Thực
hành dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính là để dân thực sự là chủ và làm chủ xã hội, để dân
chủ được phát huy đến cao độ, quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện trên
thực tế và đi vào thực chất; qua đó, xây dựng chế độ ta thực sự là một chế độ
dân chủ và tạo ra “cái chìa khóa vạn năng” để Đảng ta cầm quyền, lãnh đạo cách
mạng Việt Nam đi đến thành công. Thực hành dân chủ chính là quá trình huy động,
thu hút sự tham gia và phát huy được tối đa quyền hạn, lực lượng của toàn dân
để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng vì lợi ích của
nhân dân, phát triển đất nước. Do đó, “phải thực hành dân chủ, phải
làm cho quần chúng hiểu rõ, làm cho quần chúng hăng hái tham gia thì mới chắc
chắn thành công. Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau
chóng”.
Người
chỉ rõ, thực hành dân chủ trong xã hội phải hướng đến mục tiêu làm cho dân “ai
cũng được hưởng quyền dân chủ tự do”; công bằng và bình đẳng trước pháp luật và
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Dân chủ được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác
định là mục tiêu để xây dựng chế độ mới, vì lợi ích của nhân dân. Người quan
tâm tới nội dung toàn diện của dân chủ, trong đó có thực hành dân chủ trong xã
hội. Mục tiêu dân chủ được thể hiện trước hết ở dân chủ trong kinh tế, dân chủ
trong chính trị; cùng với đó, còn là dân chủ trong văn hóa, trong phát triển xã
hội và quản lý xã hội, hướng trực tiếp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội
cấp thiết, tổ chức thực hiện chính sách xã hội và an sinh xã hội cho con người,
vì con người. Không chỉ thế, theo Người, thực hành dân chủ còn là phải bảo
đảm dân chủ trong đời sống tinh thần của xã hội, nghĩa là phải tạo
điều kiện, cơ hội để mọi người dân dám nghĩ, dám nói lên những suy nghĩ, tâm
tư, nguyện vọng của mình; đồng thời, phải bảo đảm cho họ có được tự do về tư
tưởng, thực hiện dân chủ trong sáng tạo văn hóa và thụ hưởng những thành quả
văn hóa.
Bởi
quan niệm dân chủ là mục tiêu, nên ngay khi chính thể dân chủ vừa mới ra đời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: Chúng ta phải làm ngay, làm cho dân có ăn,
có mặc, có nhà ở, được học hành, được tự do đi lại, được chăm sóc sức khỏe,
được hưởng quyền tự do mà họ xứng đáng được hưởng với tư cách người chủ.
Người còn nói rõ, dân chỉ biết tới giá trị của tự do, dân chủ khi dân được ăn
no, mặc ấm. Nước nhà tranh đấu được độc lập, tự do mà “dân cứ chết đói, chết
rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì”, chẳng để làm gì. Chính vì vậy,
Người yêu cầu Đảng và Chính phủ cũng như đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thấm
nhuần sâu sắc phương châm “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có
hại cho dân phải hết sức tránh”.
Thực
hành dân chủ trong xã hội là biện pháp, chính sách hữu hiệu nhằm thực hiện mục
tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Vì vậy, chính sách của Đảng và Chính phủ phải nâng cao đời sống của nhân dân;
cán bộ của Đảng và chính quyền các cấp từ trên xuống dưới đều phải hết sức quan
tâm đến mọi mặt đời sống của nhân dân. Người thường xuyên nhấn mạnh, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân là cơ sở quan trọng nhất để xây
dựng môi trường dân chủ, tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền
làm chủ của mình. Đồng thời, thực hành dân chủ còn có vai trò, tác dụng giải
phóng tiềm năng sáng tạo của nhân dân và trở thành động lực của quá
trình xây dựng một xã hội tiến bộ và phát triển, văn minh. Không phải ngẫu
nhiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đúc kết: “Có phát huy dân chủ đến cao
độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên”
và thực hành dân chủ chính là “cái chìa khóa vạn năng” có thể giải quyết mọi
khó khăn, tạo động lực để phát triển đất nước.
HAIVAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét