Nhìn lại lịch sử từ khi Học thuyết Mác ra đời,
đặc biệt sau khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công đến nay,
các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội, xét lại không lúc nào ngừng công
kích, chống phá chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, sau khi,
chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào thoái trào,
làn sóng phê phán học thuyết Mác càng trở nên dữ dội. Những kẻ cơ hội, phản
động hý hửng tuyên bố về sự “cáo chung” của chủ nghĩa xã hội. Chúng viện dẫn
nhiều lý do nhằm tẩy chay, quy chụp, bài sích chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhưng với
bản chất cách mạng và khoa học, Học thuyết Mác - Lênin đã khẳng định sức sống
mãnh liệt, đồng hành cùng nhân lọai trong cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do của
mỗi dân tộc. Trên thực tế, lý luận khoa học của học thuyết Mác - Lênin đã và đang soi
đường cho nhiều dân tộc vùng lên đấu tranh giành quyền sống, quyền làm người.
Hiện nay, các thế lực thù địch cùng các phần tử cơ hội,
xét lại vẫn không ngừng công kích, phủ bác chủ nghĩa Mác- Lênin, ra sức tán
dương các quan điểm ngoài mác- xít. Đây là sự cố tình che đậy bản chất xấu xa
của chủ nghĩa tư bản, con “quỷ giữ” của những người dân chân chính.
Thử hỏi, trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay, liệu
đã có học thuyết nào mang tính nhân văn, nhân đạo cao cả, có sức cổ vũ, thuyết
phục, tập hợp được hàng trăm các dân tộc cùng hàng tỷ người trên thế giới đứng
lên đấu tranh để xoá bỏ mọi áp bức, bóc lột, lệ thuộc, như học thuyết Mác- Lê
nin? Nếu không có Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, không có chủ nghĩa xã hội
được xây dựng và phát triển trên đất nước Nga Xô- viết, thì làm sao loài người
có thể tiêu diệt được những con “quái vật” chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh
thế giới thứ hai? Nếu không có một hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, thì
nhân loại sẽ ra sao? Và chắc chắn nhân loại sẽ còn phải chứng kiến không ít
cuộc chiến tranh tàn khốc do các thế lực hiếu chiến gây ra...
Trong
những thập kỷ tới của thế kỷ 21, học thuyết Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội còn gặp
nhiều khó khăn, trắc trở. Song, cần khẳng định rằng, chủ nghĩa Mác- Lênin vẫn
có ảnh hưởng rất sâu sắc trong đời sống nhân loại, vẫn đứng vững trong cuộc đấu
tranh của những người cộng sản và nhân dân lao động, kể cả ở những nước mà chế
độ xã hội chủ nghĩa tan rã. Giá trị bền vững của học thuyết Mác-Lênin, hình ảnh
các nước xã hội chủ nghĩa còn lại như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên...luôn
vững vàng, hiên ngang trước mọi sự tấn công ác hiểm của các thế lực thù địch và
bọn phản động quốc tế, là bằng chứng hùng hồn về sức sống hiện thực của chủ
nghĩa Mác- Lênin, của chủ nghĩa xã hội. Đây chính là nguồn cổ vũ lớn lao cho
những người cộng sản chân chính và nhân dân các dân tộc trên thế giới trong
cuộc đấu tranh vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa cao đẹp của nhân loại.
Đối
với cách mạng Việt Nam, sức sống của chủ nghĩa Mác- Lênin đã thể hiện trong
toàn bộ tiến trình vận động, phát triển của cách mạng từ khi thành lập Đảng đến
nay. Chính Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, người có công truyền bá và vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, làm cho chủ nghĩa Mác- Lênin luôn tràn đầy sức
sống hiện thực. Người khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có
con đường nào khác con đường cách mạng vô sản; chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao
động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Từ đó, Người tích cực chuẩn bị mọi mặt tiến
tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối, cương lĩnh độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đường lối đúng đắn đó đã đưa cách mạng Việt Nam
đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thực tiễn của cách mạng Việt Nam trong
hơn 91 năm qua, đặc biệt những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước trong
hơn 35 năm qua là bằng chứng sinh động chứng tỏ giá trị bền vững của học thuyết
Mác - Lênin, chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên Tổ quốc Việt Nam của chúng ta, củng
cố vững chắc niềm tin, niềm tự hào cho mỗi đảng viên, cán bộ và nhân dân ta vào
chủ nghĩa Mác- Lênin, vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn,
vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, vững
bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đúng như Nhà triết học người Pháp Đeriđa từng
nói: “Tư tưởng của Mác đã làm nên lịch sử thế kỷ XX. Tư tưởng của Mác vẫn là tư
tưởng của thế kỷ XXI. Nhân loại sẽ không có tương lai nếu không có tư tưởng của
Mác”. Đó là sự khẳng định giá trị vĩnh hằng của Học thuyết Mác nói chung, tư
tưởng xã hội chủ nghĩa của Mác nói riêng. Đó cũng là sự phủ nhận những quan
điểm, lý luận đòi phủ nhận chủ nghĩa Mác
- Lênin trong giai đoạn hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét