Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2022

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, tặng quà Tết các hộ nghèo, gia đình chính sách tại Nghệ An

 

 

Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, sáng 30-1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đến thăm, tặng quà Tết các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách hai huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên (Nghệ An).

Bảo vệ những giá trị cơ bản của chủ nghĩa Lênin

 


Lênin vận dụng trung thành, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67

 


Trong không khí trang nghiêm, xúc động, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thắp nén hương thơm, thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng chúc Tết quân dân Trường Sa, kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng Phòng không – Không quân

 

Sáng ngày 30/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực sẵn sàng chiến đấu tại Quân chủng Phòng không – Không quân, động viên, chúc Tết quân và dân Trường Sa qua cầu truyền hình trực tuyến.

Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2022

Bác bỏ luận điệu sai trái, khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế

 Thực tế cho thấy, hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền chống Việt Nam đang được các thế lực thù địch cả trong và ngoài nước không ngừng đẩy mạnh với quy mô ngày càng mở rộng, tính chất ngày càng gay gắt, quyết liệt, theo kiểu “mềm, ngầm, sâu, hiểm”, vô cùng tinh vi, xảo quyệt.

Ai đang mượn danh nhân quyền để chống phá?

 Với mục tiêu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở Việt Nam, các thế lực thù địch sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn chống phá, với mức độ ngày càng quyết liệt.

CÓ LUẬT SƯ CÓ KHÁC!

     Gắn bó với giới rân chủ đã lâu, cứ ở đâu có kẻ chống đối lại chính quyền, đi ngược lại lợi ích của nhân dân là ở đó có mặt luật sư Đặng Đình Mạnh. Đến như vụ án gi.ết người và chống người thi hành công vụ như ở Đồng Tâm, cãi trước tòa mà LS Mạnh còn đổi trắng thay đen được thì vụ Tịnh thất bồng con lại là chuyện vặt vãnh với luật sư Mạnh. Người ta xem luật sư Mạnh bào chữa không phải xem cái tài trí hơn người của vị luật sư mà muốn xem cái chiêu trò, cái trí tưởng tượng của vị luật sư này nó lang thang đến tận đâu và bao xa.

Chẳng thế mà không biết thầy ông nội Lê Tùng Vân mời LS Mạnh đến hay tự vị luật sư đánh hơi thấy mà mò đến nhưng sau gần 2 chục ngày im hơi từ khi bị khởi tố thì chỉ sau đôi ba ngày từ khi vị luật sư này có mặt tại Tịnh thất bồng con, tình hình đã có sự biến chuyển.

Như các bạn đã thấy, ngay sau khi từ Tịnh thất bồng con về, RFA đã trích lại lời miêu tả của LS Mạnh khi cho rằng Tịnh thất này đang bị cách ly tuyệt đối với bên ngoài, rằng người trong đó không điện thoại, không sóng Internet, các chú tiểu đang gặp khó khăn. Luận điệu này chúng ta sẽ tìm thấy ở những video mà Nhị Nguyên trong Tịnh thất bồng con đăng tải gần như ngay sau đó.

Có thể thấy việc LS Mạnh trả lời RFA, việc Nhị Nguyên đăng tải video chính là chiêu trong ứng ngoài hợp mà LS Mạnh đã trao đổi với người trong Tịnh thất để vừa xuyên tạc tình hình vừa kéo lòng thương của mọi người trở lại đặc biệt là với các chú tiểu.

LS Mạnh khôn khéo khi không trực tiếp đăng tải thông tin bởi việc đăng tải sai có thể khiến vị luật sư này mất quyền bào chữa nên LS Mạnh đã mượn tay của RFA vừa xuyên tạc được, vừa nhận được tiền nhuận bút thì sao. LS Mạnh đã mở ra một kênh thông tin phản ánh từ bên ngoài.

Với người trong Tịnh thất, chiêu bài đánh vào lòng trắc ẩn của các nhà hảo tâm đã trở thành tuyệt kỹ mà ông Lê Tùng Vân thi triển bấy lâu nay. Nay được thêm sự bổ túc của LS Mạnh thì nó lại càng trở nên vi diệu. Cùng luận điệu của LS Mạnh nhưng tài khoản youtube Nhị Nguyên một mặt xuyên tác công tác điều tra, mặt khác đã lấy hình ảnh những chú tiểu ra để câu tiền. Kêu các chú tiểu đang phải sống tạm bợ trong lán nhưng quả thực họ sống ở đó từ trước đó vì Tịnh thất đang xây dựng nên không bị điều tra thì họ vẫn sống trong lán dưới nhà. Nhị Nguyên kêu không điện thoại, không mạng Internet nhưng sau khi gặp LS Mạnh thì Nhị Nguyên đã đăng tải tận 3 video lên youtube để tạo làn sóng truyền thông.

Một sự phối hợp khá ăn ý về mặt truyền thông ăn vạ đến từ LS Mạnh và Tịnh thất bồng con. Đúng là có luật sư có khác./.

Yêu nước ST.

ÔNG CHA TA ĐÁNH GIẶC: THÁI LAN NHÂN LÚC VIỆT NAM SUY YẾU, TẤN CÔNG CHIẾM ĐÓNG LÃNH THỔ LÀO, ĐE DỌA CHẤP CẢ VIỆT NAM + LÀO VÀ NHẬN CÁI KẾT ĐẮNG LÒNG!

         Một loạt các vụ chạm súng xảy ra giữa lực lượng Thái Lan và Lào năm 1984 và trong thời gian 1984-1987, Thái Lan liên tục rải truyền đơn chống Lào tại các khu vực có tranh chấp. 

Tháng 12 năm 1987, lực lượng vũ trang Thái Lan tiến vào chiếm đóng ngôi làng tranh chấp Ban Romklao, cắm cờ Thái Lan tại làng. Chính phủ Lào phản đối mạnh mẽ, nhấn mạnh ngôi làng là một phần của huyện Boten thuộc tỉnh Xayabury. Thái Lan trả lời rằng ngôi làng thuộc huyện Chat Trakan của tỉnh Phitsanulok. Lực lượng quân đội Lào tổ chức một cuộc tấn công vào các đơn vị đồn trú nhỏ của Thái Lan, đẩy binh sĩ Thái Lan ra khỏi ngôi làng và thay thế lá cờ Thái Lan bằng quốc kỳ Lào. Thái Lan cay cú quyết định tăng lực lượng quân đội lên gấp ba lần để đánh bại quân đội Lào và hứa hẹn một cuộc xâm chiến quy mô hơn.

Tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh nhận định rằng Việt Nam đang bị cấm vận và sa lầy ở Campuchia, đang gặp cấm vận nên sẽ không dám làm gì và nếu Việt Nam có can thiệp, quân đội Thái Lan cũng sẽ dễ dàng đánh bại Việt Nam. Vị tướng này nói: "Nếu Việt Nam đưa quân đến hỗ trợ Lào, Thái Lan sẽ đánh bại cả 2 và cho thấy sức mạnh của quân đội Hoàng Gia mạnh nhất Đông Nam Á".

Sau đó, Việt Nam gửi quân từ Sư đoàn Bộ binh Việt Nam 2 đến sân bay Baan Nakok tại Xayabury để hỗ trợ các chiến dịch quân sự của Lào. Và cái kết là quân đội Thái Lan thảm bại mất hẳn 1 tiểu đoàn bộ binh. Tướng Chavalit Yongchaiyudh là chỉ huy Quân đội Hoàng gia Thái Lan tại thời điểm chiến tranh đã bị chỉ trích vì khinh Việt Nam. Binh sĩ Thái Lan kể rằng sau những tiếng "xung phong", là sự tấn công vũ bão đến từ nhiều hướng từ phía quân đội Việt Nam và binh sĩ Thái Lan phải rút chạy vì trước đó, binh sĩ Thái Lan đã nhiều lần thất bại trước quân đội Việt Nam.

Phía Thái Lan do không bắt, không làm bị thương được bộ đội Việt Nam lên không có cớ đưa ra Liên Hợp Quốc về việc Việt Nam can dự vào cuộc chiến này.

Kết quả: Thái Lan thảm bại, phải rút chạy khỏi làng vĩnh viễn.

Thái Lan: 200 thiệt mạng, 400 bị thương.

Lào: 92 đến 95 thiệt mạng, 190 bị thương.

Việt Nam: 0 thiệt mạng, 0 bị thương./.
Yêu nước ST.

PHẠM TRẦN: ĐỪNG ĐỒNG NHẤT “TRẮNG - ĐEN”!

         Trong học thuyết của mình, trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn vận động của xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: Nhân loại nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là điều không phải bàn cãi. Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và Nhân dân ta, đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua đã chứng tỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại. Đó là một thực tiễn không thể phủ nhận. 

Ấy vậy mà, trên trang Danlambao, Phạm Trần có bài viết: “Quá độ đi về đâu”. Trả lời câu hỏi này, Phạm Trần cho rằng “quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một sai lầm lịch sử” “là nguyên nhân của đói nghèo, tụt hậu”. Điều đáng nói, Phạm Trần đã đồng nhất “trắng-đen” cho rằng: Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phạm Trần “khuyên” Việt Nam “đừng đi vào vết xe đổ” của Liên Xô và Đông Âu. Phải chăng, đó là lời khuyên “có tình, có lý”? 

Chúng ta đều biết, dưới sự tác động của các thế lực thù địch và sự sai lầm có tính chất “phản bội” của một số người lãnh đạo, ngày 15-3-1990 tại Đại hội bất thường của các đại biểu nhân dân, Điều 6 Hiến pháp của Liên Xô quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã bị xóa bỏ. Đây là “dấu mốc” quan trọng dẫn đến hình thành cơ chế đa nguyên, đa đảng với việc ra đời của nhiều tổ chức, đảng phái chính trị đối lập cạnh tranh vai trò lãnh đạo. Ngay lập tức, ngoài Đảng Cộng sản Liên Xô còn có tới 153 tổ chức đảng phái khác ra đời và cạnh tranh vai trò lãnh đạo với Đảng Cộng sản Liên Xô. Đến đầu năm 1991, sự tồn tại của Đảng Cộng sản Liên Xô chỉ còn trên danh nghĩa và sự sụp đổ của Liên Xô vào tháng 8-1991 là một tất yếu khi Đảng Cộng sản đã mất quyền lãnh đạo. 

Không tốn một viên đạn, nhưng “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” đã có sức “công phá” và “hủy diệt” chưa từng có, đã làm cho một siêu cường quốc, một Đảng với hơn 20 triệu đảng viên, một quân đội với hơn 4 triệu quân nhân được trang bị vũ khí hiện đại và tinh nhuệ bậc nhất thế giới đã nhanh chóng mất sức chiến đấu, quay súng “bắn tan” thành quả cách mạng. “Thành trì vĩ đại” bị sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ của cả một hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới mà hệ lụy của nó còn ảnh hưởng nhiều năm, ở nhiều quốc gia và qua nhiều thế hệ. 

Thực tiễn trên đã cho thấy, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu không phải là sự “cáo chung” của chủ nghĩa xã hội, nó cũng không phải do chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời mà đó là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội không còn phù hợp do đã hiểu sai, vận dụng sai những quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -Lênin trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu càng không phải là thực tiễn để khẳng định “quá độ đi về đâu”, “đi về đói nghèo, tụt hậu” như Phạm Trần đã khẳng định.

Hiện nay “chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra”. Tất cả điều đó là những minh chứng cho thấy cách thức phát triển kiểu tư bản chủ nghĩa đang chứa đựng nhiều nguy cơ bất ổn. Những tiền đề cho sự phủ định chủ nghĩa tư bản đang ngày càng chín muồi trong lòng chủ nghĩa tư bản.

Thực tiễn sau hơn 35 năm đổi mới, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật. Điều này đã được cả thế giới thừa nhận. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay là một minh chứng để khẳng định “con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại”. 

Như vây, thực chất luận điểm của Phạm Trần là đòi Việt Nam phải đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập nhằm ý đồ xấu xa là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Phạm Trần đừng lợi dụng sự kiện chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ để đồng nhất “trắng - đen”. Mọi người hãy hết sức cảnh giác với âm mưu thâm độc này và kiên quyết đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử, của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh” cũng như nguyện vọng và khát vọng của nhân dân Việt Nam./.

Yêu nước ST.

LO NGA CẮT KHÍ ĐỐT, MỸ-EU RÁO RIẾT TÌM NGUỒN CUNG MỚI!

         Căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng thời gian gần đây đã 'phủ bóng đen' lên thị trường năng lượng châu Âu. Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang ráo riết tìm nguồn cung khí đốt mới phòng trường hợp hoạt động cung cấp khí đốt từ Nga sang châu Âu gặp gián đoạn.
Trong tuyên bố chung ngày 28/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch EU Ursula von der Leyen cho biết hai bên đang làm việc cùng nhau để hướng tới việc đảm bảo cung cấp khí đốt tự nhiên một cách liên tục, đầy đủ và kịp thời cho EU từ các nguồn khác nhau trên toàn cầu, nhằm tránh cú sốc về nguồn cung xảy ra, trong đó có tác động từ tình hình giữa Nga và Ukraine.
Chính phủ Mỹ đã có các cuộc trao đổi với một số quốc gia và công ty sản xuất khí đốt lớn trên toàn thế giới, nhằm xem xét "dòng chảy toàn cầu" của nguồn nhiên liệu khí đốt nhằm chuyển hướng cung cấp sang châu Âu nếu xảy ra tình trạng gián đoạn.
Hiện tình trạng căng thẳng tại biên giới Nga-Ukraine đang leo thang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các quan chức cấp cao chính phủ Anh cho rằng Điện Kremlin có thể sẽ “vũ khí hóa” nguồn năng lượng tự nhiên bằng cách hạn chế cung cấp khí đốt cho châu Âu.
Trong bối cảnh giá khí đốt vẫn tăng cao, nguồn dữ trự khí đốt ở mức thấp nhất trong năm và mùa đông sẽ còn kéo dài nhiều tuần nữa, châu Âu có thể phải tìm kiếm các nhà cung cấp khí đốt thay thế.
Khoảng 1/3 lượng khí đốt mà EU đang sử dụng là do Nga cung cấp. Theo Eurostat, bên cạnh Nga, EU còn nhập khẩu khí đốt từ Na Uy (20,5%), Algeria (11.6%), Mỹ (6,3%) và Qatar (4,3%), cùng một số quốc gia khác có tổng khoảng 10%.
Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt tiềm tàng của Mỹ lên Nga nếu xung đột xảy ra có thể gây xáo trộn nguồn cung đó.
Na Uy đã không thể đáp ứng nhu cầu khí đốt của EU trong suốt năm 2021 do các mỏ ở Biển Bắc đang được bảo trì sau sự chậm trễ do đại dịch Covid-19. Ngoài ra, các nhà cung cấp khác có thị phần quá nhỏ trong thị trường khí đốt châu Âu.
Mỹ được cho là đã đàm phán với Qatar về khả năng tăng các lô hàng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Mới đây, chính phủ Australia vừa xác nhận đang chuẩn bị để hỗ trợ cho một sứ mệnh toàn cầu, do Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi, nhằm ngăn chặn sự gián đoạn có thể xảy ra đối với nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Âu.
Một số nguồn tin trong ngành nhiên liệu cho biết nhiều khả năng trong thời gian tới, sẽ có các chuyến hàng chở LNG từ Australia, với đích đến là châu Á, sẽ được chuyển hướng sang châu Âu.
Tuy nhiên do khoảng cách địa lý giữa Ausralia và châu Âu tương đối xa sẽ làm giảm khả năng vận chuyển LNG trực tiếp đến châu Âu./.
Yêu nước ST.

ÔNG PUTIN LẦN ĐẦU LÊN TIẾNG VỀ NGUY CƠ XUNG ĐỘT VỚI UKRAINE!

         Tổng thống Vladimir Putin lần đầu lên tiếng về cuộc khủng hoảng Ukraine sau một tháng im lặng giữa lúc căng thẳng leo thang.

"Các phản ứng của Mỹ và NATO không tính đến các mối quan ngại cơ bản của Nga, bao gồm việc ngăn chặn sự bành trướng của NATO và triển khai các hệ thống vũ khí tấn công đến gần biên giới Nga", thông báo của Điện Kremlin dẫn lời Tổng thống Putin nói với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc điện đàm hôm 28/1.

Tuyên bố trên được đưa ra giữa lúc có nhiều đồn đoán về sự im lặng bất thường của Tổng thống Putin suốt một tháng qua khi cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang. Lần gần đây nhất ông Putin lên tiếng về vấn đề này là trong cuộc họp báo cuối năm vào ngày 23/12. Khi đó, ông chủ Điện Kremlin cảnh báo Nga cần "đảm bảo" rằng Ukraine sẽ không bao giờ gia nhập NATO.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp, ông Putin cáo buộc Mỹ "phớt lờ" những mối quan ngại chính do Nga đưa ra và không giải thích được làm thế nào để đảm bảo an ninh ở châu Âu mà không làm ảnh hưởng đến những lo ngại về quốc phòng của các nước khác.

Điện Kremlin cho biết hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện rất lâu, trong đó ông Putin nói với ông Macron rằng ông sẽ "nghiên cứu kỹ lưỡng" các phản hồi của Mỹ và NATO, "sau đó sẽ quyết định các hành động tiếp theo".

Ông Putin nói với ông Macron rằng, điều quan trọng là chính quyền Ukraine phải "đối thoại trực tiếp" với lãnh đạo phe ly khai ở miền đông để giải quyết xung đột.

Phương Tây cáo buộc Nga chuẩn bị "động binh" sau khi đưa hơn 100.000 binh sĩ và khí tài đến sát biên giới của nước này. Để chuẩn bị cho kịch bản Nga can thiệp quân sự vào Ukraine, Mỹ và các đồng minh phương Tây, trong đó có Anh, đã vận chuyển vũ khí giúp Ukraine tăng cường năng lực quốc phòng.

Bất chấp những cảnh báo của phương Tây, Nga khẳng định không có kế hoạch tấn công Ukraine và việc Moscow điều động lực lượng trong phạm vi lãnh thổ là hoàn toàn bình thường.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 28/1 tuyên bố Moscow không muốn xảy ra kịch bản xung đột toàn diện, nhưng cảnh báo sẽ không cho phép các lợi ích của Nga bị phớt lờ. Ngoại trưởng Lavrov cho biết nếu Mỹ không sẵn sàng xem xét lại lập trường của mình về các vấn đề an ninh, Moscow cũng không sẵn sàng để thực hiện bất kỳ thỏa hiệp nào đối với các yêu cầu.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự này vẫn đang theo dõi chặt chẽ khi Nga chuyển quân và vũ khí tới Belarus để tập trận, đồng thời duy trì hàng chục nghìn quân gần biên giới Ukraine. Ông Stoltenberg cũng cho biết NATO đã sẵn sàng tăng cường hiện diện quân sự ở Đông Âu và cảnh báo một cuộc tấn công của Nga có thể diễn ra dưới nhiều hình thức.

Mỹ và các đồng minh như Romania, Bulgaria và Hungary, đang cân nhắc triển khai thêm quân tới sườn phía đông của NATO, gần biên giới Nga. Nếu kế hoạch này được thực thi, mỗi quốc gia sẽ điều khoảng 1.000 quân tới khu vực trên. Hôm 24/1, Mỹ cũng đặt 8.500 binh sĩ vào tình trạng báo động cao, sẵn sàng triển khai tới Đông Âu hỗ trợ Lực lượng Phản ứng nhanh của NATO để đối phó khủng hoảng Ukraine nếu cần.

Tổng thống Joe Biden cảnh báo Nga sẽ phải "lĩnh hậu quả to lớn" nếu hành động quân sự với Ukraine. Ông Biden nói rằng, nếu Nga "động binh", điều đó có thể làm "thay đổi thế giới" và khi đó Washington không loại trừ khả năng áp lệnh trừng phạt Tổng thống Putin./.

Yêu nước ST.

Vạch trần thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo để hình thành “Nhà nước Mông”

 Để thực hiện âm mưu chia rẽ đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch, phản động không ngừng gieo rắc niềm tin tín ngưỡng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều người Mông tại các tỉnh miền núi phía Bắc bị xúi giục, ép buộc, lừa mị tin theo cái gọi là đạo “Giê Sùa” với những luận điệu viển vông…

Sự thực về “tín ngưỡng Dương Văn Mình”

 Ngay từ khi thành lập, Dương Văn Mình đã núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền, tập hợp quần chúng, lôi kéo đồng bào dân tộc Mông; khuyếch trương tên, tuổi, âm mưu lợi dụng ly khai, tự trị thành lập “Nhà nước Mông” do Dương Văn Mình làm thủ lĩnh.

Bộ mặt thật của đạo “Bà Cô Dợ”

 Đạo “Bà Cô Dợ” còn gọi là Hội Thánh Đức Chúa trời yêu thương chúng ta do Vừ Thị Dợ (SN 1978, người Mông, sinh sống ở thành phố Milvvaukee, bang Wilcosin nước Mỹ) thành lập và làm Hội trưởng cuối năm 2016.

Toàn văn bài phát biểu chúc Tết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 

Trong không khí cả nước đón Xuân Nhâm Dần 2022, mừng Đảng Cộng sản Việt Nam 92 tuổi (3-2-1930/3-2-2022), sáng 29-1 (tức ngày 27 tháng Chạp năm Tân Sửu), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt, chúc Tết các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các lãnh đạo một số cơ quan Trung ương và Hà Nội, đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài.

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA: NGÀY 29/01/1957!

     “…Đoàn kết, cảnh giác, nâng cao chí khí chiến đấu, truyền thống anh dũng, kiên quyết làm tròn nhiệm vụ thì quân đội ta bất kỳ thời chiến hay thời bình sẽ là quân đội tất thắng, vô địch”.

     Ngày 29-1-1957, tại buổi nói chuyện với các đại biểu quân đội, thương binh và quân nhân phục viên, nhân dịp tết Đinh Dậu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biểu dương và căn dặn: “…Bộ đội ta là bộ đội nhân dân, bộ đội cách mạng, có truyền thống anh dũng, khắc khổ, kiên nhẫn, cần kiệm, chất phác, việc khó khăn nguy hiểm mấy cũng không sợ, nhất định làm cho kỳ được. Đó là truyền thống, đạo đức, tác phong tốt, phải luôn luôn giữ vững và phát triển. Nếu các cô, các chú nhớ và thực hiện được "đoàn kết, cảnh giác, nâng cao chí khí chiến đấu, truyền thống anh dũng, kiên quyết làm tròn nhiệm vụ" thì quân đội ta bất kỳ thời chiến hay thời bình sẽ là quân đội tất thắng, vô địch”.

     Bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu quân đội, thương binh và quân nhân phục viên được diễn ra trong thời điểm đất nước ta đang bị chia cắt làm hai miền Nam, Bắc, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam đang gặp nhiều khó khăn, nhất là thiếu thốn về tiền của, vũ khí đạn dược, chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Hồ Chí Minh khen ngợi những thành tích mà cán bộ, chiến sĩ quân đội ta đạt được trong kháng chiến trường kỳ, gian khổ; khẳng định truyền thống anh dũng, kiên cường, quyết chiến của quân đội. Đồng thời, Người mong muốn, mọi quân nhân, dù đang hoạt động trong quân đội, là thương binh hay đã phục viên chuyển sang lĩnh vực công tác khác, hãy phát huy truyền thống tốt đẹp của quân đội anh hùng, ra sức thi đua lập nhiều thành tích trên mọi lĩnh vực hoạt động, xứng đáng với lòng tin yêu của nhân dân Việt Nam.

     Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được các đại biểu nghiêm túc tiếp thu, thống nhất nhận thức và hành động; đồng thời, nhanh chóng được tuyên truyền, lan rộng đến các đơn vị quân đội, các tập thể sản xuất và mọi cơ quan, ban ngành trong xã hội, làm dấy lên phong trào làm theo lời Bác Hồ dạy... Đối với các đơn vị quân đội, phong trào thi đua, đoàn kết, cảnh giác, kỷ luật nghiêm minh, huấn luyện, chiến đấu, quyết chiến thắng lợi, được tổ chức và đẩy mạnh giành được nhiều thành tích vẻ vang, góp phần khắc phục khó khăn, nâng cao sức mạnh tổng hợp, trình độ chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, cùng toàn dân đẩy nhanh cuộc kháng chiến, kiến quốc phát triển, giành thắng lợi hoàn toàn.

         Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội có bước phát triển mới; song lời dạy của Bác Hồ năm xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị và giáo dục phẩm chất, nhân cách Bộ đội Cụ Hồ cho cán bộ, chiến sĩ; đồng thời, mãi mãi là tài sản tinh thần vô giá, phản ánh bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, quân đội của dân, do dân và vì dân./.

Môi Trường ST.

NGA CẤM NHẬP CẢNH THÊM NHIỀU QUAN CHỨC EU!

         Nga mở rộng danh sách các quan chức EU bị cấm nhập cảnh vào nước này để đáp trả những hạn chế mà các nước EU áp đặt với Moskva.
   "Nga quyết định mở rộng danh sách đại diện từ các nước thành viên EU và các tổ chức bị cấm nhập cảnh vào Nga", thông báo của Bộ Ngoại giao Nga hôm 28/1 nêu rõ.
   Cơ quan này không tiết lộ số lượng, tên tuổi của những người mới được thêm vào danh sách.
Phản ứng trước động thái mới của Moskva, đại diện của EU nói họ hết sức "chán nản". "Quyết định này thiếu minh bạch về mặt pháp lý. Chúng tôi sẽ đáp trả một cách thích hợp", người phát ngôn của EU cho biết.
   Lệnh cấm của Nga được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này và phương Tây tiếp tục leo thang do liên quan tới vấn đề Ukraine.
   Tháng 12/2021, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel xác nhận các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí gia hạn biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến Ukraine thêm 6 tháng, tới 31/7/2022.
   Các nhà ngoại giao châu Âu cũng cảnh báo rằng họ đang nghiên cứu biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, song sẽ chỉ cân nhắc áp đặt chúng trong trường hợp Nga tấn công Ukraine.
   Trong khi đó, Moskva khẳng định sẽ đáp trả đầy đủ biện pháp trừng phạt của châu Âu. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từng nhấn mạnh thiệt hại của các nước châu Âu vì các biện pháp cấm vận qua lại với Nga lên đến hơn 100 tỷ Euro./.
Môi Trường ST.

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022

Ông Putin lần đầu lên tiếng về nguy cơ xung đột với Ukraine

 

Ông Putin lần đầu lên tiếng về nguy cơ xung đột với Ukraine

 (Dân trí) - Tổng thống Vladimir Putin lần đầu lên tiếng về cuộc khủng hoảng Ukraine sau một tháng im lặng giữa lúc căng thẳng leo thang.

"Các phản ứng của Mỹ và NATO không tính đến các mối quan ngại cơ bản của Nga, bao gồm việc ngăn chặn sự bành trướng của NATO và triển khai các hệ thống vũ khí tấn công đến gần biên giới Nga", thông báo của Điện Kremlin dẫn lời Tổng thống Putin nói với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc điện đàm hôm 28/1.

Tuyên bố trên được đưa ra giữa lúc có nhiều đồn đoán về sự im lặng bất thường của Tổng thống Putin suốt một tháng qua khi cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang. Lần gần đây nhất ông Putin lên tiếng về vấn đề này là trong cuộc họp báo cuối năm vào ngày 23/12. Khi đó, ông chủ Điện Kremlin cảnh báo Nga cần "đảm bảo" rằng Ukraine sẽ không bao giờ gia nhập NATO.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp, ông Putin cáo buộc Mỹ "phớt lờ" những mối quan ngại chính do Nga đưa ra và không giải thích được làm thế nào để đảm bảo an ninh ở châu Âu mà không làm ảnh hưởng đến những lo ngại về quốc phòng của các nước khác.

Điện Kremlin cho biết hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện rất lâu, trong đó ông Putin nói với ông Macron rằng ông sẽ "nghiên cứu kỹ lưỡng" các phản hồi của Mỹ và NATO, "sau đó sẽ quyết định các hành động tiếp theo".

Ông Putin nói với ông Macron rằng, điều quan trọng là chính quyền Ukraine phải "đối thoại trực tiếp" với lãnh đạo phe ly khai ở miền đông để giải quyết xung đột.

Phương Tây cáo buộc Nga chuẩn bị "động binh" sau khi đưa hơn 100.000 binh sĩ và khí tài đến sát biên giới của nước này. Để chuẩn bị cho kịch bản Nga can thiệp quân sự vào Ukraine, Mỹ và các đồng minh phương Tây, trong đó có Anh, đã vận chuyển vũ khí giúp Ukraine tăng cường năng lực quốc phòng.

Bất chấp những cảnh báo của phương Tây, Nga khẳng định không có kế hoạch tấn công Ukraine và việc Moscow điều động lực lượng trong phạm vi lãnh thổ là hoàn toàn bình thường.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 28/1 tuyên bố Moscow không muốn xảy ra kịch bản xung đột toàn diện, nhưng cảnh báo sẽ không cho phép các lợi ích của Nga bị phớt lờ. Ngoại trưởng Lavrov cho biết nếu Mỹ không sẵn sàng xem xét lại lập trường của mình về các vấn đề an ninh, Moscow cũng không sẵn sàng để thực hiện bất kỳ thỏa hiệp nào đối với các yêu cầu.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự này vẫn đang theo dõi chặt chẽ khi Nga chuyển quân và vũ khí tới Belarus để tập trận, đồng thời duy trì hàng chục nghìn quân gần biên giới Ukraine. Ông Stoltenberg cũng cho biết NATO đã sẵn sàng tăng cường hiện diện quân sự ở Đông Âu và cảnh báo một cuộc tấn công của Nga có thể diễn ra dưới nhiều hình thức.

Mỹ và các đồng minh như Romania, Bulgaria và Hungary, đang cân nhắc triển khai thêm quân tới sườn phía đông của NATO, gần biên giới Nga. Nếu kế hoạch này được thực thi, mỗi quốc gia sẽ điều khoảng 1.000 quân tới khu vực trên. Hôm 24/1, Mỹ cũng đặt 8.500 binh sĩ vào tình trạng báo động cao, sẵn sàng triển khai tới Đông Âu hỗ trợ Lực lượng Phản ứng nhanh của NATO để đối phó khủng hoảng Ukraine nếu cần.

Tổng thống Joe Biden cảnh báo Nga sẽ phải "lĩnh hậu quả to lớn" nếu hành động quân sự với Ukraine. Ông Biden nói rằng, nếu Nga "động binh", điều đó có thể làm "thay đổi thế giới" và khi đó Washington không loại trừ khả năng áp lệnh trừng phạt Tổng thống Putin.

 

Kiên quyết chống tham nhũng - Bắt Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cùng 3 thuộc cấp

 

Kiên quyết chống tham nhũng - Bắt Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cùng 3 thuộc cấp

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án, khởi tố 4 bị can liên quan đến vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao. 

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an tối nay (28/1) xác nhận với VietNamNet, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an mới khởi tố vụ án "Nhận hối lộ" để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao; Đồng thời ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam cùng về tội "Nhận hối lộ" theo quy định tại điều 354, bộ luật Hình sự.

4 bị can gồm: Bà Nguyễn Thị Hương Lan (SN 1974, quê quán Hà Nội), Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

Ông  Đỗ Hoàng Tùng (SN 1980, trú Hà Nội), Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao;

Ông Lê Tuấn Anh (SN 1982, quê quán Hưng Yên), Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

Ông  Lưu Tuấn Dũng (SN 1987, trú Hà Nội), Phó phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

Sau khi được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt quyết định khởi tố bị can, thì hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với 4 bị can nêu trên.

Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng để xử lý nghiêm trước pháp luật.

 

Thu ngân sách tăng trong điều kiện khó khăn

 

Thu ngân sách tăng trong điều kiện khó khăn

Trong phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết công tác tài chính -NSNN năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những đóng góp quan trọng của ngành Tài chính và ngành Thuế vào thành tích chung của đất nước, cũng như của Chính phủ. Thủ tướng nhấn mạnh: “Trong điều kiện khó khăn, thu ngân sách tăng hơn so với năm ngoái là kết quả tích cực, rất đáng phấn khởi”.

Trong năm 2021, đất nước đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Độc lập, chủ quyền được giữ vững; ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại đạt thành tích rất quan trọng, nhất là ngoại giao vắc xin đã giúp chúng ta “đi sau về trước” về tiêm chủng phòng chống COVID-19. GDP quý IV tăng mạnh, đạt 5,22% sau khi giảm 6,02% trong quý III, đưa GDP cả năm tăng 2,58%, cao hơn năm 2020 trong bối cảnh dịch bệnh rất phức tạp. Lạm phát được kiểm soát, mặt bằng lãi suất giảm, tỷ giá ổn định, đồng Việt Nam tăng giá, dự trữ ngoại hối tăng 10%, bội chi ngân sách thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội giao. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, thu đủ chi. Cùng với đó, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng cao nhất từ trước đến nay, đạt 668,5 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.

Đặc biệt, thu ngân sách cao hơn năm 2020 và tăng so với dự toán, nhờ đó có nguồn để chi cho các nhiệm vụ đột xuất, bất ngờ, trong đó NSNN đã dành hơn 70.000 tỷ đồng hỗ trợ gần 43 triệu người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai. Đây là những con số biết nói, cho thấy sự cố gắng chung của cả nước, trong đó có sự đóng góp của ngành tài chính, ngành thuế. Đặc biệt, trong điều kiện khó khăn, thu ngân sách tăng hơn so với năm 2020 là kết quả tích cực, rất đáng phấn khởi. Không chỉ vượt dự toán thu, ngành tài chính - thuế  còn tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số, áp dụng quản lý thuế điện tử ở các khâu, đặc biệt là triển khai hóa đơn điện tử nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Với những kết quả này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao đóng góp quan trọng của ngành tài chính - thuế vào kết quả, thành tích chung của đất nước và của Chính phủ.

Năm 2022, dự báo tình hình đất nước có thời cơ và thuận lợi, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Chính phủ đã xác định 2022 là năm “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, do đó, nhiệm vụ tài chính-ngân sách phải triển khai trên cơ sở này. Cụ thể, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Bộ Tài chính cần thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, triển khai 6 quan điểm trọng tâm trong chỉ đạo điều hành và 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã được Chính phủ xác định trong thực hiện năm 2022.

Bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để điều chỉnh, thực hiện những công việc chưa dự báo hết được, không để bị động bất ngờ về các vấn đề liên quan tới tài chính, ngân sách. Bên cạnh đó, nắm chắc tình hình, tham mưu chiến lược về các vấn đề tài chính - NSNN cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tập trung đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, đặc biệt là xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để tháo gỡ các vướng mắc của doanh nghiệp và người dân. Ngành tài chính phải có chính sách khuyến khích thu trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro. Khi nào khó khăn, thì Nhà nước chia sẻ, giảm thuế, giảm phí cho doanh nghiệp, khi thuận lợi thì doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm các nghĩa vụ với NSNN.

Đồng thời, điều hành chính sách tài khóa phối hợp nhịp nhàng với chính sách tiền tệ để cùng hỗ trợ, thúc đẩy phát triển; đẩy mạnh tăng thu ngân sách, giảm các khoản chi không cần thiết. Nâng cao tính minh bạch, tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; chống buôn lậu, gian lận thương mại; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh; thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng chính phủ điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp. Trong các lĩnh vực này, ngành tài chính phải đi đầu để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp.

Tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống quý báu, đổi mới, phát triển, tôi tin tưởng và giao nhiệm vụ cho ngành tài chính đạt kết quả, thành tích năm 2022 nhiều hơn, cao hơn năm 2021; thực hiện tốt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “nền tài chính phải phục vụ sản xuất và thúc đẩy sản xuất phát triển” và 8 chữ vàng mà Người đã tặng cho ngành đó là “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.