Thứ
nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc
nâng cao nhận thức, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ; chú
trọng xử lý hài hòa mối quan hệ giữa thực hành dân chủ trong Đảng và trong xã
hội.
Nâng
cao nhận thức, chú trọng xử lý hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa thực hành dân
chủ trong Đảng và trong xã hội là trách nhiệm của cả hệ thống chính
trị, trước hết là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự
lãnh đạo sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu, có tính quyết định đối với
thành công của việc đẩy mạnh thực hành dân chủ rộng rãi và thực chất trong Đảng
và trong xã hội. Những quan điểm, luận điểm cốt lõi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
mối quan hệ giữa thực hành dân chủ trong Đảng và trong xã hội cần được Đảng ta
kiên định vận dụng sáng tạo trong giai đoạn mới. Muốn vậy, yêu cầu, nhiệm vụ
đặt ra là phải tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu tư tưởng
Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa thực hành dân chủ trong Đảng và trong xã hội, tạo
cơ sở lý luận, khoa học vững chắc để nâng cao, thống nhất nhận thức và từ đó,
có căn cứ tổ chức triển khai, xử lý hài hòa mối quan hệ này trong bối cảnh mới.
Thứ
hai, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận
thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng, giá trị lý luận và
thực tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa thực hành dân chủ
trong Đảng và trong xã hội; đồng thời, gia tăng đối thoại để mở rộng dân chủ.
Cần
ra sức học tập, nắm vững nội dung cốt lõi tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ để
vận dụng sáng tạo trong thực tiễn, tạo nên sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, sự
đồng thuận trong xã hội; góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp và động lực phát
triển nhanh, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới. Trước hết, Đảng phải
tăng cường giáo dục, tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của đảng
viên và nhân dân về tầm quan trọng, vị trí, vai trò, ý nghĩa của mối quan hệ
giữa dân chủ trong Đảng và xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình thực hành dân
chủ, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xã hội ngày càng văn
minh.
Thực
tế cũng cho thấy rằng, dân chủ luôn đi đôi với đối thoại, đặc biệt
là đối thoại về những vấn đề được đảng viên, dư luận quan tâm, còn những ý kiến
khác nhau. Theo đó, cần mở rộng các hình thức dân chủ, nhất là tăng cường đối
thoại (cả trong Đảng và trong xã hội) để đi đến thống nhất, tạo sự đồng thuận
trong nhận thức và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, trong điều kiện Đảng ta
là đảng duy nhất cầm quyền thì đối thoại cởi mở và thực hành dân
chủ rộng rãi luôn là phương thức, chiến lược quan trọng để có thể tận
dụng, phát huy được trí tuệ của toàn Đảng và toàn thể nhân dân.
Thứ
ba, nâng cao năng lực, hoàn thiện cơ chế thực hành dân
chủ rộng rãi trong Đảng; phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên,
nhất là người đứng đầu trong thực hành dân chủ, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ
trong xã hội.
Muốn
phát huy, mở rộng và thực hành dân chủ trong Đảng có hiệu quả và thực chất thì
yêu cầu đặt ra cấp thiết hiện nay là, cần không ngừng tập trung nâng cao nhận
thức, năng lực thực thi, củng cố, hoàn thiện cơ chế thực hành dân chủ
trong Đảng để dân chủ “thấm sâu” và được thực hiện trong mọi hoạt động
của Đảng, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, cấp ủy và tổ chức đảng các cấp. Tiếp
tục phát huy trách nhiệm nêu gương của các cấp ủy, người đứng đầu, nhất là đội
ngũ cán bộ cấp chiến lược về thực hành dân chủ trong Đảng và tại địa phương, cơ
quan, đơn vị để nhân dân tin tưởng; tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.
Trên
cơ sở các quy định được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
ban hành thời gian qua, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức
chính trị - xã hội quán triệt, cụ thể hóa, xây dựng thành các quy định cụ thể
về nêu gương thực hành dân chủ sao cho sát hợp với chức năng, chức trách, nhiệm
vụ của từng tổ chức, lực lượng và mỗi cán bộ, đảng viên trên từng cương vị công
tác; qua đó, tạo thành phong trào thực hành dân chủ sâu rộng, hiệu quả, thiết
thực, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối
với sự lãnh đạo của Đảng và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Thứ
tư, tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; rà
soát, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả trong toàn hệ thống chính
trị, đi đôi với tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội.
Giữ
vững các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và đề cao kỷ luật, kỷ cương của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; nghiêm túc thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh
đạo việc đổi mớí, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực trong hệ thống chính
trị. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Trung ương, đồng
thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng cấp, từng ngành, từng
địa phương; xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất là người đứng
đầu. Ở đây, cần chú ý “đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc phân cấp,
phân quyền, phân công, phối hợp, gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát giữa các
cơ quan, đơn vị thuộc Chính phủ, chính quyền các địa phương… với các cơ quan,
đơn vị của Đảng, Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, hệ thống các cơ quan tư
pháp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; bảo đảm cả
hệ thống tổ chức bộ máy luôn luôn vận hành một cách đồng bộ, thống nhất”.
Thứ năm, đẩy
mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận về thực hành dân chủ trong Đảng
và trong xã hội; nhanh chóng nhận diện và giải quyết kịp thời những rào cản,
“điểm nghẽn” nảy sinh để có thể xử lý hài hòa, hợp lý mối quan hệ này trong
thực tế.
Thời
gian qua, tuy dân chủ trong Đảng và trong xã hội đã được mở rộng, quá trình
thực hành dân chủ trong Đảng và trong xã hội đã đạt được nhiều kết quả tích
cực, đáng ghi nhận; nhưng có lúc, có nơi vẫn còn tình trạng một số cán bộ, đảng
viên, người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị và người dân chưa nhận thức và
thực hành dân chủ đầy đủ, làm cho mối quan hệ giữa thực hành dân chủ trong Đảng
và trong xã hội chưa gắn kết và được xử lý hài hòa. Do vậy, yêu cầu cấp thiết
hiện nay là phải tiến hành khảo sát kỹ lưỡng, tổng kết thực tiễn thực
hành dân chủ, thường xuyên tìm tòi, phát hiện và đúc kết, hoàn thiện các
hình thức thực hiện dân chủ, kể cả dân chủ đại diện lẫn dân chủ trực tiếp.
Nhanh chóng nhận diện những rào cản, nguy cơ… gây cản trở hoặc có tác động tiêu
cực tới mối quan hệ giữa thực hành dân chủ trong Đảng và trong xã hội; đặc biệt
là, tập trung khắc phục tình trạng một số đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý
buông lỏng nguyên tắc tập trung dân chủ, có biểu hiện độc đoán, chuyên quyền,
lộng quyền, gây bức xúc dư luận xã hội và nhân dân; đề cao cảnh giác trước các
hành vi lợi dụng dân chủ, dân chủ quá trớn, dân chủ cực đoan, “bất tuân dân sự”
đe dọa đến trật tự, kỷ cương, pháp luật, gây bất ổn đến trật tự, an ninh, an
toàn xã hội.
Thứ
sáu, phát huy vai trò chủ thể, tinh thần tích cực, chủ
động của nhân dân tham gia góp ý xây dựng, kiểm tra, giám sát quá trình dân chủ
hóa trong Đảng và hệ thống chính trị; tăng cường vai trò của báo chí, truyền
thông đối với quá trình thực hành dân chủ trong Đảng và xã hội.
Hoàn
thiện cơ chế để bảo đảm quyền tham gia ý kiến trực tiếp của người dân trong
hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật; quyền giám sát trực tiếp của cộng
đồng tại cơ sở đối với những vấn đề liên quan đến đời sống của nhân dân, theo
đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”;
thực hiện có hiệu quả Quy chế Dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở
xã, phường, thị trấn. Phát huy vai trò của báo chí, truyền thông, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong phản biện và
giám sát xã hội, trong đó có phản biện và giám sát quá trình thực hành dân chủ
trong Đảng và xã hội. Báo chí cần
thực hiện nhiệm vụ là kênh thông tin hữu ích giúp Đảng, Chính phủ lãnh đạo,
điều hành và quản lý tốt hơn các lĩnh vực trong đời sống xã hội, nhất là lên
án, đấu tranh chống lại các biểu hiện vi phạm dân chủ, những hành vi xâm phạm
quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân, góp phần tăng cường hiệu
quả thực hành dân chủ trong Đảng và trong xã hội.
Thúc
đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội bằng và thông qua
việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật về thực hiện
dân chủ ở các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị… để tăng cường vị
thế, vai trò chủ thể xã hội của nhân dân, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của
nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị,
thực hành dân chủ trong Đảng. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đồng bộ, toàn
diện ở nước ta hiện nay, “dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả
các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống
của nhân dân”.
HAIVAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét