Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2024

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài ủng hộ Việt Nam

 

 Việt Nam hoan nghênh Bộ Thương mại Mỹ đã tổ chức phiên điều trần.

Tại phiên điều trần, phía Việt Nam đã nêu rõ các lập luận, thông tin, số liệu để khẳng định nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí của quy chế kinh tế thị trường.

Đại diện Bộ Công Thương Việt Nam tại phiên điều trần là luật sư Eric Emerson đến từ Công ty luật Steptoe LLP có trụ sở tại Washington (Mỹ). Ông Emerson nhấn mạnh Việt Nam nên được nâng cấp lên nền kinh tế thị trường vì đã đáp ứng sáu tiêu chí của Bộ Thương mại Mỹ.

Ông đồng thời chỉ ra rằng Việt Nam đang làm tốt hơn các nước khác đã được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, ít can thiệp vào các doanh nghiệp nhà nước hơn Ấn Độ và cởi mở hơn với đầu tư nước ngoài so với Indonesia, Canada hay Philippines.

Samsung Electronics là một trong những công ty ủng hộ việc Mỹ nâng Việt Nam lên quy chế kinh tế thị trường.

Tại phiên điều trần, ông Scott Thompson, giám đốc chính sách công của Samsung Electronics chi nhánh Mỹ, khẳng định công ty đã trở thành một trong những nhà sử dụng lao động nhiều nhất tại Việt Nam nhờ những thay đổi theo định hướng thị trường của Việt Nam.

"Họ đã nổi lên như một đối tác chuỗi cung ứng ổn định, an toàn của Mỹ, mang lại lợi ích cuối cùng cho nền kinh tế Mỹ", ông nói.

Sự ủng hộ của doanh nghiệp nước ngoài cho Việt Nam còn có thể được nhìn thấy từ trước phiên điều trần. Ông Ted Osius, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam và hiện là chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN có hơn 120 thành viên là những tập đoàn hàng đầu Mỹ và thế giới, thậm chí còn nhấn mạnh: "Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường".

Trên Hãng tin Reuters, ông lập luận: "Việt Nam đã đáp ứng các tiêu chí quan trọng như khả năng chuyển đổi tiền tệ và sẵn sàng để được công nhận quy chế chính thức. Các doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư đáng kể vào Việt Nam vì họ nhận ra tiềm năng phát triển của nước này".

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, thực tế cho đến nay đã có 72 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, trong đó có các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Úc, Nhật Bản... Việt Nam cũng đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với hơn 60 đối tác, trải rộng khắp các châu lục.

"Việc Mỹ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ góp phần cụ thể hóa cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước, tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ, qua đó thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai nước", người phát ngôn Bộ Ngoại giao lập luận.

Nông trại Langbiang Farm, Đà Lạt chuẩn bị hàng xà lách xuất khẩu  - Ảnh: M.V.

Nông trại Langbiang Farm, Đà Lạt chuẩn bị hàng xà lách xuất khẩu 

Công nhận kinh tế thị trường ở Việt Nam có lợi cho Mỹ

Trong một bài viết đăng trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có uy tín cao tại Mỹ, chuyên gia Murray Hiebert nhấn mạnh đã tới lúc thích hợp để Mỹ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

Ông chỉ ra những cải cách kinh tế với Việt Nam đã đưa đất nước vào những điểm đến cởi mở với doanh nghiệp nước ngoài và ngày nay, Việt Nam đã trở thành một "nam châm lớn thu hút FDI" khi các công ty dịch chuyển chuỗi cung ứng.

Với Mỹ, ông Murray Hiebert dẫn ra việc công ty của Mỹ như Apple và Intel đã thành lập các nhà máy và trung tâm nghiên cứu lớn tại Việt Nam, đồng thời Hà Nội cũng nằm trong số 10 đối tác thương mại hàng đầu của Washington.

Việt Nam còn là đối tác trong các cuộc đàm phán do Mỹ thúc đẩy nhằm thiết lập Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương mà Mỹ đã rút lui.

"Nhiều nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Nhật Bản, Úc, Anh và Canada, đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Việc Mỹ tiếp tục coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường là phản tác dụng đối với một quốc gia mà Washington có quan hệ kinh tế sâu sắc và hợp tác an ninh ngày càng mạnh mẽ.

Phao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét