Với bất kỳ dân tộc nào, trong bối cảnh mở cửa hội nhập đều phải đối mặt với sự xâm lăng văn hóa. Như một quy luật, chỉ có sức mạnh văn hóa nội sinh mới có thể tạo ra một sức đề kháng đủ mạnh để chống lại sự xâm lăng này. Văn hóa bản địa càng mạnh sẽ biến hại thành lợi, sẽ đồng hóa ngược lại văn hóa ngoại sinh, biến nó thành cái của mình.
KHÁI
NIỆM “LIÊN VĂN HÓA”
Trước
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng lớn, con người càng phải
cần đến nhau hơn, để đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ, san sẻ. Đó cũng là tiền đề
cho sự giao lưu văn hóa diễn ra như một tất yếu và ngày càng sâu sắc. Do vậy,
nghiên cứu liên văn hóa được đặt ra như là một nhu cầu tự thân. Đó cũng là một
quy luật phát triển của văn hóa nói chung - luôn có sự kế thừa, tiếp nối, phát
triển và nâng cao.
Không
chỉ là sự tiếp xúc, liên văn hóa chủ yếu là sự xuyên thấm, tương tác, đối thoại
lẫn nhau giữa các nền văn hóa, chú ý tới sự phân tích, chọn lựa, hiệu quả giao
tiếp, tiếp thu những tri thức mới để tạo ra các giá trị văn hóa mới - kết quả
của sự giao thoa văn hóa.
Vì
giao tiếp làm nên văn hóa, đồng thời văn hóa làm nên giao tiếp, do vậy thuật
ngữ liên văn hóa (intercultural) thực chất là giao tiếp liên văn hóa
(Intercultural communication). Trong bối cảnh toàn cầu hóa, liên văn hóa mở
rộng, khái quát thành trào lưu triết học liên văn hóa, hướng đến những điểm
tương đồng trên nền tảng những khác biệt văn hóa. Là một xu hướng tất yếu, liên
văn hóa không chỉ là nhận thức đời sống từ cái nhìn dân tộc, mà đa chiều hơn,
hướng đến những giá trị phổ quát, nhân loại, hay được gọi là mẫu số chung của
văn hóa toàn cầu.
DÂN
TỘC HÓA, ĐẠI CHÚNG HÓA, KHOA HỌC HÓA - BA TRỤ CỘT CỦA “LIÊN VĂN HÓA”
Cùng
với nhiều nội dung quan trọng khác, Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943 (Đề
cương) đã xác định 3 nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa
trong xây dựng nền văn hóa mới. Dưới ánh sáng của triết học liên văn hóa hiện
đại, có thể thấy Đề cương đã đi trước thời đại, soi đường cho hôm nay và mai
sau.
Nhìn
một cách chung nhất, có thể ví liên văn hóa như một cây xanh cắm sâu chùm rễ
khỏe khoắn vào mảnh đất truyền thống dân tộc và nhân loại rồi vươn cao lá cành
quang hợp ánh sáng tư tưởng của thời đại, nhờ vậy, những trái cây tác phẩm của
nhà văn hóa đã kết tinh những giá trị tinh hoa để tỏa ra hương vị tư tưởng đặc
sắc. Quá trình ấy chính là liên văn hóa được biểu hiện cụ thể trong tác phẩm.
Mức độ liên văn hóa đậm nhạt, giàu có, phong phú... khác nhau tùy thuộc vào cái
tôi chủ thể nhà văn hóa. Có thể khái quát những điều ấy tương ứng với 3 nguyên
tắc: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa mà Đề cương đã đề cập.
Cũng
có thể ví liên văn hóa như cấu trúc một tòa lâu đài có nền móng vững chắc là
văn hóa dân tộc (dân tộc hóa), trên đó là tư tưởng, tâm hồn, trí tuệ được trổ
nhiều cửa sổ ngôn ngữ để đón các luồng gió văn hóa bốn phương (khoa học hóa),
có nhiều cửa chính đón độc giả (đại chúng hóa) từ khắp nơi ghé thăm, chiêm ngưỡng,
học tập...
Dân
tộc hóa quyết định bản sắc văn hóa.
Văn
hóa là quá trình kiến tạo mã và giải mã, trong đó biểu tượng là một mã cơ bản,
do vậy có một định nghĩa coi văn hóa là sự tập hợp hệ thống các biểu tượng. Tự
thân biểu tượng luôn mang một chiều sâu văn hoá, theo thời gian được bồi đắp,
tích luỹ thêm các lớp mã ý nghĩa mới. Là hạt giống của cây văn hoá cổ xưa gieo
vào mảnh đất đương đại, nảy mầm, lớn lên cho hoa quả ý nghĩa mới, biểu tượng
luôn mang tính truyền thống. Giải mã biểu tượng là một cách tìm về truyền
thống. Không am hiểu sâu sắc “mẫu gốc” và hoàn cảnh lịch sử văn hoá, không tri
giác tường tận mảnh đất đương đại, không thể tạo ra biểu tượng mới. Thiếu vốn
cổ không thể tạo mã và giải được mã.
Hồ
Chí Minh đã dạy: “Những người cộng sản chúng ta phải rất quý trọng cổ điển. Có
nhiều dòng suối tiến bộ chảy từ ngọn núi cổ điển đó. Càng thấm nhuần chủ nghĩa
Mác - Lênin, càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ông”(1).
Đây là một lý luận mang kinh điển nhưng được mềm hóa thành hình tượng: phải xây
dựng một nền văn hóa tiến bộ, hiện đại bắt nguồn từ truyền thống, dựa vào
truyền thống.
Cũng
chính Hồ Chí Minh từng căn dặn các văn nghệ sĩ: “Làm công tác văn nghệ mà không
tìm hiểu sâu vốn của dân tộc thì không làm được đâu”(2). Cần thấy rõ hơn sự vĩ
đại của quan niệm này ở chỗ gặp gỡ với triết học liên văn hóa có xu hướng đào
sâu vào quá khứ để tìm nguồn mạch nuôi dưỡng, làm giàu có hiện tại.
Như
vậy, chỉ có văn hóa truyền thống dân tộc mới tạo ra bản sắc, mà trong thời toàn
cầu hóa hiện nay bản sắc được coi như là sứ giả trung thành, tin cậy nhất trong
việc gắn kết và gắn nối với văn hóa toàn cầu. Về thực chất và trên thực tế văn
hóa truyền thống góp phần chủ yếu trong việc làm giàu có cho gia tài văn hóa
quốc gia.
Với
bất kỳ dân tộc nào, trong bối cảnh mở cửa hội nhập đều phải đối mặt với sự xâm
lăng văn hóa. Như một quy luật, chỉ có sức mạnh văn hóa nội sinh mới có thể tạo
ra một sức đề kháng đủ mạnh để chống lại sự xâm lăng này. Văn hóa bản địa càng
mạnh sẽ biến hại thành lợi, sẽ đồng hóa ngược lại văn hóa ngoại sinh, biến nó
thành cái của mình.
Đại
chúng hóa - tính nhân dân vừa là thuộc tính vừa là phẩm chất của văn hóa.
Ở
bất kỳ thời nào thì quần chúng nhân dân cũng vừa là chủ thể sáng tạo vừa là đối
tượng thẩm mỹ, cũng là chủ thể tiếp nhận. Vấn đề có ý nghĩa quyết định là quan
điểm tư tưởng và thái độ phản ánh của người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm có vì
nhân dân, tôn trọng nhân dân hay không. Một tác phẩm có tính nhân dân luôn căn
cứ từ hai phương diện cơ bản là nội dung (phản ánh cuộc sống của dân, tâm tư,
tình cảm, ước nguyện, quyền lợi... của nhân dân) và hình thức (phù hợp với thị
hiếu của nhân dân, được nhân dân ưa thích, trong sáng, giản dị, dễ hiểu…).
Hiện
thực là nguồn gốc của nhận thức. Là một hình thái ý thức nên văn nghệ càng phải
cắm sâu vào mảnh đất hiện thực để hút lấy chất dinh dưỡng cuộc đời. Chỉ có từ
đời sống, bắt nguồn từ đời sống mới có thể nảy nở những tài năng. Không có cách
nào khác, muốn rèn luyện tài năng thì người nghệ sĩ phải trở về cái gốc của
nghệ thuật là đời sống nhân dân. Để phát hiện những năng khiếu, điều kiện cần
có của tài năng cũng phải tìm từ đời sống. Trong lịch sử văn hóa nhân loại chưa
có thiên tài nghệ thuật nào không được gieo hạt, nảy mầm, bắt rễ, lớn lên,
trưởng thành từ cái nôi đời sống. Các cây đại thụ văn chương thế giới, trước
khi có những trước tác đồ sộ, họ cũng đều là những người lăn lộn với cuộc đời.
Rất
tiếc ở ngày hôm nay, tính nhân dân ở ta đang bị coi nhẹ. Một sô giáo trình lý
luận văn học, văn hóa gần đây dành số trang nhiều hơn giới thiệu về lý thuyết
nước ngoài nhưng xa lạ với văn hóa Việt. Nhiều luận án, luận văn không tha
thiết với đề tài cách mạng, kháng chiến, truyền thống mà hướng về “thời thượng”
với hậu hiện đại, tính dục, đổ vỡ, bi kịch... Nếu không kịp thời điều chỉnh, có
thể đẩy sáng tác ngày một xa hơn với cuộc sống, với nhân dân, với cách mạng.
Khoa
học hóa - “chống lại tất cả những cái gì làm cho vǎn hóa trái khoa học, phản
tiến bộ”.
Vì
là những tư tưởng khoa học nhất, tiến bộ nhất nên chỉ có Chủ nghĩa Mác và tư
tưởng Hồ Chí Minh soi đường thì văn hóa hôm nay mới phát triển mạnh mẽ, mới có
thể “chống lại tất cả những cái gì làm cho vǎn hóa trái khoa học, phản tiến
bộ”.
Từ
cách nhìn liên văn hóa hiện đại, thế giới hôm nay càng thấy ở chủ nghĩa Mác một
tầm cỡ tư tưởng lớn của nhân loại. Như một thấu kính hội tụ khổng lồ tự kết
tinh những ánh sáng tinh hoa trước đó của thế giới, chủ nghĩa Mác trở thành mặt
trời tư tưởng vĩ đại của nhân loại soi đường cho các dân tộc đi lên hạnh phúc.
Hiện nay trước tác của Mác được giới nghiên cứu phương Tây quan tâm, có hàng
triệu độc giả chào đón, nghiên cứu, tìm hiểu. Ở thời điểm nhân loại bước vào
cuộc hội nhập toàn cầu mạnh mẽ và sâu rộng, người ta càng thấy bộ Tư bản phát
ra những ánh sáng khoa học mới mẻ đi trước thời đại gợi dẫn những quy luật,
không chỉ về kinh tế, mà còn về chính trị, văn hóa, xã hội...
Cuộc
Hội thảo khoa học Quốc tế “Hồ Chí Minh và Ấn Độ” (Ho Chi Minh and India) tổ
chức ngày 14/5/2022 tại Kolkata, Ấn Độ; trước đó, tháng 10/2019 là Hội thảo “Hồ
Chí Minh toàn cầu” (Global Ho Chi Minh), tổ chức tại New York, Mỹ cùng nhiều
hội thảo quốc tế khác đều khẳng định ở Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là sự hội
tụ tuyệt đẹp ba luồng văn hóa: văn hóa yêu nước Việt Nam; văn hóa hòa bình,
bình đẳng, bác ái của nhân loại tiến bộ; văn hóa giải phóng con người của Chủ
nghĩa Mác. Các nhà nghiên cứu quốc tế đều nhấn mạnh hình ảnh Hồ Chí Minh không
chỉ là vị anh hùng giải phóng dân tộc, còn là cầu nối giữa Việt Nam với thế
giới và nhân cách của Người mang tầm ảnh hưởng toàn cầu. Điều này khẳng định sự
tôn trọng của giới học giả thế giới đương đại với Hồ Chí Minh. Tư tưởng và
những giá trị văn hoá cao đẹp của Người đang được cả nhân loại đón nhận.
VỐN
CỔ DÂN TỘC - ĐIỂM TỰA CHO PHÁT TRIỂN
Từ
góc nhìn liên văn hóa xin chứng minh trong văn hóa Việt có những tác phẩm lớn
mang đậm bản sắc dân tộc sánh ngang với thế giới. Đó là tài sản văn hóa vô giá
của chúng ta.
Quan
niệm coi trọng con người đã tạo ra ở văn hóa Việt những bài học đạo lý làm
người, thương yêu con người, căm ghét cái ác, tinh thần hướng thiện được kết
tinh rồi tỏa sáng ở những hình tượng nghệ thuật thẩm mỹ đặc sắc. Không ngẫu
nhiên Chử Đồng Tử được phong là “Tứ bất tử”. Truyền thuyết Chử Đồng Tử trước
hết là sự minh hoạ sinh động, cụ thể rất mực cảm động và chân thực cho chữ Hiếu;
là sự giao thoa các tư tưởng triết học lớn: Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo.
Truyện còn là bài ca ca ngợi tình yêu hôn nhân tự do như là một mối tình đẹp
nhất, chung thuỷ, bình đẳng và dân chủ. Có thể nói, truyền thuyết về Chử Đồng
Tử là một truyện cổ về tình yêu hay hiếm hoi không chỉ ở nước ta mà còn so với
cả thế giới. Nếu không có một sức mạnh nhân văn cao cả, một tình thương lớn lao
với những con người dưới đáy, thì từ hàng ngàn năm trước, người xưa không thể
sáng tạo ra được những chi tiết, hình tượng đầy nghịch cảnh mà tuyệt vời trong
sáng như vậy.
Nơi
Quan Thế Âm Bồ Tát sinh ra (Ấn Độ cổ đại) thì hầu hết là đàn ông nhưng sang
Việt Nam thì đều trở thành Phật Bà. Điều này có thể hiểu bản sắc “thiên tính
nữ” đã tạo ra độ khúc xạ để thay đổi cho phù hợp. Vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính
toả sáng vào bầu trời văn hoá Việt Nam đã hàng mấy thế kỷ, làm mê đắm, thổn
thức hàng triệu trái tim bao thế hệ bởi được thu nhận những ý nghĩa nhân văn
tận thiện, tận mỹ. Bởi được xây cất bằng vật liệu tư tưởng về con người của văn
hoá dân gian, văn hoá Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo nên đa dạng, nhiều vẻ về
cấu trúc hình tượng. Bởi được khúc xạ và tích hợp từ nhiểu nguồn mỹ học nên đa
nghĩa và phát ra những ánh sáng văn hoá lạ, độc đáo.
Là
sự hợp lưu ánh sáng từ quan niệm lành mạnh, khoẻ khoắn, táo bạo của dân gian;
quan niệm từ bi hỷ xả của đạo Phật; từ nền nếp khắt khe của Nho giáo tác phẩm
Quan Âm Thị Kính đã tạo ra những hình tượng mang tính ám ảnh. Tại sao Thị Kính
tốt, hiền lành cam chịu như thế mà bị oan, mà oan thảm, oan hai ba lần? Hạt
nhân hợp lý ở đâu? Cái ý bật thoát ra thật sâu sắc: trong xã hội đầy tai ương,
mâu thuẫn, phi lý thì người tốt, cái tốt không tồn tại được. Mà muốn cho cái
tốt, người tốt tồn tại thì phải thay đổi cả xã hội ấy. Đó là việc không thể.
Dân gian biết rõ thế. Mà người tốt cái tốt thì rất cần được bênh vực, nên dân
gian đã làm một cuộc hoán vị thân phận mà đổi ngôi cho họ. Đó cũng là một cách
trốn tránh cái phi lý ở đời. Cuối cùng nhân vật được đổi thành kiếp Phật. Đây
vừa là quan niệm nhà Phật “Đời là bể khổ!” nhưng cũng là quan niệm “hoá kiếp”
nhân ái của tín ngưỡng tình thương trong dân gian. Quan niệm con người ta phải
có chữ “Nhẫn” làm đầu và ở hiền gặp lành trong văn hoá Việt đã gặp gỡ tinh thần
“cứu độ” Phật giáo để cùng đưa Thị Kính hoá thân thành Quan Âm trong vòng hào
quang thánh thiện của tình người.
Nhìn
từ lý thuyết đối thoại văn hóa hiện đại sẽ thấy Thị Kính chủ yếu đối thoại với
chính mình, với phận mình, còn Thị Mầu đối thoại với cả xã hội, với cả kiếp
người! Nhưng không có Thị Kính thì không có Thị Mầu! Dân gian đã mượn bối cảnh,
quan niệm nhà Phật để mạnh mẽ vượt qua mọi ràng buộc cấm đoán mà phát biểu quan
niệm khỏe khoắn về cái chất trần gian phải có ở mỗi người. Đậm đà một tinh thần
nhân văn, khát khao một tinh thần dân chủ, cháy bỏng một khát vọng yêu và được
yêu, sâu sắc một tinh thần nữ quyền. Vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính là một viên
ngọc văn hoá toả sáng vào cả tương lai, góp phần làm rạng rỡ thêm bản sắc Việt.
Trên
sâu khấu tuồng cổ, ông cha ta cũng để lại một viên ngọc vô giá bằng vở tuồng
Trương Ngáo mang đậm cảm quan dân gian về Phật giáo gần gũi, đời thường, bình
đẳng với con người. Hành trình của Trương Ngáo đến Tây phương đòi nợ Phật hay
là hành trình của con người kiếm tìm sự thật? Đó là những triết lý lớn chỉ có ở
những tác phẩm lớn. Trên mọi cuộc hành trình, cuộc đời cũng như khoa học; nghệ
thuật cũng như tôn giáo; lao động cũng như tình yêu... cái đáng quý là quá
trình khám phá, tìm hiểu chứ không ở mục đích. Tính hiện đại của vở tuồng chính
là ở sự phân tích quá trình biến đổi nhân vật Trương Ngáo từ chưa biết đến
biết, từ sự ngờ nghệch, ngốc nghếch đến minh triết sáng láng. Ý nghĩa cơ bản
của tác phẩm như muốn đưa ra một bài học: muốn thay đổi, làm mới mình phải “lên
đường”, tức phải bước vào quá trình học hỏi, dù có phải trải qua bao khó khăn.
Điều quan trọng nhất là người ta phải có đủ ý chí, trí tuệ và niềm tin thì mới
có thể tìm được chân lý của đời mình. Cái lõi thẳm sâu bên trong của vở tuồng
là những khao khát nhân văn thánh thiện, luôn muốn vươn lên thế giới của cái
đẹp, cái hạnh phúc!
Tạm
dẫn chứng một vài tác phẩm thuộc vốn cổ của dân tộc như trên cũng đủ rút ra kết
luận: cây nhân cách người có tươi tốt là nhờ được trồng vào mảnh đất truyền
thống để hút chất dinh dưỡng văn hóa đạo lý và vươn cao cành lá quang hợp ánh
sáng lý tưởng của thời đại. Đạo đức xã hội hôm nay đang xuống cấp nghiêm trọng,
phải chăng có lý do là chưa được như vậy?
ĐỂ
DÂN TỘC HÓA, ĐẠI CHÚNG HÓA, KHOA HỌC HÓA TỐT HƠN
Một
là, bên cạnh việc tiếp thu lý luận văn nghệ nước ngoài, cơ bản hơn cần có chiến
lược nghiên cứu tiếp thu, kế thừa, phát triển lý luận văn nghệ của cha ông.
Xin
nhắc lại dạy sáng suốt, sâu sắc và vô cùng tinh tế của Hồ Chí Minh: “Muốn thấy
hết cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc ta, thì phải đừng bị trói buộc bởi
những tiêu chuẩn này nọ của nghệ thuật phương Tây... phải dựa trên tiêu chuẩn
của ta. Tiêu chuẩn ấy là gì? Đó là nền mỹ học ẩn chứa trong thực tiễn truyền
thống nghệ thuật dân gian, dân tộc”(3). Lý thuyết nước ngoài bao giờ cũng có độ
vênh lệch, chưa nói đến có sự áp đặt, khiên cưỡng. Mỹ học của cả một nền văn
học dân gian rồi văn học cổ trung đại là một kho vàng tư tưởng, theo phong tục
và tư duy truyền thống của nước “thi ca chi bang” (đất nước của thơ) nên còn
chìm ẩn trong các sáng tác văn chương. Phải bỏ công sức, phải học chữ Hán Nôm,
suy ngẫm tìm tòi chất vàng ấy còn đang ẩn sâu trong các hình tượng thẩm mỹ. Có
cả một nền mỹ học mà cha ông ta, theo con đường liên văn hóa đã học tập, tiếp
thu, kế thừa, kết tinh, phát triển và nâng cao còn đang nằm trong nhiều trước
tác. Truyền thống lý luận của ta ít khi hiển ngôn mà thường thể hiện dưới dạng
tác phẩm, ở thời hiện đại cũng có nhiều, như một câu thơ của Phạm Tiến Duật:
“Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng/ Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay”. Đây
là quan niệm về chủ thể: nghệ sỹ phải quên mình, làm mới mình để sáng tạo cái
đẹp. Tác phẩm nghệ thuật phải có chức năng làm đẹp và nuôi dưỡng sự sống…!?
Hồ
Chí Minh nói: “Phải mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới,... nhưng
đồng thời lại phải tránh nguy cơ trở thành những kẻ bắt chước. Văn hóa của các
dân tộc khác cần phải nghiên cứu toàn diện, chỉ trong trường hợp đó mới có thể
tiếp thu được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình”(4). Ở đây toát lên mấy vấn
đề lý luận: cần tiếp thu đa dạng các nền văn hoá khác nhau, nhưng là tiếp thu
cái tiến bộ; phải chủ động, không bắt chước, biết tiếp thu cái gì là đặc sắc mà
mình còn thiếu. Muốn thế phải nghiên cứu nền văn hoá mình cần tiếp thu một cách
toàn diện, hệ thống. Cần thấm thía hơn lời dạy của Hồ Chí Minh về tính chỉnh
thể của văn hoá, phải nắm bắt cái chỉnh thể tìm ra cái đặc sắc cá thể để tiếp
nhận.
Hai
là, với người nghệ sĩ - chủ thể sáng tạo văn hóa.
Cùng
với tôn trọng sự tự do sáng tạo, Đảng, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm việc bồi
dưỡng tư tưởng chính trị, quan điểm, lập trường cho văn nghệ sĩ. Văn học nghệ
thuật là vấn đề tư tưởng. Lá cành của cây xanh nhà văn phải luôn quang hợp ánh
sáng lý tưởng cách mạng, nếu không cây sẽ bị héo và quả sẽ sài đẹn. Tình cảm
đúng đắn nhất, chân lý nhất là tự do sáng tạo vì mục đích vì nước vì dân. Tư
tưởng sẽ chuyển hóa để rồi trở thành máu thịt tác phẩm. Để có tư tưởng phải là
quá trình lâu dài từ thấu hiểu (nhận thức) sâu sắc cuộc sống đến thấu cảm (đồng
điệu, hòa nhập) vào hình tượng, cộng cảm (tiếp nhận, chia sẻ, lan tỏa) với nhân
sinh để có một mẫu sỗ văn hóa chung mới có thể truyền cảm một cách sâu xa (nghệ
thuật) tới đối tượng tiếp nhận.
Các
tổ chức Hội nên tổ chức những chuyến đi sâu, dài ngày vào thực tế, người nghệ
sĩ sẽ được hiểu kỹ hơn một mảng đời sống, sẽ có những vui buồn thật sự, cảm
thông và chia sẻ với người lao động. Được sống, hít thở, đập cũng nhịp đập trái
tim của cuộc sống người nghệ sỹ mới có thể kiến trúc mô hình và xây dựng tác
phẩm từ mô hình và chất liệu ngoài cuộc sống, gắn liền với đời sống, vì đời sống!./.
_______________________
(1)
Trần Đương: Bác Hồ như chúng tôi đã biết. Nxb. Thanh niên, H, 2009, tr.166.
(2)
Lữ Huy Nguyên (sưu tầm, biên soạn): Bác Hồ với văn nghệ sĩ. Nxb. Văn học, H,
1995, tr.83.
(3)
Mịch Quang: Khơi nguồn mỹ học dân tộc. Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2004, tr.8,
9.
(4)
Nhiều tác giả: Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ, văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh, Nxb.
Hội Nhà văn, H, 2011, t.3, tr.56.
PGS. TS. NGUYỄN THANH TÚ - tuyengiao.vn - 12.06.20234.
bài rất hay
Trả lờiXóa