Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng về tầm quan trọng trong xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị.
Cấp ủy, tổ chức
đảng các cấp, cán bộ chính trị quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng
lại có hại”(8); nghị quyết của Bộ Chính trị, của Quân ủy Trung ương,
Bộ Quốc phòng về xây dựng quân đội theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, từ đó cụ thể
hóa vào từng cơ quan, đơn vị, có kế hoạch bồi dưỡng, tạo nguồn, sắp xếp bố trí
cán bộ chính trị vào những vị trí lãnh đạo, quản lý phù hợp, phát huy được sức
mạnh tổng hợp của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện các nhiệm vụ được giao; cấp
uỷ, tổ chức đảng thường xuyên theo dõi, đánh giá đúng năng lực thực tiễn, phẩm
chất đạo đức, lối sống, uy tín của cán bộ chính trị của cơ quan, đơn vị mình,
từ đó tham mưu, đề xuất với cấp trên đưa ra những chủ trương, biện pháp lãnh
đạo, chỉ đạo công tác cán bộ đúng, trúng, khơi dậy được tính sáng tạo, năng
động của cán bộ chính trị trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao;
thường xuyên đổi mới công tác đánh giá cán bộ chính trị ở các cơ quan, đơn vị
theo hướng lấy hiệu quả công việc, uy tín với cấp dưới để xếp loại mức độ hoàn
thành nhiệm vụ, đưa vào kế hoạch tạo nguồn phát triển. Mỗi đồng chí trong cấp
uỷ, tổ chức đảng phát huy tốt tính tiền phong, gương mẫu, đề cao tinh thần,
trách nhiệm, mạnh dạn, thẳng thắn góp ý, phê bình, nhắc nhở cán bộ chính trị
khi thực hiện chưa đúng nhiệm vụ, có biểu hiện lơ là hay mất dân chủ, từ đó,
góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, cùng với tập
thể cấp uỷ, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm
vụ được giao. Đồng thời, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp ở các cơ quan, đơn vị nắm
chắc nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, nêu cao
tinh thần đoàn kết, thống nhất về nhận thức, hành động. Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ Quân đội lần thứ XI xác định: “Chăm lo xây dựng các cấp uỷ, tổ chức đảng
trong Đảng bộ Quân đội thực sự trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng cơ quan,
đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, nhất là cấp cơ sở”(9).
Hai là, tiếp
tục điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát huy tinh thần “7
dám” theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Phát biểu chỉ
đạo tại Hội nghị lần thứ sáu Quân uỷ Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025, ngày
3-7-2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt nhấn mạnh: “Phải chú trọng bồi
dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ theo tinh thần “7 dám: dám nghĩ, dám nói, dám
làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn,
thử thách và dám hành động vì lợi ích chung”(10); người cán bộ sợ
trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy sẽ bỏ lỡ thời cơ, dẫn đến thất bại trong xử lý
các tình huống. Theo đó, cần tiếp tục quán triệt quan điểm của Đại hội XIII của
Đảng về “tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến
lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ”(11);
từ đó, điều chỉnh, bổ sung những cơ chế, chính sách để cán bộ chính trị phát
huy năng lực, sở trường, thế mạnh của bản thân, nhất là cơ chế, chính sách về
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng chi ủy, chi bộ trong
sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ; khuyến
khích, động viên cán bộ chính trị có những sáng kiến, phương pháp tiến hành
hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị đem lại hiệu quả thiết thực, phù
hợp với đặc điểm, yêu cầu, đặc điểm tình hình của mỗi cơ quan, đơn vị.
Cần đánh giá
khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch năng lực, phẩm chất, uy tín của
cán bộ chính trị để bổ nhiệm, sắp xếp các vị trí lãnh đạo, quản lý phù hợp;
những cán bộ chính trị được đào tạo cơ bản, có trình độ, năng lực, phương pháp
tác phong công tác tốt, có phẩm chất đạo đức phải được cân nhắc bổ nhiệm,
đưa vào nguồn kế cận phát triển; quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ cán bộ chính
trị, nhất là cán bộ chính trị trẻ; có cơ chế, chính sách trong giải quyết
mối quan hệ giữa cán bộ chính trị và cán bộ quân sự linh hoạt, sáng tạo, thể
hiện được vai trò, vị thế của cán bộ chính trị ở các cơ quan, đơn vị hiện nay.
Có những cơ chế, chính sách tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ chính trị
trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; nếu cán bộ chính trị được phiếu
tín nhiệm thấp, chất lượng công việc không cao thì đưa vào diện xem xét để kiện
toàn, thay thế, khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm, thấy đúng không
bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý
nói chung và cán bộ chính trị trong quân đội nói riêng hiện nay.
Ba là, tăng
cường bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ chính trị thông qua các hoạt động thực tiễn ở
cơ quan, đơn vị.
Cấp ủy, tổ chức
đảng các cấp cần tăng cường bồi dưỡng cán bộ chính trị các cấp thông qua phân
công, giao nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất của cấp trên; đưa ra các tình huống
khó khăn, phức tạp để rèn luyện bản lĩnh, ý chí, động cơ phấn đấu vươn lên; qua
đó, bổ sung kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm phục vụ hữu ích cho quá trình công
tác. Luân chuyển cán bộ chính trị ở những vị trí công tác phù hợp với năng lực,
sở trường, thế mạnh để lãnh đạo, chỉ huy đơn vị được tốt hơn; tổ chức các hội
thi, hội thao cán bộ chính trị giỏi các cấp, tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XIII
của Đảng, giảng dạy chính trị cho các đối tượng. Cấp trên bồi dưỡng cho cấp
dưới những kinh nghiệm, phương pháp giải quyết, xử lý các tình huống nảy sinh
trong thực tiễn cuộc sống; phân công, giao nhiệm vụ cho cán bộ chính trị tổ
chức những buổi diễn đàn, ra nghị quyết lãnh đạo chuyên đề, chuyển trạng thái
sẵn sàng chiến đấu, điều hành sinh hoạt chi bộ, hội ý các đồng chí trong cấp uỷ
ở thực địa; xử lý các tình huống đột xuất trên địa bàn đóng quân, như phòng,
chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả do thiên tai, mưa lũ gây ra… Lãnh đạo, chỉ
đạo cán bộ cấp dưới thuộc phạm vi, quyền hạn quản lý luôn phát huy được dân
chủ, tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong thực hiện nhiệm vụ; cơ
quan, đơn vị luôn đoàn kết, ổn định, phát triển. Đó chính là kết quả hoàn thành
nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ các cấp phản ánh năng lực hoạt động thực tiễn của
đội ngũ cán bộ chính trị và cũng là căn cứ để bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ chính
trị ngày càng trưởng thành về mọi mặt, thật sự là chỗ dựa vững chắc của Đảng để
xây dựng trận địa chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ.
Bốn là, phát
huy tính tích cực, chủ động của đội ngũ cán bộ chính trị trong tự bồi dưỡng,
rèn luyện về năng lực, phương pháp, tác phong công tác, phẩm chất đạo đức, lối
sống, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ.
Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Muốn lãnh đạo cách mạng thành công, bên cạnh phẩm
chất chính trị, lòng trung thành, nhiệt tình cách mạng, Đảng phải có tri thức,
nắm vững quy luật, biết vận dụng quy luật và có năng lực tổ chức thực tiễn”(12).
Với tinh thần đó, đội ngũ cán bộ chính trị các cấp không ngừng học tập, rèn
luyện về mọi mặt đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của công tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng và đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh. Cán bộ chính trị dù ở cương vị, chức trách nào cũng phải thấm nhuần tư
tưởng lấy “tự học làm cốt” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Người nhấn mạnh: “Bác đã
76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng
suốt đời. Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng”(13);
đồng thời, Người cũng kịch liệt lên án, phê phán bệnh “Kiêu ngạo, tự phụ, tự
mãn là kẻ thù số một của học tập”(14); từng cán bộ chính trị đặt ra
yêu cầu cao cho bản thân trong quá trình công tác, chịu khó học tập, tu dưỡng,
rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống, nhất là cán bộ chính trị trẻ; không
ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; có
thái độ tự học, tự rèn luyện nghiêm túc, thường xuyên “tự soi”, “tự sửa” điều
chỉnh thái độ, hành vi đúng với môi trường quân sự. Đồng thời, đội ngũ cán bộ
chính trị các cấp phải luôn đặt mình vào trong tổ chức, chịu sự kiểm tra, giám sát
của các tổ chức đảng, mọi hành động, việc làm đều ảnh hưởng đến tổ chức đảng;
vì vậy, nói và làm theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định đơn vị; đặt lợi ích của tập thể
lên trên lợi ích cá nhân, luôn vì sự phát triển của cơ quan, đơn vị, giữ vững
phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét