Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách chống phá Việt Nam. Một trong những thủ đoạn quen thuộc mà chúng thường sử dụng là quy kết hiện tượng cá biệt thành bản chất nhằm vu cáo, xuyên tạc, làm trầm trọng hóa tình hình.
Chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là mục tiêu lâu dài, xuyên suốt của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Để thực hiện mục tiêu đó, các thế lực chống phá thường theo dõi rất sát diễn biến về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta. Do vậy, mỗi khi có vấn đề nào đó xảy ra hay có hiện tượng nào đó phát sinh, các thế lực nhanh chóng quy kết, chụp mũ để nâng cao quan điểm, thổi phồng, bóp méo sự thật. Đó là bản chất của thủ đoạn quy kết các hiện tượng cá biệt thành bản chất rồi lớn tiếng quy chụp, rêu rao nhằm tạo sự chú ý của dư luận, dọn đường cho các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị thực hiện các mưu đồ chống phá.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, hiện tượng là phạm trù chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của các sự vật; còn bản chất là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật. Hiện tượng và bản chất là một cặp phạm trù có mối quan hệ biện chứng, trong đó bản chất luôn luôn được bộc lộ qua hiện tượng, còn hiện tượng nào cũng là sự biểu hiện của bản chất ở mức độ nhất định; không có bản chất tồn tại thuần túy ngoài hiện tượng, đồng thời cũng không có hiện tượng nào mà không biểu hiện bản chất. Nhấn mạnh sự thống nhất này, V.I. Lê-nin chỉ rõ: “Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính bản chất”.
Vì bản chất là cái tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là cái không ổn định, không quyết định sự vận động, phát triển của sự vật. Do vậy, nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng, mà phải tiến đến bản chất của sự vật. Điều này cũng được V.I. Lê-nin chỉ rõ như sau: “Cái không bản chất, cái bề ngoài, cái trên mặt, thường biến mất, không bám “chắc”, không “ngồi vững” bằng bản chất”(2). Luận điểm này có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong việc nhận thức bản chất của sự vật. Đó là, không thể xuất phát từ những hiện tượng cá biệt, đơn lẻ mà quy kết là bản chất của sự vật bởi đây là biểu hiện của bệnh chủ quan, duy ý chí của chủ thể nhận thức.
Trong thời gian qua, những kẻ phản động, cơ hội chính trị hoặc do thiếu hiểu biết, hoặc cố tình lờ đi những nguyên tắc phương pháp luận trong nhận thức bản chất của sự vật nên thường xuyên dùng chiêu bài quy chụp hiện tượng cá biệt thành bản chất. Điển hình như những sự việc sau:
1 - Xuất phát từ sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô mà quy kết cho sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội với tính cách là một học thuyết khoa học.
Năm 1991, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô sau hơn 74 năm ra đời đã sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu. Đây được coi là “chấn động chính trị khủng khiếp nhất thế kỷ XX” và là cái cớ để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lên tiếng quy chụp, phủ nhận lý luận về chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là ảo tưởng, sai lầm. Đối với Việt Nam, một số thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ở nước ngoài đã lên tiếng quy chụp “Việt Nam đang bế tắc không chỉ về kinh tế, mà còn về tinh thần. Không ai còn tin vào chủ nghĩa Mác nữa”; hay con đường xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang xây dựng chính là “một khúc cong của lịch sử, là đoạn vòng vèo đầy đau khổ đi lên chủ nghĩa tư bản”...
2- Từ tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên mà quy kết cả đội ngũ cán bộ, đảng viên “thoái hóa”, “biến chất”.
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên cũng được coi là một cái cớ để các thế lực nắm lấy nhằm thổi phồng, quy chụp đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta. Từ hiện tượng một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện vi phạm, bị xử lý kỷ luật, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lớn tiếng quy chụp rằng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay đã “thoái hóa về tư tưởng, suy đồi về phẩm chất đạo đức, lối sống, không giữ được “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” như lời dạy của Bác Hồ”.
Từ những lập luận kiểu quy chụp hiện tượng thành bản chất nêu trên, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị còn rêu rao rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái thành công vì Đảng cũng suy thoái, tham nhũng”. Những phần tử phản động đã ra sức bài xích chế độ một đảng của Việt Nam, lên tiếng kêu gọi Việt Nam phải đi theo con đường đa đảng, tam quyền phân lập vì “Chỉ có thể chống tham nhũng khi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập” để kiểm soát quyền lực”. Nguy hại hơn, các thế lực thù địch còn võ đoán bằng những luận điệu hết sức thâm hiểm: “Trước tình hình cai trị độc tài, không hiệu quả của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân không thể chịu đựng được nữa, đang đứng lên để chống đối những sai lầm đó, đứng lên đòi nhân phẩm, nhân quyền dân chủ. Càng ngày càng có nhiều người đấu tranh, người trước, kẻ sau, càng ngày càng đông”.
3- Xuất phát từ những hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà quy kết Đảng Cộng sản Việt Nam “mất hết vai trò lãnh đạo”.
Trong thời gian qua, từ những hạn chế của công cuộc đổi mới, nhất là mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 mà Việt Nam đặt ra cách đây nhiều năm đã không đạt được, các thế lực thù địch lên tiếng đổ lỗi cho Đảng ta lãnh đạo đất nước không hiệu quả. Trên nhiều diễn đàn, nhất là mạng xã hội, với danh nghĩa đứng về phía nhân dân, các phần tử cơ hội chính trị đã lớn tiếng rêu rao “Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lãnh đạo” và lên tiếng khuyên Việt Nam cần phải đi theo mô hình “xã hội dân chủ”, thực hiện chính sách “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”!
Những luận điệu này được rêu rao khắp nơi hòng làm giảm sút uy tín và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào vai trò, vị thế và uy tín của Đảng.
Người dân Việt Nam cần nhận diện rõ thủ đoạn tinh vi ấy để nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức đấu tranh, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.
Người dân Việt Nam cần nhận diện rõ thủ đoạn tinh vi ấy để nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức đấu tranh, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.
Trả lờiXóa