Thứ Năm, 29 tháng 6, 2023

NÂNG CAO SỨC MẠNH CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DƯNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

 

Chiến lược bảo vệ Tổ quốc là kế sách, mưu lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy; là kết tinh truyền thống dân tộc với ý Ðảng, lòng dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chiến lược là trách nhiệm của toàn Ðảng, toàn dân, nòng cốt là lực lượng vũ trang trước Tổ quốc; góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng, nâng cao khả năng phòng thủ đất nước, sẵn sàng đánh thắng mọi hình thái chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp; trong nước các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến’, “tự chuyển hóa”, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng, tiến tới xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng; yêu cầu nhiệm vụ chính trị của nước ta rất to lớn, nặng nề, khó khăn đòi hỏi Đảng phải được xây dựng nâng tầm lãnh đạo lên cao hơn nữa. Mặt khác, bản thân Đảng, bên cạnh mặt tích cực, bản chất và truyền thống tốt đẹp cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng, nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.

Công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng, nếu không sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những cán bộ, đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc; bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước. Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm; khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm.

1 nhận xét: