Thứ Năm, 27 tháng 6, 2024

 

Cần tỉnh táo nhìn nhận trước thông tin sai trái, kích động chống phá sau vụ cháy ở Hà Nội

Những ngày qua, vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà trọ tại địa chỉ số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43, phố Trung Kính, Hà Nội gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận.

Tuy nhiên, sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, trên mạng xã hội đã lan truyền nhiều thông tin không chính xác gây hoang mang và nhiễu loạn thông tin, sai lệch bản chất vụ việc. Đặc biệt, các đối tượng xấu lợi dụng vụ việc để xuyên tạc, kích động chống phá hòng gây mất ổn định chính trị, xã hội.

Vào 0h46 đêm 24/5/2024, tổng đài 114 - Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an TP Hà Nội nhận được tin báo cháy nhà dân tại địa chỉ số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43, phố Trung Kính. Các lực lượng chức năng đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường để dập lửa và cứu nạn cứu hộ. Đến 1h26 cùng ngày, đám cháy được dập tắt. Qua tìm kiếm, lực lượng chức năng phát hiện 14 người tử vong, 6 người bị thương.

Bên cạnh các hoạt động tích cực, khẩn trương của cơ quan chức năng trong việc cứu nạn, cứu hộ, điều tra, khắc phục hậu quả và cứu chữa các nạn nhân thì trên không gian mạng đã xuất hiện nhiều thông tin, bài viết, cả video xuyên tạc sự thật, hướng lái dư luận, lợi dụng vụ việc để tiến hành câu like, câu view gây hoang mang dư luận. Các đối tượng tung ra luận điệu sai lệch như: “chính quyền bỏ mặc người dân nên mới để xảy ra vụ hoả hoạn thương tâm”; “lực lượng chức năng ở đâu khi người dân phải tự cứu mình”; “đau đớn từ những cái chết được báo trước”… Các đối tượng còn vu cáo chính quyền bỏ mặc, không quan tâm, không đầu tư các trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn dẫn đến hậu quả đau lòng.

Có đối tượng còn gài các sự kiện khác không liên quan vào vụ cháy để gây hiểu nhầm như: “Hà Nội còn đang mê mải với dự án mua cờ tặng cho hàng triệu hộ gia đình, để mặc dân chết cháy”; “quan lo “ăn dự án”, mặc dân chết trong lửa”… Có bài viết so sánh vụ việc này với sai phạm của một số tổ chức, cá nhân trong các vụ án tham nhũng đang được điều tra, xét xử hiện nay rồi quy kết “lỗi do chế độ, cán bộ tham lam, dân mãi kiếp lầm than”! Từ đó suy diễn, vu cáo nhằm mục đích kích động chống phá, gây mất lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Đến thời điểm hiện nay, bất chấp những nỗ lực của chính quyền, cơ quan chức năng và người dân chung tay trong xử lý, khắc phục hậu quả vụ hỏa hoạn thì những thông tin sai trái trên mạng xã hội tiếp tục chỉ trích, xuyên tạc vụ việc và gây nhiễu loạn thông tin. Nhiều đối tượng lợi dụng sự việc để “té nước theo mưa”, lấy cớ xuyên tạc Đảng, Nhà nước, chính quyền “lo vơ vét, bỏ mặc dân”, quy nguyên nhân để xảy ra những vụ cháy nghiêm trọng là do “bản chất chế độ”, “dân mãi chịu cảnh chết cháy”, kích động người dân, nhất là số trẻ “đứng lên đòi quyền lợi”…

Thực tế cho thấy, trái ngược hoàn toàn với những thông tin xuyên tạc, nhiễu loạn trên không gian mạng. Liên quan đến vụ hỏa hoạn, các đồng chí lãnh đạo và ban, ngành chức năng đã rốt ráo vào cuộc. Sáng 24/5/2024, ngay sau khi vụ hoả hoạn xảy ra, các đồng chí: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Thứ trưởng điều hành Bộ Công an Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng nhiều đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành và Hà Nội đã đến hiện trường vụ cháy để kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả.

Ngay trước phiên thảo luận của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định gửi lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình các nạn nhân vụ cháy. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Công an, UBND TP Hà Nội và các lực lượng nhanh chóng khắc phục hậu quả, dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương, kịp thời giúp đỡ gia đình người bị nạn sớm ổn định tình hình, bảo đảm cuộc sống. Phó Chủ tịch Quốc hội thông tin, đầu giờ sáng 24/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cử đoàn công tác do Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dẫn đầu đến hiện trường và bệnh viện để thăm hỏi, động viên các gia đình bị nạn, đội ngũ bác sĩ và lực lượng cứu hộ cứu nạn tại cơ sở.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 52/CĐ-TTg chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan; xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Ngay sau vụ việc xảy ra, Bộ Công an, UBND TP Hà Nội chỉ đạo Công an thành phố phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ cháy để giải quyết, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp UBND quận Cầu Giấy tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân, khắc phục hậu quả sau vụ cháy. Thành phố Hà Nội đã cắt cử các cán bộ chuyên trách phối hợp với gia đình các nạn nhân lo hậu sự, tang lễ cho 14 nạn nhân tại Hà Nội hoặc tại quê nhà, đảm bảo chu đáo.

Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, các y, bác sĩ tích cực cứu chữa, điều trị các bệnh nhân của vụ cháy. Bệnh nhân nặng nhất đang nằm điều trị tại viện là mẹ của chủ nhà trọ, năm nay 84 tuổi. 2 bệnh nhân còn lại được chỉ định điều trị bằng oxy cao áp để dự phòng biến chứng về tâm thần... Hiện nay, sức khỏe các bệnh nhân đã dần ổn định.

UBND quận Cầu Giấy cho biết, lãnh đạo quận Cầu Giấy và các đoàn thể chính trị - xã hội của quận và phường Trung Hòa đã đến thăm hỏi động viên, chia sẻ, hỗ trợ người bị nạn. Bước đầu quận trích ngân sách hỗ trợ các gia đình có người bị nạn với mức hỗ trợ 55 triệu đồng/người tử vong, 33 triệu đồng/người bị thương. Trong ngày 25/5/2024, UBND quận Cầu Giấy tổ chức khen thưởng đột xuất 4 công dân dũng cảm tham gia đập tường cứu các nạn nhân bị mắc kẹt trong đám cháy tại phố Trung Kính.

Ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi thư khen hành động dũng cảm của anh Phạm Quốc Luật (quê Hà Tĩnh), anh Nguyễn Kim Long (Hà Nội), anh Hoàng Anh Tuấn và Đồng Văn Tuấn (cùng ở Nam Định) đã tích cực tham gia cứu nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy. Thủ tướng đánh giá, 4 người đàn ông đã dũng cảm, không ngại nguy hiểm khi leo lên tầng cao, dùng búa tạ đập tường cứu nạn nhân trong vụ cháy. “Đây là tấm gương sáng điển hình về tinh thần quả cảm, nghĩa hiệp, yêu thương của người Việt Nam. Hành động của các thanh niên này còn thể hiện nghĩa cử cao đẹp, truyền thống nhân ái như câu ca dao“Dẫu xây chín bậc phù đồ, chẳng bằng làm phúc cứu cho một người” - Thư khen nêu rõ.

Đến thời điểm hiện tại, dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Công an, Thành ủy, UBND TP Hà Nội cùng sự đồng hành của người dân, công tác cứu chữa nạn nhân bị thương, lo tang gia cho người bị mất trong vụ cháy, khắc phục hậu quả vụ hỏa hoạn đã được triển khai hết sức khẩn trương, thể hiện sự chung sức, đồng lòng, trách nhiệm, tình cảm sâu sắc. Ngoài ra, còn rất nhiều các tổ chức, cá nhân đã đồng hành cùng các cấp chính quyền trong việc hỗ trợ các nạn nhân vụ hỏa hoạn, góp phần sớm ổn định cuộc sống cho người bị nạn và thân nhân.

Hỏa hoạn gây thiệt hại nặng nề về người và của là vấn đề đã được cảnh báo và đã xảy ra nhiều vụ việc đau lòng. Dù cơ quan chức năng đã áp dụng nhiều biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn cũng như xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm nhưng thực tế, ý thức người dân cùng những nguyên nhân khách quan, chủ quan khiến vẫn xảy ra những vụ việc khó lường. Qua mỗi vụ việc, đòi hỏi cơ quan chức năng và người dân càng phải nâng cao ý thức, trách nhiệm, đề cao nguyên tắc phòng hơn chữa, hạn chế thấp nhất những nguyên nhân gây cháy và thiệt hại do cháy. Trước mỗi thông tin, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, nhiễu loạn về vụ hỏa hoạn lan truyền trên không gian mạng, người dân cần tỉnh táo, xem những tin tức, hình ảnh đó khởi nguồn thế nào, ai phát ra, liệu có đủ khả năng tin cậy?

Nếu những tin tức đó mang đến suy nghĩ tiêu cực, cần phải suy xét thận trọng, tránh việc ấn like hay chia sẻ, bình luận tạo hiệu ứng lan truyền tin giả, độc hại. Phải cẩn trọng khi tiếp nhận thông tin trên không gian mạng, nhất là thông tin được chia sẻ bởi mạng xã hội, chủ thể không rõ nguồn gốc, không xác thực. Đặc biệt, không chia sẻ nguồn tin phát ra từ trang mạng của những cá nhân, tổ chức thường xuyên đưa tin có nội dung tiêu cực, sai trái gây hoang mang cho quần chúng nhân dân.


Bảo vệ an ninh quốc gia từ sớm, từ xa thông qua công tác đối ngoại

Thời gian qua, công tác đối ngoại CAND đã đóng góp tích cực vào việc triển khai thành công đường lối đối ngoại của Đảng; đã thực sự giữ vị trí, vai trò quan trọng, là cánh tay nối dài của chính sách đối nội. Theo đó, công tác đối ngoại CAND đạt nhiều kết quả quan trọng, qua đó góp phần xây dựng pháp luật trong các lĩnh vực và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), TTATXH, đưa pháp luật ANQG, TTAXH Việt Nam phù hợp và tương đồng với pháp luật quốc tế.

Bảo vệ an ninh quốc gia từ sớm, từ xa

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương liên tục xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động công tác đối ngoại và có đánh giá tổng kết việc thực hiện công tác đối ngoại để đề ra những chủ trương, kế hoạch hợp tác cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác với các đối tác góp phần đảm bảo ANTT, ổn định chính trị, xã hội phục vụ tích cực công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước. Qua đó, đã trực tiếp mở rộng các kênh hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan đại diện ngoại giao của các nước, các tổ chức quốc tế; chủ động và sáng tạo sử dụng biện pháp ngoại giao trong đấu tranh bảo vệ ANQG theo quy định của pháp luật.

Quy mô quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực được nâng cao; hình thức, cấp độ hợp tác ngày càng đa dạng, từ trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ trang bị nhiều loại thiết bị chuyên ngành, công nghệ tiên tiến phục vụ nhiệm vụ thực thi pháp luật cho đến hợp tác đấu tranh, ngăn chặn các thách thức an ninh chung, nhất là trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm khủng bố, tội phạm công nghệ cao... cũng như công tác đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá Việt Nam.

Đặc biệt, đã chuyển tải các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực đối nội, đối ngoại, làm cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về Việt Nam; huy động được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam trong quá trình phát triển và bảo vệ đất nước, đặc biệt là trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Tính đến tháng 1/2024, Bộ Công an Việt Nam đã thiết lập quan hệ chính thức với 153 bộ, cơ quan ngang bộ của 64 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của 18 tổ chức, 13 diễn đàn, 12 cơ chế hợp tác quốc tế đa phương trong và ngoài khu vực về các lĩnh vực hợp tác trong bảo vệ an ninh chính trị, bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm và xây dựng lực lượng CAND; tham gia Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (INTERPOL) với 190 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bên cạnh đó, đáng chú ý là việc lực lượng Công an Việt Nam đã cử cán bộ làm việc tại Ban Thư ký ASEAN, INTERPOL và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ), góp phần hiện thực hóa các cam kết của Đảng, Nhà nước đã đưa ra với cộng đồng quốc tế trong việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và thế giới, qua đó nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công an Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực. Đơn cử, các sĩ quan CAND Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ GGHB LHQ ở Nam Sudan (Phái bộ UNMISS) đều đã phát huy được những phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, thích nghi nhanh với điều kiện và môi trường làm việc; góp phần tô thắm truyền thống CAND Việt Nam anh hùng, phát huy được hình ảnh đẹp của người chiến sĩ CAND Việt Nam, qua đó lan tỏa hình ảnh đẹp về đất nước, con người Việt Nam thân thiện, mến khách và yêu chuộng hòa bình đến với LHQ và bạn bè quốc tế.

Gần đây nhất, ngày 29/5, thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước Tô Lâm, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh Lực lượng Vũ trang nhân dân; Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an (hiện là Bộ trưởng Bộ Công an) đã trao Quyết định của Chủ tịch nước cho 2 sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ GGHB LHQ tại phái bộ UNISFA (Khu vực Abyei) năm 2024.

Thời gian qua, các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã thực hiện nhiều chuyến thăm, làm việc, hội đàm, tiếp xúc, tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo… với đối tác của nhiều nước, ký kết nhiều văn bản, thỏa thuận hợp tác song phương quan trọng, qua đó tăng cường cơ sở pháp lý để thực hiện hiệu quả hợp tác trên lĩnh vực thực thi pháp luật cũng như hợp tác trên các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm. Trong đó đáng chú ý, trong tháng 4 vừa qua, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an (nay là Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) cùng Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh đã ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công an nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp nước CHND Trung Hoa”, đồng thời thống nhất hai bên hoàn thiện thủ tục phê chuẩn sớm có hiệu lực “Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù Việt Nam và Trung Quốc” để hai bên triển khai các nội dung ký kết, cũng như những nội dung đã thống nhất giữa hai bộ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tô Lâm đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam tham dự Hội nghị quốc tế lần thứ XII lãnh đạo cấp cao phụ trách an ninh được tổ chức tại TP St. Petersburg, Liên bang Nga và có bài tham luận quan trọng mang tiêu đề “Tình hình tội phạm mạng, sử dụng công nghệ cao và công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này của Việt Nam” tại sự kiện này. Trong đó đồng chí Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam nói chung và Bộ Công an Việt Nam nói riêng sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan thực thi pháp luật, các tổ chức quốc tế để cùng nhau tăng cường nguồn lực, năng lực đảm bảo an ninh quốc gia và sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, góp phần duy trì sự ổn định, hòa bình của thế giới, khu vực và mỗi quốc gia. Đại tướng Tô Lâm cũng đã cùng Chuẩn tướng Ahmad Reza Radan, Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran”…

Bên cạnh các hoạt động của Bộ trưởng Tô Lâm, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an  (nay là Bộ trưởng Bộ Công an) và ngài Agus Adrianto, Tổng Thanh tra Cảnh sát, Phó Tư lệnh Cảnh sát quốc gia Indonesia đã đồng chủ trì Hội nghị Đối thoại an ninh cấp Thứ trưởng lần thứ 3 giữa Bộ Công an Việt Nam và Cảnh sát quốc gia Indonesia; dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thực hiện chuyến thăm và làm việc Singapore, tham dự Triển lãm Milipol châu Á -Thái Bình Dương và Hội nghị Thượng đỉnh công nghệ TechX năm 2024… Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã thực hiện chuyến thăm Trung Quốc và có các buổi làm việc, tiếp xúc với lãnh đạo các cơ quan thực thi pháp luật nước chủ nhà.

Nhân dịp tháp tùng Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tham dự Chương trình Lãnh đạo cao cấp năm 2024 (VELP 2024) và làm việc tại Hoa Kỳ, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dẫn đầu Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam có các buổi làm việc, tiếp xúc với một số đối tác của Bộ Công an tại Hoa Kỳ như Bộ An ninh nội địa, Cơ quan An ninh Ngoại giao (Bộ Ngoại giao), làm việc với Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách GGHB Jean-Pierre Lacroix và Tư lệnh Cảnh sát LHQ Faisal Shahkar…

Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cũng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam tham dự Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 8 diễn ra tại Tokyo (Nhật Bản). Đầu tháng 6, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam do Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã sang thăm, làm việc và dự Triển lãm quốc tế về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Liên bang Nga.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thứ trưởng Lê Văn Tuyến hội đàm với Thượng tướng Suprunovsky Anatoly Mikhailovich, Thứ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga và Thượng tướng Shulika Vitaly Dmitrievich, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nga. Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an cũng đã thực hiện chuyến thăm, làm việc tại Trung Quốc và có các buổi làm việc, tiếp xúc với lãnh đạo các cơ quan thực thi pháp luật nước chủ nhà.

Có thể khẳng định, công tác đối ngoại CAND trong thời gian qua đã góp phần tích cực, quan trọng trong thực hiện chủ trương, đường lối đối ngoại của đất nước. Bên cạnh đó, góp phần xây dựng pháp luật trong các lĩnh vực và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ ANQG, TTATXH, đưa pháp luật ANQG, TTAXH Việt Nam phù hợp và tương đồng với pháp luật quốc tế. Tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong thực hiện chính sách đối ngoại với các quốc gia, đặc biệt là các nước lớn, các nước láng giềng, đối tác truyền thống; truyền tải thông điệp cấp cao, tuyên truyền tác động, củng cố niềm tin chiến lược và tăng cường quan hệ với từng quốc gia, đồng thời đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính sách đối ngoại về đảm bảo ANTT trong tình hình mới, tạo thế trận ANQG, TTAXH trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, nghiệp vụ, bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố người nước ngoài trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tranh thủ nguồn lực bên ngoài để góp phần xây dựng lực lượng CAND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

  

 

Báo cáo của USCIRF – vẫn "bổn cũ soạn lại"

Dung lượng và kết cấu phần báo cáo về Việt Nam năm nay của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) Mỹ giống báo cáo năm 2020, vẫn không phản ánh đúng bản chất tình hình, mà thậm chí cố tình phớt lờ những thành tựu của Việt Nam trong tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Ngày 21/4, USCIRF ra bản phúc trình năm 2021 về tự do tôn giáo tại Việt Nam. Báo cáo của USCIRF ghi nhận một số tiến triển tích cực trong việc bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam như việc Chính phủ Việt Nam nỗ lực xây dựng nền tảng trực tuyến liên ngành để giám sát, theo dõi việc thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và giải quyết khiếu nại của các cá nhân, tổ chức tôn giáo; thực hiện tái định cư cho những người Mông Cơ đốc giáo không hộ tịch đang cư trú ở Tiểu khu 179, Lâm Đồng; trả tự do cho A Đảo thuộc “Danh sách các tù nhân lương tâm tôn giáo” của USCIRF.

Mường Nhé là một trong những huyện thành công nhất ở tỉnh Điện Biên trong việc cấp phép cho các điểm nhóm Tin lành. Trong ảnh là một buổi sinh hoạt của điểm nhóm Tin lành thuộc bản Sima 2, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé.

Tuy nhiên, USCIRF vẫn đánh giá rằng tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam năm 2020 nhìn chung “tiêu cực” như trong năm 2019 và tiếp tục đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo CPC. Một điểm đáng chú ý là dung lượng và kết cấu của báo cáo năm nay giống như báo cáo năm 2020 khiến người ta không khỏi nghi ngờ về khả năng USCIRF vẫn “bổn cũ soạn lại” với những cáo buộc vu khống về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam. Sự khác biệt duy nhất mà USCIRF đưa ra lại là bày tỏ quan ngại về việc áp dụng Luật An ninh mạng và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước của Việt Nam – hai luật đang ngày càng được nhiều quốc gia áp dụng và xử lý với hình phạt mạnh.

Chưa hết, để tạo nên “dàn đồng ca”, cùng lúc với việc USCIRF tung ra báo cáo thì các trang mạng như RFA, BPSOS… lại phát tán các bài viết về vấn đề sắc tộc người Tây Nguyên, trong đó có nhiều nội dung sai trái, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; cho rằng đa số người dân Tây Nguyên sống trong nghèo nàn, lạc hậu, bị phân biệt đối xử, bị chính quyền bức hại, phải tìm cách để vượt biên, trốn khỏi Việt Nam…

Thực tế, đây chỉ là những lời xuyên tạc, sai sự thật bởi lần nào vào Việt Nam, đại diện của USCIRF cũng chỉ ưu tiên tiếp xúc số chức sắc, nhà tu hành và số tín đồ có thái độ chính trị xấu, mang nặng tư tưởng tôn giáo cực đoan, ít nhiều từng có hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm đến an ninh trật tự.

Và trong những lần gặp gỡ đó, USCIRF thường  công khai bày tỏ quan điểm sẵn sàng tài trợ bất hợp pháp cho số này hoạt động chống đối trong tôn giáo, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước. Được khích lệ, hứa hẹn bảo trợ, các đối tượng chống đối tích cực cung cấp thông tin, tài liệu vu cáo, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống Việt Nam.

Lời kể của người trong cuộc

Trong khi đó, thực tế cho thấy, ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và có chính sách bảo đảm phát triển tự do, công bằng, bình đẳng đối với các tôn giáo. Như ở Mường Nhé, mảnh đất ở cực Tây của Tổ quốc thuộc tỉnh Điện Biên - nơi mà hơn 10 năm trước được biết đến với vụ bạo động, đòi thành lập “Vương quốc Mông” bất thành…, việc sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của bà con rất thuận lợi.

Nếu như trước đây, thời gian sinh hoạt tập trung của các điểm nhóm Tin lành phải từ 20-25 năm trở lên thì nay, chỉ cần 5 năm sinh hoạt liên tục, thường xuyên, cộng thêm một số điều kiện khác là đã được đăng ký. Thậm chí, Mường Nhé còn là một trong những huyện thành công nhất ở Điện Biên trong việc cấp phép cho các điểm nhóm Tin lành.

Nói về việc này, ông Giàng Hồng Sinh, người phụ trách trực tiếp giảng đạo ở điểm nhóm Tin lành thuộc bản Sima 2, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé cho biết, bà con rất phấn khởi, biết ơn Đảng và Nhà nước khi được cùng nhau tề tựu, sinh hoạt tôn giao tại căn nhà gỗ khang trang hơn 150m2. Mỗi buổi sinh hoạt, bà con đến rất đông đủ để nghe giảng về lòng yêu kính Chúa, yêu thương con người, chăm chỉ làm ăn, không vi phạm pháp luật.

Còn ở tỉnh Gia Lai, đặc biệt là huyện Đak Đoa, nơi có đông đồng bào thiểu số theo tôn giáo và từng tham gia nhiều hoạt động liên quan đến Tin lành Degar, sinh hoạt tôn giáo của bà con cũng luôn được quan tâm, tạo điều kiện. Chính vì thế mà nơi đây đã chứng kiến rất nhiều người từng sa chân, lỡ bước nghe theo lời của những kẻ xấu xúi giục nhưng sau đó tỉnh ngộ, quay trở về quê hương làm ăn sinh sống.

Ông Y Bome (người Ba Na, 65 tuổi) ở làng Rai, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa là một nhân chứng sống. Hoạt động cho Fulro từ trước năm 1975, sau khi Gia Lai được giải phóng, ông Y Bome đã bị bắt đưa đi cải tạo nhưng lại trốn trại và tiếp tục hoạt động Fulro cho đến năm 1999 thì nhận sự chỉ đạo từ đối tượng Ksor Kơk ở Mỹ, kêu gọi người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai tổ chức biểu tình tại Pleiku với số lượng rất đông. Sau sự kiện ngày 2/2/2001, ông bị bắt với tội danh “Phá rối an ninh”. Theo tài liệu của cơ quan chức năng, các tổ chức phản động đã dựng nhân vật này thành “Tỉnh trưởng Gia Lai” của cái gọi là “Nhà nước Degar tự trị”.

Ngày 6/3/2012, sau hơn 11 năm chấp hành án phạt, ông Y Bome trở về quê hương, quyết tâm gây dựng lại cuộc sống. Giờ đây, khi nói về những trải nghiệm cay đắng đó, ông Y Bome vẫn hối hận, chỉ mong sao ngày càng có nhiều người hiểu được và tránh xa những suy nghĩ lệch lạc sai trái mà những kẻ xấu dụ dỗ để không lầm đường, lạc lối.

“Các dân tộc ở Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung, nếu 54 dân tộc, ai cũng muốn xé đất nước ra để thành lập nhà nước riêng thì làm sao có đất để ở. Tranh giành nhau đất đai thôi cũng sẽ bất ổn, đất nước không thể phát triển. Tốt hơn hết là đừng nghe những điều họ nói”, ông Y Bome tâm sự.

Và những thành tựu không thể chối bỏ

Rõ ràng, những đánh giá tiêu cực về tự do tôn giáo ở Việt Nam trong bản phúc trình của USCIRF đã không phản ánh đúng bản chất vấn đề cũng như tâm tư nguyện vọng của người dân Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam có 25,1 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số với 55.710 chức sắc, 145.721 chức việc. Nhà nước Việt Nam rất quan tâm trong việc thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động (tăng 10 tôn giáo với 28 tổ chức so với trước khi thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo).

Năm 2018 và 2019, 3 tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo: Hội thánh Tin lành Liên hiệp truyền giáo Việt Nam, Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam, Giáo hội Các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê su Ky - tô Việt Nam; 1 tổ chức được công nhận pháp nhân tôn giáo: Giáo hội Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam.

Đối với các nhóm người theo tôn giáo chưa được công nhận về mặt tổ chức hoặc chưa được cấp đăng ký hoạt động, chính quyền địa phương vẫn bảo đảm tự do sinh hoạt tôn giáo cho các tín đồ tại gia đình, điểm nhóm đăng ký với chính quyền hoặc địa điểm hợp pháp theo quy định của Luật.

Tính đến năm 2020, khu vực Tây Nguyên hiện có khoảng 580.000 tín đồ đạo Tin lành thuộc 33 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 311 chi hội, 183 nhà thờ, hơn 1.700 điểm nhóm được chính quyền địa phương cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung. Tại khu vực miền núi phía Bắc có khoảng 250.000 tín đồ đạo Tin lành đang sinh hoạt tại 14 chi hội và hơn 1.600 điểm nhóm, trong đó chính quyền địa phương đã cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho gần 800 điểm nhóm…

Người có tín ngưỡng, tín đồ các tôn giáo được tự do bày tỏ đức tin tại gia đình, cơ sở thờ tự hoặc điểm nhóm đăng ký với chính quyền. Tổ chức tôn giáo được hoạt động theo Hiến chương, điều lệ, được tạo điều kiện in ấn, phát hành kinh, sách tôn giáo; nâng cấp, xây mới cơ sở thờ tự; mở rộng quy mô và hình thức sinh hoạt; tăng cường, mở rộng hoạt động quốc tế…

Đặc biệt, ở Việt Nam không có xung đột tôn giáo. Các tôn giáo chung sống hòa hợp, gắn bó đồng hành với dân tộc. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia phong trào xã hội, từ thiện, xóa đói giảm nghèo, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước…

Như vậy, phải khẳng định rằng, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khá sôi động, đa dạng với nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, nhiều tổ chức tôn giáo và mô hình tổ chức tôn giáo. Nếu muốn đánh giá về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, cần phải có thái độ khách quan, công tâm và coi trọng sự thật thay vì xuyên tạc, vu cáo mang mục đích chính trị nhằm kêu gọi hoạt động chống phá chính phủ và Nhà nước Việt Nam.


 

Diệt trừ thói đạo đức giả là diệt trừ chủ nghĩa cá nhân

Chỉ có quét sạch chủ nghĩa cá nhân, thói đạo đức giả, tích cực rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, chí công vô tư, thực hiện tốt bổn phận, nâng cao lòng tự trọng của mỗi cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất, danh dự, sống có trách nhiệm với cơ quan, địa phương, đất nước, đảng viên và cán bộ mới làm tròn trách nhiệm, lời hứa thiêng liêng trước cờ Đảng, trước nhân dân.

Thông qua việc làm cụ thể, nhất là thực hiện nghiêm Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9-5-2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, tự mỗi cá nhân, chi bộ nêu gương sáng về lối sống, lý tưởng, đạo đức cách mạng, phụng sự nhân dân. 

Tại sao những kẻ đạo đức giả khó bị vạch mặt?

Thời gian gần đây, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái về đạo đức thì sự giả tạo của những con mọt này càng tinh vi. Thói đạo đức giả ngày càng lên ngôi để đối phó với cấp trên, cấp dưới và dư luận xã hội; lẩn trốn sự kiểm tra, giám sát của tập thể, của cơ quan chức năng; các tổ chức, quần chúng nhân dân...

Tại sao thói đạo đức giả, những kẻ đạo đức giả chưa bị vạch mặt? Có thể khẳng định, ở nhiều cơ quan, những kẻ đạo đức giả nói chung là không thể giấu được. Nhiều người dù biết nhưng không đấu tranh, hoặc không dám đấu tranh với thói đạo đức giả, thậm chí còn dung túng cho nó. Bởi, về cơ bản, những kẻ đạo đức giả ấy nằm trong nhóm những người có ảnh hưởng, có chức quyền với nhóm người còn lại trong cơ quan, địa phương. Vì thế, những người không có quyền lực nảy sinh tâm lý e ngại, thờ ơ, ngại va chạm, hoặc sợ va chạm. Chính sự yếu đuối, không mạnh dạn của không ít quần chúng đã tạo môi trường, mảnh đất sống cho thói đạo đức giả của một số cán bộ có chức quyền ngày càng phát triển.

Làm thế nào để diệt trừ những kẻ đạo đức giả trong tổ chức?

Như đã trình bày ở trên, nguyên nhân sâu xa dẫn đến thói đạo đức giả trong một số cán bộ, đảng viên hiện nay chính là chủ nghĩa cá nhân. Muốn tiêu diệt tận gốc thói đạo đức giả, nhất định phải đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa cá nhân. Chỉ có như vậy mới có thể chống thói đạo đức giả từ gốc. Đây cũng là cách ngăn trừ hậu quả, chặn bọn mối mọt đục ruỗng từ bên trong.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng chỉ rõ, nguyên nhân cơ bản và sâu xa của tham nhũng là do chủ nghĩa cá nhân, do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Để che đậy hành vi này, những người “có ít nhiều quyền hành trong bộ máy chính trị” thường phải mang bộ mặt đạo đức giả để tiếp tục luồn lách mà trục lợi. Những người này, ban đầu có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, có động cơ, tuy nhiên, khi trong tay có chút quyền lực thì họ đã không thể ngăn được lòng tham, vì thế, tìm mọi cách mà vơ vét, làm lợi cho mình và gia đình. Lòng tham và dục vọng quá lớn khiến họ đánh mất mình. Họ đi vào suy thoái đạo đức, lối sống, lừa gạt tổ chức, cá nhân, tìm mọi cách tham ô, tham nhũng, thỏa mãn dục vọng thấp hèn, quên đi lý tưởng cao quý, những bài học về đạo đức cách mạng, quên đi bổn phận công bộc cho nhân dân, quên đi lời hứa trước Đảng, trước nhân dân, tình đồng chí, nghĩa đồng bào, quên đi biết bao người đang phấn đấu, lao động, chiến đấu, sản xuất để đất nước có được vị thế, tiềm lực như ngày hôm nay.

Cái gốc của người cán bộ cách mạng chính là đạo đức cách mạng

Ngày nay, không ít cán bộ rời xa những giá trị cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Quên đi cái gốc của người cán bộ cách mạng chính là đạo đức cách mạng. Quên đi lời dạy của Bác rằng, đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống, mà do bền bỉ tu dưỡng, rèn luyện mà thành. Họ đã quên đi sự rèn luyện mỗi ngày, quên đi những đức tính tốt đẹp cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư..., chỉ lo vinh thân phì gia, vơ cho đầy túi, xây cho nhiều nhà, sống xa hoa, rời xa quần chúng nhân dân. Nguy hiểm nhất, có một số cán bộ khi có chức vụ, quyền lực, được quản lý cơ quan, địa phương ở nhiều cấp khác nhau thì bắt đầu dùng thói đạo đức giả, những lời lẽ hoa mỹ, những kiến thức trống rỗng, những câu chuyện phi thực tế để che đậy mưu đồ bất chính, gây dựng ê-kíp làm ăn phi pháp, ăn chặn, tham nhũng, nhận hối lộ, đề bạt bổ nhiệm sai người, sai vị trí... dẫn tới việc những con số được thống kê từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương về tình trạng cán bộ vi phạm kỷ luật, suy thoái cứ ngày một dày lên.

Có thể khẳng định, ở một bộ phận cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị vẫn còn không ít người giữ thói đạo đức giả. Đó là những hành vi dùng vỏ bọc đạo đức bề ngoài để che đậy bản chất cơ hội bên trong, lạm quyền, đánh lừa cá nhân, tập thể, lộng quyền, tiếp tay cho các việc làm sai trái nhằm mưu lợi riêng, đây là điều hết sức nguy hại. Thắng lợi của công cuộc đổi mới không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, thói hư tật xấu của đảng viên, cán bộ. Chống thói đạo đức giả đã trở thành vấn đề bức thiết trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Thực tế cho thấy, ở thời nào cũng vậy, nếu cán bộ, đảng viên luôn nêu gương, tận tâm, tận lực thực thi công vụ, nói cho dân nghe, làm cho dân hiểu, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân thì sẽ để lại tiếng thơm muôn đời và ngược lại. Chỉ có quét sạch chủ nghĩa cá nhân, thói đạo đức giả, tích cực rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, chí công vô tư, thực hiện tốt bổn phận, nâng cao lòng tự trọng của mỗi cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất, danh dự, sống có trách nhiệm với cơ quan, địa phương, đất nước, đảng viên và cán bộ mới làm tròn trách nhiệm, lời hứa thiêng liêng trước cờ Đảng, trước nhân dân.

Nói tới phẩm chất người cán bộ, tinh thần phụng sự cách mạng, nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh tới những phẩm chất cốt lõi của người cán bộ, như: Phải tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của đất nước, dân tộc lên trên hết, trước hết; hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tận hiếu với nhân dân; hết lòng yêu thương đồng chí, đồng bào, yêu thương con người; cần, kiêm, liêm, chính, chí công vô tư; thật sự là công bộc của nhân dân; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cơ hội...

Trước những thách thức, yêu cầu của tình hình và điều kiện phát triển mới của đất nước, Đảng ta ngày càng chú trọng bảo đảm và phát huy sự liêm chính trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chính vì vậy, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9-5-2024 về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Việc ban hành Quy định số 144-QĐ/TW là cấp thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, phát huy ưu điểm, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng ta “là đạo đức, là văn minh” như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với quy định kịp thời này, Đảng đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ là toàn Đảng cùng chấp hành nghiêm những tiêu chuẩn đạo đức ở mức rất cao, rất cụ thể với cán bộ, đảng viên. Đây sẽ là cơ sở để đánh giá, xử lý đảng viên vi phạm, kém rèn luyện, tha hóa, biến chất, sa vào chủ nghĩa cá nhân.

Những bài học Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy chúng ta về công tác cán bộ chưa bao giờ cũ. Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình; đồng thời, phải tự thấy day dứt, hổ thẹn với những nhận thức lệch lạc và việc làm chưa đúng của mình. Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, nhân cách, phẩm giá, duy trì lối sống trong sạch, lành mạnh, văn minh, nâng cao “sức đề kháng” trước những cám dỗ vật chất, tiền bạc, danh vọng, tránh sa vào chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng, tham nhũng.

Ngày nay, đối với các cơ quan, tổ chức đoàn thể, trước thực tế tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống có chiều hướng phức tạp, cần nghiêm túc nhìn nhận sự yếu kém, hạn chế; các quy chế, quy định chưa được thực hiện đồng bộ, nghiêm túc; công tác kiểm tra, giám sát còn buông lỏng, thiếu thường xuyên. Vì vậy, tới đây, các tiêu chí về rèn luyện cán bộ cần cụ thể và chặt chẽ hơn nữa; siết chặt các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ; xây dựng các quy chế cần khoa học làm căn cứ để đánh giá đạo đức của cán bộ, đảng viên một cách khách quan, thực chất, toàn diện và nhân văn; khuyến khích quần chúng nhân dân mạnh dạn tố giác các hành vi vi phạm; bóc trần thói đạo đức giả của cán bộ, đảng viên kém tu dưỡng, rèn luyện.

 

An ninh quốc gia và chiến tranh thông tin mới

Hầu như tất cả các quốc gia trong thế kỷ 21 này đang phải đối phó với sự biến động kép của tình trạng phân mảnh trong trật tự quốc tế và không gian thông tin. Giữa những can thiệp của nước ngoài và “những phần tử khủng bố trong nước”, làm thế nào để các quốc gia có thể ưu tiên giải quyết các mối đe dọa đa chiều này?

Những thách thức thông tin của thời đại kỹ thuật số vừa có tính toàn cầu hóa, vừa có tính mục tiêu. Chúng trùng khớp với những vấn đề địa chính trị và được đánh dấu bằng những câu chuyện đối kháng phản ánh sự khao khát ngày càng rõ rệt đối với các quốc gia Nam bán cầu. Chúng cũng trùng lặp với những vấn đề xã hội thường gây chia rẽ, cho dù là vấn đề về bầu cử, y tế công cộng hay liên quan đến biến đổi khí hậu. Các vấn đề này là đặc trưng của sự phân cực dư luận ngày càng tăng, được cấu trúc bởi các hình thức chủ nghĩa cộng đồng khác nhau, cho dù là sắc tộc, tôn giáo, giới tính...

Trong bối cảnh này, các nền dân chủ đa nguyên, vốn khuyến khích quyền tự do đi lại và tự do tư tưởng của con người, coi quyền tự do ngôn luận như một nguyên tắc nền tảng của mô hình chính trị, lại đặc biệt dễ bị tổn thương, bởi chính điều đó lẽ ra có thể tạo thuận lợi cho sức hấp dẫn của các nền dân chủ phương Tây trong vấn đề ý thức hệ trước đây. Trong bối cảnh không gian thông tin toàn cầu bị chia cắt này, các công cụ, các tác nhân và các cuộc đấu tranh ngày càng bất cân xứng, các chiến lược ứng phó và cầm cự đang trở nên không đồng bộ.

Trong không gian kỹ thuật số toàn cầu hóa, các mối đe dọa này nói chung vừa riêng biệt, lại vừa kết nối với nhau. Chúng hoạt động như các hệ sinh thái có khả năng giao tiếp lẫn nhau. Khái niệm “hệ sinh thái tuyên truyền”, đặc biệt được Trung tâm gắn kết toàn cầu (GEC) của Bộ Ngoại giao Mỹ vận dụng, đề cập đến một tập hợp phức tạp các nguồn lực và cơ chế được sử dụng để truyền bá thông tin một cách có hệ thống và thường có chủ ý các thông tin, các hệ tư tưởng hoặc các câu chuyện cụ thể nhằm mục đích tác động ảnh hưởng đến dư luận, thao túng nhận thức của công chúng hoặc phục vụ lợi ích cụ thể. Các hệ sinh thái này bao gồm nhiều chủ thể nhà nước hoặc phi nhà nước, các nền tảng, cơ quan truyền thông, các tổ chức và cá nhân hợp tác hoặc hành động theo cách phối hợp để phát tán những thông điệp tuyên truyền. Chúng có thể bao gồm các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, các nhóm chính trị, những kẻ “đùa cợt” trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông thay thế, các chiến dịch thông tin sai lệch trực tuyến, các chiến dịch vận động hành lang...

Hệ sinh thái tuyên truyền của thời đại kỹ thuật số thường khai thác các kỹ thuật thuyết phục, thao túng tâm lý, bóp méo thông tin, phổ biến có chọn lọc thông tin và những diễn ngôn có định hướng để tác động đến nhận thức, niềm tin và hành vi của các cá nhân. Chúng có thể được sử dụng cho các mục đích chính trị, kinh tế, quân sự hoặc các mục đích khác. Việc truyền bá thông tin sai lệch và tạo ra bầu không khí rối ren là một phần không thể thiếu trong những nỗ lực tuyên truyền này nhằm đạt được mục tiêu cụ thể. Để giám sát và hiểu rõ các hệ sinh thái tuyên truyền, chống lại thông tin sai lệch và thúc đẩy tính minh bạch trong không gian công cộng, sẽ phải thực hiện các chiến lược ứng phó ở những quy mô khác nhau: quốc gia, châu lục, quốc tế, dân sự hoặc quân sự. Các cuộc tấn công thông tin mà đặc trưng là tốc độ khuếch đại ngày càng trở nên tinh vi theo sự phát triển của công nghệ được coi là đột phá, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI).

Các quốc gia đã phản ứng trước các mối đe dọa thao túng thông tin bằng cách cố gắng xóa bỏ sự ngăn cách giữa các cơ quan chuyên trách của họ và có một cách tiếp cận tổng thể hơn. Họ đã thành lập các ủy ban hoặc mạng lưới để phối hợp những nỗ lực trong các lĩnh vực quốc phòng, ngoại giao, văn hóa, giáo dục và tư pháp. Một số quốc gia đã phân bổ ngân sách đặc thù và thành lập các nhóm được đào tạo để chống thao túng thông tin.

Để làm sáng tỏ các trường hợp có dấu hiệu can thiệp, các nước đã tiến hành điều tra công khai, từ đó nâng cao nhận thức của người dân. Nhiều quốc gia đã thông qua đạo luật chống thao túng thông tin. Năm 2018, Đức đã thông qua một đạo luật bắt buộc các nền tảng kỹ thuật số phải nhanh chóng xóa các thông tin “rõ ràng bất hợp pháp”. Cũng trong năm 2018, Pháp thông qua đạo luật chống việc thao túng thông tin trong giai đoạn bầu cử. Các quốc gia khác cũng đã xem xét những dự luật tương tự

Các quốc gia cũng thực hiện nhiều sáng kiến khác nhau nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về các mối nguy hiểm của việc thao túng thông tin. Điều này bao gồm việc đào tạo công chức và các đảng chính trị, lập ra các trang web chuyên dụng, phân phát tài liệu giới thiệu, lồng ghép giáo dục vào các phương tiện truyền thông trong các chương trình học đường, hỗ trợ tài chính và nghiên cứu, thiết lập cơ chế cho phép công chúng phản ánh những thông tin sai sự thật.

Liên quan đến quy định đối với truyền thông, một số quốc gia đã phải minh bạch hóa các mối quan hệ tài chính của truyền thông với nước ngoài. Ví dụ, Mỹ có một đạo luật từ những năm 1930 bắt buộc các thực thể được nước ngoài tài trợ phải làm như vậy. Ngược lại, các quốc gia khác đã chọn cách cấm một số cơ quan truyền thông hoặc tăng cường quyền lực của các cơ quan quản lý truyền thông.

Những mức độ phản ứng khác nhau về pháp lý, chính trị hoặc văn hóa đối với các mối đe dọa thông tin mới và mức độ ứng phó đã cho thấy những khả năng chống chọi không đồng đều. Đặc biệt, một số quốc gia dân chủ đã phát triển bộ máy bảo vệ thông tin của họ bằng cách khuyến khích quân sự hóa các biện pháp đối phó và có quan điểm chủ động tấn công trong lĩnh vực tác chiến thông tin hoặc chiến tranh thông tin.

“Quản trị bản thân” của người cán bộ lãnh đạo, quản lý

 Trước bối cảnh tình hình mới, việc “quản trị bản thân” của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đứng trước không ít khó khăn, thử thách và cần được nhận diện một cách đầy đủ hơn để có các giải pháp căn cơ, hữu hiệu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ cấp chiến lược có đủ đức, đủ tài, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ cách mạng.

 “Quản trị bản thân” của người cán bộ lãnh đạo, quản lý là sự tự giáo dục, tự rèn luyện, thường xuyên giữ gìn và nâng cao đạo đức cách mạng; tự tạo ra năng lực đề kháng và đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong và tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài. Đó là những hoạt động mang tính tự giác, chủ động, thường xuyên của bản thân người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các mối quan hệ: Đối với mình, đối với công việc và đối với người, gắn với các hoạt động của công tác xây dựng Đảng về đạo đức, bằng việc tự học tập, rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được Đảng và nhân dân tin tưởng giao phó. Phương thức lãnh đạo và “quản trị bản thân” của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong cơ chế vận hành “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” có quan hệ trực tiếp và toàn diện đến các mặt của công tác xây dựng Đảng nói chung, trong đó có xây dựng Đảng về đạo đức trong thời kỳ mới.

“Quản trị bản thân” của người cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với xây dựng Đảng về đạo đức, cùng với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ tạo thành một chỉnh thể của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Việc “quản trị bản thân” của người cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ thực sự có hiệu quả khi gắn chặt với các nội dung xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các thành tố đó bảo đảm cho quá trình xây dựng, củng cố, phát triển đạo đức cách mạng của Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên có hiệu quả; góp phần quan trọng để Đảng xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; xứng đáng “là người lãnh đạo và là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Bối cảnh tình hình mới tác động đến “quản trị bản thân” của người cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay

Sau gần 40 năm đổi mới, cùng với những thuận lợi cơ bản, công cuộc xây dựng, phát triển đất nước cũng đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Tình hình quốc tế “tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột Nga - Ukraine ngày càng gay gắt; nhiều quốc gia tăng trưởng chậm lại; thương mại và đầu tư toàn cầu sụt giảm; lạm phát ở mức cao dẫn đến việc nhiều nền kinh tế lớn vẫn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao. Nợ công toàn cầu tăng mạnh, nhiều quốc gia phải đối mặt với khủng hoảng nợ, thậm chí đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản quốc tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất cập. Thiên tai, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng; an ninh năng lượng, lương thực, an ninh mạng ngày càng gặp nhiều khó khăn, thách thức...”(1). Tình hình đó làm gia tăng rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế, cũng như công cuộc xây dựng, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Về tình hình trong nước, nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, vị thế, uy tín và sức mạnh tổng hợp của đất nước được nâng cao. Thành tựu đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trong đó có đội ngũ cán bộ là người lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp. Tuy vậy, một trong bốn nguy cơ đe dọa vai trò cầm quyền của Đảng vẫn còn hiện hữu, đó là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp... làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước.

Trong bối cảnh mới, Đảng chủ trương “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”(2) là nhân tố quyết định, là điều kiện sống còn để khơi dậy và hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sau hơn 25 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HNTW, ngày 18-6-1997, của Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, “Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19-5-2018, của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, đội ngũ cán bộ các cấp có bước trưởng thành, phát triển về nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Thông qua việc “quản trị bản thân” của người cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với xây dựng Đảng về đạo đức, Đảng đã xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện, trình độ, năng lực được nâng lên, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đa số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp có năng lực, phẩm chất, uy tín. Cán bộ cấp chiến lược có bản lĩnh chính trị, kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có tư duy đổi mới, có khả năng hoạch định đường lối chiến lược và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện...

Tuy nhiên, nhìn tổng thể, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đông nhưng chưa mạnh… Thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực. Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, có mặt còn hạn chế, yếu kém; nhiều cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao thiếu tính chuyên nghiệp, làm việc không đúng chuyên môn, sở trường; trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế còn nhiều hạn chế... Một bộ phận cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm(3).

Sự trưởng thành, lớn mạnh và phát triển của đội ngũ cán bộ qua gần 40 năm đổi mới là nhân tố then chốt, quyết định làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Song, những khuyết điểm, yếu kém của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ sẽ tiếp tục tác động mạnh, gây ra nhiều khó khăn đối với việc thực hiện “quản trị bản thân” của người cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với xây dựng Đảng về đạo đức trong tình hình mới hiện nay.

Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả “quản trị bản thân” của người cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay

Một là, tiếp tục đề cao việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu.

Sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và hệ thống chính trị biểu hiện tập trung và sinh động ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, cùng với việc chú trọng xây dựng cơ chế phù hợp và tổ chức bộ máy trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phải đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất đạo đức cách mạng, “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(4).

Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, trách nhiệm nêu gương của người cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu, các cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị phải không ngừng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thật sự là “công bộc” của nhân dân, suốt đời “Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”(5). Bởi vậy, một mặt, Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị không chỉ quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, mà còn phải tiếp tục định hướng xây dựng được hệ tiêu chí đạo đức cách mạng đối với đội ngũ này đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới hiện nay, bảo đảm đội ngũ đó vừa có đức, vừa có tài, trong đó “đức là gốc”.

Mặt khác, yêu cầu đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, phải có tinh thần “phụng công thủ pháp” (làm việc công phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật), không ngừng đấu tranh với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ít lòng tham muốn về vật chất, không hiếu danh, không kiêu ngạo, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tha hóa quyền lực... Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu”(6). Từ đó, trong công tác cán bộ, chú ý xây dựng chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm vào các ngạch, bậc theo các tiêu chuẩn hiện đại, có phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa ngày càng cao.

Đồng thời, bản thân người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải không ngừng tự tu dưỡng, tự rèn luyện để gương mẫu về tinh thần trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Để nâng cao hiệu quả “quản trị bản thân” gắn với xây dựng Đảng về đạo đức, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đề cao trách nhiệm trước Tổ quốc, trước Đảng, trước nhân dân, không vì lợi ích cá nhân mà không dám hành động. Trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo, quản lý, nhất là của người đứng đầu là nhân tố quyết định cho sự thành công hay thất bại của các hoạt động, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức. Điều đó giúp cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý nỗ lực trong việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối thành kết quả thực tiễn thuyết phục. Chính trong khó khăn, thử thách và qua hoạt động thực tiễn, nhân dân mới đánh giá chính xác phẩm chất và tài năng của người cán bộ lãnh đạo, quản lý, chứ không chỉ dựa vào cương vị của họ.

Hai là, đề cao dân chủ và kiên trì thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng trong thực thi quyền lực chính trị của người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng là những quy định về cách thức xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng, bảo đảm sự thống nhất của tổ chức, sự nghiêm minh của kỷ cương, sự vững mạnh của tổ chức đảng và hoạt động của đội ngũ cán bộ, đảng viên; do đó, phải được đề cao, hiểu rõ, kiên trì và thực hiện nghiêm. Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam quy định 5 nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng là: Tập trung dân chủ; tự phê bình và phê bình; đoàn kết thống nhất; Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân; Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đây không phải là những nguyên tắc riêng rẽ, mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng, trong sinh hoạt đảng.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp xem nhẹ hay cố tình vi phạm các nguyên tắc xây dựng Đảng trong thời gian qua là do nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc nội dung, yêu cầu của các nguyên tắc đó; do đó, để kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng hiện nay phải làm cho cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội dung, yêu cầu để từ đó thực hiện nghiêm các nguyên tắc xây dựng Đảng trong điều kiện mới.

Cần tiếp tục đẩy mạnh việc cụ thể hóa, thể chế hóa các nguyên tắc xây dựng Đảng thành quy chế, quy định trong Đảng và pháp luật của Nhà nước và có những biện pháp tuyên truyền, học tập phù hợp nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý về các nguyên tắc này.

Cấp ủy, tổ chức đảng cần có chương trình kiểm tra, giám sát cán bộ lãnh đạo, quản lý về thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng. Thông qua kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện những thiếu sót để bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp, đồng thời giáo dục, uốn nắn, ngăn chặn kịp thời các khuyết điểm, vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng của cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Ba là, tăng cường giám sát, phản biện xã hội đối với việc “quản trị bản thân” của người cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay.

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội để tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt dân chủ, giám sát và phản biện xã hội, tăng cường đồng thuận xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường hoạt động giám sát, vận động nhân dân tham gia giám sát, phối hợp với cơ quan quyền lực nhà nước cùng giám sát hoặc độc lập giám sát theo chức năng, nhiệm vụ của mình với cơ chế theo dõi, phát hiện, nhận xét và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết những vấn đề liên quan tới đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quá trình tham gia xây dựng Đảng về đạo đức. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý được tiến hành thường xuyên, đúng nguyên tắc sẽ góp phần bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ và xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, có sức chiến đấu cao.

Mặc dù không mang tính quyền lực nhà nước, nhưng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có tính linh hoạt, rộng mở, năng động, khách quan, bảo đảm “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Giám sát xã hội vừa góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo, quản lý, vừa làm cho sự lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ gắn với thực tiễn hơn; đồng thời, bảo đảm tính thống nhất giữa nghị quyết và sự chấp hành, giữa lời nói và việc làm của người cán bộ lãnh đạo, quản lý, từ đó, giúp khắc phục có hiệu quả bệnh quan liêu, chủ quan, duy ý chí, thiếu trách nhiệm, hành chính hóa... trong một số tổ chức và một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay, bảo đảm cho nguyên tắc tập trung dân chủ được thực hiện nghiêm túc trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

Giám sát, phản biện xã hội còn nâng cao hiệu quả sự thẩm định, đánh giá, nhận xét đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý, khi được đưa ra lấy ý kiến trước tổ chức và quần chúng nhân dân. Mục đích của phản biện xã hội là nhằm thực thi dân chủ, phát huy trí tuệ của toàn xã hội, từ đó làm cho các quyết sách chính trị của người cán bộ lãnh đạo, quản lý thêm đúng đắn, đáp ứng lợi ích của các đối tượng chịu sự tác động của quyết sách đó.

Phát huy vai trò của nhân dân là một giải pháp hữu hiệu để thực hiện giám sát việc “quản trị bản thân” của người cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với xây dựng Đảng về đạo đức. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ngày càng trong sạch, vững mạnh, để Đảng ta thực sự “là đạo đức, là văn minh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân”(7). Phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, “quản trị bản thân” người cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với xây dựng Đảng về đạo đức, một mặt đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đề cao trách nhiệm trước nhân dân và tăng cường mối quan hệ “máu thịt” với nhân dân, luôn tâm niệm mình vừa là người lãnh đạo, vừa là công bộc, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân; mặt khác, phải làm cho nhân dân hiểu về vai trò của mình đối với việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, từ đó tham gia giám sát cán bộ, đảng viên các cấp thực chất và hiệu quả; phát huy vai trò của báo chí trong tổng kết, cổ vũ, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, phê bình, phản biện phong cách quan liêu, hách dịch, chưa thật sự tận tâm vì lợi ích của nhân dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh tự phê bình và phê bình một cách thực chất nhằm nâng cao hiệu quả “quản trị bản thân” của người cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với xây dựng Đảng về đạo đức.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải là tấm gương trong thực hiện tự phê bình và phê bình để cấp dưới làm theo. Tự phê bình và phê bình phải thực sự cầu thị, tự giác, chân thành, khách quan, có lý, có tình, đúng và khéo, trên tình đồng chí thương yêu; khi có khuyết điểm phải tự giác nhận khuyết điểm và có kế hoạch sửa chữa.

Để thực sự nêu gương tự phê bình và phê bình, đòi hỏi mỗi tổ chức đảng, mỗi người cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu cần tự giác, trung thực, thật nghiêm túc, khách quan tự phê bình và phê bình; thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, khi “có bệnh” thì phải kiên quyết “trị bệnh cứu người”, không được có tư tưởng dễ dãi, bao che. Cùng với đó, cần xử lý nghiêm minh những biểu hiện thành kiến, trù dập người dám phê bình và có những hình thức kỷ luật thích đáng đối với những người lợi dụng phê bình để gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

Năm là, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đề cao trách nhiệm nêu gương trong “quản trị bản thân” của người cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với xây dựng Đảng về đạo đức.

Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18-5-2021, của Bộ Chính trị, “Về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh””, yêu cầu: “… cần phải quán triệt, tập trung làm tốt ba nội dung: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên(8). Quan điểm trên thể hiện rõ quyết tâm của Đảng yêu cầu người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải ra sức học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Để “quản trị bản thân” tốt, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải nghiêm túc thực hiện các quy định của Đảng về những điều đảng viên không được làm; quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, thường xuyên và tự giác “tự soi”, “tự sửa”. Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức… Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các phong trào cách mạng”(9). Đồng thời, cần “xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết”(10). Việc “quản trị bản thân” “chẳng những phải ra sức rèn luyện và tu dưỡng, trong lúc gian khổ khó khăn, trong lúc thất bại, mà còn và càng phải rèn luyện và tu dưỡng trong lúc thuận lợi, trong lúc thành công”(11).

Để thực hiện có hiệu quả “quản trị bản thân”, nhất là việc nêu gương của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định chuẩn mực về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, ngành, đơn vị… làm cơ sở cho đánh giá, giám sát, quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu. Tiếp tục cụ thể hóa “Khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” theo Quy định số 89-QĐ/TW, ngày 4-8-2017, của Bộ Chính trị, để đo lường được lề lối, phong cách của từng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở từng cấp, từng ngành, từng đơn vị một cách phù hợp, làm cơ sở cho đánh giá, phân loại và giám sát cán bộ hằng năm. Như vậy, việc đánh giá sự nêu gương của người cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp sẽ được đo lường cụ thể theo vị trí việc làm, nhiệm vụ và năng lực lãnh đạo, quản lý.

Sáu là, các cấp ủy, các tổ chức trong hệ thống chính trị tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm điểm, đánh giá hiệu quả “quản trị bản thân” của người cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với xây dựng Đảng về đạo đức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo niềm tin trong Đảng và nhân dân đối với người cán bộ cách mạng trong giai đoạn mới.

Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, kết hợp với “phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên trong thực hiện quy định nêu gương. Xử lý kiên quyết, nghiêm minh các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên vi phạm. Khen thưởng, biểu dương, động viên kịp thời những mô hình hay, các điển hình tiên tiến, tấm gương tiêu biểu”(12).

Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về vấn đề “quản trị bản thân” của người cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tăng cường bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới về rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là người đứng đầu. Đồng thời, đổi mới căn bản chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần khoa học, thực tiễn, sáng tạo, thiết thực và hiện đại.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về “quản trị bản thân” của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; chú trọng tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, lấy nhân tố tích cực để đẩy lùi tiêu cực; đồng thời, phê phán, đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, thiếu trách nhiệm, vụ lợi cá nhân, vi phạm những chuẩn mực đạo đức, lối sống, uy tín thấp, không còn được nhân dân tín nhiệm... Tập trung chấn chỉnh, quản lý thông tin trên internet, các phương tiện truyền thông xã hội; kịp thời phản bác những thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ cán bộ, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng./.

 

Vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế.

 Cần nhận diện, đấu tranh với những chiêu trò suy diễn, phê phán đường lối đối ngoại, đường lối bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, đòi hỏi phải “chọn phe” để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế. Chúng ta quán triệt phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong giải quyết vấn đề biển, đảo, trong đó chủ quyền biển, đảo là bất biến, sách lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo thì mềm dẻo, linh hoạt; chủ động ứng phó với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, sự biến động phức tạp của tình hình… chúng ta cần kiên trì, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Mục đích của việc đấu tranh này là làm cho nhân dân Việt Nam hiểu rõ về lập trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề chủ quyền biển, đảo; củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay; góp phần làm cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam

 Nhận thức rõ về đường lối, chính sách bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam

Biển, đảo là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cấu thành chủ quyền quốc gia, cửa ngõ giao lưu quốc tế, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Bảo vệ biển, đảo chính là bảo vệ một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc, giữ vững chủ quyền biển, đảo sẽ góp phần giữ vững chủ quyền của đất nước. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam là điều kiện, nội dung giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Một số kiến nghị, đề xuất góp phần nâng cao nhận thức, chủ động đấu tranh đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

 Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, đã tác động trực tiếp, tiêu cực đến công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Cùng với đó là bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng ở nước ta. Cùng với sự bùng nổ của in-tơ-nét, mạng xã hội, và những thủ đoạn, luận điệu chống phá của các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối trên in-tơ-nét thì việc nâng cao sức đề kháng, khả năng chủ động đấu tranh, phản bác của thế hệ trẻ đối với những quan điểm sai trái, thù địch là hết sức cần thiết. Để thực hiện tốt yêu cầu này, trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trước âm mưu, thủ đoạn phá hoại tinh vi, thâm độc của các thế lực thù địch, cấp ủy đảng các cấp cần đẩy mạnh công tác nghiệp vụ, tích cực tuyên truyền, vạch trần rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá mà các thế lực thù địch đang tiến hành. Cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin chính thống, khoa học, để cho thanh niên thấy được nhiệm vụ chống “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”, “bạo loạn lật đổ”... là một công việc thường xuyên, toàn diện trên mọi lĩnh vực.

Các cấp ủy, tổ chức đoàn thanh niên cần đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục với những nội dung gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với tâm lý thanh niên và điều kiện thực tiễn. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức lịch sử, truyền thống anh hùng, tinh thần bất khuất, kiên trung của cha ông ta, từ đó bồi dưỡng, vun đắp lòng yêu nước, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, gia tăng sức mạnh chính trị và tinh thần, để đây thực sự trở thành động lực giúp thanh niên thực hiện thắng lợi trọng trách xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Phát huy vai trò của cơ sở giáo dục, gia đình và toàn bộ hệ thống chính trị trong công tác giáo dục pháp luật, định hướng tư tưởng cho thế hệ trẻ, điều này đòi hỏi mỗi chủ thể cần nêu cao trách nhiệm và khả năng của mình. Trong đó, các cơ sở giáo dục cần không ngừng cải tiến nội dung và biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự tôn, tự hào dân tộc, nhận diện rõ nét những âm mưu, phương thức chống phá của các thế lực thù địch. Mặt khác, các tổ chức đoàn thể cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hướng các hoạt động thanh niên vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội. Đồng thời, gia đình phải tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ sở giáo dục để quản lý, giáo dục thế hệ trẻ chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước góp phần xây dựng xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh”.

Hai là, tổ chức quán triệt, phổ biến sâu rộng nội dung, nhận thức, trách nhiệm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW sâu rộng trong thế hệ trẻ.

Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cần triển khai việc nghiên cứu những vấn đề mới, những vấn đề có tính thống nhất trong nhận thức và cách thức triển khai Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” trong thực tế phù hợp với nhiệm vụ, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên, yêu cầu các tổ chức đoàn quán triệt, triển khai nghiêm túc, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ. Việc tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung Nghị quyết, xác định đây là cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của công tác này phải là nghiên cứu, nắm vững lý luận, tuyên truyền, nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Cần quán triệt, động viên đoàn viên thanh niên tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, chủ động đề xuất nghiên cứu, nhận diện những vấn đề mới nảy sinh của các quan điểm sai trái, thù địch, các giải pháp tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch, giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị.

Thứ ba, nêu cao ý thức chính trị, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay

Kế thừa truyền thống của thế hệ cha anh đi trước, thế hệ trẻ Việt Nam luôn phát huy tinh thần sáng tạo, xung kích tình nguyện, vì cuộc sống cộng đồng và thực hiện hiệu quả công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Trong giai đoạn mới, cần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên thanh niên, đảng viên trẻ về công tác đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, làm cho mỗi cá nhân tự ý thức được rằng việc xung kích bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác với các quan điểm sai trái, thù địch là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc tự giác, thường xuyên của mỗi cán bộ, đoàn viên thanh niên, đảng viên trẻ.

Để thực hiện tốt nội dung này, mỗi đoàn viên thanh niên cũng cần tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng như: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”, “Đoàn viên phấn đấu sớm trở thành đảng viên”, gắn liền cuộc vận động "Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp" kết hợp với Chiến dịch "Think Before you share" (Suy nghĩ trước khi chia sẻ) nhằm tăng cường hơn nữa việc chia sẻ, lan tỏa các thông tin tích cực, những câu chuyện đẹp, những việc làm tốt và tạo cho thanh thiếu nhi tâm thế chủ động trong chia sẻ thông tin tích cực và đấu tranh, phê phán các nguồn tin xấu, độc trên mạng xã hội…

Thứ tư, chủ động, tích cực tổ chức nghiên cứu, nhận diện những biểu hiện mới nảy sinh của các quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, phá hoại tư tưởng đảng viên, nhân dân và thế hệ trẻ trên không gian mạng

Cần tổ chức tốt công tác nắm tình hình, chủ động, tích cực phát hiện sớm và chính xác các quan điểm sai trái, thù địch đang lan tuyền trên mạng xã hội cũng như các vấn đề nổi cộm, có ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, tư tưởng, hành động của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Tìm hiểu hình thức tuyên truyền, phát tán thông tin để đưa ra đánh giá khái quát được tính chất, mức độ tác động ảnh hưởng của các quan điểm sai trái, thù địch để xác định hướng phản bác và phạm vi phản bác phù hợp.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phản bác, cần thiết phải nghiên cứu dự báo được những vấn đề, những luận điệu mà trong thời gian tới các đối tượng thù địch sẽ tuyên truyền để chủ động đưa thông tin trước nhằm định hướng dư luận, giúp định hình nhận thức đúng đắn của quần chúng đối với các vấn đề, sự kiện sắp diễn ra, hạn chế điều kiện xuyên tạc của các đối tượng thù địch.

Thứ năm, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách trong nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch.

Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay của Đảng ta. Các cấp bộ Đoàn cũng cần tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, phối hợp xây dựng lực lượng chuyên trách trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo hướng tinh gọn, hiệu quả, gồm xây dựng cơ quan chủ quản chỉ đạo và đội ngũ chuyên trách có trình độ, năng lực đảm nhận công tác trên như thành lập các Câu lạc bộ lý luận trẻ, Câu lạc bộ thanh niên tham gia đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng; Câu lạc bộ truyền thông; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thông tin, cập nhập nội dung, phương pháp, trang bị công nghệ, phương tiện đấu tranh trên không gian mạng cho lực lượng tác chiến trên không gian mạng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết, thích hợp trên không gian mạng để phòng ngừa, nhận diện, phát hiện, ngăn chặn, xử lý và gỡ bỏ thông tin xấu độc trên in-tơ-nét, mạng xã hội.

Có thể khẳng định rằng, nhận diện và đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng của các thế lực thù địch là cuộc chiến đầy khó khăn, thách thức đối với thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo và bản lĩnh chính trị vững vàng, thế hệ trẻ Việt Nam cần và sẵn sàng là tuyến đầu trong nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng, đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái thù địch, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.