Ngày 14/12/2021, Tòa án Hà Nội xét xử đối với Phạm Thị Ðoan Trang về tội: "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" và "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam". Đoan Trang từng là nhà báo, làm việc ở cơ quan báo chí nhưng đã trượt dài, trở thành phần tử cá biệt: Từ một nhà báo trở thành kẻ phạm tội hết sức cực đoan dưới danh nghĩa “người làm báo”.
Một nhóm khác là “Hội Nhà báo Việt Nam độc lập” dưới cái tên như một cơ quan báo chí, nhưng lại là một tổ chức hoạt động chống đối có hệ thống. Vì động cơ chống Nhà nước, một số đối tượng cơ hội, bất mãn chính trị hình thành ra tổ chức đối lập với hội nhà báo chính thống. Cầm đầu là Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và một số đối tượng với ý thức tư tưởng cực đoan, lợi dụng danh nghĩa của báo chí để hoạt động chống đối. Từ bất mãn chế độ về đãi ngộ và để có kinh phí nên nhóm này đã cấu kết với các tổ chức phản động bên ngoài hình thành tổ chức phản động hết sức manh động về tuyên truyền, kích động chống đối.
Đó chỉ là một vài“ điển hình” dưới danh nghĩa “nhà báo” nhưng lại có những hành động đi ngược lại hoạt động báo chí hợp pháp. Chưa kể một số đối tượng tự xưng "nhà báo tự do", "nhà báo độc lập", "nhà báo công dân", “nhà báo chống tham nhũng”… nhưng hoạt động chỉ nhằm đưa ra “sản phẩm” trái với quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, có những người được gọi là “biết viết”, dù không xưng danh nhưng được gán mác thành những “bloger” chuyên viết bài, đăng tin sai sự thật hoặc nhằm vào mục đích bôi nhọ, xuyên tạc khi có những sự kiện lớn của đất nước. Một số lấy danh nghĩa chống tham nhũng tìm cách bới móc những vụ việc được cho là “nhạy cảm”, những thiếu sót trong xử lý của chính quyền để nâng “quan điểm”, tạo dư luận trái chiều trong xã hội.
Ðáng báo động gần đây đã xuất hiện tình trạng một số nhà báo đang công tác hay đã nghỉ cố tình thể hiện quan điểm có tính "hai mặt" qua bài viết, bình luận. Bằng tiếng nói được cho là góp ý, phản biện nhưng lại phê phán chế độ, đả kích đường lối của Đảng và bôi nhọ lãnh đạo cấp cao với những thông tin không đúng sự thật. Số này, một mặt vẫn tự xưng nhà báo, mặt khác lại chuyển tải nội dung không rõ nguồn gốc, thậm chí bịa đặt, lái dư luận theo chiều tiêu cực, tìm “tiếng nói” ủng hộ. Ở những mức độ khác nhau, họ tuyên truyền bóp méo nhằm kích động, tạo phản ứng không đồng thuận trong cộng đồng.
Một số nhà báo về hưu có lượng độc giả lớn trên mạng xã hội tiếp tục lan truyền những bài viết, bình luận có nội dung lệch lạc, tạo nên những quan điểm riêng về những “sự kiện chính trị”, hướng lái dư luận trái chiều. Đã có những bloger lập ra fanpage, tài khoản như một “nhà báo” được cho là "truyền thông sạch", "nhà báo công dân" liên tục viết bài xuyên tạc, kích động, đăng tải lại những bài trên báo chí lá cải ở nước ngoài. Nhiều “nhà báo” đã bị cơ quan chức năng cảnh báo, nhắc nhở nhưng dường như chưa đủ sức cảnh tỉnh.
“Nhà báo” cũng là công dân
Có không ít những “nhà báo” thực chất là “blocger đen” dựa vào sự “nổi tiếng” để liên lạc với bên ngoài dưới danh nghĩa “cộng tác viên”, tìm hậu thuẫn về kinh phí qua bài viết và được tôn làm “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền”. Khi số này bị xử lý thì bên ngoài nhảy lên la làng về Nhà nước “đàn áp nhà báo”, “vi phạm tự do ngôn luận”, “vi pham nhân quyền”. Thậm chí ngang ngược đòi “trả tự do không điều kiện”, “ngay lập tức”.
Pháp luật Việt Nam không cho phép bất cứ ai làm phương hại đến lợi ích của Nhân dân, đất nước, đứng trên Hiến pháp, đứng ngoài pháp luật. Cần khẳng định rằng, dù là “nhà báo” hay tự xưng là gì chăng nữa cũng là công dân nên đều có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Đó vừa là nguyên tắc vừa thể hiện ý thức với xã hội, ý thức công dân, nghĩa vụ với đất nước. Lợi dụng danh xưng nhà báo nhằm lập lờ 2 mặt tạo ra “tiếng nói” đi ngược lại lợi ích của đất nước, Nhân dân là không thể chấp nhận.
Những “nhà báo”, “blocger” có hành vi chống lại quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước, phá hoại đoàn kết dân tộc phải được phát hiện, xử lý kịp thời. Chúng ta đang trong quá trình hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, cho nên mọi công dân đều bình đẳng, có trách nhiệm và nghĩa vụ chấp hành pháp luật.
Những hành động vì dân, vì nước của đội ngũ nhà báo chân chính luôn được Đảng, Nhà nước ghi nhận. Những hành vi đi ngược kỷ cương xã hội, lợi dụng danh nghĩa nhà báo để phá rối đất nước cần phải nghiêm trị. Đó không phải là hạn chế quyền tự do báo chí, vi phạm tự do ngôn luận, càng không thể là vi phạm nhân quyền.
Những kẻ lợi dụng hoặc mạo nhận nhà báo chỉ là trò lợi dụng danh nghĩa và là âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống đất nước. Họ không phải là những nhà báo chân chính, lại càng không thể là “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà hoạt động vì tự do ngôn luận” khi đã cố tình vi phạm pháp luật. Vì vậy, không thể chấp nhận một số đội lốt nhà báo cố tình làm trái, lập lờ với mục đích chống phá đất nước.
Lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết; những kẻ cố tình chống phá Đảng, Nhà nước đều phải bị xử lý nghiêm khắc.
Trả lờiXóa