Trong tiến trình
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng, chăm lo,
bồi đắp, lãnh đạo, phát huy yếu tố lòng dân, “thế trận lòng dân” và sự đồng
thuận của Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Tại Hội nghị Trung ương 8
(khóa IX), Đảng ta chủ trương: “Tiếp tục củng cố nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh
nhân dân mà mấu chốt là thế trận lòng dân”2.
Nghị quyết Đại hội
XI của Đảng xác định: “tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh cả về tiềm lực
và thế trận; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững mạnh; xây dựng thế
trận lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc”3.
Nghị quyết Đại hội XII nhấn mạnh: “Xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng
vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân. Có kế sách
ngăn ngừa chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện
sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây
đột biến”4 đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Đặc biệt, Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Xây dựng và phát
huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh
nhân dân; xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế
trận an ninh nhân dân”5. Sự kết hợp này sẽ tạo dựng một thế trận
toàn diện, đồng bộ, vững chắc trên các địa bàn, tuyến, lĩnh vực và trong phạm
vi cả nước, bảo đảm tính chủ động chiến lược trong phòng ngừa, tiến công, sẵn
sàng đánh thắng mọi âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực
thù địch, phản động chống Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đây chính là định hướng quan trọng nhằm huy động mọi khả năng về vật chất và
tinh thần, góp phần tạo thành sức mạnh tổng hợp phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Việc xây dựng “thế
trận lòng dân”, củng cố vững chắc lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước
và lực lượng vũ trang nhân dân luôn được xem là vấn đề cốt lõi, chiến lược
trong xây dựng, củng cố thế trận an ninh nhân dân, kết hợp chặt chẽ với thế
trận quốc phòng toàn dân. Sự kết hợp này sẽ tạo dựng một thế trận bảo vệ Tổ
quốc thống nhất, bao trùm, toàn diện, đồng bộ, vững chắc trên các địa bàn,
tuyến, lĩnh vực và trong phạm vi cả nước, ở nước ngoài và trên không gian mạng.
Điều này bảo đảm tính chủ động chiến lược trong ngăn ngừa các nguy cơ chiến
tranh, xung đột, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
và ứng phó kịp thời, hiệu quả mọi âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia
của các thế lực thù địch, phản động chống Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã
hội chủ nghĩa.
Cùng với đó, các
bộ, ban, ngành và địa phương đã chủ động xây dựng, triển khai các đề án, chương
trình, kế hoạch… bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, sự ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã
hội và quyền làm chủ của Nhân dân, làm thất bại mọi âm mưu và hành động của các
thế lực đế quốc, phản động. Trong đó, tập trung bố trí lực lượng, phương tiện,
phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng trong tổ chức phong trào “Toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc”; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho
toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về vị trí, tầm quan trọng,
yêu cầu, nhiệm vụ mới trong bảo vệ Tổ quốc theo phương châm “giữ vững bên trong”
là chính kết hợp với bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa
nguy, không để đất nước bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; chú trọng xây
dựng năng lực tự bảo vệ của đất nước, trọng tâm là phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội gắn với quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét