Thứ Ba, 1 tháng 3, 2022

Hồ đồ bản phúc trình “Nhốt chúng tôi ở trong nhà”

Mới đây, ngày 17-2-2022, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW - Human Rights Watch) đã công bố cái gọi là bản phúc trình với tiêu đề “Nhốt chúng tôi ở trong nhà: Hạn chế tự do đi lại của các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam”. Đây là luận điểm vô căn cứ, đổi trắng thay đen về tình hình tại Việt Nam.

Hiện nay, các thế lực thù địch sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn chống phá nhân dân, Đảng, Nhà nước ta với mức độ ngày càng quyết liệt. Trong đó, chúng luôn mượn danh vấn đề nhân quyền để xuyên tạc tình hình đất nước, hòng làm mất đi hình ảnh Việt Nam hòa bình, ổn định và phát triển trên trường quốc tế.

Mới đây, ngày 17-2-2022, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW - Human Rights Watch) đã công bố cái gọi là bản phúc trình với tiêu đề “Nhốt chúng tôi ở trong nhà: Hạn chế tự do đi lại của các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam”. Đây là luận điểm vô căn cứ, đổi trắng thay đen về tình hình tại Việt Nam.

Cái gọi là bản phúc trình “Nhốt chúng tôi ở trong nhà: Hạn chế tự do đi lại của các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam” thực chất là tổng hợp các nội dung mà HRW xuyên tạc về tình hình Việt Nam trong thời gian năm 2004 đến năm 2022.

Trong đó, tập trung vào việc vu cáo, xuyên tạc rằng Việt Nam đang hạn chế quyền tự do đi lại và các quyền cơ bản khác của các "nhà hoạt động", những người bất đồng chính kiến, người "bảo vệ nhân quyền".

Bản phúc trình dài 66 trang, được công bố cùng với những phát biểu hồ đồ và áp đặt của ông Phil Robertson, Phó giám đốc Ban Á châu của HRW: “Chính quyền Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các quyền dân sự và chính trị, khiến các nhà hoạt động và các nhà bất đồng chính kiến luôn phải đối mặt với rủi ro thường trực... “Nhà cầm quyền áp dụng các chiến thuật lạm dụng nhân quyền như quản chế các nhà hoạt động tại gia vô thời hạn, câu lưu khi họ rời khỏi nhà, và cấm xuất cảnh trên cơ sở các lý do an ninh quốc gia ngụy tạo.”

Bản phúc trình còn xuyên tạc trắng trợn: “Nhà cầm quyền đã áp dụng nhiều phương pháp để kiềm tỏa người dân tại gia, như cử các nhân viên an ninh mặc thường phục đóng chốt ngoài tư gia, khóa cửa ra vào của người bất đồng chính kiến bằng khóa ổ, thậm chí đổ keo đa năng vào các ổ khóa, dựng rào chắn và các chướng ngại vật, và huy động côn đồ địa phương đe dọa người dân.”

Để chứng minh cho những luận điệu vớ vẩn, áp đặt trên, HRW nêu lại các sự kiện quấy rối của các tay sai đắc lực trong quá trình chống phá đất nước ta như:  Phạm Chí Thành, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Văn Điệp, Nguyễn Tường Thụy.

Đây là những đối tượng thường xuyên làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các đối tượng này đã bị bắt và đang phải ngồi tù vì nhiều tội danh liên quan đến việc chống lại lợi ích dân tộc Việt Nam. HRW tuyên bố có hơn 170 nhà hoạt động, blogger và nhà bất đồng chính kiến, cùng với người thân của họ được đưa vào bản phúc trình.

Cục diện quan hệ quốc tế mới - nguyên nhân của sự điều chỉnh chiến lược “diễn biến hòa bình”

“Diễn biến hòa bình” là chiến lược cơ bản của các thế lực thù địch nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự(1). Nhìn lại quá trình hình thành, phát triển của chiến lược “diễn biến hòa bình”, có thể thấy không những là một bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của các thế lực thù địch, mà còn chịu sự chi phối, tác động trực tiếp của cục diện quan hệ quốc tế qua các thời kỳ. Ngay từ những năm cuối thập niên 40 của thế kỷ XX, khi trật tự thế giới hai cực đối đầu dần hình thành, những tư tưởng về “diễn biến hòa bình” đã ra đời để hỗ trợ cho các đòn tiến công quân sự là chủ yếu, nằm trong chiến lược toàn cầu “ngăn chặn” sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Theo thời gian, những tư tưởng về “diễn biến hòa bình” tiếp tục được điều chỉnh và đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, khi các nước xã hội chủ nghĩa gặp nhiều khó khăn, nội bộ phát sinh những vấn đề phức tạp, các thế lực thù địch nhận thấy “thời cơ lịch sử” đã đến và thời điểm này, “diễn biến hòa bình” được đẩy mạnh thực hiện, phát triển, chính thức trở thành một chiến lược - bộ phận quan trọng, chủ yếu trong chiến lược toàn cầu “vượt trên ngăn chặn”.

Đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới hai cực đối đầu bị phá vỡ, lợi thế tạm thời nghiêng về phía các lực lượng đối lập với chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, nhân loại đang dần bước vào thời kỳ hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Đây là lúc các thế lực thù địch rút kinh nghiệm, quá trình tiến hành và chiến lược “diễn biến hòa bình” đã có những bước điều chỉnh cơ bản về phương thức, thủ đoạn cho phù hợp với những thay đổi mới của tình hình, khoét sâu thoái trào của chủ nghĩa xã hội hiện thực, chủ yếu thông qua “thẩm thấu hòa bình”, “ngoại giao thân thiện”, hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại... để “hoàn thành nốt mục tiêu” là xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, xác lập lại trật tự thế giới mới do các nước tư bản lãnh đạo, chi phối.

Hiện nay, thế giới đang chứng kiến nhiều sự thay đổi sâu sắc. “Do tác động của đại dịch COVID-19, thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng nhiều mặt. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang đến cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Các nước điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển nhằm thích ứng với tình hình mới”(2). Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục diễn biến phức tạp, dưới nhiều hình thức mới, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế. Hợp tác, cạnh tranh, sự va chạm, cọ xát, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, các trung tâm quyền lực ngày càng gia tăng. Trong cách thức tiến hành, các nước lớn coi trọng sử dụng “quyền lực thông minh”, kết hợp giữa “quyền lực cứng” (chỉ huy, cưỡng bức, định đoạt dựa trên sức mạnh kinh tế, quân sự) với “quyền lực mềm” (khả năng thuyết phục, thu hút, tạo ảnh hưởng dựa trên sự hấp dẫn của giá trị) một cách uyển chuyển, khôn khéo. Trong bối cảnh quốc tế và các khu vực diễn biến phức tạp, khôn lường đó, để thực hiện mưu đồ của mình, các thế lực thù địch tiếp tục điều chỉnh chiến lược “diễn biến hòa bình” dưới một bộ mặt mới, ngày càng bộc lộ rõ sự tinh vi, xảo quyệt và vô cùng thâm độc.

Việt Nam vẫn là trọng điểm chống phá của “diễn biến hòa bình”

Cho dù có “khoác tấm áo mới” thì bản chất thực sự của chiến lược “diễn biến hòa bình” vẫn là hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch; vẫn là một kiểu “chiến tranh không có tiếng súng” nhưng vô cùng nguy hiểm với tính chất chính trị phản động, dân tộc chủ nghĩa, toàn cầu, phi vũ trang. Đã từng cay đắng thất bại trong chiến tranh, nay các thế lực thù địch lớn tiếng tuyên bố sẽ “thắng trong hòa bình”, “thắng bằng kinh tế thị trường” và Việt Nam vẫn là tiêu điểm, vẫn hội tụ đủ các yếu tố là trọng tâm chống phá của những thủ đoạn mới trên đây. Bởi lẽ, là một nước xã hội chủ nghĩa luôn tiên phong trong phong trào độc lập dân tộc, không chịu lệ thuộc vào bên ngoài, Việt Nam nắm giữ vị trí địa kinh tế - chính trị - quân sự chiến lược quan trọng trong khu vực, lại nằm ở vị trí địa - chiến lược, trung tâm của cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn. Hơn nữa, những thành tựu hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế đã tăng cường vị thế, uy tín, tiềm lực, thực lực và sức mạnh tổng hợp của đất nước ta, tuy nhiên trong nội bộ, hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực, tệ nạn xã hội... còn diễn biến khá phức tạp. Thêm vào đó, thay đổi được chế độ chính trị, bộ máy cầm quyền ở Việt Nam, các thế lực thù địch sẽ có nhiều lợi thế khi thực hiện các mưu đồ chính trị mới trong thế giới đương đại. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” vẫn là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, tiếp tục diễn ra vô cùng phức tạp, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Vấn đề quan trọng có ý nghĩa định hướng chiến lược trong cuộc chiến này là phải tăng cường nghiên cứu, dự báo, đánh giá và nhận diện đúng bộ mặt thật, “bình mới, rượu cũ” của chiến lược “diễn biến hòa bình”; đồng thời, xác định đấu tranh phòng, chống, làm thất bại “diễn biến hòa bình” là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của mọi tổ chức, mọi lực lượng, các cấp, các ngành, các địa phương. Về cơ bản lâu dài, kiên quyết đấu tranh, kiên trì quán triệt, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, phương châm, giải pháp đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” của Đảng và Nhà nước đã xác định, trong đó, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, thống nhất nhận thức và tư tưởng, hành động, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân là cơ sở nền tảng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là giải pháp đột phá, nhất là khi “diễn biến hòa bình” đã chuyển trọng tâm, thay vì tác động từ bên ngoài vào sang tiến hành các hoạt động chống đối tại chỗ, thúc đẩy chúng ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Mũi nhọn xung kích chính là vũ khí phê phán thông qua đẩy mạnh đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Và cho dù “diễn biến hòa bình” có thay đổi phương thức, điều chỉnh thủ đoạn, diễn biến theo chiều hướng nào, mang bộ mặt nào đi nữa thì mục tiêu cuối cùng của họ không có gì khác là hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, hòng xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vì vậy, tập trung xây dựng Đảng vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” gắn với ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là vấn đề mang tính nguyên tắc, giữ vai trò quyết định trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trong tình hình mới./.

Đảng lãnh đạo nhưng không làm thay

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội đã được hiến định trong Hiến pháp, văn bản pháp lý cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp cũng hiến định Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

Trong đó có lĩnh vực kinh tế. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng không làm thay các cơ quan Nhà nước. Đảng lãnh đạo kinh tế bằng cách tạo ra bảo đảm chính trị cho hoạt động kinh tế, xác định phương hướng chính trị cho hoạt động kinh tế đúng đắn và lành mạnh .

Chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí, bảo đảm dân quyền để thực hiện dân chủ và phát huy quyền làm chủ thực chất của nhân dân là định hướng mục tiêu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó, Đảng chủ trương “phát triển kinh tế-xã hội là trung tâm”. Lãnh đạo kinh tế của Đảng đã trở thành mắt xích chủ yếu, quan trọng, thiết thực và quyết định nhất trong toàn bộ đường lối lãnh đạo, trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã vượt qua bao gian nan, thử thách, được cả thế giới ngưỡng mộ, đặc biệt là trong thời kỳ phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Ngân hàng Standard Chartered mới đây đã đưa ra dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, với tốc độ tăng trưởng 6,7%, tăng trưởng năm 2023 là 7% và Việt Nam tiếp tục có triển vọng tích cực trong trung hạn.

Trong bản Cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 2, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh khởi đầu năm 2022, nền kinh tế Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực. Fitch Ratings là một trong những tổ chức có cái nhìn lạc quan nhất về kinh tế Việt Nam với dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,9% trong năm nay và 6,5% vào năm 2023.

Báo chí quốc tế trong thời gian gần đây đã có nhiều bài đánh giá tích cực triển vọng kinh tế Việt Nam nhờ chính sách ứng phó linh hoạt với Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh tế đang ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ. Chuyên trang tư vấn đầu tư ở châu Á Vietnam Briefing của công ty Dezan Shira nhận định, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mới mà Việt Nam tham gia sẽ đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ tăng trưởng kinh tế khi Việt Nam mở cửa biên giới, tăng tốc phục hồi.

Các FTA không chỉ giúp phát triển kinh tế, mạng lưới sản xuất, mà còn góp phần nâng cao các tiêu chuẩn lao động. Tờ Reuters cũng có bài viết khẳng định: Nhờ các chính sách linh hoạt của Chính phủ Việt Nam, các hoạt động kinh doanh đã được khôi phục, đặc biệt là từ quý IV năm trước, nhờ đó, ngành dệt may Việt Nam đã hạn chế đáng kể sự gián đoạn chuỗi cung ứng, kỳ vọng tăng mạnh xuất khẩu trong năm nay.

Thực tiễn đã trả lời rõ ràng cho câu hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam có nên lãnh đạo kinh tế hay không. Thực tiễn cũng đã khẳng định những luận điệu tuyên truyền “Đảng không nên lãnh đạo kinh tế" là xuyên tạc, kích động. Chúng ta cần cảnh giác và kiên quyết đấu tranh, bác bỏ quan điểm sai trái này.

Khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường

Để “chứng minh” rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam không nên lãnh đạo kinh tế”, một số người xuyên tạc đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta, họ cho rằng “không có nền kinh tế nào là nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)”; “KTTT, các quy luật của KTTT và định hướng XHCN là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ nhau; ghép định hướng XHCN vào KTTT là sự gán ghép chủ quan, duy ý chí, không có cơ sở khoa học, không thuyết phục, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn”...

Có lẽ những người nói trên đã không hiểu hoặc cố tình không hiểu bản chất của cơ chế thị trường và những khuyết tật của KTTT. Nguồn gốc và bản chất của KTTT là kinh tế hàng hóa; các phạm trù giá trị, giá cả, hàng hóa, tiền tệ, các quy luật cạnh tranh, quy luật cung-cầu, quy luật giá trị của kinh tế hàng hóa cũng là các phạm trù và quy luật của KTTT.

Các phạm trù, quy luật này có trước chủ nghĩa tư bản (CNTB), được CNTB nắm lấy, sử dụng để phát triển thành KTTT tư bản chủ nghĩa. Trải qua thời gian, KTTT tư bản chủ nghĩa cũng có nhiều biến đổi. Thời kỳ đầu khi mới ra đời, KTTT tư bản chủ nghĩa là KTTT tự do cạnh tranh, chưa có sự can thiệp của nhà nước.

Sự điều tiết của “bàn tay vô hình” của thị trường đã đưa đến nhiều hệ quả tiêu cực, đặc biệt là các cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳ, nảy sinh ra nhiều khuyết tật của cơ chế thị trường, đòi hỏi phải có bàn tay quản lý của nhà nước.

Ngày nay, nền KTTT hiện đại của các nước tư bản phát triển trên thế giới đều là nền KTTT có sự quản lý của nhà nước, vừa có điều tiết bởi “bàn tay vô hình” của thị trường, vừa có điều tiết bằng “bàn tay hữu hình” của nhà nước; trong đó, điều tiết của thị trường là cơ sở, nền tảng và điều tiết của nhà nước trên cơ sở tôn trọng điều tiết của thị trường (công cụ quản lý, điều tiết kinh tế của nhà nước là luật pháp, chính sách và các nguồn lực kinh tế của nhà nước).

Thực tế cho thấy, KTTT có sự quản lý của nhà nước ở các nước trên thế giới không phải hoàn toàn giống nhau, mà có nhiều mô hình khác nhau, tùy thuộc vào mức độ can thiệp và nội dung, định hướng can thiệp của nhà nước.

Có mô hình KTTT tự do ở những nước mức độ can thiệp của nhà nước vào kinh tế thấp; nhà nước chỉ bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản, tự do kinh doanh, bảo đảm trật tự, ổn định xã hội, còn để phạm vi điều tiết của thị trường lớn, điều tiết mọi hoạt động kinh tế.

Có mô hình KTTT xã hội, nhà nước can thiệp vào nền kinh tế để tạo cơ hội như nhau cho mọi người tham gia phát triển và hưởng thành quả phát triển, chống lại độc quyền, phát triển kinh tế theo định hướng xã hội (như ở Đức).

Có mô hình KTTT phúc lợi xã hội, nhà nước can thiệp vào nền kinh tế để điều tiết thu nhập, phát triển các dịch vụ xã hội công, bảo đảm phúc lợi cho người dân, đặc biệt là những người cần được trợ giúp là trẻ em, người già, người thất nghiệp... (như ở các nước Bắc Âu). Có mô hình KTTT nhà nước phát triển, nhà nước không chỉ tạo thể chế, môi trường cho các chủ thể kinh tế hoạt động, mà còn có chiến lược, chính sách và sử dụng các nguồn lực kinh tế của nhà nước để định hướng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế (như ở Nhật Bản, Hàn Quốc)...

Phát triển KTTT định hướng XHCN là sự lựa chọn đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm hạn chế những khuyết tật của KTTT. Định hướng XHCN của nền KTTT được bảo đảm bởi vai trò quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được thể hiện ở hệ thống pháp luật, chính sách, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để tạo ra môi trường kinh doanh công khai, minh bạch, thuận lợi, tạo động lực phát triển kinh tế nhanh, bền vững; gắn kết phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế; thể hiện ở quan hệ phân phối để mọi người đều được hưởng thành quả phát triển đất nước.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mô hình kinh tế mà chúng ta xây dựng là mô hình KTTT định hướng XHCN. Đây là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Phản biện hay phản bội?

Từ lúc chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, lợi dụng việc góp ý văn kiện, một số người đã “phản biện” quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nên tập trung lãnh đạo chính trị, không nên lãnh đạo kinh tế”; “Đảng chỉ nên tự khuôn mình trong phạm vi “chính trị”, còn kinh tế là địa hạt của giới kinh doanh”...

Hai năm gần đây, do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam chững lại, một số người lại đổ lỗi cho “Đảng Cộng sản Việt Nam không biết lãnh đạo kinh tế”, họ lại tiếp tục “phản biện” trên các mạng xã hội, trả lời báo chí nước ngoài rằng: “Đảng không nên “lấn sân” của Quốc hội, Chính phủ trong lĩnh vực kinh tế” và “khuyến nghị”: “Trong lĩnh vực kinh tế, đã có Quốc hội ban hành pháp luật và giám sát tối cao, đã có Chính phủ quản lý điều hành, không cần Đảng lãnh đạo”... Đó là những quan điểm sai lầm, lợi dụng phản biện để phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân.

Thực tiễn đã khẳng định kinh tế và chính trị có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, quy định và chế ước lẫn nhau. Trên thế giới hiện nay, không có đảng phái chính trị nào không gắn kết với kinh tế. Lênin đã từng chỉ ra rằng, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, là kinh tế cô đọng lại.

Kinh tế quyết định chính trị, chính trị phản ánh kinh tế, nhưng chính trị không thụ động trước kinh tế, mà có vai trò tác động trở lại với kinh tế hoặc tích cực, thúc đẩy kinh tế phát triển, nếu là chính trị đúng đắn, sáng suốt; hoặc tiêu cực, kìm hãm sự phát triển kinh tế và xã hội, nếu là chính trị sai lầm.  

Các đảng lớn của các nước tư bản phát triển đều đưa ra đường lối chính trị, dẫn dắt sự phát triển xã hội theo lý tưởng, mục tiêu đã lựa chọn. Trong đường lối chính trị đó đều có đường lối phát triển kinh tế.

Thực tiễn tại Việt Nam trong thế kỷ qua cho thấy, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Cũng có lúc Đảng ta có sai lầm, khuyết điểm trong quá trình lãnh đạo kinh tế, nhưng trong suốt 92 năm qua, chưa bao giờ Đảng ta xem nhẹ, buông lỏng vấn đề lãnh đạo kinh tế.

Nhờ chú trọng lãnh đạo kinh tế, bảo đảm sự đúng đắn và nhất quán về quan điểm chính trị trong lãnh đạo kinh tế mà Đảng ta đã nhanh chóng sửa chữa được khuyết điểm, giải quyết thành công nhiều nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế quan trọng, nhất là hơn 35 năm qua thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. 


Thủ đoạn đánh lận bản chất vụ Việt Á để chống phá Đảng, Nhà nước

Trong khi vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á đang được các cơ quan chức năng tích cực mở rộng điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật thì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại triệt để khai thác, lợi dụng vụ án để xuyên tạc, công kích chống phá Đảng, Nhà nước.

Một số trang mạng xã hội của các tổ chức, hội nhóm ngoài nước, hãng thông tấn như Việt Tân, RFA, VOA… lợi dụng vụ việc này tung ra những luận điệu bôi xấu chế độ, xuyên tạc bản chất vụ việc. Nhiều bài viết vu cáo Việt Nam chống tham nhũng bằng cách hô hào khẩu hiệu, hướng lái dư luận, đổ lỗi việc để xảy ra những vụ án như vậy là do chế độ, lỗi do Đảng, Nhà nước.

RFA viết rằng: “Vụ Việt Á, mọi việc trở nên tồi tệ”, rồi rêu rao, hạ thấp vai trò của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, các cơ quan tiến hành tố tụng.

Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị còn phỏng vấn, phát tán các video, hình ảnh, bài viết với nội dung sai trái, cực đoan của những đối tượng gắn mác “chuyên gia”, “học giả”, những cá nhân tự cho mình là những “nhà phản biện” để ra sức bóp méo, đả phá xung quanh vụ việc trên. Tung ra nhiều bài viết cho rằng “Ban Chỉ đạo vào cuộc chỉ để giải quyết hậu quả”; đưa ra luận điệu quy kết vấn nạn tham nhũng “thủng từ gốc”. Từ vụ việc tại Việt Á, các đối tượng xâu chuỗi những vụ án tham nhũng lớn gần đây rồi quy kết, công cuộc chống tham nhũng “chỉ trên khẩu hiệu”, không đạt kết quả đáng kể nào do “chế độ độc đảng”!

Với những thông tin mà các hội, nhóm, cá nhân trên đưa ra cho thấy sự suy diễn, thổi phồng, nhiều bài viết bịa đặt, xuyên tạc tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Về vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, qua các chiêu trò của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại được nhào nặn, chế biến thành công cụ, phương tiện rất nguy hại nhằm đánh lận hiện tượng để quy kết bản chất. Các đối tượng nhào nặn vụ án rồi suy diễn thành “lỗi hệ thống”, bóp méo chủ trương “kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta.

Từ vụ việc, mục đích các đối tượng tung ra thông tin sai lệch nhằm vẽ lên một bức tranh xám xịt về thực trạng xã hội Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ đó gây hoài nghi trong nhân dân vào các cấp lãnh đạo, hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ, tạo hoài nghi về quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đồng thời, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân và sự đồng thuận trong xã hội.

Chúng ta thấy rằng, tham nhũng là một hiện tượng xã hội, hiện hữu ở tất cả các quốc gia, không phân biệt quốc gia đó theo chế độ chính trị nào, dù cho đó là nước nghèo hay giàu, quốc gia phát triển, đang phát triển hay kém phát triển; không phân biệt do một đảng hay do đa đảng lãnh đạo. Do vậy, không thể lấy vụ án tham nhũng tại Công ty Việt Á cũng như các vụ án tham nhũng, tiêu cực khác để gán ghép, suy diễn là do “độc đảng” như cái cách mà các thế lực thù địch đang tìm cách đổ lỗi, quy trách nhiệm, cố tình quy kết tình trạng tham nhũng, tiêu cực là do chế độ.

Thực tế, quan điểm trong phòng, chống tham nhũng của Đảng ta được thể hiện rất rõ trong các văn kiện của Đảng, trong đó Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn”. Để phòng, chống, đẩy lùi tham nhũng, suy thoái, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, đi cùng với đó là sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp gắn với việc điều tra, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, tạo sức răn đe, phòng ngừa chung trong toàn xã hội.

Ngày 20/1/2022, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp phiên thứ 21 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo. Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả rõ rệt, có mặt cao hơn năm trước, khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, không ngừng, không nghỉ, không vì chống dịch mà chùng xuống, không xử lý. Đối với vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á đã gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với công tác phòng, chống dịch và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước.

Để xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân sai phạm, cảnh báo, răn đe mạnh mẽ hơn nữa, ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của nhân dân, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất đưa vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á vào diện được Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Theo đó, Ban Chỉ đạo yêu cầu Đảng ủy Công an Trung ương, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung lực lượng, khẩn trương, quyết liệt, mở rộng điều tra làm rõ bản chất của vụ án, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật; không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không chịu bất kỳ sự can thiệp trái pháp luật của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.

Hiện, các cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra, làm rõ vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đồng thời rà soát, thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước. Cùng với đó, Ban Chỉ đạo giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên có liên quan để kịp thời xử lý nghiêm theo quy định của Đảng. Các cấp ủy, tổ chức đảng, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, thanh tra, điều tra xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng công tác phòng, chống dịch bệnh để tham nhũng, tiêu cực. Giao Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng đôn đốc, kiểm tra, tham mưu Thường trực Ban Chỉ đạo để chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh. Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chủ trì, mở rộng vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần công nghệ Việt Á, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt và thất thoát, sớm đưa các đối tượng ra xét xử.

Như vậy, từ khi vụ việc tại Công ty Việt Á được phát giác đến nay, các cơ quan chức năng đã khẩn trương đẩy nhanh tốc độ, mở rộng điều tra vụ án; ban đầu điều tra các đối tượng của một địa phương, sau đó mở rộng sang các đối tượng của địa phương khác. Điều đó thể hiện những nỗ lực, quyết tâm cao, hành động xuyên suốt, nhất quán. Thực tế trong công cuộc phòng, chống tham nhũng những năm qua theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) đã chứng minh, pháp luật Việt Nam nghiêm minh “không thiên tư, thiên vị”, các cá nhân, tổ chức sai phạm đều được làm rõ để xử lý nghiêm. Thời gian qua, đối với những tổ chức, cá nhân có các hành vi tham nhũng chính sách, lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID -19 để trục lợi đều bị xử lý nghiêm minh, không có việc Đảng, Nhà nước “tránh trách nhiệm” như những gì mà các thế lực thù địch rêu rao, vu cáo.

Qua vụ Việt Á cho thấy, chống tham nhũng, tiêu cực phải đi liền với chống lợi ích nhóm, suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vụ án cũng chứng minh chủ trương “kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ” của Đảng, Nhà nước ta được thực thi trên thực tế chứ không phải “khẩu hiệu suông, mị dân” như luận điệu kẻ xấu. Chúng ta đã thấy rõ những tác hại của vấn nạn tham nhũng gây ra, thấy rõ sự vào cuộc đồng bộ, mạnh mẽ, quyết tâm cao trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của cả hệ thống chính trị.

Đồng thời, với tính chất phức tạp, khó khăn của cuộc đấu tranh chống “đạn bọc đường” và âm mưu của kẻ địch lợi dụng cuộc đấu  tranh đó để chống phá Đảng, Nhà nước, đòi hỏi mỗi người phải luôn nâng cao cảnh giác, đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn, xuyên tạc phá hoại công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, không để bị lôi kéo, kích động, biến thành những con rối.

“Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy…”

 “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt”. Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa, ngày 20-2-1947, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn quyết liệt. Mặc dù phải chỉ đạo kháng chiến nhưng Bác vẫn dành thời gian đi thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân dân các địa phương, trong đó có tỉnh Thanh Hóa.

Lời căn dặn trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là: Cán bộ phải là mắt xích quan trọng, là dây chuyền của bộ máy, giúp cho bộ máy hoạt động có chất lượng, hiệu quả. Người còn nhấn mạnh, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của đội ngũ cán bộ, theo đó, cán bộ là cái gốc của mọi công việc và cái gốc của cán bộ chính là đạo đức cách mạng. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhưng quần chúng không được giáo dục, không được tập hợp thành một khối thống nhất thì cách mạng cũng không đi đến thành công. Trách nhiệm của người cán bộ là người tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân và tập hợp quần chúng nhân dân thành một khối thống nhất mới tạo ra sức mạnh tổng hợp và đưa cách mạng đến thành công. Cán bộ còn là cầu nối, là dây chuyền của bộ máy, phải thực sự tận tâm, tận lực với công việc, thực sự là tấm gương trước quần chúng nhân dân, thực sự là công bộc của dân.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, lời căn dặn của Bác vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa to lớn, là tư tưởng chỉ đạo trong công tác cán bộ của Đảng ta, đồng thời là yêu cầu, đòi hỏi đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ trong quân đội nói riêng phải không ngừng học tập, tu dưỡng về phẩm chất, năng lực, thực sự là hạt nhân đoàn kết, gương mẫu, tiêu biểu về mọi mặt, tận tâm tận lực với công việc, là tấm gương sáng trong từng đơn vị để cán bộ, chiến sĩ học tập, noi theo, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Kiểm tra các hành vi găm hàng, tăng giá thiết bị y tế phòng chống dịch

Ngày 1/3, thông tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, đơn vị vừa  có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế (bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2....) tăng cao dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung, có hiện tượng đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán.
Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế giao Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Y tế, Cục Quản lý thị trường tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm trang thiết bị y tế trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán các trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 bất hợp lý.

Yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, ngăn chặn các đơn vị thu mua, đầu cơ trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 để trục lợi, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

 

Hiểm họa Covid-19 từ tâm lý 'ai rồi cũng là F0'

'Tiêm ba mũi vaccine rồi, nhiễm Covid cũng nhẹ thôi, kiểu gì chẳng dính, bị sớm khỏi sớm', những suy nghĩ bất cần như vậy xuất hiện ngày càng nhiều.

Chưa bao giờ tôi thấy Covid-19 thường trực và ở gần mình đến thế, và bản thân có thể trở thành F0 bất cứ lúc nào bởi tâm lý chủ quan cho rằng mắc bệnh là chuyện hên xui.

                                                                                                                         TRỊ AN

 NHẬN DIỆN CHIÊU TRÒ CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH: "VẪN BÌNH CŨ RƯỢI CŨ"

Lợi dụng vấn đề chống tham nhũng, xoáy sâu vào những sơ hở, thiếu sót của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí do Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang triển khai, họ thổi phồng hạn chế, khuyết điểm, cố chứng minh rằng Đảng ta không đủ phẩm chất, năng lực lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; ra sức kích động, nói xấu, bôi nhọ thanh danh, hạ thấp uy tín, vị thế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chia rẽ Đảng, Nhà nước với Quốc hội, Quân đội với Công an; miền Bắc với miền Trung, miền Nam, qua đó, tìm mọi cách để chuyển hóa chế độ xã hội ở Việt Nam sang con đường tư bản chủ nghĩa.

                                                                                                                                TRỊ AN

200 người Việt ở Ukraine đã được hướng dẫn, hỗ trợ ra khỏi vùng chiến sự

     Thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, về tình hình Ukraine, thời gian vừa qua, Việt Nam rất quan tâm, theo dõi sát sao những diễn biến xung quanh tình hình tại Ukraine và tình hình người Việt Nam tại địa bàn. Hiện có khoảng 7.000 người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập tại Ukraine và chưa có thiệt hại.

    Với chủ trương dành ưu tiên bảo vệ an toàn cao nhất về tính mạng, tài sản, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân và pháp nhân Việt Nam ở Ukraine, ngay khi xuất hiện những diễn biến căng thẳng, Bộ Ngoại giao đã khẩn trương triển khai công tác bảo hộ công dân.

    Cụ thể, chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine thường xuyên liên hệ, chủ động trao đổi với cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine để nắm tình hình, cử cán bộ trực đường dây nóng bảo hộ công dân 24/24, sẵn sàng tiếp nhận thông tin và kịp thời hỗ trợ bà con; trao đổi, đề nghị các cơ quan chức năng sở tại có biện pháp hỗ trợ, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho công dân và doanh nghiệp Việt Nam tại Ukraine; phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước khẩn trương xây dựng, sẵn sàng các phương án bảo hộ công dân.

Bảo vệ cán bộ tốt, trung thực, dám nghĩ dám làm

Chiều 1-3, Thành ủy TP.HCM đã tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 5 khóa X về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, cho rằng qua gần 15 năm thực hiện nghị quyết này, Thành ủy TP.HCM và các cấp ủy trực thuộc đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đi đôi với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Tuy nhiên, ông Nên cũng cho rằng trong quá trình thực hiện nghị quyết không tránh khỏi một số hạn chế, bất cập. Chẳng hạn như một số cấp ủy và tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu ý thức trách nhiệm chưa thất sự sâu sắc, chưa chú trọng đúng mức việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng gắn với cải cách hành chính, đổi mới phong cách và lề lối làm việc. Còn tình trạng thực hiện chưa nghiêm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội một số nơi còn nặng về tính hình thức, chưa nắm sát diễn biến tư tưởng, đời sống người dân và chưa chủ động đề xuất giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân.

Về nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới, Bí thư Thành ủy cho rằng việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, nhất là đối với bộ máy hành chính nhà nước đòi hỏi phải có tư duy mới phù hợp với tình hình mới trên địa bàn.

ĐỒNG MINH KHÔNG ĐỨNG VỀ PHÍA Ukraine

 Phó Thủ tướng Anh Dominic Raab hôm nay (1/3) một lần nữa bác bỏ đề xuất của Ukraine thiết lập vùng cấm bay đối với Nga.

Theo ông Dominic Raab, một bước đi như vậy có nguy cơ khiến xung đột lan rộng và đưa Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào cuộc đối đầu trực tiếp với các lực lượng của Nga. Thay vào đó, Anh đang phối hợp với các nước khác nhằm gây sức ép buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải thay đổi hướng đi.

Phát biểu đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề xuất Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) áp đặt một vùng cấm bay hoàn toàn đối với máy bay, trực thăng và tên lửa của Nga.

Trước đó, Mỹ cũng đã từ chối yêu cầu này khi nhấn mạnh, việc thiết lập vùng cấm bay sẽ buộc Mỹ phải điều động quân đội và điều này sẽ dẫn đến xung đột trực tiếp với Nga./.

 Mỹ đổ thêm dầu vào lửa khi lại trục xuất 12 nhà ngoại giao Nga tại LHQ 

Mỹ ngày 28-2 thông báo trục xuất 12 thành viên trong phái đoàn Nga tại LHQ ra khỏi Mỹ vì "hoạt động tình báo", nói rằng đây là những cá nhân "lạm dụng đặc quyền cư trú của họ ở Mỹ để tham gia vào các hoạt động gián điệp có hại cho an ninh quốc gia Mỹ".

Gọi đây là hành động "thù địch", Moscow nói rằng họ cảm thấy "thất vọng". Moscow đồng thời bác bỏ các tuyên bố của Mỹ và khẳng định sẽ trả đũa. Trong lúc xung đột và căng thẳng đang gia tăng sau khi Nga tiến hành "chiến dich quân sự đặc biệt" tai Ucrai- na thì động thái này của Mỹ là "đổ thêm dầu vào lửa"?   .

                                                                                                                                                          TRỊ AN

Vụ chìm ca nô thảm khốc: "Mặc áo phao nhưng gặp sóng to cũng khó thoát"

 "Áo phao chỉ giữ cho cơ thể nổi, nhưng gặp sóng to cao 5-6 m quật thì cũng dễ bị sặc nước, ngất xỉu và khó thoát, nhất là trẻ em và phụ nữ".

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn - cho biết, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn vẫn đang nỗ lực tìm kiếm một nạn nhân còn mất tích trong vụ chìm ca nô tại vùng biển Cửa Đại (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam). Đến nay, các lực lượng đã tìm được 38 người (trong đó 16 người chết), hiện còn một người còn mất tích.

"Lực lượng cứu hộ, cứu nạn vẫn duy trì quân số và phương tiện tìm kiếm tối đa với 63 phương tiện và gần 400 người. Các lực lượng đang nỗ lực tìm kiếm một cháu bé còn mất tích. Quá trình tìm kiếm, các lực lượng đã dựa vào phần mềm tính toán mục tiêu trôi dạt trên biển và dựa vào kinh nghiệm của các thủy thủ. Thời tiết sáng nay ở khu vực đó thuận lợi cho công việc tìm kiếm" - Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ cho biết.

Khi phóng viên nêu giả thiết, liệu có phải khi ca nô gặp nạn và chìm, hành khách bên trong mặc dù có mặc áo phao nhưng không thoát ra kịp dẫn đến hậu quả như vậy? Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ thông tin, theo báo cáo của chủ ca nô và những hành khách may mắn thoát nạn, lúc đó tất cả hành khách đã thoát được ra ngoài, không còn mặc kẹt trong ca nô. Tuy nhiên, sóng biển lúc đó rất to, cao khoảng 5-6 m, khiến các nạn nhân không kịp trở tay.

"Áo phao chỉ giữ cho cơ thể ta nổi, nhưng khi gặp sóng to như vậy nó sẽ quật mình liên tục, quật ngược, quật xuôi dẫn đến bị sặc nước và ngất xỉu, nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ. Nếu là thanh niên khỏe mạnh có mặc áo phao, có kinh nghiệm biết điều chỉnh cơ thể "gối" theo các con sóng thì may ra thoát" - Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ nói thêm.

Chiều 26/2, ca nô Phương Đông chở 39 người (gồm 36 khách du lịch đến từ Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, một lái tàu, 2 phục vụ) từ đảo Cù Lao Chàm vào cảng Cửa Đại, khi gần vào tới bờ thì ca nô bị lật chìm. Vụ tai nạn làm 16 người chết, một người mất tích; trong số nạn nhân chết và mất tích có 8 người là họ hàng, thông gia, sống ở Đông Anh, Hà Nội.

Thành viên NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine

Theo thông báo của văn phòng báo chí Hải quân Ukraine hôm nay 1/3, Bulgaria, Ba Lan và Slovakia sẽ chuyển giao 70 máy bay chiến đấu cho Ukraine. Các máy bay chiến đấu này có thể đồn trú tại các sân bay ở Ba Lan.

"Nếu cần thiết, các máy bay này có thể đồn trú trên các sân bay của Ba Lan, từ đó các phi công Ukraine sẽ thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu", RT dẫn thông báo cho biết.

Theo Hải quân Ukraine, Bulgaria sẽ chuyển giao 16 máy bay chiến đấu MiG-29 và 14 máy bay tấn công Su-25, Ba Lan sẽ chuyển giao 28 máy bay MiG-29 và Slovakia sẽ chuyển giao 12 máy bay MiG-29.

Trước đó, ông Josep Borrell, quan chức phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ngày 27/2 cho biết ngoại trưởng của các nước thành viên EU đã nhất trí gửi 450 triệu Euro viện trợ quân sự cho Ukraine. Ngoài ra, một khoản viện trợ khác trị giá 50 triệu Euro cũng được cung cấp cho mục đích trang bị vũ khí không sát thương. Gói viện trợ quân sự của EU còn bao gồm cung cấp máy bay chiến đấu cho lực lượng không quân Ukraine.

Mỹ và các nước châu Âu vẫn đang tích cực viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự hôm 24/2. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 26/2 thông báo Washington sẽ hỗ trợ số vũ khí trị giá 350 triệu USD cho Ukraine nhằm giúp Kiev đẩy lùi chiến dịch quân sự của Nga.

Chiến sự tại Ukraine đã bước sang ngày thứ 6, tuy nhiên căng thẳng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Phái đoàn của Nga và Ukraine ngày 28/2 đã gặp nhau tại Belarus để đàm phán, song không đạt được kết quả cụ thể. Hai bên được cho là sẽ tiếp tục đàm phán trong những ngày tới.

Cố vấn Tổng thống Ukraine, Mykhailo Podolyak, cáo buộc Nga pháo kích vào các thành phố, bao gồm các khu dân cư và cơ sở hạ tầng dân sự, nhằm gây ra sự hoảng loạn cho người dân Ukraine.

Tuy nhiên, Nga ngay từ đầu đã tuyên bố chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine không nhắm mục tiêu vào dân thường và các cơ sở dân sự.

Trong khi đó, Thị trưởng Mariupol hôm nay cho biết, thành phố cảng phía nam Ukraine đang hứng chịu các trận pháo kích liên tục khiến dân thường thiệt mạng và cơ sở hạ tầng bị hư hại.

"Các khu dân cư của chúng tôi bị pháo kích trong 5 ngày qua. Họ dùng pháo, tên lửa, không quân tấn công chúng tôi", Thị trưởng Vadym Boichenko cáo buộc.

Người đứng đầu thành phố Kharkov Oleg Synegubov hôm nay cho biết, các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã trút xuống trung tâm thành phố lớn thứ hai của Ukraine, đánh trúng các khu dân cư và tòa nhà chính quyền. Ông Synegubov cho biết Nga đã phóng tên lửa vào Kharkov nhưng lực lượng phòng vệ của thành phố vẫn đang nắm quyền kiểm soát.

Covid-19 tại Hà Nội: Thêm 13.323 F0, trong đó 5.214 ca cộng đồng

 Từ 18h ngày 28/2 đến 18h ngày 1/3, Hà Nội ghi nhận 13.323 ca bệnh (5.214 ca cộng đồng; 8.109 ca đã cách ly).

Bệnh nhân phân bố tại 505 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

Covid-19 tại Hà Nội: Thêm 13.323 F0, trong đó 5.214 ca cộng đồng - 1

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoài Đức (798), Nam Từ Liêm (761), Long Biên (721), Mê Linh (692), Bắc Từ Liêm (649), Thanh Xuân (570), Thanh Trì (565).

Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 288.447 ca.

Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, người dân trên địa bàn thành phố khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, mất khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19, hoặc liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội qua số điện thoại (0969.082.115 hoặc 0949.396.115) để được tư vấn.

SAU ĐÀM PHÁN, KHẢ NĂNG NÀO SẼ XẢY RA?

         Như vậy là phiên đàm phán giữa Nga và Ukraine đã kết thúc sau 5 giờ đồng hồ. Mọi thông tin chi tiết hiện chưa được tiết lộ. Thế nhưng nhìn vào động thái của cả hai bên, người ta đã nhận ra được tương lai ảm đạm. Giữa lúc đôi bên còn đàm phán thì Tổng thống Ukraine, Zelensky đã ký đơn xin gia nhập EU. Tổng thống Zelensky vừa ký một văn kiện lịch sử, đó là đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU)", Andrii Sybiha, phó chánh văn phòng tổng thống Ukraine, thông báo trên Twitter hôm 28/2, thêm rằng Thủ tướng và lãnh đạo quốc hội cũng đã ký vào đơn này.

Động thái diễn ra vài giờ sau khi Zelensky công bố video đề nghị trở thành thành viên EU và kêu gọi các lực lượng Nga về nước. Zelensky thúc giục EU cho phép Ukraine gia nhập ngay lập tức theo cái ông mô tả là "thủ tục đặc biệt mới", song không nêu chi tiết. Về phía Nga, Quân đội Nga kêu gọi nhân dân Kiev hãy rời khỏi thủ đô để tránh thương vong. Trong khi Ukraine đặt hoả lực phòng thủ ngay trong các khu vực đông dân cư và cấm người dân rời khỏi nơi cư trú. Hy vọng những lá chắn sống cản bước tiến của Nga.

Chắc chắn đàm phán đã đổ bể, không tìm được tiếng nói chung khi Ukraine yêu cầu Nga phải rút quân khỏi Ukraine, bao gồm cả Dobass và Crimea. Nga lại muốn Ukraine trung lập hoá và giải trừ vũ khí hạng nặng...vậy nên sẽ không có chuyện họ đã đi đến thống nhất, chiến tranh kết thúc. Cả hai bên đang trở về nước để tham vấn và tìm cơ hội cho cuộc đàm phán lần thứ hai. Rất nhiều khả năng là thời gian tới Nga sẽ vừa đánh vừa đàm. Thắng lợi trên chiến trường sẽ quyết định thắng lợi trên bàn đàm phán. Ukraine dùng kế hoãn binh, chờ đợi Mỹ và NATO cung cấp vũ khí và áp đặt cấm vận lên Nga để làm cơ sở lên gân trong cuộc đàm phán lần thứ nhất với hy vọng Nga sẽ nhượng bộ.

Dùng lễ không xong thì phải dùng binh. Putin là bậc thầy của nghệ thuật chính trị, ông ấy muốn cả thế giới biết rằng, Nga không hề mong muốn chiến tranh, sẵn sàng mở ra cơ hội đàm phán hoà bình. Thế nhưng khi lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia bị đe doạ thì không còn cách nào khác là phải dùng binh. Ukraine chớ ảo tưởng rằng họ đã làm cho Nga bị tổn thất nặng nên Nga không dám tiến quân. Trong những ngày tới, không loại trừ khả năng Nga sẽ dồn lực tấn công và Kiev thất thủ. Khi đó thì Zelensky không còn có cớ gì để oán trách Nga. Tiến về Kiev và giải trừ chính quyền Ukraine có lẽ là phương án mà Nga đã tính toán. Vấn đề là thời gian./.

Yêu nước ST.

PHẢI CHĂNG TUOITRE ỦNG HỘ CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT MỚI!

         Sáng nay tuoitre đưa tin: hàng chục ngàn người ở Đức xuống đường phản đối chiến dịch quân sự ở Ukraine!!! , Tấm ảnh này được tuoitre lấy từ hãng truyền thông AP và tất nhiên là tin của AP cũng fake nên ngay lập tức bị Reuters bóc phốt.

Thực chất ảnh này đã được báo chí Việt Nam đăng tải từ năm 2018 là: "Những người biểu tình từ khắp nước Đức đã tuần hành ở Berlin CHỐNG LẠI CHỦ NGHĨA BÀI NGOẠI VÀ CỰC HỮU, là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất của đất nước trong những năm gần đây".

Hôm qua nó vừa cho cô người mẫu ảnh chuyển nghề phi công và từ trần, nay lại tin fake! Chả nhẽ cứ để cho cái thằng tuoitre này tắc oai, tắc quái miết thế nhỉ./.

Yêu nước ST.

THỦ ĐOẠN ĐÁNH LẬN BẢN CHẤT VỤ VIỆT Á ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

 

Trong khi vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á đang được các cơ quan chức năng tích cực mở rộng điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật thì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại triệt để khai thác, lợi dụng vụ án để xuyên tạc, công kích chống phá Đảng, Nhà nước.

Một số trang mạng xã hội của các tổ chức, hội nhóm ngoài nước, hãng thông tấn như Việt Tân, RFA, VOA… lợi dụng vụ việc này tung ra những luận điệu bôi xấu chế độ, xuyên tạc bản chất vụ việc. Nhiều bài viết vu cáo Việt Nam chống tham nhũng bằng cách hô hào khẩu hiệu, hướng lái dư luận, đổ lỗi việc để xảy ra những vụ án như vậy là do chế độ, lỗi do Đảng, Nhà nước.

RFA viết rằng: “Vụ Việt Á, mọi việc trở nên tồi tệ”, rồi rêu rao, hạ thấp vai trò của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, các cơ quan tiến hành tố tụng.

Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị còn phỏng vấn, phát tán các video, hình ảnh, bài viết với nội dung sai trái, cực đoan của những đối tượng gắn mác “chuyên gia”, “học giả”, những cá nhân tự cho mình là những “nhà phản biện” để ra sức bóp méo, đả phá xung quanh vụ việc trên. Tung ra nhiều bài viết cho rằng “Ban Chỉ đạo vào cuộc chỉ để giải quyết hậu quả”; đưa ra luận điệu quy kết vấn nạn tham nhũng “thủng từ gốc”. Từ vụ việc tại Việt Á, các đối tượng xâu chuỗi những vụ án tham nhũng lớn gần đây rồi quy kết, công cuộc chống tham nhũng “chỉ trên khẩu hiệu”, không đạt kết quả đáng kể nào do “chế độ độc đảng”!

Với những thông tin mà các hội, nhóm, cá nhân trên đưa ra cho thấy sự suy diễn, thổi phồng, nhiều bài viết bịa đặt, xuyên tạc tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Về vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, qua các chiêu trò của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại được nhào nặn, chế biến thành công cụ, phương tiện rất nguy hại nhằm đánh lận hiện tượng để quy kết bản chất. Các đối tượng nhào nặn vụ án rồi suy diễn thành “lỗi hệ thống”, bóp méo chủ trương “kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta.

Từ vụ việc, mục đích các đối tượng tung ra thông tin sai lệch nhằm vẽ lên một bức tranh xám xịt về thực trạng xã hội Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ đó gây hoài nghi trong nhân dân vào các cấp lãnh đạo, hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ, tạo hoài nghi về quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đồng thời, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân và sự đồng thuận trong xã hội.

Chúng ta thấy rằng, tham nhũng là một hiện tượng xã hội, hiện hữu ở tất cả các quốc gia, không phân biệt quốc gia đó theo chế độ chính trị nào, dù cho đó là nước nghèo hay giàu, quốc gia phát triển, đang phát triển hay kém phát triển; không phân biệt do một đảng hay do đa đảng lãnh đạo. Do vậy, không thể lấy vụ án tham nhũng tại Công ty Việt Á cũng như các vụ án tham nhũng, tiêu cực khác để gán ghép, suy diễn là do “độc đảng” như cái cách mà các thế lực thù địch đang tìm cách đổ lỗi, quy trách nhiệm, cố tình quy kết tình trạng tham nhũng, tiêu cực là do chế độ.

Thực tế, quan điểm trong phòng, chống tham nhũng của Đảng ta được thể hiện rất rõ trong các văn kiện của Đảng, trong đó Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn”. Để phòng, chống, đẩy lùi tham nhũng, suy thoái, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, đi cùng với đó là sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp gắn với việc điều tra, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, tạo sức răn đe, phòng ngừa chung trong toàn xã hội.

Ngày 20/1/2022, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp phiên thứ 21 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo. Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả rõ rệt, có mặt cao hơn năm trước, khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, không ngừng, không nghỉ, không vì chống dịch mà chùng xuống, không xử lý. Đối với vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á đã gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với công tác phòng, chống dịch và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước.

Để xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân sai phạm, cảnh báo, răn đe mạnh mẽ hơn nữa, ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của nhân dân, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất đưa vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á vào diện được Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Theo đó, Ban Chỉ đạo yêu cầu Đảng ủy Công an Trung ương, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung lực lượng, khẩn trương, quyết liệt, mở rộng điều tra làm rõ bản chất của vụ án, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật; không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không chịu bất kỳ sự can thiệp trái pháp luật của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.

Hiện, các cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra, làm rõ vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đồng thời rà soát, thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước. Cùng với đó, Ban Chỉ đạo giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên có liên quan để kịp thời xử lý nghiêm theo quy định của Đảng. Các cấp ủy, tổ chức đảng, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, thanh tra, điều tra xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng công tác phòng, chống dịch bệnh để tham nhũng, tiêu cực. Giao Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng đôn đốc, kiểm tra, tham mưu Thường trực Ban Chỉ đạo để chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh. Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chủ trì, mở rộng vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần công nghệ Việt Á, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt và thất thoát, sớm đưa các đối tượng ra xét xử.

Như vậy, từ khi vụ việc tại Công ty Việt Á được phát giác đến nay, các cơ quan chức năng đã khẩn trương đẩy nhanh tốc độ, mở rộng điều tra vụ án; ban đầu điều tra các đối tượng của một địa phương, sau đó mở rộng sang các đối tượng của địa phương khác. Điều đó thể hiện những nỗ lực, quyết tâm cao, hành động xuyên suốt, nhất quán. Thực tế trong công cuộc phòng, chống tham nhũng những năm qua theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) đã chứng minh, pháp luật Việt Nam nghiêm minh “không thiên tư, thiên vị”, các cá nhân, tổ chức sai phạm đều được làm rõ để xử lý nghiêm. Thời gian qua, đối với những tổ chức, cá nhân có các hành vi tham nhũng chính sách, lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID -19 để trục lợi đều bị xử lý nghiêm minh, không có việc Đảng, Nhà nước “tránh trách nhiệm” như những gì mà các thế lực thù địch rêu rao, vu cáo.

Qua vụ Việt Á cho thấy, chống tham nhũng, tiêu cực phải đi liền với chống lợi ích nhóm, suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vụ án cũng chứng minh chủ trương “kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ” của Đảng, Nhà nước ta được thực thi trên thực tế chứ không phải “khẩu hiệu suông, mị dân” như luận điệu kẻ xấu. Chúng ta đã thấy rõ những tác hại của vấn nạn tham nhũng gây ra, thấy rõ sự vào cuộc đồng bộ, mạnh mẽ, quyết tâm cao trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của cả hệ thống chính trị.

Đồng thời, với tính chất phức tạp, khó khăn của cuộc đấu tranh chống “đạn bọc đường” và âm mưu của kẻ địch lợi dụng cuộc đấu  tranh đó để chống phá Đảng, Nhà nước, đòi hỏi mỗi người phải luôn nâng cao cảnh giác, đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn, xuyên tạc phá hoại công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, không để bị lôi kéo, kích động, biến thành những con rối./.

-Nguồn: Công an nhân dân-