Thứ Năm, 29 tháng 6, 2023

THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG CÔNG GIÁO CHỐNG PHÁ VIỆT NAM

 Trong quá trình thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" chống Việt Nam, các thế lực thù địch, đối tượng phản động trong và ngoài nước luôn chú ý lợi dụng vấn đề tôn giáo, coi đây là một trong những mũi tiến công chủ đạo nhằm thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam. Do đó, việc nhận diện và đấu tranh với hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo chống Đảng, Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Bảo vệ ANQG mang “tính phòng ngừa” rất cao; đối tượng bảo vệ ANQG là những lợi ích đặc biệt quan trọng của quốc gia, dân tộc, quan hệ trực tiếp đến vận mệnh đất nước, bản chất, sự tồn vong của chế độ chính trị, quyết định sự thành bại của tiến trình xây dựng, phát triển đất nước.

       Đây là lực lượng duy nhất có khả năng đối trọng với Đảng Cộng sản do có tổ chức, giáo lý, giáo luật chặt chẽ, có lực lượng quần chúng giáo dân đông đảo với “đức vâng lời” rt cao, có nguồn tài chính ngầm, có sự hậu thuẫn của Vaticcan, Mỹ và các nước phương Tây, được bọn phản động lưu vong chấm chọn tranh giành gây ảnh hưởng là thành phần nòng cốt để thực hiện “cách mạng màu” lật đổ chế độ. Tình hình phức tạp trong Công giáo nổi lên là: Hoạt động củng cố đức tin, tập hợp tín đồ, giành giật quần chúng được triển khai hết sức bài bản như: Tăng cường hoạt động xã hội, từ thiện nhằm lôi kéo quần chúng, công khai khẳng định quan điểm muốn tham gia sâu hơn vào lĩnh vực y tế, giáo dục; phục hồi hoặc thành lập mới các hội đoàn trái pháp luật; lợi dụng các sự kiện lớn của Công giáo để tập dượt tập hợp quần chúng; lợi dụng rao giảng giáo lý, giáo luật tại các buổi hành lễ để tuyên truyền xuyên tạc, từng bước hình thành và củng cố tư tưởng chống chế độ kích động giáo dân tuần hành ôn hòa, tập dượt biểu tình chống chế độ khi có thời cơ.

Lợi dụng vấn đề tranh chấp, khiếu kiện nhà, đất liên quan Công giáo; những sơ hở, thiếu sót trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước của cấp ủy, chính quyền các cấp, để kích động các hoạt động chống Đảng, Nhà nước. Tiến hành các hoạt động Tôn giáo trái pháp luật nhằm tách Tôn giáo khỏi sự quản lý của nhà nước; bố trí lại đội ngũ linh mục tại những nơi hệ thống chính trị cơ sở của ta yếu kém; lợi dụng giáo lý, giáo luật ngăn cản chức sắc, tín đồ tham gia các tổ chức chính trị của nhà nước.

Bảo vệ an ninh quốc gia thể hiện “tính chiến đấu” thường xuyên, liên tục trong mọi hoàn cảnh; cuộc đấu tranh bảo vệ ninh quốc gia là cuộc đấu tranh cam go, quyết liệt, phức tạp và lâu dài nhằm làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm.

Tuy nhiên, các thế lực thù địch không chấp nhận thực tế trên và chúng ráo riết tìm mọi cách lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Đặc biệt, những năm gần đây, lợi dụng chính sách đối ngoại và chính sách tôn giáo của ta ngày càng cởi mở hơn, các đối tượng gia tăng lợi dụng vấn đề tôn giáo để tạo sức ép từ bên ngoài, tìm cách gây mất ổn định an ninh chính trị ở bên trong, nhằm tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nổi lên hiện nay là một số hoạt động sau:

  Một là, tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm quyền tự do tôn giáo. Lợi dụng tính chất nhạy cảm của tôn giáo và một số hạn chế, thiếu sót của chính quyền các địa phương trong công tác tôn giáo, thời gian qua, các thế lực thù địch cùng với bọn phản động trong và ngoài nước đã ra sức tuyên truyền xuyên tạc về tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Các đối tượng cho rằng, hệ thống chính sách pháp luật về tôn giáo của Việt Nam không tương đồng với luật pháp quốc tế về quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo; thậm chí, chúng còn trắng trợn xuyên tạc việc xây dựng, ban hành quy định pháp luật về tôn giáo là "thòng lọng" đối với hoạt động của các tôn giáo; xuyên tạc việc xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, hành chính, dân sự… liên quan chức sắc, tín đồ tôn giáo là "đàn áp tôn giáo". Một số cá nhân, tổ chức bên ngoài nhiều lần đơn phương đưa ra cái gọi là "Báo cáo", "Phúc trình" thường niên về tình hình tôn giáo quốc tế; trong đó có nhiều nội dung sai sự thật về tình hình, kết quả công tác tôn giáo tại Việt Nam, qua đó gây áp lực đòi ta phải thay đổi chính sách pháp luật về tôn giáo, lấy vấn đề "tự do tôn giáo" làm điều kiện trong đàm phán hợp tác, đầu tư phát triển tại Việt Nam.

      Đáng chú ý, những năm gần đây, lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ trên lĩnh vực thông tin, truyền thông, một số đối tượng cực đoan trong các tôn giáo triệt để lợi dụng Internet, mạng xã hội để tán phát, chia sẻ nhiều tài liệu có nội dung vu cáo Đảng, Nhà nước "đàn áp tôn giáo"; công kích số chức sắc, tín đồ tôn giáo tiến bộ, yêu nước, tham gia các tổ chức chính trị - xã hội; kêu gọi các nước lấy vấn đề tự do tôn giáo để làm điều kiện trong việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận hợp tác song phương cũng như đa phương, qua đó tìm cách can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam. Đặc biệt, có chức sắc còn công khai đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản tại Việt Nam, tuyên truyền, cổ xúy quan điểm đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, cho rằng "tự do tôn giáo" là quyền, không chịu sự quản lý của Nhà nước, đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang và xây dựng xã hội dân sự Việt Nam theo mô hình các nước phương Tây.

      Hai là, lợi dụng các vấn đề tiêu cực trong xã hội, các vụ việc phức tạp liên quan tôn giáo để kích động chức sắc, tín đồ gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, bên cạnh những thành tựu là cơ bản, không tránh khỏi một số hạn chế, khiếm khuyết trong công tác điều hành, quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực như: kinh tế, y tế, môi trường, giáo dục, đất đai, tư pháp…

      Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, đối tượng phản động trong và ngoài nước đã và đang ráo riết triển khai nhiều chiến dịch tuyên truyền nhằm thổi phồng các tiêu cực trong xã hội, quy chụp mọi tồn tại, hạn chế hiện nay là do sai lầm trong công tác lãnh đạo của Đảng, yếu kém trong công tác điều hành, quản lý của Chính phủ; từ đó, chúng móc nối, lôi kéo, kích động chức sắc, tín đồ các tôn giáo tổ chức các cuộc tập trung đông người tuần hành, biểu tình với danh nghĩa bảo vệ cuộc sống của người dân, bảo vệ người yếu thế để chống chính quyền; tăng cường phát triển lực lượng chống đối trong các tôn giáo, tạo thế liên tôn, liên kết trong - ngoài nhằm âm mưu tiến hành các cuộc tập dượt cho "cách mạng màu", "cách mạng đường phố" tại Việt Nam.

 

1 nhận xét:

  1. Mọi người dân hãy tỉnh táo, cảnh giác trước những luận điệu sai trái và đấu tranh vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa