Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

VẤN ĐỀ DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM - SỰ THẬT KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC

Những năm vừa qua, chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” luôn được các thế lực thù địch và một số kẻ cơ hội chính trị, phần tử bất mãn, thoái hóa biến chất triệt để lợi dụng nhằm thực hiện mưu đồ chống phá cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Họ cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam kìm hãm tự do, dân chủ, vi phạm nhân quyền, chia rẽ dân tộc”.
Vậy đâu là sự thật?
Trước hết, cần thấy rằng, quan điểm dân chủ, nhân quyền của phương Tây áp đặt ở Việt Nam là không phù hợp. Bởi họ mặc nhiên coi những giá trị “dân chủ”, “nhân quyền” ở đâu đó là giá trị chung của toàn nhân loại! Hễ ở đâu, có ai đó làm điều gì trái ý họ là họ lập tức lên giọng phán xét “chà đạp dân chủ, vi phạm nhân quyền”. Họ làm ngơ hoặc vờ như không biết rằng làm sao có thể tách nhân quyền ra khỏi các điều kiện lịch sử, địa lý, văn hóa, trình độ phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.
Thứ hai, dân chủ là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển đất nước. Chúng ta đã và đang từng bước hoàn thiện nền dân chủ, bảo đảm tất cả các quyền lực thuộc về nhân dân. Chúng ta xác lập cơ chế đúng đắn: Đảng Lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Mọi hoạt động của nhà nước đều nhằm mục đích cao nhất là vì quyền lợi và hạnh phúc của nhân dân. Dân chủ ở nước ta được thể hiện, tăng cường và có cơ chế bảo đảm thực hiện trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, hệ thống pháp luật, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiến pháp 2013 có hẳn một chương về nhân quyền với những điều luật cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn đời sống chính trị - xã hội Việt Nam. Trên thực tế, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam đang hiển hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những thành tựu to lớn của hơn 30 năm đổi mới đất nước đã chứng minh điều đó.
Thứ ba, trong lĩnh vực tôn giáo, công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Điều này thể hiện rất rõ trong hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và trong cuộc sống hàng ngày. Với việc Đại Hội đồng Liên hợp quốc Khóa 68 bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, trong đó Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất (184/192 phiếu) là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là minh chứng sống động và thuyết phục về sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với các thành tựu dân chủ, nhân quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xúi giục, kích động và lôi kéo người dân làm trái pháp luật. Nhiều năm nay, trong các báo cáo về nhân quyền, tôn giáo trên thế giới, một số giới ở phương Tây thường thiếu thiện chí khi nói về Việt Nam.

Thứ tư, trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã xây dựng một nền văn hóa lấy tinh thần độc lập, tự do làm nền tảng. Mặc dù đã có nghiều tiến bộ nhưng Việt Nam chưa coi mình đã đạt thành tích tốt về nhân quyền. Chúng ta đang làm những gì có thể để 54 dân tộc anh em được hưởng những  giá trị vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn. Đó là sự thật mà các thế lực thù địch không thể phủ nhận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét