Những người thực hiện thủ đoạn này được đào tạo khá bài bản với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nên họ thực hiện ngày càng thường xuyên và tinh vi hơn. Đối tượng họ hướng đến là các lão thành cách mạng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội và những người có vị trí, vai trò, tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước hoặc cán bộ, đảng viên thường xuyên, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân. Dạng thức phổ biến là: Xuyên tạc, bịa đặt về lịch sử thân thế, sự nghiệp; xúc phạm đời tư, cuộc sống gia đình, gán ghép các mối quan hệ xã hội... Để tăng hiệu quả, họ thường tung thông tin này vào những thời điểm nhạy cảm về chính trị, như: Những sự kiện chính trị trọng đại của đất nước; trước, trong và sau dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn; đại hội Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp...
Ngoài ra, họ còn mượn một hiện tượng,
một cá nhân cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất bị pháp luật nghiêm trị để
đánh tráo khái niệm, quy chụp, đánh đồng thành bản chất chế độ xã hội, bản chất
của Đảng và Nhà nước. Chỉ cần một hành động, một câu nói nào đó của cán bộ,
đảng viên cũng bị họ phân tích, mổ xẻ, xuyên tạc ở nhiều góc độ để thêu dệt
thành những câu chuyện thị phi rùm beng. Thậm chí, họ còn cố tình dàn dựng
những “cạm bẫy” nhằm kích động, làm cho những cán bộ, đảng viên thiếu bản lĩnh,
kinh nghiệm, mất kiềm chế trong những tình huống cụ thể để tổ chức quay phim, chụp
hình rồi cắt ghép, chỉnh sửa, thêu dệt thành những câu chuyện gây bức xúc trong
“dư luận”. Hơn thế nữa, họ còn rất thạo các cách thức để thổi phồng sự việc, để
thu hút người theo dõi, tạo điểm nóng trong “dư luận”. Từ một hành động nhỏ
chưa phù hợp của một cán bộ, đảng viên nào đó, họ có thể "vẽ" thành
một bức tranh toàn cảnh về đạo đức, lối sống, về nghệ thuật xã giao, văn hóa
công vụ... của cả một cơ quan, đơn vị, của Đảng, của xã hội rồi đem so sánh với
các nước khác, bất chấp sự khập khiễng. Nguy hiểm hơn, để hướng dư luận theo
mưu đồ của mình, họ chặn hoặc loại bỏ những bình luận trái chiều, ý kiến đấu
tranh của những người có chính kiến để tạo nên dạng thông tin một chiều có lợi
cho mục đích chống phá.
Để ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền trên các trang MXH; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Trả lờiXóa