Từ lúc chuẩn bị
Đại hội XIII của Đảng, lợi dụng việc góp ý văn kiện, một số người đã “phản
biện” quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: “Đảng
Cộng sản Việt Nam chỉ nên tập trung lãnh đạo chính trị, không nên lãnh đạo kinh
tế”; “Đảng chỉ nên tự khuôn mình trong phạm vi “chính trị”, còn kinh tế là địa
hạt của giới kinh doanh”...
Hai năm gần đây,
do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam chững lại, một số người lại đổ lỗi cho “Đảng
Cộng sản Việt Nam không biết lãnh đạo kinh tế”, họ lại tiếp tục “phản biện”
trên các mạng xã hội, trả lời báo chí nước ngoài rằng: “Đảng không nên “lấn
sân” của Quốc hội, Chính phủ trong lĩnh vực kinh tế” và “khuyến nghị”: “Trong
lĩnh vực kinh tế, đã có Quốc hội ban hành pháp luật và giám sát tối cao, đã có
Chính phủ quản lý điều hành, không cần Đảng lãnh đạo”... Đó là những quan điểm
sai lầm, lợi dụng phản biện để phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân.
Thực tiễn đã
khẳng định kinh tế và chính trị có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại,
quy định và chế ước lẫn nhau. Trên thế giới hiện nay, không có đảng phái chính
trị nào không gắn kết với kinh tế. Lênin đã từng chỉ ra rằng, chính trị là biểu
hiện tập trung của kinh tế, là kinh tế cô đọng lại.
Kinh tế quyết
định chính trị, chính trị phản ánh kinh tế, nhưng chính trị không thụ động
trước kinh tế, mà có vai trò tác động trở lại với kinh tế hoặc tích cực, thúc
đẩy kinh tế phát triển, nếu là chính trị đúng đắn, sáng suốt; hoặc tiêu cực,
kìm hãm sự phát triển kinh tế và xã hội, nếu là chính trị sai lầm.
Các đảng lớn của
các nước tư bản phát triển đều đưa ra đường lối chính trị, dẫn dắt sự phát
triển xã hội theo lý tưởng, mục tiêu đã lựa chọn. Trong đường lối chính trị đó
đều có đường lối phát triển kinh tế.
Thực tiễn tại
Việt Nam trong thế kỷ qua cho thấy, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng
là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta, trong đó có
lĩnh vực kinh tế. Cũng có lúc Đảng ta có sai lầm, khuyết điểm trong quá trình
lãnh đạo kinh tế, nhưng trong suốt 92 năm qua, chưa bao giờ Đảng ta xem nhẹ,
buông lỏng vấn đề lãnh đạo kinh tế.
Nhờ chú trọng
lãnh đạo kinh tế, bảo đảm sự đúng đắn và nhất quán về quan điểm chính trị trong
lãnh đạo kinh tế mà Đảng ta đã nhanh chóng sửa chữa được khuyết điểm, giải
quyết thành công nhiều nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế quan trọng, nhất
là hơn 35 năm qua thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét