Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

 

NHÓM ĐỐI TƯỢNG DÙNG VŨ KHÍ TẤN CÔNG TRỤ SỞ
UBND XÃ EA TIÊU, EA KTUR, HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK – 
MỘT BIỂU HIỆN CỦA “BẤT TUÂN DÂN SỰ”

Kỳ II: Nguồn gốc của “Bất tuân dân sự”

Rạng sáng 11/6/ 2023 Nhóm đối tượng dùng vũ khí tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu, Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã gây ra tổn thất nghiêm trọng về người và ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương...Đây là một hành động hết sức dã man cần được phân tích sâu rộng, chỉ rõ nguồn gốc của hành động mà ngay cả những kẻ trực tiếp hành động cũng phải được biết.

Có thể khẳng định đây là một trong những hành động “Bất tuân dân sự”. Vậy Bất tuân dân sự là gì? Nguồn gốc của “Bất tuân dân sự”từ đâu? Nguyên nhân là gì và hành động đó nguy hại như thế nào? Bài viết ngắn sau đây sẽ lần lượt làm rõ những vấn đề cần đề cập ở trên thể hiện qua các kỳ như sau:

Hiểu rõ về nguồn gốc của “Bất tuân dân sự” không chỉ giúp lãnh đạo, quản lý các cấp trong bộ máy quản lý Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện có hiệu quả vai trò của mình; chỉ huy đơn vị, các cơ quan chức năng, cán bộ, đảng viên, mọi quân nhân, công nhân viên chức, người lao động nhận diện, phân biệt rõ ràng về bản chất các hoạt động chống đối chính quyền của “Bất tuân dân sự”, mà còn nâng cao hiệu quả trong quá trình xây dựng các biện pháp phòng ngừa, đối phó hiệu quả, kịp thời là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Cách đây hơn 2000 năm, vấn đề “Bất tuân dân sự” lần đầu tiên được đề cập một cách chính thức trong triết học Hy Lạp - La. Mã cổ đại. Đến thế-kỷ XIX, Hen-ri Đây-vít Thơ-râu (Nhà văn, nhà triết học người Mỹ, người bị chính quyền bang Ma-sa-chu-sét/ Mỹ bắt do hành vi không đóng thuế vào cuối tháng 7 năm 1846) đã ra cuốn tiểu luận với nhan đề “về bổn phận bất tuân dân sự” vào tháng 5/1849 . Thơ-râu cho rằng: “Bất tuân dân sự” là việc người dân có quyền từ chối sự trung thành và chống lại chính phủ khi những hành động bạo ngược và sự bất tài của chính phủ trở nên không thể chịu đựng được nữa.

Sang thế kỷ XX, tư tưởng về một cuộc “Cách mạng hòa bình” của Thơ- râu được một số nhà hoạt động chính trị phát triển thành phương pháp đấu tranh bất bạo động như phong ưào “Satyagraha” của Ma-hát-ma Gan-đi đấu tranh giành độc lập dân tộc cho Ấn Độ từ thực dân Anh (năm 1947); phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ của mục sư Mác-tin Lu-thơ Kinh (thập niên 60 thế kỷ XX); phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc (chủ nghĩa A-pac-thai) ở Nam Phi của Nen-Xơn Man-đê-la...

Đặc biệt, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến lược “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc ra đời với tư tưởng chủ đạo là chuyển cuộc đấu tranh vào bên trong các nước xã hội chủ nghĩa. Từ đó, chiêu bài “Bất tuân dân sự” đã bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế lợi dụng và từng bước trở thành một phương thức, thủ đoạn nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Các cuộc “cách mạng nhung” ở Tiệp Khắc và Cộng hòa Dân chủ Đức; “cách mạng ca hát” ở các nước vùng Ban-tích (thuộc Liên Xô) vào những năm cuối thế kỷ XX; các cuộc “cách mạng màu” ở một số nước thời hậu Xô-viết; “cách mạng hoa nhài” (“Mùa xuân Ả Rập”) ở một số nước Bắc Phi, Trung Đông cuối năm 2010, đầu năm 2011; phong trào biểu tình nhằm lật đổ Chính phủ Bô-li-va ở Vê-nê-xu-ê-la (từ năm 2014); phong trào “cách mạng dù” của sinh viên vùng lãnh thổ Hồng Kông (Trung Quốc) năm 2014, các cuộc biểu tình phản đối việc sửa đổi “Dự luật dẫn độ” ở vùng lãnh thổ Hồng Kông (Trung Quốc) vào các năm 2019 và 2020... đều có dấu ấn cùa thủ đoạn kích động “Bất tuân dân sự”; nhằm, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, gây trở ngại đến hoạt động công quyền, thực thi công lý, gây ra những hiểm họa khôn lường, thậm chí khủng hoảng toàn diện, sâu sắc cho nhiều vùng lãnh thổ và quốc gia trên thế giới…

 

1 nhận xét:

  1. Không có lý do gì mà đánh đổi sự yên bình hiện tại để đi theo cái bánh vẽ “dân chủ”, “nhân quyền” của mấy tên rận chủ.

    Trả lờiXóa