Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã luôn chứng tỏ với cộng đồng quốc tế là một dân tộc có truyền thống lịch sử lâu đời về tinh thần đoàn kết, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau. Ngày nay, các nguyên tắc và quy định về bình đẳng và không phân biệt chủng tộc liên quan đến thành phần dân tộc không những được ghi trong Hiến pháp mà còn được cụ thể hóa trong các luật, văn bản dưới luật khác có liên quan và được triển khai thực hiện trong thực tiễn, thông qua nhiều chính sách, chương trình quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển bình đẳng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 18/1/2002 của Bộ Chính trị khóa IX “Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010” và Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị khóa XI “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020”, kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên đạt được nhiều kết quả khá toàn diện. Quy mô kinh tế được mở rộng, năm 2020 đạt khoảng 287 nghìn tỷ đồng, gấp khoảng 14 lần năm 2002. GRDP bình quân giai đoạn 2002-2020 là 7,98%, cao nhất trong các vùng. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 48,08 triệu đồng/người/năm, gấp 10,6 lần năm 2002. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ. Công nghiệp phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt 12,79%, cao hơn bình quân cả nước (11,54%) và cao nhất trong 6 vùng kinh tế-xã hội.
Đóng góp của khu vực công nghiệp tăng từ 11,58% năm 2002 lên 17,98% năm 2020. Văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ; hệ thống giáo dục, đào tạo được đầu tư đồng bộ; mạng lưới y tế được củng cố (từ năm 2010 đến 2020, số bệnh viện tăng từ 75 lên 90, có trạm y tế ở tất cả các xã, phường, số giường bệnh tăng từ 8.647 lên 14.742)… Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt. Công tác an ninh, quốc phòng được tăng cường, củng cố.
Hiện nay, bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có những diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo; đan xen cả thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn đối với sự nghiệp đổi mới nói chung và đường lối xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói riêng. Lợi dụng quá trình mở cửa, hội nhập, các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, kích động tư tưởng ly khai, chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta; khoét sâu các mâu thuẫn, gây xung đột xã hội, kích động nhân dân tụ tập đông người bất hợp pháp, bạo loạn, làm mất ổn định chính trị - xã hội.
Với các hoạt động đó, các thế lực thù địch, phản động tìm cách chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân; đối lập nhân dân với lực lượng vũ trang; chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, phá hoại khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; kích động chống đối, làm suy yếu sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Những vấn đề đó đang là những thách thức đối với “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở nước ta hiện nay.
Vụ việc xảy ra tại xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6 gây hậu quả nghiêm trọng về nhân mạng con người, ảnh hưởng xấu tới an ninh, trật tự tại địa phương, cho thấy tính chất côn đồ, man rợ của những kẻ gây án. Âm mưu của các tổ chức thù địch, phản động đằng sau vụ việc này như thế nào đang tiếp tục được cơ quan chức năng làm rõ. Với người dân, việc tuyên truyền giúp bà con nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá Việt Nam là rất cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên nhằm nêu cao ý thức cảnh giác, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn sự phá hoại của chúng, chung tay bảo vệ chế độ, bảo vệ cuộc sống bình yên của đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng, của nhân dân Việt Nam nói chung.
Chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt phân tích và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, lừa bịp của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Trả lờiXóa