Xét về yếu tố địa hình, lịch sử, văn hóa, KVBG Điện Biên (gồm 29
xã thuộc 4 huyện Điện Biên, Mường Chà, Nậm Pồ và Mường Nhé) có nhiều điểm khác
biệt so với các địa phương khác. Có tới 16 dân tộc cùng sinh sống tại KVBG Điện
Biên, trong đó, dân tộc Mông đông nhất, chiếm 49,85%, dân tộc Thái chiếm
23,97%. Sự đa dạng về tộc người, khác biệt về văn hóa và trình độ nhận thức của
người dân cũng như giữa các dân tộc không đồng đều chính là một trong những yếu
tố khiến công tác dân tộc ở Điện Biên gặp nhiều thử thách
Trước những khó khăn, thách thức từ thực tế, thực hiện Chỉ thị
số 572-CT/QUTW của Quân ủy Trung ương “Về Quân đội thực hiện công tác dân tộc
trong tình hình mới” (2012-2022), BĐBP Điện Biên đã phối hợp với chính quyền
địa phương các xã biên giới triển khai nhiều hoạt động cụ thể nhằm giữ vững ổn
định về an ninh, trật tự vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân nâng cao chất
lượng cuộc sống.
Trong những năm trước đây, KVBG Điện Biên là trọng điểm của tình
trạng di dịch cư tự do. Đặc biệt, ở vùng người Mông di cư tự do, các đối tượng
phản động lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để tăng cường truyền đạo
trái phép, lôi kéo người dân tụ tập đông người biểu tình, chống đối chính
quyền, đòi thành lập nhà nước riêng.
Trước thực trạng đó, BĐBP Điện Biên thường xuyên phối hợp với
cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng nắm tình hình địa
bàn, tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ gia đình theo tà đạo “Giê Sùa”, “Bà
Cô Dợ” (thực chất là lôi kéo người Mông tham gia hoạt động ly khai tự trị dân
tộc) tự giác từ bỏ tà đạo, chuyển sang theo các hệ phái tôn giáo chính thống,
được Nhà nước cho phép.
Trong
10 năm qua, BĐBP Điện Biên đã tham mưu thành lập thêm 7 đảng bộ xã, 115 chi bộ
bản, xóa 99 bản chưa có đảng viên; tham gia củng cố 2.149 chi bộ thôn, bản;
1.837 tổ chức chính trị - xã hội ở 29 xã biên giới; tham mưu quy hoạch nhân sự
phục vụ việc chia tách, thành lập mới 14 xã đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn.
Cùng với đó, BĐBP Điện Biên đã tham mưu giải quyết kịp thời một
số vụ việc phức tạp như: Tranh chấp địa giới hành chính giữa nhân dân xã Na Cô
Sa, huyện Nậm Pồ với xã Nậm Kè,huyện Mường Nhé; chặt phá rừng tại bản Na Cô Sa
4, xã Na Cô Sa; đền bù giải phóng mặt bằng tại bản Ca Hâu, xã Na Ư, huyện Điện
Biên; chống người thi hành công vụ tại bản Huổi Thủng 3, xã Na Cô Sa; tranh
chấp đất đai tại xã Thanh Luông và xã Mường Pồn, huyện Điện Biên... Đồng thời,
vận động được 7.916 hộ/42.777 nhân khẩu không di dịch cư tự do, ổn định lao
động sản xuất, phát triển kinh tế.
Trên cơ sở nắm chắc địa bàn, giải quyết kịp thời các vụ việc
phức tạp, BĐBP Điện Biên đã vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch
trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, kích động, tập hợp lực lượng
thành lập “Nhà nước Mông”, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng
thời, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đồng bào dân tộc thiểu số ở KVBG; củng
cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước và lực lượng BĐBP, góp phần giữ
vững tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở KVBG.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét