Mục đích chống phá của các thế lực thù địch là nhằm xóa bỏ vai
trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
lĩnh vực quốc phòng, an ninh và “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, làm cho
lực lượng vũ trang xa rời mục tiêu, lý tưởng, mất phương hướng chính trị. Để
nhận diện rõ, vạch trần các âm mưu, thủ đoạn chống phá, xuyên tạc chính sách
quốc phòng Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động, góp phần bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cần thực hiện tốt một số biện pháp cơ
bản sau:
Một là, tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
và hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh,
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đây là nguyên tắc, nhân tố quyết định sự thành bại, mất còn của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta đã được khẳng định nhất quán
trong đường lối, quan điểm của Đảng: “Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt
đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà
nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng, an
ninh”[5].
Do đó, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, Đảng luôn lãnh đạo tuyệt đối,
trực tiếp về mọi mặt đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc; đề
cao cảnh giác, chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn đòi đa nguyên,
đa đảng, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch. Nhà
nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc
trong Hiến pháp, pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Cần xác định rõ cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm
vụ của cơ quan, cán bộ chuyên trách quốc phòng ở các ban, bộ, ngành; trách
nhiệm phối hợp của từng cấp, ngành, địa phương trong các hoạt động liên quan
đến quốc phòng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của
bộ máy Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách
về quốc phòng có phẩm chất, năng lực tham mưu trong thực hiện quản lý nhà nước
về quốc phòng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong xây dựng nền
quốc phòng toàn dân vững mạnh. Đặc biệt, phải: “Nâng cao chất lượng, hiệu lực,
hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân và Công an
nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về
chính trị, làm nòng cốt trong sự nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới”.
Hai là, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh gắn với xây dựng “thế trận lòng dân”
vững chắc, tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Thực tiễn lịch sử dân tộc
Việt Nam đã khẳng định: sức mạnh của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng
hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của “thế trận lòng dân” vững chắc. Phát
huy sức mạnh nội lực, tự lực, tự cường là yếu tố quyết định tạo ra nguồn sức
mạnh to lớn nhất, vững chắc nhất để bảo vệ Tổ quốc. Thực tế trong chiến
tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh:
Việt Nam giành được thắng lợi to lớn chính là nhờ thực hiện đường lối quân sự
độc lập, tự chủ, gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, tuyệt đối, trực tiếp về
mọi mặt của Đảng đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang,
chứ không phải xuất phát từ việc tham gia các liên minh quân sự. Đó là sức mạnh
của độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh của dân
tộc với sức mạnh của thời đại. Vì vậy, hiện nay để làm thất bại âm mưu chống
phá của các thế lực thù địch, phải: “Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh;
xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân
và nền an ninh nhân dân; xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn
dân và thế trận an ninh nhân dân”. Đồng thời: “xây dựng Quân đội nhân dân,
Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số
quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản
xây dựng Quân đội, Công an tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm
2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, hiện đại; vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ…
Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu và dân quân tự vệ vững mạnh, rộng
khắp trên các vùng, miền, trên biển”. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để
thực hiện thắng lợi chính sách quốc phòng Việt Nam.
Ba là, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hội nhập
quốc tế; tăng cường công tác đối ngoại quốc phòng, góp phần giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định phát triển đất nước. Đây là xu thế tất yếu trong thời kỳ
mở cửa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Để giữ cho “trong ấm,
ngoài êm”, thêm bạn, bớt thù, cùng với xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
cần thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu
nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Đồng
thời, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế với chiến lược đối ngoại linh hoạt,
mềm dẻo, có nguyên tắc, tăng đối tác, giảm đối tượng, tạo thế đan xen lợi ích
chiến lược giữa nước ta với các nước, nhất là các nước lớn, các đối tác chiến
lược, các nước láng giềng và các nước trong khu vực; tránh xung đột, đối đầu,
tránh bị cô lập, lệ thuộc. Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, tiếp tục nâng
cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân
tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương
về quốc phòng, an ninh theo tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc. Kiên quyết, kiên
trì đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù
địch vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị đất nước. Nỗ lực phấn đấu để
ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình phù hợp với luật pháp quốc tế. Xử lý tốt quan hệ với các đối tác, không để
bị động, bất ngờ.
Hiện nay, cùng với thực thi chính sách quốc phòng “bốn không”,
Việt Nam cũng chủ trương thực hiện “bốn tránh”: tránh xung đột về quân sự;
tránh bị cô lập về kinh tế; tránh bị cô lập về ngoại giao; tránh bị lệ
thuộc về chính trị. Đây là hệ thống đồng bộ các quan điểm, chính sách chiến
lược của Đảng, Nhà nước ta về quốc phòng và đối ngoại nhằm tạo lập và gìn giữ
môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
VHT.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa