Cụ thể, tại Nghị quyết số Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

 

Theo đó, số giờ làm thêm trong 1 năm được quy định như sau:

Trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm, trừ các trường hợp sau đây:

- Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;

- Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

- Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

- Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

 Không áp dụng khoản 1 Điều này đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động.

Về số giờ làm thêm trong 1 tháng được quy định như sau:

Trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày hôm nay, 1-4-2022, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.

 

Từ hôm nay, 1-4, người lao động có thể làm thêm tối đa 60 giờ/tháng, không quá 300 giờ/năm
 Từ hôm nay, 1-4, người lao động có thể làm thêm giờ. Ảnh minh họa

* Ngoài ra, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cũng công bố 2 nghị quyết: Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn; Nghị quyết số 499/NQ-UBTVQH15 về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: Giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, trong đó giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn từ ngày 1-4-2022 đến hết ngày 31-12-2022; giảm 70% mức thuế bảo vệ môi trường đối với dầu hỏa từ ngày 1-4-2022 đến hết ngày 31-12-2022.

Mức thuế cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 2 của nghị quyết này.

Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, trừ nhiên liệu bay quy định tại khoản 2 Điều này, từ hôm nay, 1-4-2022 đến hết ngày 31-12-2022 được quy định như sau:

Từ hôm nay, 1-4, người lao động có thể làm thêm tối đa 60 giờ/tháng, không quá 300 giờ/năm
 

* Tại kỳ điều hành giá xăng dầu lần này, nhờ thuế bảo vệ môi trường giảm nhưng do giá xăng dầu thế giới, nhất là giá các loại dầu có mức tăng cao nên liên bộ Công Thương - Tài chính đã phải sử dụng kết hợp công cụ Quỹ BOG xăng dầu ở mức hợp lý (điều chỉnh mức trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng, dầu) để giảm giá xăng và hạn chế mức tăng của giá dầu so với mức tăng của giá thế giới.

Theo đó, giá xăng RON 95 được điều chỉnh giảm 1.039 đồng/lít, xăng E5 RON 92 giảm 1.021 đồng/lít. Ngược lại, giá dầu diesel 0.05S tăng 1.447 đồng/lít; dầu hỏa tăng 1.519 đồng/lít.

Nếu thuế bảo vệ môi trường như mức cũ, giá xăng dầu trong nước kỳ điều hành này sẽ tăng từ 1.069-2.789 đồng/lít/kg.