Thứ Năm, 31 tháng 10, 2024

 

ĐỂ CÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÃ HỘI KỊP THỜI TRONG THỜI KỲ MỚI 

Gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được các thành tựu nổi bật về phát triển xã hội. Đặc biệt, trên cơ sở đánh giá lại những kết quả về lĩnh vực này mà các đại hội Đảng trước đó đã khẳng định, văn kiện Đại hội XIII đã xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ là: “...tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam".[1]

Song, do nhiều nguyên nhân đẫn đến sai lệch xã hội đã kìm hãm đến quá trình tăng trưởng và phát triển của đất nước. Từ kết quả nghiên cứu thực thực tiễn phát triển xã hội Việt Nam sau gần 40 năm đổi mới, dưới tác động chủ yếu của mặt trái nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; những bấp cập, sở hở yếu kém trong quản lý xã hội của bộ máy Nhà nước, chúng tôi đề xuất một số nguyên nhân dẫn đến sai lệch xã hội như sau:

Một là, do những sai lệch trong hệ thống giá trị. Hệ thống giá trị trong xã hội được hình thành qua các thời kỳ lịch sử nhất định và do vậy nó mang tính lịch sử; nó sẽ mất đi khi không còn phù hợp với thực tiễn xã hội song nó lại được hình thành mới khi thực tiễn biến đổi. Hệ thống giá trị được chia thành các giá trị chung phố quát (giá trị nhân loại) và các giá trị thuộc về một giai cấp hay tầng lớp nào đó. Bất kỳ một sự chệch hướng giá trị của xã hội hiện hành đều có thể bị coi là sai lệch xã hội.

Hai là, do sự biến đổi các chuẩn mực xã hội. Trong đời sống xã hội, chuẩn mực xã hội là những quy ước chung của cả công đồng hay một nhóm xã hội nhất định, quy định những hành vi cụ thể của mỗi cá nhân trong mỗi tình huống cụ thể nhất định Sự xem nhẹ các chuẩn mực xã hội, không tuân thủ các chuẩn mực xã hội có thể dẫn tới những hành vi sai lệch xã hội. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ hiện tượng xã hội nào, chuẩn mực xã hội cũng luôn biến đổi theo thời gian. Chuẩn mực đã biến đổi hoặc bị bóp méo hoặc không được áp dụng đúng chỗ thì dẫn đến hành vi sai lệch xã hội.

Ba là, do sự thay đổi các quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình con người cùng nhau hoạt động sản xuất và tinh thần. Quan hệ sản xuất vật chất là quan hệ cơ bản, là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội, là mối quan hệ cơ bản, chi phối các mối quan hệ khác. Sự vận động và phát triển của quan hệ sản xuất kéo theo sự thay đổi của các quan hệ xã hội. Chuẩn mực, giá trị xã hội vừa phản ánh các quan hệ xã hội vừa điều chỉnh các quan hệ xã hội các quan hệ xã hội thay đổi sẽ làm cho hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội cũng biến đổi và dẫn đến các hành vi sai lệch xã hội.

Bốn là, do sự rối loạn các thiết chế xã hội. Các thiết chế xã hội có chức năng điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát hành vi con người phù hợp với các chuẩn mực mà thiết chế xã hội tạo ra . Chúng được thiết lập trên các nhu cầu cơ bản của xã hội. Các thiết chế xã hội có vai trò kiểm soát và quản lý xã hội. Tuy nhiên, trong không ít tình huống vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến thiết chế xã hội không được vận hành một cách bình thường, thậm chí rối loạn dẫn tới mất ổn định xã hội. Vì vậy, bất kỳ một sự rối loạn hay đổ vỡ thiết chế xã hội nào đều trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng, dẫn đến hành vi sai lệch xã hội.

Để kịp thời điều chỉnh, khắc phục sai lệch xã hội, giải pháp quan trọng nhất là đổi mới thiết chế và thể chế trong lĩnh vực quản lý phát triển xã hội thời kỳ mới./.

  1. [1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, tII, tr 336.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét