Xây dựng bản lĩnh chính trị, củng cố và giữ vững trận địa tư tưởng cho bộ đội phải được quán triệt vào quá trình giáo dục, huấn luyện để nâng cao tri thức và hiểu biết toàn diện cho cán bộ, chiến sĩ; phải gắn chặt với thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và các mặt công tác khác, trước hết là nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của đơn vị.
Giáo dục, huấn luyện phải hướng vào bồi dưỡng năng lực cụ thể trong phòng chống chiến lược "diễn biến hoà bình", "phi chính tri hoá" quân đội cho cán bộ, chiến sĩ. Trong huấn luyện, cần tổ chức huấn luyện cho bộ đội sát với yêu cầu nhiệm vụ phòng chống chiến lược "diễn biến hoà bình", phi chính trị hoá" quân đội. Thường xuyên bổ sung, hoàn thiện phương án chiến đấu đặc biệt coi trọng thành thục về kỹ thuật, chiến thuật, hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng, các bộ phận. Nắm vững phương châm và nguyên tắc để giải quyết đúng đắn, linh hoạt các tình huống phức tạp, nhất là các tình huống A2. Các nội dung huấn luyện phải quán triện rõ phương châm: "Lấy xây dựng bên trong là chính để hỗ trợ cho bên ngoài" và ngược lại. Quá trình giáo dục, huấn luyện phải được cụ thể hoá vào trong nhiệm vụ phòng chống "diễn biến hoà bình", sát với nhiệm vụ tác chiến khu vực phòng thủ, nhiệm vụ A2. Kết hợp giáo dục, huấn luyện toàn diện và trọng điểm, hết sức coi trọng các bộ phận hoạt động nhỏ bé, xa đơn vị và khi làm nhiệm vụ đột xuất.
Công tác tư tưởng cần hướng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Trước khi bước vào giai đoạn huấn luyện mới, vào hình thức mới cần tổ chức quán triệt, nâng cao ý thức trách nhiệm trong huấn luyện cho bộ đội. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cần bám sát từng hình thức phù hợp. Đồng thời công tác tư tưởng cần bám sát từng đối tượng phân tích đúng, kịp thời diễn biến tư tưởng của bộ đội, để có biện pháp phối hợp với hoạt động giáo dục, huấn luyện tạo định hướng đúng đắn tư tưởng cho bộ đội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét