Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2022

Các giai đoạn thời đại ngày nay

 


Từ nhận thức mới về thời đại ngày nay của Đảng ta, có thể chia thời đại ngày nay thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Từ 1917 đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai (1945)

Đây là giai đoạn đột phá thắng lợi của cách mạng vô sản ở nước Nga, một nước tư bản chủ nghĩa ở trình độ phát triển trung bình, khai sinh ra chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, mở đầu của thời đại mới, thời đại ngày nay.

Giai đoạn 2: Từ sau năm 1945 đến đầu những năm 1970.

Đây là giai đoạn mở rộng và phát triển chủ nghĩa xã hội, hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Giai đoạn này còn đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc. Hàng trăm nước đã giành được độc lập dân tộc. Hệ thống thuộc địa cũ của chủ nghĩa tư bản sụp đổ. Tuy nhiên ở cuối giai đoạn này đã xuất hiện sự bất đồng giữa các nước xã hội chủ nghĩa, giữa các Đảng Cộng sản và công nhân trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Giai đoạn 3: Từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980.

Đây là giai đoạn nhiều nước xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng, dẫn tới sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.

Giai đoạn 4: giai đoạn hiện nay.

Đây là giai đoạn chủ nghĩa xã hội thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, song đang có dấu hiệu hồi phục để tạo ra bước phát triển mới. Nhiều Đảng Cộng sản đang tự tổ chức lại và phục hồi những ảnh hưởng tích cực của mình trong xã hội. Sức sống và xu hướng phát triển của chủ nghĩa xã hội không mất đi. Chủ nghĩa xã hội vẫn là sự lựa chọn phù hợp với quy luật phát triển khách quan của lịch sử trong thời đại ngày nay.

 Tồn tại và phát triển của một số mô hình XHCN và một số traog lưu XHCN trên thế giới hiện nay. Một số mô hình XHCN: Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Lào(Trung Quốc: Đại hội XIX: Sau hơn 30 năm cải cách mở cửa, ĐCSTQ đã chỉ ra “3 cái một”, bao gồm: xác lập được một chế độ XHCN đặc sắc Trung Quốc; hình thành nên một lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc, gồm: Lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng “3 đại diện” của Giang Trạch Dân, quan điểm phát triển khoa học hài hòa của Hồ Cẩm Đào và tư tưởng 4 đại diện của Tập Cận Bình; mở ra con đường xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, gồm 5 con đường nhỏ: CN hóa kiểu mới, hiện đại hóa nông ngiệp, đô thị hóa nông thôn, phát triển chính trị nvà tự chủ sáng tạo đặc sắc Trung Quốc). Một số trào lưu XHCN trên thế giới hiện nay.Trào lưu xã hội dân chủ (chủ nghĩa xã hội dân chủ hoặc: Xây dựng CNXH bằng dân chủ- các nước: Châu âu: Ốt trâylya, Cana đa…nhất là các nước bacư âu: Thuy Điển, Đan Mạch, Na uy, Phận Lan ) (không chủ trương đánh đổ CNTB mà chỉ tiến hành cải cách nhằm từng bước hạn chế bất công, nâng cao tính chất dân chủ của xã hội tư bản bằng phương pháp đấu tranh nghị trường. Trào lưu XHCN thế kỷ XXI ở khu vực Mỹ La tinh (hay “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI) như Đảng Lao động B ra xin, Đảng xã hội ChiLê, Mạt trận giải phóng dân tộc San dino, Đảng phong trào nền cộng hòa thứ năm của Vênêxuêla, Đảng phong trào tiến lên CNXH ở Bôlivia…

 

Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay

 


Các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay đều là những nước đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghiệp. Một số nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản... đang bước vào cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Lực lượng sản xuất của những nước này có trình độ xã hội hóa rất cao và giai cấp công nhân cũng rất phát triển cả về lượng và chất. Theo đó, cơ sở kinh tế - xã hội của sứ mệnh này vẫn ngày càng được thực tế làm rõ.

Xét về tính tất yếu của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, yếu tố quy định cơ bản nhất là mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn tồn tại và tiếp tục bộc lộ qua các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội theo chu kỳ với mức độ ngày càng nặng nề hơn. Chủ nghĩa tư bản vẫn tiếp tục điều chnh cả về thể chế chính trị và quan hệ sản xuất để khắc phục khủng hoảng. Dân chủ hóa và xã hội hóa là hướng điều chỉnh cơ bản. Song xu hướng đó lại khiến cho chủ nghĩa tư bản đang tiệm tiến đến giới hạn “không còn là nó”. Một cách khách quan, chủ nghĩa tư bản đang tự phủ định bằng cách làm chín muồi những điều kiện, tiền đề cho việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Xét về thực hiện các nội dung của sứ mệnh lịch sử, có thể khẳng định rằng:

Về nội dung kinh tế, công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao đang thực hiện khá hiệu quả. Chính ở các nước này, lực lượng sản xuất đang đạt được trình độ xã hội hóa cao nhất, tỷ lệ lao động công nghiệp đông đảo nhất, năng suất lao động công nghiệp cao nhất, công nghệ hiện đại nhất. Thực tế đó khiến cho chủ nghĩa tư bản một mặt có được “nhiều tiềm năng phát triển”, nhưng mặt khác cũng là biểu hiện tập trung nhất cho việc hình thành những nhân tố tự phủ định.

Vthực hiện nội dung chính trị - xã hội, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cũng đang được triển khai theo nhiều quy mô độ khác nhau trong các nước tư bản chủ nghĩa. Tổ chức của công nhân - công đoàn hiện là một thế lực chính trị trong chính trường ở nhiều quốc gia. Thông qua tổ chức và hoạt động của các đảng cộng sản, đảng dân chủ xã hội cánh tả, phong trào công nhân và các tổ chức tiến bộ trên thế giới vẫn đang đấu tranh chống chế độ tư bản áp bức, bất công, chống chủ nghĩa đế quốc và sự áp đặt, can thiệp của các nước lớn vì độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc, vì tiến bộ và chủ nghĩa xã hội. Tuy đa dạng về biện pháp, hình thức tổ chúc tùy theo sự quy định của hoàn cảnh cụ thể, nhưng điểm chung của các phong trào hành động này là vì một thế giới công bằng hơn, nhân bản hơn và bền vững hơn. Mục tiêu đấu tranh trực diện là chống “chủ nghĩa tự do mới” - biểu hiện hiện đại của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Hoạt động của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vì dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội tuy trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành, nhưng cũng đã đạt được nhiều thành quả mà tiêu biểu là kinh tế thị trường xã hội và nhà nước phúc lợi xã hội.

Về thực hiện nội dung văn hóa, tư tưởng - đây là lĩnh vực diễn ra gay gắt, quyết liệt và phong phú nhất trong xã hội phương Tây hiện nay. Cuộc cạnh tranh giữa hai hệ giá trị giữa tư bản và lao động diễn ra trên cả hai phương diện tư tưởng và lối sống. Hệ giá trị của những người lao động với các lý tưởng như dân chủ, công bằng, bình đẳng, phát triển bền vững... là ngọn cờ tập hợp các lực lượng trong xã hội. Phong trào công nhân là một thế lực vừa hiện hữu, vừa “hóa thân” vào các phong tào xã hội khác đã tạo ra khả năng kiềm chế chính trị của giai cấp tư sản. Cuộc đấu tranh giữa hai hệ giá trị của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cá nhân tuy đang diễn ra quyết liệt và phức tạp nhưng nhân loại ngày càng hướng tới những giá trị tương đồng với hệ giá trị của giai cấp công nhân.

Nhìn chung, quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay chủ yếu là một quá trình tiệm tiến chính trị - xã hội. Lịch sử sẽ lựa chọn thời điểm và cách thức cho một chuyển hóa về chất của tiến bộ xã hội thông qua những tiến hóa trong lòng chủ nghĩa tư bản.

Công tác tôn giáo của Đảng là công tác vận động quần chúng

 


Công tác tôn giáo của Đảng là công tác vận động quần chúng,bởi vì: Từ nguồn gốc ra đời của tôn giáo và sự khác biệt về thế giới quan tôn giáo và CNMLN; Đồng bào các tôn giáo là nhân dân lao động, là quần chúng của Đảng, là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay Việt Nam có khoảng 27 triệu tín đồ các tôn giáo. Đó là lực lượng to lớn, vì vậy nếu làm tốt công tác vận động quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 Phải làm cho đồng bào các tôn giáo nhận thức đúng, tin và làm đúng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Làm tốt công tác vận động quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và BVTQ

Thực hiện tốt công tác dân tộc là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam

 


Thứ nhất, từ tình hình dân tộc trên thế giới hiện nay, độc lập dân tộc gắn với chủ quyền quốc gia vẫn là xu thế của thế giới. Mỗi quốc gia dân tộc dù lớn hay nhỏ, đều cố gắng khẳng định giá trị dân tộc như quyền tự quyết định chế độ xã hội, kinh tế, đường lối phát triển đất nước, khẳng định sự bình đẳng giữa các quốc gia trong sinh hoạt quốc tế. Lợi ích quốc gia được các nước đặt lên hàng đầu trong các hoạt động đối ngoại. Chính phủ các nước đều coi trọng việc xác lập, bảo vệ và củng cố các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc, thực thi nhiều chính sách phát triển kinh tế- xã hội tích cực, cố gắng tạo lập sự hài hoà lãnh thổ, vùng miền, sắc tộc nhằm hướng tới sự đồng thuận, gắn kết quốc gia. Về mặt đối ngoại, ranh giới ý thức hệ, tôn giáo, lý tưởng cùng chung chế độ xã hội không còn nhiều ý nghĩa mà thay vào đó là các điểm tương đồng về lợi ích quốc gia dân tộc và được xem là cơ sở để lựa chọn và xây dựng các mối quan hệ song phương, đa phương. Lợi ích quốc gia dân tộc đôi khi được đánh đổi bằng các cuộc chiến tranh xâm lược hay các cuộc đàn áp đối phương.

 Trên thế giới hiện nay, do không giải quyết tốt vấn đề dân tộc cho nên xung đột dân tộc, sắc tộc, ly khai dân tộc, CN dân tộc cực đoan, dân tộc cường quyền gia tăng; ( Nửa cuối thế kỷ 20 có 300 cuộc xung đột, bạo loạn dân tộc; trong 160 DTTS/180 (4000- 8000 tộc người) có 1/3 nước có xung đột dân tộc. Hàng năm có 1-3 xung đột dân tộc mới (thế kỷ 21 là thế kỷ xung đột sắc tộc và tôn giáo)…, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, chính trị các quốc gia dân tộc, trong đó có Việt nam.

Thứ hai, xuất phát từ những hạn chế, yếu kém của công tác dân tộc hiện nay, nhất là vấn đề an ninh phi truyền thống, trong đó nổi bật là trình độ, mức sống đồng bào DTTS rất thấp với các điều kiện ăn ở, sinh hoạt khó khăn, so sánh, có khoảng cách quá xa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội so với dân tộc Kinh và so với từng dân tộc thiểu số với nhau. Điều đó mang đến nhiều hệ luỵ trong giải quyết mối quan  hệ giữa Đảng, Nhà nước ta với DTTS, dẫn đến niềm tin vào Đảng, vào chế độ  XHCN của đồng bào DTTS giảm sút, làm cho mâu thuẫn DTTS với dân tộc Kinh; mâu thuẫn dân tộc thiểu số với nhau và mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc thiểu số ngày càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến mối đại đoàn kết toàn dân.

Thứ ba, các thế lực thù địch lợi dụng “dân tộc’, “tôn giáo” ‘dân chủ”, “nhân quyền” tuyên truyền, kích động chống phá sự nghiệp cách mạng. Lợi dụng đời sống đồng bào DTTS khó khăn; trình độ học vấn thấp; so sánh mức sống người Kinh với DTTS, các DTTS với nhau; lợi dụng những hạnchế, yếu kém trong quản lý xã hội của Đảng, Nhà nước nói xấu, kích động chia rẽ, xây dựng lực lượng từ bên trong; khi lực lượng bên trong mạnh sẽ nổi dạy từ bên trong, kết hợp với can thiệp bên ngoài để lạt đổ chính quyền.

TRƯỜNG SA TÔI YÊU

⭐MAI TAO VỀ!🌾


Mai tao về mày ở lại Trường Sa

Bãi cát nhỏ mày nằm nghe sóng vỗ

Ngắm chiều giông thèm một cơn mưa đổ

Biển thầm thì khúc ca tráng Trường Sa.

                       

Mai tao về chân bước ngõ nhỏ qua

Nơi xóm nhỏ Mẹ già đang ngóng đợi

Bóng chiều xiên trên mắt xa vời vợi

Biết tin mày Mẹ chắc khóc mày ơi.

                      

Nơi trường làng cây phượng vẫn sóng đôi

Lời ước hẹn năm nào em gái nhỏ

Nay tao về biết nói gì lần đó

Mày không về nằm lại mãi Trường Sa.

                     

Rồi biết bao mùa xuân sẽ đi qua

Nỗi nhớ mong tràn đầy trên mắt mẹ

Vai ba lô bước xuống tàu lặng lẽ

Mai mày về cùng tao nhé Bạn ơi.

TK-ST

🌟H.H

MỸ KHUYÊN CÔNG DÂN CÂN NHẮC RỜI KHỎI UKRAINE!

         Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mới đây đã bác bỏ lời kêu gọi áp đặt ngay các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, cho rằng động thái như vậy có thể làm giảm khả năng của phương Tây trong ngăn chặn cuộc tấn công có thể xảy ra của Nga đối với Ukraine, Al Jazeera đưa tin.
   Việc Nga tăng cường quân đội gần biên giới với Ukraine đã khiến các nước phương Tây lo ngại rằng Moscow đang lên kế hoạch tấn công nước láng giềng. Phương Tây đe dọa áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt nếu Nga tấn công Ukraine, trong khi Moscow khẳng định không hề có kế hoạch như vậy.
     Trong một cuộc phỏng vấn với CNN ngày 23/1 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết “các biện pháp trừng phạt kinh tế được áp dụng nhằm mục đích ngăn chặn cuộc tấn công của Nga, nếu áp dụng ngay bây giờ, các biện pháp đó sẽ mất tác dụng”.
   Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ cũng nhấn mạnh rằng bất kỳ “hành động điều quân nào đến biên giới một cách hung hãn” cũng sẽ dẫn đến một phản ứng quyết liệt.
     Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày thông báo các gia đình nhân viên ngoại giao tại Đại sứ quán ở Ukraine đủ điều kiện có thể rời khỏi đây, cho biết rằng tất cả công dân Mỹ nên cân nhắc rời khỏi nước này “do lo ngại về mối đe dọa từ hành động quân sự của Nga”.
         Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy mới đây bày tỏ rằng ông ủng hộ việc áp các biện pháp trừng phạt “trong thời gian sớm nhất”.
   Cuối tuần trước, chuyến hàng đầu tiên trong gói hỗ trợ an ninh 200 triệu USD của Mỹ cho Ukraine đã đến Kiev, Đại sứ quán Mỹ cho biết.
   Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Nga ngày 23/1 đã bác bỏ tuyên bố của Anh rằng Điện Kremlin đang tìm cách thay thế chính phủ Ukraine bằng một chính quyền “bù nhìn” thân Moscow./.
Ảnh: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Môi Trường ST.

Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc

 


Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về phát triển bền vững tại New York (Mỹ) từ ngày 25- 27/9/2015, có 193 quốc gia thành viên đã thong qua chương trình nghị sự toàn cầu về phát triển đến năm 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững như một lộ trình để phát triển đói nghèo, chống bất bình đẳng và chống biến đổi khí hậu trong 15 năm tới. Bình đẳng và bình đẳng giới được đặt ra như một ưu tiên lớn. Vấn đề giới dược lồng ghép vào tất cả các mục tiêu, trong dó có một mục tiêu riêng vè bình dẳng giới (mục tiêu 5): Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái. Mục tiêu 5 gồm 6 chỉ tiêu cụ thể: Chấm dứt phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái. Xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với tất cả phụ nữ và trẻ em gái. Xóa bỏ các tập tục có hại.Công nhận việc chăm sóc và việc nhà không được trả công và khuyến khích chia sẻ trách nhiệm trong gia đình. Đảm bảo phụ nữ tham gia đầy đủ, hiệu quả và có các cơ hội bình đẳng để năm giữ các vị trí lãnh đạo ở tất cả các cấp ra quyết định về chính trị, kinh tế và trong cuộc sống. Đảm bảo tiếp cận phổ quát với ác dịch vụ chăm sóc sức khỏe và quyền tình dục, sinh sản.

Xét từ góc độ chính trị - xã hội trong nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

 


 Thể chế kinh tế  và chính trị của chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh toàn cầu hóa đã có nhiều điều chỉnh, các phương thức quản lý mới, các biện pháp điều hòa mâu thuẫn, xung đột xã hội của giai cấp tư sản đang tác động hai mặt vào giai cấp công nhân. Một bộ phận công nhân đã tham gia vào sở hữu một lượng tư liệu sản xuất của xã hội thông qua chế độ cổ phần hóa. Về mặt hình thức, họ không còn là “vô sản” nữa và có thể được “trung lưu hóa” về mức sống, nhưng về thực chất, ở các nước tư bản, do không chiếm được tỷ lệ sở hữu cao nên quá trình sản xuất và phân chia lợi nhuận vẫn bị phụ thuộc vào những cổ đông lớn. Việc làm và lao động vẫn là nhân tố quyết định mức thu nhập, đời sống của công nhân hiện đại. Quyền định đoạt quá trình sản xuất, quyền quyết định cơ chế phân phối lợi nhuận vẫn thuộc về giai câp tư sản.

 Vấn đề đoàn kết và thống nhất giai cấp công nhân cần có cách tiếp cận mới. Do tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp 4.0... cơ cấu giai cấp và phương thức sinh hoạt của công nhân có nhiều biển đổi. Công nhân hiện đại có cơ cấu nghề nghiệp đa dạng, trình độ công nghệ và giác ngộ chính trị khác nhau. Phong trào công nhân thế giới cũng đang bị chi phối bởi nhiều tổ chức chính trị - xã hội khá phức tạp. Nền kinh tế nhiều thành phần trong các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đặt ra yêu cầu đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong công nhân. Theo đó, tổ chức và phối hợp hành động trong phong trào công nhân cũng cần có các hình thức phù hợp, linh hoạt và sáng tạo hơn.

 Mối quan hệ giữa lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích quốc gia dân tộc đang xuất hiện những tình huống mới. Toàn cầu hóa vừa liên kết về mặt lực lượng sản xuất, lại vừa chia rẽ người lao động trong quan hệ sản xuất do họ gắn bó về lợi ích với các doanh nghiệp tư bản, các tập đoàn xuyên quốc gia. Lợi ích của công nhân vừa gắn bó với lợi ích quốc gia - dân tộc, vừa phụ thuộc vào thành phần kinh tế, tác động của thị trường sức lao động và biến động của kinh tế toàn cầu. Thực tế đó tạo ra những quan hệ phức tạp, đan xen các dạng lợi ích và khách quan đặt ra nhu cầu về những hình thức tập hợp lực lượng mới.

Độc quyền khoa học khí hậu và những băn khoăn về thâm hụt văn hoá sinh thái

 Một nghiên cứu gần đây cho thấy 78% nguồn tài trợ cho các nghiên cứu khoa học về khí hậu toàn cầu chảy về các tổ chức tại châu Âu và Bắc Mỹ.

Trong năm 2020-2021, thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Nhưng đối với Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, Covid-19 không phải là khó khăn duy nhất mà họ gặp phải.

rong khi các nhà khoa học khí hậu có thể dự đoán cơn bão nhiệt đới và bắt đầu các biện pháp giảm thiểu, hiện tượng nước biển ấm lên đã thúc đẩy các cơn bão, khiến cường độ của chúng tăng lên khoảng 12-15%. 

Các tác động của biến đổi khí hậu thường xuyên được bàn luận tại các cuộc hội thảo, đàm phán quốc tế về khí hậu như COP26 và được các nước giàu hơn ở Bắc bán cầu khẳng định như một điều gì đó sẽ tiếp tục xảy ra tồi tệ hơn trong tương lai.

Ở Việt Nam, các tỉnh miền Trung hàng năm phải hứng chịu thảm họa lũ lụt, các cơn bão và lở đất gây tổn hại các công trình, gây thiệt hại về con người và kinh tế. Với các công nghệ của mình, Việt Nam phải vật lộn để giảm thiểu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, của thiên tai.

Những quốc gia như Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn bão mạnh hơn xảy ra hàng năm. Dù chúng ta có chủ động chuẩn bị đến đâu, các cơn bão vẫn tàn phá, phá hủy cả tài sản và mạng sống của con người.

Trong khi đó, với nguồn lực khổng lồ, các nước phương Tây, Mỹ và Vương quốc Anh từ lâu đã giữ vị trí hàng đầu toàn cầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học khí hậu này, từ đó, họ sẽ hỗ trợ các quốc gia kém phát triển hơn.

Châu Âu và Mỹ đang độc quyền về khoa học khí hậu

Trong một bài viết gần đây đăng trên Tạp chí Carbon Brief, tác giả Ayesha Tandon phát hiện ra rằng chỉ có 7,3% trong số hơn 1.300 tác giả từ 100 bài báo về khí hậu được trích dẫn nhiều nhất đến từ châu Á. Không ai trong số những tác giả đó là người Việt Nam.

Khi Ayesha cho tôi xem những phát hiện của cô ấy và hỏi ý kiến của tôi, tôi không quá ngạc nhiên. Dù chúng ta có muốn thừa nhận hay không, thì những người đại diện cho chuyên môn về khoa học khí hậu hầu hết đến từ các nước phát triển hơn.

Cơ sở hạ tầng tiên tiến và nguồn tài nguyên dồi dào đã giúp phương Tây thiết lập thẩm quyền của mình đối với các vấn đề khí hậu.

Các nước đang phát triển thường sẽ gửi những gì tốt nhất và sáng giá nhất của họ để nhận được kinh nghiệm từ các nước phát triển hơn, vì các chuyên gia hàng đầu cần cả sự đào tạo và sự công nhận toàn cầu để thu thập nguồn lực đối phó với biến đổi khí hậu.

Trong khi các khoảng cách trong đào tạo có thể được giải quyết bằng việc di cư học thuật, các nhà khoa học từ các nước kém phát triển hơn hiếm khi nhận được sự công nhận trên toàn cầu.

Một bài báo mới trên Tạp chí Khí hậu và Phát triển (Climate and Development journal) cho thấy, 78% nguồn tài trợ khoa học khí hậu toàn cầu trong giai đoạn 1990-2020 được rót cho các tổ chức châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, chỉ 3,8% kinh phí được chi cho các chủ đề liên quan đến châu Phi.

Điều này xảy ra bất chấp thực tế là châu Phi là lục địa dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu và là lục địa đóng góp tỉ lệ phát thải khí nhà kính thấp nhất trong lịch sử, với chỉ 3%.

Trên toàn cầu, báo cáo Cảnh quan Toàn cầu về Tài chính Khí hậu 2021 chỉ ra rằng tài chính khí hậu tập trung ở châu Âu, Bắc Mỹ và các khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, báo cáo cho thấy khoảng 73% nguồn tài chính khí hậu toàn cầu (khoảng 479 tỷ USD) được tài trợ từ các nguồn lực trong nước, điều này cho thấy hầu hết các quốc gia vẫn dựa vào chính mình để chống lại biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, tài chính khí hậu quốc tế tăng từ 13 tỷ USD trong giai đoạn 2017-2018 lên 153 tỷ USD. Tuy nhiên, do nguồn tiền được phân bổ cho nhiều quốc gia, nên nguồn lực cuối cùng không đủ đáng kể.

Vào cuối năm 2019, tôi và các đồng nghiệp đã gặp “bộ ba bất khả tri về tăng trưởng công nghiệp bền vững” ở Kitakyushu, Nhật Bản - một trong những thành phố định hướng tăng trưởng xanh hàng đầu trên toàn thế giới.

Phản ứng của thành phố Kitakyushu đối với các vấn đề môi trường tương tự như phản ứng ở Tây Âu: cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến, can thiệp chính trị và việc sử dụng các chuyên gia hàng đầu.

Bất chấp quy chế về tăng trưởng xanh nghiêm ngặt và việc sử dụng rộng rãi công nghệ tiên tiến, nhiều vấn đề về ô nhiễm không khí không thể giải quyết được do các yếu tố văn hóa - xã hội: sự bành trướng đô thị, nhu cầu đi lại tăng cao, các công ty lớn thuê các công ty nhỏ hơn gia công sản xuất mà không kiểm tra và thực thi nghiêm ngặt các tiêu chí về phát thải.

Ví dụ về thành phố Kitakyushu nâng cao tầm quan trọng của việc hiểu văn hóa khu vực tư nhân và cư dân trong việc thúc đẩy phát triển xanh. Nó chỉ ra rằng việc nhân rộng mô hình phương Tây có thể vẫn không hiệu quả ở các quốc gia phương Đông.

Nền văn hóa thâm hụt sinh thái

Kitakyushu không chỉ cho thấy lý do tại sao các mô hình phương Tây không phải lúc nào cũng có thể áp dụng trên toàn cầu, mà còn cho thấy thái độ văn hóa đối với biến đổi khí hậu có thể thay đổi như thế nào, ngay cả ở những địa điểm mà mọi người phải đối mặt với những rủi ro gia tăng và tức thời hơn.

Chúng ta đã phải chịu đựng những điều kiện khí hậu khủng khiếp, và xã hội lại không ưu tiên thiên nhiên hay môi trường.

“Văn hóa thâm hụt sinh thái” này, ưu tiên trả chi phí thấp hơn cái giá thực tế của thiệt hại môi trường, cho thấy lý do tại sao chúng ta cần thúc đẩy tiếng nói của các nhà khoa học khí hậu phi phương Tây. Nếu các nghiên cứu không được tài trợ và thúc đẩy, các giá trị cũng như khoa học của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng.

St

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta

 


Đây là một quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về vị trí, vai trò tôn giáo trong thời kỳ quá độ. Một là, Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, còn tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Tôn giáo đã có lịch sử từ lâu đời trong xã hội loài người, trở thành nhu cầu tinh thần (nhu cầu giải toả tâm lý) của một bộ phận quần chúng nhân dân.

Nhiều giá trị đạo đức tôn giáo hướng con người đến những giá trị chân, thiện, mỹ, nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng CNXH. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”. Vì vậy, những giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo, nổi lên là giá trị đạo đức chính là di sản để coi trọng kế thừa, phát huy để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Mọi sự nóng vội, chủ quan trong giải quyết vấn đề tôn giáo đều trái với quan điểm trên, gây chia rẽ, mất đoàn kết, cản trở quá trình xây dựng CNXH. Hai là, Tôn trọng nhu cầu tinh thần, quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân. Cụ thể là:

Công dân có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân... Tự do tín ngưỡng, tôn giáo không có nghĩa là hoạt động tôn giáo nằm ngoài khuôn khổ pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân; không có nghĩa là lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng.

Người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau; Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước không phân biệt đối xử với một tôn giáo nào. Người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không tín ngưỡng, tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân bằng pháp luật. Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là vi phạm pháp luật, phải bị xử lý bằng pháp luật. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây rối, làm mất an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, chống đối Đảng, Nhà nước cũng là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, phải bị pháp luật xử lý

Ba là, phải quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các tôn giáo

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp vĩ đại nhằm giải phóng quần chúng nhân dân khỏi mọi sự áp bức, nô dịch cả về vật chất và tinh thần. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào theo tôn giáo là mục tiêu, nhiệm vụ to lớn của Đảng và Nhà nước ta trong cách mạng XHCN.

Các dân tộc ở Việt Nam luôn bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau


 Xuất phát từ quan điểm CN MLN, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc. Theo Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin: Các dân tộc bình đẳng, giúp nhau. Trong cương lĩnh dân tộc của Lê nin xác định: Để thực hiện thành công mục tiêu cách mạng XHCN, các tộc người trong quốc gia dân tộc hay các dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng, tự quyết, đoàn kết tương trợ giúp nhau, cùng nhau phát triển . Đó là quyền thiêng liêng của các dân tộc, không phân biệt đó là dân tộc thiểu số hay đa số, trình độ phát triển cao hay thấp. Quyền đó phải được pháp luật bảo vệ và thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, do quá trình hình thành và điều kiện tự nhiên, các dân tộc có quá trình hình thành, điều kiện tự nhiên khác nhau dẫn tới  trình độ khác nhau, để các dân tộc có trình độ phát triển như nhau đáp ứng được quyền bình đẳng, quyền tự quyết của mình, đòi hỏi phải phải trải qua một thời gian dài, với những chủ trương, chính sách phù hợp của cách mạng XHCN. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Vận dụng sáng tạo quan điểm CNMLN, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: Vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc chỉ có thể được thực hiện gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc thì phải đi theo con đường cách mạng vô sản”. Thực hiện nguyên tắc: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các tộc người. Phát huy được khả năng vươn lên của các dân tộc, phù hợp đặc thù của từng dân tộc, từng vùng miền. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số. Đảng ta từ khi thành lập và trong xuốt quá trình lãnh đạo luôn xác định: Vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc là nhiệm vụ chiến lược, cơ bản, lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Điều đó  được thể hiện trong Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng năm 1930, với  mục tiêu của cách mạng Việt nam là thực hiện cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân quyền và tiến lên XHCN. Kế thừa, phát huy, phát triển văn kiện đầu tiên của Đảng ở văn kiện nghị quyết các kỳ đại hội của Đảng tiếp theo đều thể hiện rõ là thực hiện vấn đề dân tộc là mục tiêu của cách mạng Việt Nam, là nhiệm vụ chiến lược, cơ bản, lâu dài. Như vậy để cách mạng XHCN của chúng ta thành công phải thực hiện tốt  vấn đề dân tộc, phải giải phóng dân tộc,  muốn giải phóng dân tộc phải giải phóng con người. Vì vậy phải là một quá trình lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. 

VỤ VIỆC Ở BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NHỮNG NGÀY QUA

 

Tình hình là đoạn biên giới này 2 bên đều bị sụt lở đất nên đều phải thi công tu bổ, sửa chữa. Chuyện chả có gì khi đến đoạn giáp nhau là xảy ra tranh chấp.

Bên Trung Quốc phản đối Việt Nam tu bổ chỗ đó, đòi giữ nguyên hiện trạng. Nhưng Việt Nam kệ, đất nhà tôi, trên văn bản có ghi rõ, tôi cứ sửa, anh phản đối kệ anh.

Sau khi bắt loa, căng băng-rôn đề nghị không xong, lính Trung Quốc ném đá vào xe ủi, xe xúc của Việt Nam. Bên Việt Nam cũng đáp trả ném lại vào máy móc bên Trung Quốc. Tuyệt nhiên, hai bên né không ném vào người, tránh gây đổ máu.

Giờ thì phía Việt Nam đã cơ bản hoàn thành tu bổ, xây kè mới, bên Trung Quốc chỉ còn biết đứng ngó, chả làm gì nữa./.

Nguồn: canhco.net

TẠI SAO TRÒ BỊ ĐIỂM KÉM?

 

Học kỳ 1 năm học này sắp kết thúc trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19 đang hoành hành gây ra vô vàn khó khăn cho việc tổ chức dạy và học của các nhà trường. Hẳn là sau khi biết điểm thi cuối kỳ của các con, bên cạnh nhiều bậc cha mẹ hoan hỉ với điểm số của con mình thì chắc cũng không ít cha mẹ lòng trĩu nặng vì con thua kém bạn bè.


Có người thày ở Singapore nhắn nhủ trong một bức thư gửi phụ huynh học sinh của mình rằng: "Hãy nhớ rằng trong số các em làm bài thi sẽ có một em là nghệ sĩ và không cần phải hiểu môn toán. Sẽ có một doanh nhân không quan tâm đến lịch sử hay văn học Anh. Sẽ có một nhạc sĩ mà điểm môn hóa sẽ chẳng thành vấn đề. Sẽ có một vận động viên mà thể lực quan trọng hơn môn vật lý .... Nếu con của quý vị đạt điểm số cao, điều đó thật tuyệt vời. Nhưng nếu con không đạt được thì làm ơn đừng lấy đi sự tự tin và phẩm giá của con. Hãy nói với con rằng: Không sao đâu, đó chỉ là một bài thi. Con được nuôi dạy cho những điều to lớn hơn thế nhiều".

Chúng ta mong rằng các thày, cô giáo vượt qua những áp lực từ phía cha mẹ học sinh và khắc phục được căn bệnh thành tích để bảo đảm thật sự đúng đắn, khách quan khi cho điểm, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giúp cho các cấp quản lý giáo dục nắm được thực trạng chất lượng dạy học, trên cơ sở đó đưa ra được những quyết sách phù hợp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo./.

“Phúc trình toàn cầu 2022” - sự lạc lõng của HRW

 Trong bản “Phúc trình toàn cầu 2022” đưa ra ngày 13/1/2022, tổ chức Theo dõi Nhân quyền - HRW một lần nữa soạn lại điệp khúc chống phá Việt Nam khi cho rằng, năm 2021, “chính quyền Việt Nam trừng phạt một cách có hệ thống các nhà hoạt động dám thách thức tình trạng đàn áp”.

Bản phúc trình viết rằng, Nhà nước Việt Nam “đã tống giam ít nhất là 63 người vì bày tỏ chính kiến hoặc tham gia các nhóm bị coi là chống chính quyền, trong số đó có nhiều người đã bị các bản án rất nặng nề sau các phiên xử bất công”.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của tổ chức HRW vu cáo: “Chính quyền Việt Nam núp bóng đại dịch COVID-19 để tiến hành đàn áp nặng tay đối với các hoạt động ôn hòa khiến đa số các vụ đàn áp không được thế giới biết đến. Dường như chính quyền muốn xóa sổ phong trào bất đồng chính kiến đang lớn mạnh bằng các án tù khắc nghiệt trước khi thế giới quan tâm chú ý đến Việt Nam trở lại”.

“Phúc trình toàn cầu 2022” dài 752 trang, là bản phúc trình lần thứ 31 mà tổ chức HRW tự cho mình quyền đánh giá việc thực thi nhân quyền trên thế giới, với danh sách liệt kê không đầy đủ, khoảng gần 100 quốc gia.

Giám đốc Điều hành của HRW Kenneth Roth cho rằng, trong thời gian gần đây, lần lượt diễn ra ở nhiều quốc gia hiện tượng rất đông người xuống đường bất chấp các nguy cơ bị bắt hay bị bắn đã cho thấy “mong muốn sống trong thể chế dân chủ vẫn còn mạnh mẽ”.

Ông Kenneth Roth vu cáo chính quyền Việt Nam hạn chế nghiêm ngặt các quyền dân sự và chính trị cơ bản, trong đó có các quyền tự do biểu đạt, ngôn luận, thông tin, lập hội và nhóm họp ôn hòa cũng như quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

Xuyên tạc ở Việt Nam không có tự do báo chí, cho rằng “Những người công khai phê phán chính quyền hay lãnh đạo Đảng Cộng sản trên mạng xã hội thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị sách nhiễu, đe dọa, theo dõi gắt gao, cản trở quyền tự do đi lại, bị hành hung thân thể và bắt giữ.

Sau khi bị bắt vì thực hiện các quyền của mình, họ phải đối mặt với nguy cơ bị thẩm vấn thô bạo, bị tạm giam trong thời gian dài mà không được tiếp xúc với luật sư hay gia đình và bị xét xử bởi các tòa án mang động cơ chính trị, đưa ra các án tù càng ngày càng nặng nề”.

Để minh chứng cho những cáo buộc trên, bản phúc trình đưa ra những “dẫn chứng” như: “Vào tháng giêng, ba thành viên của Hội Nhà báo Việt Nam độc lập - Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn - bị xử có tội và bị kết án từ 11 đến 15 năm tù.

Vào tháng năm, một tòa án xử nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Cấn Thị Thêu và con trai bà, Trịnh Bá Tư, cộng tác viên của Nhà xuất bản Tự do, mỗi người 8 năm tù. Vào tháng bảy, nhà văn Phạm Chí Thành bị xử 5 năm rưỡi tù giam. Tháng mười, một tòa án ở Cần Thơ kết tội và xử án 5 thành viên Báo Sạch - Trương Châu Hữu Danh, Đoàn Kiên Giang, Lê Thế Thắng, Nguyễn Phước Trung Bảo và Nguyễn Thanh Nhã - từ 2 đến 4 năm rưỡi tù giam.

Vào tháng mười hai, các tòa án xử blogger nổi tiếng Phạm Đoan Trang 9 năm tù giam, các nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Trịnh Bá Phương 10 năm tù giam và Nguyễn Thị Tâm 6 năm tù giam, nhà vận động dân chủ Đỗ Nam Trung 10 năm tù giam và ứng cử viên chính trị độc lập Lê Trọng Hùng 5 năm tù giam.

Tất cả những người này đều bị cáo buộc tội tuyên truyền chống Nhà nước theo Điều 117 (hoặc Điều 88) hoặc tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước theo Điều 331, Bộ luật Hình sự”.

Điểm qua những nội dung trên của bản phúc trình cũng như phát ngôn của những cá nhân có liên quan cho thấy, tất cả chỉ là “bình mới rượu cũ”, chỉ khác về thời gian và một số cái gọi là “dẫn chứng” được đưa ra, còn lại bản chất chống phá, xuyên tạc thì không có gì thay đổi.

Bao trùm toàn bộ bản phúc trình vẫn là sự cố tình đánh tráo vấn đề dân chủ, nhân quyền bằng cách tập hợp, gom lại một loạt các vụ án hình sự mà cơ quan tiến hành tố tụng ở Việt Nam đã, đang xử lý. Tổ chức này cố tình gán ghép vấn đề báo chí vào các bị can, bị cáo đã bị khởi tố, điều tra, xét xử để lấy cớ vu cáo Việt Nam “bắt giữ nhà báo”, “tống giam người bất đồng chính kiến”, tiếp tục gọi số đối tượng này là “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị”…

Về những vụ án mà bản phúc trình liệt kê nói trên, như đã phân tích trong nhiều bài viết trước đây, những đối tượng như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn thì không thể gọi đó là hành động “bắt giữ nhà báo”, “tống giam nhà báo”, “bịt miệng nhà báo” mà đây là những cá nhân ở thời điểm bị bắt, xử lý không hoạt động tại cơ quan báo chí nào, không có danh nghĩa nào về hoạt động báo chí theo quy định của Luật Báo chí.

Ngược lại, đây là những người xưng là báo chí để lợi dụng, tiến hành các hoạt động tuyên truyền như viết, đăng tải các bài viết, hình ảnh lên internet với nội dung xuyên tạc sự thật nhằm chống phá chính quyền nhân dân. Các hành vi này phạm các tội quy định tại Bộ luật Hình sự và bị cơ quan tiến hành tố tụng xử lý theo luật định, không thể gán ghép vấn đề “tù  nhân chính trị” hay “tù nhân lương tâm” vào các vụ án. 

Thực tế, năm 2021 ghi dấu ấn rất đậm nét về việc đảm bảo quyền con người của Việt Nam, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Điển hình là các nỗ lực của Đảng, Nhà nước trong chính sách phòng, chống COVID-19, nhất là các hoạt động giúp người yếu thế, người bị ảnh hưởng do đại dịch, đảm bảo “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Cùng với đó, nhiều thành tựu có ý nghĩa lớn như ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để tranh thủ những thành quả của Cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ, chuyển đổi số, từ đó chuyển đến mô hình phát triển một cách hiệu quả, bền vững, giúp người dân thực hiện tốt hơn các quyền y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, kinh tế và quyền tham gia xây dựng pháp luật, nhà nước pháp quyền.

Một dấu ấn nữa của Việt Nam là bảo đảm quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 47 diễn ra tháng 7/2021, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) đã thông qua Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người do Việt Nam chủ trì cùng Bangladesh và Philippines soạn thảo, đề xuất, trong đó chú trọng bảo đảm quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi.

Cũng trong năm 2021, Việt Nam đã lần đầu tiên xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III để gửi lên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, qua đó thể hiện trách nhiệm, sự minh bạch và nghiêm túc của Việt Nam đối với UPR nói riêng và việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người nói chung.

“Việt Nam đã nỗ lực, quyết tâm rất cao trong việc bảo vệ quyền con người và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc” - bà Tatiana Valovaya, Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva (Thụy Sĩ) nhấn mạnh. Những thành tựu toàn diện trong phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế đã góp phần tạo nguồn lực cho việc bảo đảm thụ hưởng các quyền con người của người dân, thúc đẩy nâng cao chất lượng tăng trưởng với những cam kết về lao động và phát triển bền vững.

Theo dõi quá trình hình thành và phát triển của HRW thấy rằng, HRW chính là một trong những công cụ đắc lực trong chiến lược “diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch sử dụng nhằm xóa bỏ chế độ XHCN. Lịch sử hình thành, hoạt động của HRW cho thấy, tổ chức này được lập ra để hoạt động chống phá các nước XHCN, trong đó có Việt Nam dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền.

Điều này lý giải tại sao HRW lại thường xuyên có những hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam mà các bản phúc trình như trên là ví dụ. Dân chủ, nhân quyền vẫn được xem là một mũi nhọn trong chiến lược này và HRW coi đây là “ngòi nổ” để tìm cách lu loa, vu cáo dưới các dạng như báo cáo, phúc trình, thư ngỏ, thỉnh nguyện thư…

Do đó, khi kết thúc năm cũ, mở đầu năm mới, HRW lại ra phúc trình để “đánh giá tình hình nhân quyền” năm cũ với các nội dung sai lệch. Ý đồ của HRW là sự giả dối nói mãi sẽ khiến người ta tưởng là thật, từ đó tạo dư luận xấu về Việt Nam, lấy cớ gây sức ép, can thiệp. Tuy nhiên, việc Việt Nam ngày càng khẳng định uy tín, vị thế trên trường quốc tế, trong đó có thành tựu, uy tín về vấn đề nhân quyền khiến những âm mưu, thủ đoạn chống phá của những tổ chức như HRW rơi vào lạc lõng.

Nguyễn Thành (Báo Công an Nhân dân)

Giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa thông tin ở vùng dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện

 


Hiện nay có 300 trường PTDTNT, 88 ngàn HS theo học; 876 trường phổ thông dân tộc bán trú, 140 ngàn HS theo học; 782 trường, 124 ngàn học sinh học tiếng dân tộc thiểu số; 5 năm qua (2015-2021), vùng dân tộc cử tuyển 18 ngàn sinh viên dân tộc thiểu số vào học các trường cao đẳng, đại học; Hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Về Y tế, nhờ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc giavề y tế  và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho toàn bộ người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn, một số dịch bệnh trước đây phổ biến ở vùng dân tộc như sốt rét, bướu cổ, phong, lao được ngăn chặn và đẩy lùi.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 25%. Về văn hóa - thông tin: Văn hóa các dân tộc thiểu số được tôn trọng và giữ gìn; Nhà nước thường xuyên tổ chức các lễ hội văn hóa, thể thao dân tộc thiểu số khu vực; 81,5% số xã có hệ thống loa truyền thanh, 92% người dân được nghe đài phát thanh, 85% được xem truyền hình; Hệ thống phát thanh, truyền hình phát bằng 26 ngôn ngữ dân tộc. Mỗi tuần có 362 chương trình phát bằng tiếng dân tộc thiểu số

 

Phòng và chống các biểu hiện tiêu cực theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

 


Tiêu cực là để chỉ những hiện tượng không lành mạnh, có tác dụng phủ định, cản trở, không tốt đối với quá trình phát triển của xã hội; tiêu cực là trái với tích cực.


Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng về lối sống cần, kiệm, liêm, chính. Ảnh tư liệu

Tiêu cực thường được sử dụng dưới dạng: Hiện tượng tiêu cực, không lành mạnh; nảy sinh tiêu cực; đấu tranh chống tiêu cực... Tiêu cực có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa cá nhân, là con đẻ của chủ nghĩa cá nhân. Để thiết thực xây dựng và chỉnh đốn Đảng, để Đảng "là đạo đức, là văn minh", xứng đáng với vai trò tiền phong, thì phòng và chống các biểu hiện tiêu cực là một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa thường xuyên của Đảng cầm quyền.

Những lời cảnh báo của Bác Hồ

 Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập không lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biểu hiện tiêu cực của đội ngũ cán bộ, đảng viên tại các cơ quan công quyền, như: “Óc bè phái. Ai hẩu với mình thì dù nói không đúng cũng nghe, tài không có cũng dùng. Ai không hẩu với mình thì dù có tài cũng dìm họ xuống, họ phải mấy cũng không nghe. Đó là một khuyết điểm rất có hại. Nó làm cho đoàn thể mất cán bộ, kém nhất trí, thường hỏng việc. Đó là một chứng bệnh rất nguy hiểm”; “Óc hẹp hòi-Ở trong Đảng thì không biết cất nhắc những người tốt, sợ người ta hơn mình. Ở ngoài Đảng thì khinh người, cho ai cũng không cách mạng, không khôn khéo bằng mình. Vì thế mà không biết liên lạc hợp tác với những người có đạo đức tài năng ở ngoài Đảng”; "Óc quân phiệt quan liêu. Khi phụ trách ở một vùng nào thì như một ông vua con ở đấy, tha hồ hách dịch, hoạnh họe. Đối với cấp trên thì xem thường, đối với cấp dưới cậy quyền lấn áp"; "Ích kỷ, hủ hóa...".

Đó còn là những biểu hiện thể hiện rõ tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, như: "Bệnh tị nạnh-Cái gì cũng muốn “bình đẳng”... Bệnh này sinh ra vì hiểu lầm hai chữ bình đẳng; “Bệnh kiêu ngạo-Tự cao, tự đại, ham địa vị, hay lên mặt. Ưa người ta tâng bốc mình, khen ngợi mình. Ưa sai khiến người khác. Hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang vênh váo, cho ai cũng không bằng mình. Không thèm học hỏi quần chúng, không muốn cho người ta phê bình. Việc gì cũng muốn làm thầy người khác”; “Bệnh hiếu danh-Tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại. Có khi vì cái tham vọng đó mà việc không đáng làm cũng làm. Đến khi bị công kích, bị phê bình thì tinh thần lung lay... Chỉ ham làm chủ tịch này, ủy viên nọ, chớ không ham công tác thiết thực”; "Bệnh cận thị-Không trông xa thấy rộng. Những vấn đề to tát thì không nghĩ đến mà chỉ chăm chú những việc tỉ mỉ... chỉ trông thấy sự lợi hại nhỏ nhen mà không thấy sự lợi hại to lớn"; "Bệnh "cá nhân"... Không theo nguyên tắc sinh hoạt của Đảng... Không phục tùng mệnh lệnh, không tuân theo kỷ luật. Cứ làm theo ý mình..." Bên cạnh đó, "Bệnh xu nịnh, a dua-Lại có những người trước mặt thì ai cũng tốt, sau lưng thì ai cũng xấu. Thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi. Theo gió bẻ buồm, không có khí khái"; “Kéo bè kéo cánh lại là một bệnh rất nguy hiểm nữa. Từ bè phái mà đi đến chia rẽ. Ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách gièm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống. Bệnh này rất tai hại cho Đảng”... Những cán bộ, đảng viên mang trong mình các biểu hiện tiêu cực, các tật bệnh xấu này chính là những người suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, “hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc hành độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư. Thậm chí dùng pháp công để báo thù tư, làm cho dân oán đến Chính phủ và Đoàn thể”.

Có thể nói, những biểu hiện tiêu cực, sự suy thoái mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra ở trên đều là "con đẻ" của chủ nghĩa cá nhân; không chỉ phản ánh sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt của người cán bộ, đảng viên mà còn là "kẻ địch nội xâm", kẻ thù của người cách mạng. Những cán bộ, đảng viên có suy nghĩ và hành động tiêu cực này là những người không chỉ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, độc đoán, chuyên quyền, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật mà còn coi thường công tác dân vận (không lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, ngày càng rời xa quần chúng, làm trái ngược nguyên tắc phải gắn bó mật thiết với nhân dân...).

Tiến hành đồng bộ, kết hợp chặt chẽ trong phòng, chống tham nhũng và tiêu cực

Theo Từ điển tiếng Việt, tham nhũng là "lợi dụng quyền hành để hạch sách nhũng nhiễu dân", cho nên, tham nhũng là sản phẩm của sự tha hóa, lạm dụng, lợi dụng quyền lực để mưu lợi cho cá nhân và người thân. Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn khi họ lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được trao, được đảm nhiệm nhằm mục đích vụ lợi cho cá nhân, người thân, nhóm lợi ích... Đó là các hành vi: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi... và đó cũng chính là các biểu hiện của sự suy thoái.

Vì tham nhũng là một loại hành vi tiêu cực do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện; là một loại biểu hiện cụ thể của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, cho nên phòng và đấu tranh chống tham nhũng luôn là một nhiệm vụ quan trọng, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm; được đẩy mạnh trong những nhiệm kỳ gần đây.

Đặc biệt, những biểu hiện tiêu cực mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra lúc sinh thời về cơ bản cũng nằm trong số 27 biểu hiện suy thoái mà Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nêu; trong đó, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chính là biểu hiện rõ nét nhất của sự tiêu cực đang diễn ra trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc các cơ quan công quyền.

Thực tiễn chỉ ra rằng, tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực đều là "kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta... Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính". Do đó, không phải ngẫu nhiên lần đầu tiên vấn đề phòng, chống tham nhũng lại được ghi rõ tại khoản 2, Điều 8 Hiến pháp năm 2013: "Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải... kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền".

Do đó, phòng và đấu tranh chống tham nhũng, chống các biểu hiện tiêu cực không chỉ cần phải được tiến hành đồng thời, đồng bộ mà còn phải có sự kết hợp, gắn bó chặt chẽ với nhau, để phát huy hiệu quả của từng bộ phận và bảo đảm tính toàn diện của nhiệm vụ quan trọng này. 

Hiện thực hóa Quy định số 32-QĐ/TW của Bộ Chính trị

Để thiết thực đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống; đồng thời, nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng nói chung, phòng và chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng, ngày 16-9-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã ký ban hành Quy định số 32-QĐ/TW của Bộ Chính trị về "Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực"; trong đó, nêu rõ việc gắn công tác phòng, chống tham nhũng đồng bộ với công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Tiếp đó, ngày 25-10-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 37-QĐ/TW về "Những điều đảng viên không được làm" thay thế cho Quy định số 47-QĐ/TW ngày 1-11-2011 về "Những điều đảng viên không được làm".

Gắn đấu tranh phòng, chống tham nhũng với phòng, chống những biểu hiện tiêu cực, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên chính là hiểu đúng, hiểu một cách sâu sắc những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài”; “các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân” và “vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là “tính Đảng”. Hiểu đúng để hành động đúng trên tinh thần "phải làm liên tục, bền bỉ, không ngừng, không nghỉ, không ngại ngần khó khăn; càng khó, càng phải quyết tâm cao, phải phối hợp tốt hơn nữa", chính là góp phần ngăn chặn từ gốc, phát hiện từ sớm và xử lý ngay từ đầu để ngăn chặn những vi phạm nhỏ, không để chúng tích tụ thành những sai phạm lớn, vụ án lớn; không để những cành cây làm hỏng một thân cây, không để một thân cây bệnh lây lan cả rừng cây như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh.

Vì thế, mỗi cấp ủy, mỗi cán bộ, đảng viên trong cả hệ thống chính trị đều phải:

Một là, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phải học tập, quán triệt và thực hiện tốt hơn nữa các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng nói chung, về học tập lý luận chính trị nói riêng trên tinh thần gắn lý luận với thực tiễn. Thông qua quá trình đó, mỗi người tự soi, tự sửa, tự rèn luyện mình theo 3 chuẩn mực và nêu gương về đạo đức cách mạng: “Tự mình phải”, “Đối với người phải”, “làm việc phải” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ trong tác phẩm Đường Kách mệnh, năm 1927. Trong triển khai thực hiện, chú trọng nguyên tắc “trên trước, dưới sau”, "trong trước, ngoài sau"; coi đó là việc làm thường xuyên, liên tục, nền nếp, là nhu cầu tự thân của mỗi cán bộ, đảng viên gắn liền với tự phê bình và phê bình, kiểm tra và giám sát.

Hai là, trong công cuộc phòng, đấu tranh chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" này, cần phải tăng cường vai trò nêu gương trong rèn luyện bản lĩnh chính trị gắn với việc phát huy tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và người đứng đầu nói riêng về mọi mặt. Trong đó, chú trọng yêu cầu sự gương mẫu trong học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý; trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác... trên tinh thần thấm nhuần cảnh báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước... Muốn làm cách mạng, phải cải cách tính nết mình trước tiên”.

Ba là, cùng với việc các cơ quan chức năng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng hiệu quả; cùng với việc bổ sung, thay thế Quy định số 47-QĐ/TW bằng Quy định số 37-QĐ/TW về "Những điều đảng viên không được làm" và sự phối hợp công tác giữa các cơ quan, ban, ngành chức năng để kịp thời nhận diện rõ hơn, cụ thể hơn các hành vi tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp có liên quan đến tham nhũng của cán bộ, đảng viên (biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tiễn trong phòng, chống tham nhũng và mở rộng thêm nội hàm đấu tranh gắn với chống tiêu cực bằng văn bản cụ thể), thì mỗi cấp ủy cũng cần phải chú trọng làm tốt công tác tư tưởng, phát huy dân chủ, xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong từng tổ chức cơ sở đảng để làm hạt nhân cho khối đoàn kết của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

TS VĂN THỊ THANH MAI và TS TRẦN THỊ BÌNH (Báo Quân đội Nhân dân)