Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC

 Cách mạng Tháng Mười Nga bắt đầu chuyển sang một hệ thống xã hội tiến bộ

hơn, hệ thống chủ nghĩa xã hội mà loài người luôn mơ ước; tạo ra trong đời sống một

hình thái mới của hệ thống chính trị. Từ “chiếc nôi nước Nga”, chế độ xã hội chủ nghĩa

được xây dựng ở nhiều không gian địa – chính trị trọng yếu, thu được những thành tựu

to lớn. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành một thực thể quan trọng, cấu thành nền chính trị

thế giới và tác động sâu rộng đến quan hệ quốc tế. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã

nhân lên sức mạnh của phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh và nguy

cơ chiến tranh, góp phần củng cố, phát triển tình hữu nghị và sự hợp tác giữa các dân

tộc. Với bản chất yêu chuộng hòa bình và để thoát ra khỏi tình thế nguy ngập trong

cuộc chiến tranh, ngay khi cách mạng vừa thành công, Chính quyền Xô viết đã ra “Sắc

luật hòa bình” lên án cuộc chiến tranh đế quốc đang diễn ra và kêu gọi các nước tham

chiến ở cả hai bên hãy nhanh chóng đàm phán, ký kết một hòa ước chấm dứt chiến

tranh. Đồng thời, không thể tiếp tục cuộc chiến tranh phi nghĩa và hao tổn tiềm lực quốc

gia, Chính phủ Xô viết quyết định đàm phán với đế quốc Đức để rút khỏi chiến tranh.

Bên đạnh đó, ngay sau Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, Chính quyền Xô viết đã công

bố bản “Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc Nga” khẳng định những nguyên tắc cơ

bản của Chính quyền Xô viết đối với vấn đề dân tộc là: Bình đẳng và chủ quyền của các

dân tộc; các dân tộc nước Nga được quyền tự quyết một cách tự do, kể cả việc tách ra

và thành lập các quốc gia độc lập; xóa bỏ tất cả các đặc quyền và hạn chế về dân tộc và

tôn giáo – dân tộc; các dân tộc thiểu số và các nhóm nhân chủng sống trên lãnh thổ

nước Nga được phát triển tự do. Đó là những nguyên tắc pháp lý quan trọng về vấn đề

dân tộc. Đồng thời khẳng định những cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của chủ

nghĩa xã hội được xây dựng là tiền đề xóa bỏ ách áp bức giai cấp, nô dịch dân tộc, tạo

sự bình đẳng, đoàn kết, xích lại gần nhau giữa các dân tộc.

Có thể nói: kiên định và giữ vững những nguyên tắc về hòa bình, bình đẳng, hữu

nghị giữa các dân tộc từ Cách mạng Tháng Mười, trong hơn 70 năm tồn tại, mặc dù

phải đối diện với những khó khăn, thách thức nhưng Nhà nước và nhân dân Xô viết

luôn lựa chọn mục đích hướng tới hòa bình, dân chủ. Chính ngọn cờ hòa bình được nêu

cao từ Cách mạng Tháng Mười, được Liên Xô kế tục là một nhân tố có vai trò quyết

định ngăn chặn cuộc chiến tranh thế giới mới và hạn chế bớt những cuộc chiến tranh

xâm lược cục bộ do chủ nghĩa đế quốc gây ra./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét