có thể thấy rằng, pháp luật, chính sách của Nhà nước ta đã quan tâm, hỗ trợ cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) đã xóa bỏ các khoản phí môi giới và mở rộng phạm vi bảo vệ đối với người lao động. Cùng với đó, Nhà nước có chính sách hỗ trợ học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; tiền ăn trong thời gian thực tế học; chi phí đi lại; hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, visa, khám sức khỏe... Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề (Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9-7-2015). Đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số nếu có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Còn người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ Quốc gia về việc làm với mức vay tối đa là 100%. Từ những dẫn chứng nêu trên, có thể thấy rằng không ai có thể phủ nhận nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam và những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống mua bán người tại Việt Nam. Trong những năm qua, quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ đã phát triển vượt bậc, trở thành quan hệ đối tác toàn diện, mang lại những hiệu quả thực chất. Thiết nghĩ đã đến lúc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nên chấm dứt đưa ra những báo cáo về vấn đề nhân quyền không đúng sự thật, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trong đó có Việt Nam mà nên làm những việc có ích để tiếp tục phát triển quan hệ với các quốc gia, đóng góp tích cực vào hòa bình và phát triển của nhân loại.

“con rối” trong tay Việt Tân chống phá đất nước

 

Vào những năm 2004, 2005, Trương Quốc Huy và Hàng Tấn Phát bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia tổ chức phản động “Hội đồng Dân quân cứu quốc” do đối tượng khủng bố Nguyễn Hữu Chánh cầm đầu. Tại đây, Trương Quốc Huy đã nhận tiền từ Trương Hữu Chánh để thực hiện thu thập, phát tán trên các trang mạng nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam và phát tán tờ rơi xuyên tạc chính quyền “đàn áp tôn giáo”.

Năm 2005, Trương Quốc Huy và Lisa Phạm đã bị cơ quan chức năng của Việt Nam bắt để điều tra làm rõ hành vi sai trái. Sau thời gian bị tạm giam, nhờ chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước, hai đối tượng cũng tỏ ra ăn năn hối lỗi, viết nhiều lá đơn cam kết từ bỏ hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam, Trương Quốc Huy được trả tự do, Lisa Phạm bị trục xuất về Mỹ.

Tuy nhiên, với bản chất tráo trở, ngoan cố, sau khi được trả tự do, Trương Quốc Huy vẫn tiếp tục có hoạt động vi phạm pháp luật, gia nhập các tổ chức phản động. Cụ thể Huy đã gia nhập "Khối 8406" nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, kích động đòi lập một thể chế đa nguyên chống lại nhà nước.

Năm 2006, Trương Quốc Huy và anh trai bị bắt về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh, từ 6-2004 đến 6-2005, Trương Quốc Huy và Hàng Tấn Phát được một số tổ chức ở nước ngoài lôi kéo tham gia, cung cấp tiền bạc tiêu xài. Đáp lại, Huy và Phát phải thu thập các thông tin nhằm xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, kích động nhân dân lật đổ chính quyền...

Trương Quốc Huy đã tới hai tỉnh Kiên Giang và An Giang thu thập thông tin, hình ảnh về các vụ khiếu kiện đất đai, hoạt động quá khích của nhóm tôn giáo... đưa lên diễn đàn trên mạng. Trương Quốc Huy đã viết bài xuyên tạc về đường lối, chính sách của nhà nước Việt Nam, in và phát tán hàng loạt tài liệu chống phá. Với những bằng chứng phạm tội rõ ràng, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Trương Quốc Huy 6 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Năm 2012, sau khi mãn hạn tù, Trương Quốc Huy cùng Trương Quốc Tuấn trốn sang Thái Lan và bị bắt giữ vì hành vi nhập cảnh trái phép; sau đó đã được tỵ nạn tại Mỹ dưới sự bảo trợ, bảo lãnh của tổ chức, cá nhân phản động từng xúi giục, tiếp sức cho đối tượng hoạt động chống phá Việt Nam.

Tại Mỹ, dưới sự chỉ đạo của tổ chức khủng bố Việt Tân, Trương Quốc Huy lập kênh N10TV trên youtube, facebook để phát tán tài liệu xuyên tạc, bịa đặt, chia rẽ đoàn kết giữa người dân Việt Nam với chính quyền, kích động bạo lực, gây bất ổn trong nước.

Thủ đoạn của Trương Quốc Huy thường là lợi dụng một số sai sót có tính cá biệt, nhất thời, vấn đề trên báo chí đã đăng, thông tin trên mạng xã hội chưa được kiểm định, thậm chí là “nghe đồn”… rồi xuyên tạc, thổi phồng, suy diễn, quy kết tùy tiện, vô căn cứ, qua đó gây hiểu lầm cho người dân, hướng lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực nhằm chống phá đất nước. 

Gần đây, trước tình hình Covid-19 ở Việt Nam diễn biến phức tạp, kênh N10TV càng ra sức chống phá. Trương Quốc Huy bằng lời lẽ ngông cuồng, láo xược đã vu khống, xuyên tạc tình hình và công tác phòng, chống dịch, công tác điều hành của Chính phủ; kích động người dân biểu tình, thực hiện hành vi sai trái….

Với bản chất xấu xa, ngoan cố chống phá đất nước như vậy, Trương Quốc Huy sẽ không lừa được dư luận, chỉ là “con rối” cho các thế lực thù địch giật dây và nhận thất bại thảm hại.