Thứ Năm, 1 tháng 6, 2023

TẤM LÒNG BÁC HỒ VỚI TRẺ EM QUA THƠ CỦA NGƯỜI


 Thế giới thơ ca của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng rộng lớn, phong phú.
Trong thế giới nghệ thuật ấy, ta dễ dàng nhận ra sự quan tâm đặc biệt của Bác dành cho trẻ em. Bác không chỉ viết nhiều (cả trong thơ tiếng Việt lẫn thơ chữ Hán, về cả thiếu nhi Việt Nam lẫn thiếu nhi quốc tế) mà còn dành những tình cảm tốt đẹp dành cho thế hệ măng non yêu quý mà Người trìu mến gọi là “búp trên cành”.
Nỗi xót thương dành cho trẻ em cùng khổ
Bác Hồ vô cùng yêu quý trẻ con. Chính trong Thư trung thu năm 1952, Người khẳng định: Ai yêu các nhi đồng/ Bằng Bác Hồ Chí Minh?. Bởi đó, gặp một mảnh đời con trẻ bất hạnh, Người thương cảm, xót xa. Trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, nỗi cơ hàn tủi nhục mà trẻ em phải chịu đựng khiến Người càng thêm đau đớn. Bác viết về trẻ em cùng khổ bằng tất cả tấm lòng thấu hiểu, cảm thông, thương xót.
Năm 1941, trong bài Trẻ con, Bác lên án những tội ác mà giặc Tây, Nhật đã gián tiếp gây ra đối với trẻ em Việt Nam: Chẳng may vận nước gian nan/ Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng/ Học hành, giáo dục đã không/ Nhà nghèo lại phải làm công, cày bừa/ Sức còn yếu, tuổi còn thơ/ Mà đã khó nhọc cũng như người già/ Có khi lìa mẹ, lìa cha/ Đi ăn ở với người ta bên ngoài/ Vì ai đến nỗi thế này?/ Vì giặc Nhật với giặc Tây bạo tàn/ Khiến ta nước mất nhà tan/ Trẻ em cũng phải cơ hàn xót xa.
Năm 1942, Bác viết bài Trẻ chăn trâu. Một lần nữa Bác lại bày tỏ niềm xót thương trước những bất công, thiệt thòi của “con trẻ mục đồng Việt Nam” trong tình cảnh nước nhà rơi vào tay giặc: Vì ai ta chẳng ấm no?/ Vì ai ta đã phải lo cơ hàn?/ Vì ai cha mẹ nghèo nàn?/ Vì ai nhà cửa, giang sang tan tành?/ Vì ai ngăn cấm học hành?/ Vì ai ta phải chịu vành dốt ngây?
Trong bài thơ này, Bác dùng hình thức lời hát của trẻ chăn trâu trên đồi. Và những câu hỏi trên là của chính các em. Nhưng độc giả vẫn cảm nhận được mỗi câu hỏi ấy như một nỗi đau nhói vào lòng Bác. Cuối bài thơ, Người viết thật cảm động: Ai nghe mà chẳng động lòng/ Khá thương con trẻ mục đồng Việt Nam.
Cùng với thiếu nhi Việt Nam, Bác Hồ kính yêu còn dành nhiều tình cảm cho thiếu nhi quốc tế. Trên những bước đường hoạt động cách mạng bôn ba nơi hải ngoại, đã không ít lần Bác chứng kiến và xót thương trước những cảnh đời trẻ em bị đối xử bất công, ngang trái.
Nằm trong nhà ngục Tân Dương (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), một tiếng khóc “oa… oa… oa…” chưa nên lời của cháu bé mới được nửa tuổi phải theo mẹ vào t.ù vô cớ vì nạn bắt lính của chính quyền cũng làm Bác chạnh lòng, xót thương: Oa…! oa…! O-a a! Gia phạ đương binh cứu quốc gia/ Sở dĩ ngã niên tài bán tuế/ Yếu đáo ngục trung căn trước ma (Oa…! Oa…! Oaa…!/ Cha sợ sung quân cứu nước nhà/ Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi/ Phải theo mẹ đến ở nhà pha – Nam Trân dịch).
Trong bài thơ Bác ơi!, Tố Hữu đã viết thật sâu sắc về Người: Bác ơi tim Bác mênh mông thế/ Ôm trọn non sông, mọi kiếp người. Trong những kiếp người đau khổ trong xã hội bất công, có lẽ trẻ em bất hạnh là đối tượng khiến Bác xúc động nhất. Bởi đó, thơ Bác viết về trẻ em bất hạnh, dù để tuyên truyền cách mạnh hay để lên án kẻ thù, cũng chất chứa đầy nỗi lòng xót thương của Người và khiến độc giả không thôi ray rứt.
Tình yêu thương bao la
Sinh thời, Bác Hồ từng bộc bạch: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”. Những lời tận sâu trong đáy lòng ấy của Bác cho chúng ta biết vì sao Người viết nhiều về trẻ, dành nhiều thời gian cho trẻ và yêu quý, nhớ thương trẻ em vô bờ đến thế.
Trong thơ, Người xưng “Bác”, “ta” và gọi trẻ em bằng những cách gọi thân thương, gần gũi và thật ấm áp: “trẻ em”, “trẻ con”, “con trẻ”, “nhi đồng”, “cháu”, “các cháu”, “cháu yêu”, “bầy con cưng”... Thơ Bác viết về/ cho trẻ em bao giờ cũng đầy yêu thương, ngọt ngào, trìu mến: Các cháu khôn lớn/ Bác rất vui lòng/ Thu này Bác gởi thơ chung/ Bác hôn các cháu khắp vùng gần xa (Thơ Trung thu gửi các cháu nhi đồng); Vở này ta tặng cháu yêu ta/ Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là (Tặng cháu Nông Thị Trưng); Bác gửi lại cháu/ Mấy chục cái hôn (Gửi cháu Lê Văn Thức); Gửi cháu cái hôn/ Và lòng thân ái (Gửi cháu Phạm Đỗ Hải).
Thơ về thiếu nhi của Bác còn chất chứa đầy nỗi nhớ thương sâu lắng của người Cha, người Ông kính yêu dành cho thiếu niên nhi đồng Việt Nam: Trung thu trăng sáng như gương/ Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng (Thư Trung thu năm 1951); Nhớ thương các cháu vô cùng (Gửi các cháu miền Nam).
Yêu quý trẻ con, Bác viết về trẻ con với những điều tốt đẹp nhất. Với Bác, trẻ em cũng như “búp trên cành”, là những gì thật non tơ, trong sáng, tươi đẹp, cần được thương yêu, trân trọng, nâng niu: Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan (Trẻ con). Với Người, trẻ em cháu nào cũng đẹp xinh, ngoan ngoãn: Tính các cháu ngoan ngoãn/ Mặt các cháu xinh xinh (Thư Trung thu).
Không chỉ đối với thiếu nhi Việt Nam, với thiếu nhi thế giới, Bác cũng dành những tình cảm thương yêu, quý mến. Tháng 5/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh có chuyến làm việc tại Trung Quốc, được Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Đổng Tất Vũ đưa đi thăm Hoàng Sơn (tỉnh An Huy). Bác đã ở tại đây 18 ngày. Trước khi rời Hoàng Sơn, ông Vũ đã làm chùm thơ Biệt Hoàng Sơn tứ tuyệt để tặng Bác.
Để đáp lễ, Bác làm 6 bài thơ chữ Hán với nhan đề Hoàng Sơn nhật ký. Trong chùm thơ này, Bác dành riêng bài thứ 2 để nói về trẻ em ở Hoàng Sơn với những tình cảm yêu quý, trân trọng đặc biệt: Hoàng Sơn tiểu hài chân quai quai/ Kiến ngã tựu vấn “Bá bá hảo”/ Giáp như tần quả, chủy như hoa/ Đối ngã cảm tình chân nồng hậu (Hoàng Sơn các cháu thật là ngoan/ Hễ gặp tôi: “Cháu chào bác ạ!”/ Má như táo chín, miệng như hoa/ Tình cảm với tôi nồng thắm quá – Phan Văn Các dịch).
Có thể nói, Bác Hồ không phải là tác giả của văn học thiếu nhi, Bác cũng không phải là nhà thơ viết nhiều về trẻ em nhất nhưng với tấm lòng yêu thương vô hạn đối với trẻ em, Người đã viết nên nhiều vần thơ hay vào bậc nhất về trẻ em trong nền văn học nước ta.
Niềm tin, kỳ vọng của Bác dành cho trẻ em
Trong quan niệm của Bác Hồ, trẻ em không chỉ là búp non trên cành phải luôn được yêu thương, nâng niu mà còn là biểu tượng của tương lai dân tộc, là những anh hùng nhỏ tuổi của nước nhà, là một lực lượng quan trọng của cách mạng. Yêu quý trẻ em, Bác khẳng định vai trò, vị trí của trẻ em, đồng thời đặt nhiều niềm tin, kỳ vọng vào các cháu.
Trước hết, Bác khẳng định truyền thống anh hùng của trẻ em Việt Nam. Qua hình tượng Thánh Gióng, người anh hùng nhỏ tuổi làng Phù Đổng, Người ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của thiếu niên nhi đồng Việt Nam: Thiếu niên ta rất vẻ vang/ Trẻ con Phù Đổng tiếng/ Tuổi tuy chưa đến chín mười/ Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương (Lịch sử nước ta). Người nhắc lại tấm gương người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản để ca ngợi, khích lệ, động viên trẻ em nước Việt: Thật là một đấng anh hùng/ Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo (Lịch sử nước ta).
Trở về với thực tiễn quá trình hình thành và phát triển của cách mạng Việt Nam, Bác khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của các cháu: “Nhi đồng cứu quốc” Hội ta/ Ấy là lực lượng, ấy là cứu sinh/ Ấy là bộ phận Việt Minh (Trẻ chăn trâu). Người khẳng định vai trò của trẻ em Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc: Người lớn cứu nước đã đành/ Trẻ em cũng góp phần mình một tay (Trẻ con).
Người dành sự kỳ vọng rất lớn cho trẻ em Việt Nam, nhất là trẻ em miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi (Gửi các cháu miền Nam). Và Người luôn kịp thời gửi lời khen ngợi, tuyên dương những cháu thiếu nhi đạt nhiều thành tích, chiến công trong học tập, chiến đấu. Đây là lời khen Bác dành cho cháu Phạm Đỗ Hải: Cháu làm liên lạc/ Bị giặc bắt được/ Lại trốn thoát ngay/ Mang hai lính Tây/ Về theo bộ đội/ Thế là cháu giỏi/ Biết cách tuyên truyền/ Bác gửi lời khen. Còn đây là lời tuyên dương của Bác dành cho cháu Lê Văn Thức: Cháu có can đảm/ Giơ súng dọa Tây/ Bắt nó hàng ngay/ Lấy được súng nó/ Vì thành công đó/ Bác gửi lời khen.
Dành nhiều tình yêu thương, sự quan tâm đối với trẻ em, thơ Bác luôn là những lời gửi tặng, hỏi thăm, tâm tình, sẻ chia để ân cần bảo ban, khuyên nhủ, động viên các cháu. Bác mong mỏi: Mong cháu ra công mà học tập/ Mai sau cháu giúp nước non nhà (Tặng cháu Nông Thị Trưng); Mong các cháu cố gắng/ Thi đua học và hành/ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/ Tùy theo sức của mình (Thư Trung thu 1952). Bác khuyên bảo: Khuyên cháu gắng sức/ Học hành, công tác/ Tiến bộ luôn luôn (Gửi cháu Phạm Đỗ Hải); Khuyên cháu tập rèn/ Ngày càng tiến bộ (Gửi cháu Lê Văn Thức). Bác cổ vũ, động viên, thúc giục: Các cháu hãy xứng đáng/ Cháu Bác Hồ Chí Minh (Thư Trung thu 1952).
Bác nêu “phần thưởng” cao quý cho sự cố gắng, phấn đấu của các cháu: Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây/ Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng (Trẻ con). Người hòa chung niềm vui và hướng đến tương lai tươi đẹp, “trọn niềm vui” cùng trẻ em cả nước: Các cháu vui thay!/ Bác cũng vui thay!/ Thu sau so với thu này vui hơn (Thơ Trung thu gửi các cháu nhi đồng). Có lẽ, trong nền thơ Việt Nam hiện đại, hiếm có tác giả nào dành sự quan tâm, thương yêu, tin tưởng, kỳ vọng cho trẻ em nhiều, sâu sắc như Bác Hồ.
Không chỉ chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ di sản thơ ca của Bác (2 bài thơ chữ Hán, 8 bài viết riêng cho trẻ trong tổng số 67 bài thơ tiếng Việt, chưa kể nhiều bài khác nhắc đến hình ảnh trẻ em), thơ viết về thiếu nhi của Người còn thành công trên nhiều phương diện. Trong đó, ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, gần gũi; giọng thơ ấm áp, ân cần, trìu mến là những thành công nổi bật, để lại dấu ấn riêng của thơ Bác trong tiến trình phát triển của thơ viết về trẻ em trong văn học Việt Nam.
Chính tình yêu thương, nỗi nhớ mong và niềm tin tưởng lớn lao mà Bác dành cho thiếu nhi Việt Nam cũng như thiếu nhi quốc tế là mạch nguồn chủ đạo làm nên sức sống bền bỉ của những vần thơ chan chứa thương yêu dành cho trẻ em của Người./.
NTT ST

Cơ hội để mỗi cấp ủy, cán bộ, đảng viên “tự soi, tự sửa

🇻🇳Tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được nhiều cán bộ, đảng viên tâm huyết nghiên cứu.
Tác phẩm đã thể hiện sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong phòng chống tham nhũng tiêu cực, với mục tiêu, phương châm, quan điểm chỉ đạo cụ thể; những kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm và các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới; việc vận dụng đúng đắn, phù hợp, hiệu quả trong công tác tham mưu, triển khai thực hiện công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực ở địa phương.
Nhất là phần thứ hai của cuốn sách - “Nhất quán phương châm: Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc” - (tuyển chọn 22 bài viết tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên - căn nguyên, cái gốc, cái cơ bản cần phải phòng ngừa) đã cho thấy sự trăn trở, quan tâm đặc biệt của đồng chí Tổng Bí thư đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm trong sạch bộ máy của Đảng, Nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân với vai trò lãnh đạo của Đảng, với công cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Nhiều cán bộ, đảng viên sau khi nghiên cứu tác phẩm, thống nhất cho rằng, việc nghiên cứu, học tập nội dung các bài viết, bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư trong cuốn sách là hết sức quan trọng và cần thiết.
Nhiều cán bộ, đảng viên sau khi nghiên cứu tác phẩm, thống nhất cho rằng, việc nghiên cứu, học tập nội dung các bài viết, bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư trong cuốn sách là hết sức quan trọng và cần thiết. Đây là cơ hội để cán bộ, đảng viên “tự soi, tự sửa” mình, để cảnh giác trước mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân, góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, để xây dựng và chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị nước ta ngày càng phát triển.
Từ đó cho thấy, qua đợt sinh hoạt chính trị này, từ ý nghĩa lý luận thực tiễn của tác phẩm, các cấp ủy cần quán triệt, tiếp tục bổ sung cụ thể hóa thành những chương trình, kế hoạch hành động và quyết tâm thực hiện. Đặc biệt phát huy tinh thần “ tự soi, tự sửa” của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng; đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, từ đó tạo chuyển biến tích cực trong chất lượng sinh hoạt đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; nâng cao trách nhiệm, ý thức tu dưỡng, rèn luyện, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị./.
NTT

Một số biện pháp ngăn chặn phát tán thông tin xấu độc trên Không gian mạng

Thứ nhất, đối với các cơ quan hữu quan của Đảng, Nhà nước và các chủ thể quản lý pháp luật về an ninh mạng: Cần chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường các biện pháp giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của công dân về pháp luật, nhất là Luật An ninh mạng; các chỉ thị, quy định về cung cấp, phát triển, sử dụng các nền tảng mạng xã hội; ý thức, trách nhiệm và những nguyên tắc khi tham gia các nền tảng mạng xã hội của người dân. Hoàn thiện các quy định về quản lý thông tin trên mạng xã hội; tập trung nghiên cứu xây dựng luật về quản lý thông tin trên mạng, Luật An ninh mạng để có thể tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ, phù hợp; tích cực xây dựng khung khổ pháp luật khoa học, tiến bộ để truyền thông xã hội hoạt động, phát triển lành mạnh, đúng hướng và quản lý tốt mạng xã hội.

Các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, hướng tới xây dựng môi trường mạng xã hội lành mạnh, an toàn tại Việt Nam. Các cá nhân, tổ chức cần phải có trách nhiệm pháp lý với các thông tin đưa lên mạng xã hội nhằm hạn chế tối đa những phát ngôn “vô tội vạ”, xâm phạm đời tư, hạ thấp uy tín, bôi nhọ danh dự của cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản thực hiện Luật Báo chí, trong đó chú trọng việc nâng cao vai trò định hướng thông tin của các cơ quan báo chí chủ lực, tích cực, chủ động phê phán, phản bác thông tin xấu, độc trên mạng xã hội để góp phần khắc phục những mặt trái của truyền thông xã hội.

Thứ hai, đối với các chủ thể cung cấp mạng xã hội: Các nhà cung cấp, khai thác dịch vụ mạng, nhất là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp Việt Nam, tôn trọng chủ quyền, lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia Việt Nam. Yêu cầu các đối tác phải thể hiện rõ sự hợp tác và tuân thủ các quy định khi vào hoạt động tại Việt Nam, như: Đặt cơ quan đại diện, thiết lập tính chính danh của người dùng trong đăng ký tài khoản, phối hợp tích cực để kịp thời bóc gỡ những trang mạo danh, các topic cố tình xuyên tạc, bôi nhọ, xúc phạm các cá nhân, tổ chức, xóa bỏ triệt để các tài khoản đưa thông tin sai sự thật... Đồng thời, cần coi trọng hơn các biện pháp kinh tế, trách nhiệm của những doanh nghiệp phải tương xứng với lợi ích mà họ được hưởng.

Thứ ba, đối với các cơ quan quản lý, giám sát các phương tiện truyền thông: Cần tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật với các điều khoản cụ thể, rõ ràng, sát thực, phù hợp, theo kịp tốc độ biến động của truyền thông xã hội, thay vì chỉ dừng ở quy tắc điều chỉnh mang tính khuyến nghị. Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, đặc biệt là sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan và của cả hệ thống chính trị để xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, gây hại như: Lưu trữ, cung cấp, đăng tải, tán phát tin giả, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, nói xấu, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước trên internet, mạng xã hội...

Tăng cường các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn, bóc gỡ, loại bỏ những thông tin độc hại, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Việt Nam. Đây là biện pháp rất cần thiết và hữu hiệu trong bối cảnh hiện nay. Các đơn vị chuyên trách về an ninh mạng cần kịp thời hỗ trợ với các tổ chức, cá nhân khi phát hiện dấu hiệu “lỗ hổng” bảo mật và cả khi bị tội phạm tin học tấn công để khắc phục và tạo lập môi trường mạng lành mạnh, trong sạch để người dùng yên tâm khi sử dụng mạng xã hội phục vụ nhu cầu chính đáng của cá nhân, tổ chức.

Thứ tư, đối với người tham gia mạng xã hội: Khi tham gia môi trường mạng, các “cư dân mạng” nên lan tỏa những thông tin, hình ảnh tốt đẹp về các hoạt động xã hội, hoạt động vì cộng đồng, phê phán những thói xấu, biểu hiện lệch lạc, hướng tới thông điệp nhân văn, xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội thanh lịch, văn minh. Đồng thời, cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không sử dụng ngôn ngữ lai căng, tục tĩu, có tính bạo lực; chỉ đăng, phát thông tin rõ nguồn gốc, đã được kiểm chứng. Đặc biệt, không được lập nhóm, hội để nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm người khác hoặc công kích lẫn nhau; không “vào hùa” theo đám đông khi chưa hiểu rõ về vụ việc hoặc không có căn cứ. Trong quá trình đăng tải các thông tin, các cư dân mạng không đăng những thông tin bịa đặt, thông tin vi phạm pháp luật; không sử dụng những ứng dụng không rõ nguồn gốc để tránh bị làm phiền bởi các tin rác hay bị lấy cắp thông tin tài khoản. Các “cư dân mạng” cần nắm rõ và tuân thủ các quy định của Luật An ninh mạng. Trên cơ sở đó, mỗi người cần biến tài khoản mạng xã hội của mình thành một kênh thông tin lành mạnh và thực hiện truyền thông xã hội trên tinh thần trách nhiệm cộng đồng, kịp thời phát hiện, góp ý, phê bình, phản bác... những thông tin phản động, độc hại trên mạng xã hội.

Khi tham gia mạng xã hội, các “cư dân” cần trang bị các kỹ năng tự bảo vệ thông tin cá nhân, cách thức chắt lọc, tiếp nhận thông tin. Việc người dùng nâng cao "sức đề kháng”, trang bị hiểu biết về pháp luật, bộ lọc văn hóa tốt, ứng xử văn minh trong tranh luận, phản biện, có năng lực về tin tức, đánh giá được độ tin cậy của thông tin trên mạng xã hội là rất quan trọng. Có như vậy, việc khai thác, sử dụng mạng xã hội mới hiệu quả, thiết thực và lành mạnh, người dùng mới có thể bảo vệ những giá trị của bản thân, của cộng đồng và dân tộc./.

PHẬT GIÁO VIỆT NAM LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, DÂN TỘC, NHÂN DÂN!

 

Lời kêu gọi của hoà thượng Thích Trí Quảng Đức, Đệ tứ Pháp chủ Hội đồng chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi Nhân dân, tăng ni, Phật tử làm việc thiện, kiến tạo hoà bình mùa Phật đản năm năm 2023. Ai đọc cũng thấm thía.
Ở Việt Nam, dù là tôn giáo nào thì Đạo pháp phải luôn đồng hành cùng Dân tộc và xã hội chủ nghĩa, là phương châm, tôn chỉ hoạt động của Phật giáo Việt Nam.
Suốt chặng đường tồn tại và phát triển, Phật giáo luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong nếp sống gia phong, truyền thống dòng họ, phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, từ bi bác ái, khoa học đại chúng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Phật luôn ở trong tâm mọi người, ở trong lòng dân tộc để tôn vinh, phát triển văn hóa, đạo đức, truyền thống dân tộc gắn liềm với Phật giáo...
NTT

Thủ đoạn xuyên tạc trên mạng xã hội

Những người thực hiện thủ đoạn này được đào tạo khá bài bản với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nên họ thực hiện ngày càng thường xuyên và tinh vi hơn. Đối tượng họ hướng đến là các lão thành cách mạng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội và những người có vị trí, vai trò, tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước hoặc cán bộ, đảng viên thường xuyên, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân. Dạng thức phổ biến là: Xuyên tạc, bịa đặt về lịch sử thân thế, sự nghiệp; xúc phạm đời tư, cuộc sống gia đình, gán ghép các mối quan hệ xã hội... Để tăng hiệu quả, họ thường tung thông tin này vào những thời điểm nhạy cảm về chính trị, như: Những sự kiện chính trị trọng đại của đất nước; trước, trong và sau dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn; đại hội Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp...

Ngoài ra, họ còn mượn một hiện tượng, một cá nhân cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất bị pháp luật nghiêm trị để đánh tráo khái niệm, quy chụp, đánh đồng thành bản chất chế độ xã hội, bản chất của Đảng và Nhà nước. Chỉ cần một hành động, một câu nói nào đó của cán bộ, đảng viên cũng bị họ phân tích, mổ xẻ, xuyên tạc ở nhiều góc độ để thêu dệt thành những câu chuyện thị phi rùm beng. Thậm chí, họ còn cố tình dàn dựng những “cạm bẫy” nhằm kích động, làm cho những cán bộ, đảng viên thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm, mất kiềm chế trong những tình huống cụ thể để tổ chức quay phim, chụp hình rồi cắt ghép, chỉnh sửa, thêu dệt thành những câu chuyện gây bức xúc trong “dư luận”. Hơn thế nữa, họ còn rất thạo các cách thức để thổi phồng sự việc, để thu hút người theo dõi, tạo điểm nóng trong “dư luận”. Từ một hành động nhỏ chưa phù hợp của một cán bộ, đảng viên nào đó, họ có thể "vẽ" thành một bức tranh toàn cảnh về đạo đức, lối sống, về nghệ thuật xã giao, văn hóa công vụ... của cả một cơ quan, đơn vị, của Đảng, của xã hội rồi đem so sánh với các nước khác, bất chấp sự khập khiễng. Nguy hiểm hơn, để hướng dư luận theo mưu đồ của mình, họ chặn hoặc loại bỏ những bình luận trái chiều, ý kiến đấu tranh của những người có chính kiến để tạo nên dạng thông tin một chiều có lợi cho mục đích chống phá.

Không khó để nhận ra đây là những thủ đoạn của hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Bởi vì, thủ đoạn dù có tinh vi đến đâu, xảo quyệt thế nào thì bản chất cũng chỉ là chiêu trò “bình mới, rượu cũ”. Vấn đề đặt ra ở đây là đã có không ít người dân vì tính hiếu kỳ, nhận thức đơn giản, phiến diện, thậm chí một bộ phận cán bộ, đảng viên, trí thức, văn nghệ sĩ vô tình hoặc cố ý tham gia “góp ý” rất sôi nổi tạo nên một “làn sóng” lan truyền nhanh chóng với hàng nghìn, thậm chí hàng triệu “comments”, qua đó giúp cho các thế lực thù địch, phản động đạt được ý đồ chống phá. Vậy làm thế nào ngăn chặn là câu hỏi đặt ra cấp thiết đối với các cơ quan hữu quan, các ban, ngành và cả những người tham gia mạng xã hội.

Nếu là người chân chính cớ sao lại “tự giật mình” mà “lu loa”?

 

          Sau khi thông tin cơ quan chức năng sẽ yêu cầu định danh tài khoản mạng xã hội được đưa ra, không ít cá nhân, hội, nhóm “dân chủ” đã đăng đàn xuyên tạc. Chúng ta cùng đi tìm lời giải: Tại sao vậy?

Thứ nhất, cứ mỗi khi các cơ quan chức năng chuẩn bị ban hành quy định nhằm siết chặt công tác quản lý đối với mạng xã hội nói riêng và an ninh mạng nói chung, những thông tin độc hại như nêu trên lại được các đối tượng xấu tung ra. Nổi bật là, trước khi Luật An ninh mạng năm 2018 được Quốc hội thông qua, giới “dân chủ” và thậm chí là cả một số người nổi tiếng nhưng có hiểu biết hạn hẹp đã lên mạng để rêu rao nhiều thông tin lệch lạc, chủ quan, cho rằng việc thông qua luật này là “cấm cản tự do ngôn luận”, “xâm phạm quyền riêng tư”, “gây tác hại xấu đến kinh tế”, “khiến các ông lớn công nghệ không dám hoạt động tại Việt Nam”, v.v. Song, trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại, Luật An ninh mạng được thông qua đã góp phần làm trong sạch môi trường mạng cũng như bảo đảm hoạt động trên không gian mạng, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.                                                                                                 Thứ hai, các thế lực thù địch và các zận “dân chủ” thời gian qua đã triệt để sử dụng mạng xã hội để chống phá Việt Nam. Chúng lợi dụng những khoảng trống, kẽ hở của pháp luật, những kẻ này đã lập, quản lý, điều hành hàng ngàn tài khoản mạng xã hội để lan truyền những thông tin thất thiệt, độc hại, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước ta. Bên cạnh đó còn là việc các gian thương quảng cáo, kinh doanh hàng giả gây thiệt hại cho người tiêu dùng; việc các đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện những hành vi phạm tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn người, làm nhục người khác; vấn nạn bạo lực mạng; tình trạng xâm phạm đời tư của người khác, v.v.                                                                  Thứ ba, không phải bây giờ, mà từ trước, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, các zận “dân chủ”, chuyên núp dưới danh nghĩa “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” để tung ra hàng loạt luận điệu xuyên tạc sai trái, độc hại, phi lý,... làm sai lệch bản chất sự việc nhằm tạo cớ vu cáo, tấn công chính quyền; thậm chí chúng còn kích động, lôi kéo tụ tập gây rối làm mất trật tự, an ninh. Vì thế, lần này trước thông tin cơ quan chức năng sẽ yêu cầu định danh tài khoản mạng xã hội được đưa ra thì những tấm “mặt nạ dân chủ” sẽ bị bóc gỡ; đây là điều mà các “con buôn dân chủ” không hề mong muốn. Vì vậy, như “đỉa phải vôi” chúng lập tức “lu loa” rằng: “Chính phủ Việt Nam đang theo đuổi một nỗ lực đa hướng để kiểm soát bất cứ điều gì người dân Việt Nam thể hiện trên Internet, như một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm kiểm duyệt bất cứ điều gì chỉ trích Chính phủ”, “bằng cách buộc người dùng mạng xã hội tiết lộ danh tính cá nhân thực của họ, nhà chức trách Việt Nam xâm phạm quyền riêng tư của họ, dễ dàng đe dọa và đàn áp người dân hơn”, v.v. NTT ST




"Comment bẩn" - Mặt trái của mạng xã hội

Lợi dụng mặt trái của mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị cố tình tán phát các thông tin xấu độc, không đúng sự thật lên không gian mạng, rồi tạo ra các bình luận nhằm lôi kéo, kích động cộng đồng mạng tham gia, thành lập các hội, nhóm tự phát để bàn tán, chỉ trích, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, uy tín người khác.

Mục tiêu của họ là gieo rắc các nhận thức sai lầm, tâm lý hoài nghi, tâm trạng bất an, bức xúc trong xã hội và cộng đồng; ngấm ngầm kích động các tư tưởng bất tuân, chống đối luật pháp, chuẩn mực xã hội, cộng đồng; xúi giục các hành vi bạo loạn, bạo lực... Nhiều người gọi đây là những “comment bẩn”.

Trên thực tế, “comment bẩn” có khá nhiều dạng. Dạng dễ nhận thấy nhất là những comment tục tĩu. Những “comment bẩn” dạng này thường là những lời nói bậy bạ, vô văn hóa, văng tục, chửi thề, song thường thì câu từ không có nhiều ý nghĩa cụ thể mà chỉ nhằm mục đích a dua phá hoại. Loại này có thể dễ dàng gặp ở những diễn đàn không có người quản lý trực tiếp (admin) hoặc những trang mạng có bộ lọc ngôn từ không cao. Tuy nhiên, số lượng comment loại này thường rất nhiều nên dễ vượt quá sự kiểm soát.

Dạng “comment bẩn” thứ hai tinh vi hơn, dễ lọt lưới kiểm soát hơn vì nhìn thoáng qua tưởng chừng vô hại. Những kẻ thường xuyên tung “comment bẩn” dạng này bỏ thời gian để theo dõi xem những người còn lại trong diễn đàn đang nói về điều gì để bắt lỗi, chất vấn... những bình luận này thường gay gắt hơn mức bình thường. Người đưa ra bình luận luôn sẵn sàng đối đáp kịch liệt với “chủ thớt” (cách gọi của cư dân mạng để chỉ người lập ra topic) để chứng minh nhận xét của mình, cứ như vậy sẽ tạo nên làn sóng lan truyền trên mạng.

Dạng “comment bẩn” thứ ba là những comment do chính “chủ thớt” nêu ra để làm chủ đề bàn luận cho cư dân mạng tham gia hoặc mượn một topic nào đó và đưa ra nhận xét, bình phẩm, đánh giá của mình, từ đó lôi kéo, kích động người khác cùng bình luận nhằm đạt được ý đồ. Dạng “comment bẩn” này thường được dựng lên có chủ đích rõ ràng, có thể vì mục đích chính trị, kinh tế, xã hội... Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến dạng “comment bẩn” của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng mạng xã hội, truyền thông xã hội để xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, xúc phạm danh dự các vị lão thành cách mạng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội...

Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ

Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng, Nhà nước ta nói chung, trong đó có chính sách đối ngoại quốc phòng “4 không” nói riêng là kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Đường lối đó có cơ sở lý luận, khoa học, thực tiễn, cơ sở pháp lý vững chắc, có sự tham khảo ý kiến của các tầng lớp nhân dân một cách dân chủ, công khai.


Thực tế cho thấy, trong quan hệ quốc tế đương đại, các nước, đặc biệt là các nước lớn luôn có xu hướng vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau như: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ... Do đó, những luận điệu cho rằng việc “đi theo”, “liên minh” với nước này để chống nước khác nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo không những phản động, sai lầm mà còn thể hiện tư tưởng yếu hèn, trái với phương châm đối ngoại thêm bạn, bớt thù của Đảng ta.

Để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho đất nước, trước hết cần bảo đảm tuyệt đối vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác ngoại giao. Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị-xã hội, được thể hiện sâu sắc trong các văn kiện đại hội của Đảng thời kỳ đổi mới. Thực tiễn đã minh chứng, đường lối, chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa giúp Việt Nam tạo dựng một mạng lưới quan hệ rộng khắp, tranh thủ được nhiều yếu tố thuận lợi cho công cuộc phát triển đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. 

Trong tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, cần tăng cường hiệu quả công tác nghiên cứu, dự báo tình hình, phát huy vai trò của đội ngũ chuyên gia đối ngoại trong nghiên cứu, tham mưu, đóng góp vào việc xây dựng chính sách và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng. Tích cực đổi mới nội dung, phương thức thông tin đối ngoại, ứng dụng hiệu quả thành tựu công nghệ thông tin, truyền thông để tăng cường thông tin, quảng bá về đất nước, con người, thành tựu của Việt Nam và đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.

Cùng với những giải pháp căn cơ trên, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, cần chủ động phát hiện, xử lý kịp thời và nghiêm minh theo pháp luật đối với các hoạt động chống phá đường lối đối ngoại của Đảng. Kiên quyết không để các thế lực thù địch, cơ hội tập hợp lực lượng, gây rối chính trị, làm mất an ninh trật tự, gây rối loạn lòng dân, ảnh hưởng tới lợi ích đất nước.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý các hoạt động báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, internet, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Twitter, Telegram...), các cuộc hội thảo, hợp tác nghiên cứu khoa học xã hội về những vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền, đối ngoại...

Tuyệt đối không để xảy ra sơ hở khiến kẻ thù có thể lợi dụng xâm nhập, thu thập bí mật, phủ nhận, truyền bá quan điểm tư tưởng thù địch, kích động, xuyên tạc phá hoại đường lối đối ngoại đúng đắn, tiến bộ của Đảng và Nhà nước ta./.

Kiên trì, kiên quyết thực hiện đường lối đối ngoại tiến bộ, nhân văn

Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn nhất quán tư duy độc lập, tự cường và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hoạt động đối ngoại, tạo dựng nên truyền thống và bản sắc riêng, rất độc đáo của nền ngoại giao và đường lối đối ngoại Việt Nam “đầy hào khí, giàu tính nhân văn, hòa hiếu, trọng lẽ phải, công lý và chính nghĩa” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định. Trong thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống và bản sắc ngoại giao đó càng được bồi đắp, phát huy, tỏa sáng.

Từ khi đổi mới đến nay, Đảng ta không ngừng bổ sung, hoàn thiện quan điểm, phương châm của đường lối đối ngoại, đó là: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” (Đại hội VII); “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” (Đại hội IX); “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” (Đại hội XI, Đại hội XII).

Đại hội XIII tiếp tục khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

Những năm qua, trước các diễn biến phức tạp của thời cuộc, quan hệ ngoại giao của Việt Nam đã góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất nước. Quan hệ ngoại giao của Việt Nam với một số nước lớn tuy có lúc trải qua thăng trầm nhưng hợp tác hữu nghị vẫn là dòng chảy chính. Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết sử dụng mọi biện pháp phù hợp với luật pháp của Việt Nam và luật pháp quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc; đồng thời quyết tâm, kiên trì, kiên quyết giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Điều này luôn được cộng đồng quốc tế ủng hộ mạnh mẽ. (trích báo QDND)

Những ý kiến xuyên tạc lạc lõng, ác ý.

 Những năm gần đây, bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, diễn biến phức tạp như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt hơn; chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy. Đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng và để lại hậu quả nặng nề trên mọi mặt của đời sống xã hội ở hầu hết quốc gia hơn hai năm qua.


Sự kiện Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cũng tác động nhiều mặt đến đời sống chính trị và an ninh quốc tế. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng. Môi trường an ninh, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông của một số quốc gia Đông Nam Á tiếp tục diễn biến phức tạp.

Lợi dụng bối cảnh đó, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ráo riết tung ra những luận điệu xuyên tạc nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam; trong đó, đường lối đối ngoại là một mặt trận mà họ quyết liệt chống phá nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với ngành ngoại giao Việt Nam.

Thời gian qua, trên một số trang mạng xã hội, nổi cộm như: “Chân trời mới media”, “Hội anh em dân chủ”... đã xuất hiện những quan điểm, ý kiến của cái gọi là “luật sư độc lập”, “nhà báo tự do”, “nhà dân chủ”, “nhà nghiên cứu”, “người Việt yêu nước”... dưới các hình thức “thư góp ý”, “lời kêu gọi”, “tư vấn cho Nhà nước Việt Nam”, “phản biện”, “kiến nghị”... nhằm phê phán, xuyên tạc, phủ nhận đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta.

Một số hãng truyền thông nước ngoài có phiên bản tiếng Việt như: RFA, VOA, RFI, BBC... còn bịa đặt rằng “đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay là “đu dây”, “tự sát”, bị lệ thuộc, chi phối bởi các cường quốc. Rồi họ đưa ra "lời khuyên" Việt Nam nên bỏ chính sách quốc phòng “4 không” để nghiêng về phương Tây, gắn với thực hiện “dân chủ hóa Việt Nam”...

Sự nguy hại của những luận điệu phản động nêu trên dễ gây ra sự hoang mang, dao động, chia rẽ từ bên trong, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước, khiến dư luận trong và ngoài nước hiểu sai lệch về Việt Nam. (trích báo ND)

Sử dụng công nghệ số để ngăn chặn luận điệu xuyên tạc, vu cáo

Định hướng thứ tư trong phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội XIII là “...xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đã bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội dung, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Trong phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta xác định:“...Hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp văn hóa; phát triển những sản phẩm, loại hình văn hóa độc đáo, sáng tạo có sức lan tỏa để quảng bá, giới thiệu ra thế giới”.Theo đó, tuyên truyền văn hóa Việt Nam ra thế giới cần đưa ra các thông điệp vừa làm nổi bật được những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam, trong đó có tính khác biệt với các quốc gia khác, vừa đảm bài sự hài hòa với xu thế chung của nhân loại, đồng thời phải tác động đến tình cảm,đáp ứng được nhu cầu và thuyết phục đối tượng tiếp nhận.

Do đó, hoạt động tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới không thể tách rời với việc đấu tranh phản bác, chống các luận điểm xuyên tạc, bôi nho hình ảnh Việt Nam. Đây cũng chính là một trong những lĩnh vực quan trọng của công tác tư tưởng nói chung và công tác đối ngoại nói riêng.

“Đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị” là một trong những nội dung trong 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được Đảng ta xác định trong Văn kiện Đại hội XIII. Việc tăng cường, đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ không chỉ nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ và sự ổn định của đất nước mà còn nhằm bảo vệ hình ảnh Việt Nam trước những thông tin không đúng sự thật.

Trong thế giới toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, danh tiếng và hình ảnh tích cực của một quốc gia ngày càng được coi trọng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế bởi hình ảnh quốc gia không chỉ ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như năng lực cạnh tranh của đất nước. Do vậy, việc tạo dựng, quảng bá, nâng cao hình ảnh quốc gia ngày càng được các nước chú trọng như một chiến lược sức mạnh mềm trong môi trường quốc tế nhiều biến đổi.

Thông qua nền tảng số, bè bạn quốc tế đã biết đến Việt Nam từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh, lại bị bao vây cấm vận, nay trở thành một Việt Nam có quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ; quan hệ kinh tế thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ; có vai trò, vị thế ngày càng nổi bật trong khu vực và trên thế giới; là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế như ASEAN, ASEM, APEC, WTO…

Như vậy, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, việc sử dụng các nền tảng công nghệ số để phục vụ tuyên truyền một mặt góp phần thúc đẩy quảng bá về một Việt Nam thân thiện, mến khách, một đất nước được coi là “điểm hẹn của hòa bình”, điểm đến an toàn cho bè bạn quốc tế, mặt khác góp phần phản bác lại các thông tin tuyên truyền sai trái, thù địch đối với Việt Nam cũng như nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam với thế giới.

Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam


Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại. Đó là một tất yếu khách quan, không thể đảo ngược. Nó xuất phát từ mơ ước, khát vọng được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Đó là một giá trị cơ bản, quyết định sự phát triển của quốc gia - dân tộc Việt Nam. 

Sự lựa chọn này đã khắc phục được những hạn chế, bất cập của ý thức hệ phong kiến và tư sản trong nhận thức và giải quyết vấn đề độc lập dân tộc. Đây là cơ sở vững chắc nhất để xóa bỏ tình trạng người bóc lột người do chế độ cũ sinh ra như các nhà kinh điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đã xác định. Vì thế, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trở thành hệ giá trị phát triển của Việt Nam dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của Đảng. Nhờ đó, nhân dân ta mới giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; mới có cơ ngơi, tiền đồ tốt đẹp và tương lai tươi sáng.

 Sự thật ấy bác bỏ mọi quan điểm sai trái, thù địch, phản động; xuyên tạc đường lối đổi mới của Đảng, chê bai, nói xấu Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII và các quyết sách mà Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ khóa XIII đã đề ra. Bởi, những người cố tình xuyên tạc bản chất tốt đẹp của CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam vì họ đã rơi vào chủ nghĩa cá nhân, là làm trái với chủ nghĩa nhân đạo hiện thực, là đi ngược lại lợi ích của người dân và dân tộc Việt Nam. Muốn chữa “căn bệnh” này, chỉ có một thứ thuốc đặc hiệu là từ bỏ chủ nghĩa cá nhân, rũ bỏ những thành kiến, những ác cảm bởi những nhận thức sai lầm về chủ nghĩa Mác - Lênin, về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản; về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta; tiếp tục xây dựng, củng cố niềm tin tất thắng của nhân dân vào đường lối xây dựng CNXH ở nước ta. 

Đó là lời kêu gọi từ trái tim, mệnh lệnh của cuộc sống. Đó cũng là minh chứng đầy thuyết phục để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đấu tranh, bác bỏ mọi quan điểm sai trái, thù địch về xuyên tạc các quyết sách mà Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ khóa XIII của Đảng đã đề ra./.