Công tác bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân.
Thời gian tới, để bảo đảm hiệu quả cao nhất, cần mạnh dạn hoàn thiện, bổ sung
và đổi mới phương thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
quan điểm sai trái, thù địch qua một số giải pháp sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng,
chính quyền từ Trung ương đến cơ sở; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các quan
điểm sai trái, thù địch. Cấp ủy, chính quyền các cấp và đội ngũ cán bộ chủ chốt
phải nắm vững chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường
lối của Ðảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhận diện rõ các quan điểm
sai trái, thù địch để có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát với tình
hình thực tế. Phát huy vai trò nòng cốt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự
phối hợp của các đơn vị, địa phương. Xác định rõ, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Ðảng, phản bác quan điểm sai trái thù địch không chỉ có bộ phận chuyên
trách, mà còn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn thể nhân dân.
Ban Chỉ đạo 35 cần xây dựng và ban hành “Chiến lược quốc gia về công tác bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch”.
Hai là, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững
mạnh, đấu tranh không khoan nhượng với mọi biểu hiện của sự suy thoái, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”, tham nhũng, tiêu cực. Đảng phải tự cường, thực sự trong
sạch, vững mạnh trên tất cả các mặt về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và
cán bộ... để có khả năng tự bảo vệ mình. Do vậy, cần kết hợp chặt chẽ giữa “xây
và chống” trong xây dựng và thực hành đạo đức cách mạng; đẩy mạnh thực chất
công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tránh việc triển khai theo kiểu hình
thức.
Ba là, thực hiện bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bằng nhiều hình thức đa dạng,
thiết thực, hiệu quả. Công tác này không được áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính,
chủ quan, duy ý chí, mà phải dựa trên sự tự giác, có trách nhiệm của mỗi cán
bộ, đảng viên và nhân dân. Thông tin phản bác phải được phân tích, luận giải có
lý lẽ, dựa trên cơ sở thực tiễn khách quan, tăng sức thuyết phục; nắm vững
trình độ, nhu cầu, nguyện vọng, tâm lý của từng nhóm đối tượng để có phương
thức phù hợp. Cụ thể: Sử dụng “người thật, việc thật” đấu tranh với các quan
điểm phản động, sai trái, thù địch; cùng với lấy phẩm chất, đạo đức, hành động
đúng đắn, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên phản bác lại luận điệu xuyên
tạc, bôi nhọ, vu khống...; Phân biệt “phản động” với “yêu nước” thông qua nhận
thức, tư duy, hành động của từng cán bộ, đảng viên và nhân dân trên cơ sở xây
dựng “tư duy mở” về “phản biện”, “trái chiều”, nhưng mang tính tích cực, theo
đó chấp nhận tư duy phản biện, đối lập tích cực, không được nâng quan điểm hoặc
chụp mũ, đồng thời cần nhận thức và xác định lại chính xác “nội dung tích cực,
thể hiện lòng yêu nước”, tránh thực hiện phương thức đấu tranh không phù hợp,
dễ bị thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc trở thành tiêu cực, “tự diễn biến,
tự suy thoái”, có thể biến chuyển thành phản động; Đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng bằng việc nhận thức và áp dụng đúng đắn “nguyên tắc tập trung dân chủ”
trong thực tiễn, tránh việc lợi dụng nguyên tắc này để áp dụng theo kiểu độc
quyền, tập trung, nhưng không dân chủ.
Bốn là, chú trọng và nâng cao hiệu quả xây dựng
“thế trận lòng dân” bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Để thực hiện tốt phương thức
này, trong thời gian tới phải thực hiện đồng thời các vấn đề: Quán triệt rõ,
nhân dân đóng vai trò chủ thể, vị trí trung tâm trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc; Đảng không ngừng chăm lo, không ngừng cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân; phổ biến, tuyên truyền, làm tốt công tác dân vận để
nhân dân tin, hiểu, tự hào với đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước.
Năm
là, xây dựng phương thức “giá trị pháp lý -
chuẩn mực cao nhất” làm nền tảng cho việc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch, xuyên tạc, bôi nhọ. Phương thức này muốn đạt hiệu quả cao nhất,
thời gian tới cần thực hiện: Bảo đảm văn bản của Đảng phải đúng tinh thần Hiến pháp,
pháp luật, không được cao hơn, vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật, theo đó, các
tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật; thể chế hóa triệt để, đúng tinh thần, nội dung và cách
thức từ văn bản của Đảng thành văn bản của Nhà nước. Dựa trên nền tảng này để
tuyên truyền, giáo dục, đồng thời để áp dụng và xử lý theo quy định của Đảng và
Nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét