Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021

Không thể có và không bao giờ có quân đội đứng ngoài chính trị

“Phi chính trị hóa” quân đội là một trong những thủ đoạn nham hiểm, thâm độc của chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá các nước xã hội chủ nghĩa và cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Trong bài viết với nhan đề “Không thể có và không bao giờ có Quân đội đứng ngoài chính trị” Thiếu tướng, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Bá Dương, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng, đã làm rõ thực chất cũng như sự phi lý của quan điểm đòi “phi chính trị hóa” quân đội, khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội, chính là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của quân đội ta. 1. Thực chất quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội “Phi chính trị hóa” quân đội là một trong những thủ đoạn nham hiểm, thâm độc của chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá các nước xã hội chủ nghĩa và cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Đây là luận điểm đã có từ lâu nhằm tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản hoặc hạn chế sự “can dự,” “tham gia” của quân đội vào việc tranh giành quyền lực chính trị. Hiện nay, lợi dụng việc góp ý với Đảng, Nhà nước về các vấn đề “dân chủ,” “nhân quyền,” “đổi mới đất nước...” thông qua các “bức thư tâm huyết,” “kiến nghị của công dân,” một số người đã lên tiếng kiến nghị với Đảng rằng “các lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị, đặt lợi ích của nhân dân lên trước bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào,” “lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và Nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức chính trị nào, đảng phái nào;” “quân đội và công an chỉ cần tuân theo pháp luật;” “quân đội cần đứng ngoài chính trị”... Theo đó, một số người đã ngạo mạn cho rằng “ở Việt Nam, lực lượng vũ trang không phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”... Thực chất của những quan điểm nêu trên là nhằm “phi đảng hóa,” “phi chính trị hóa,” tách quân đội ta ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vô hiệu hóa vai trò của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, làm suy yếu sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang để dễ bề thực hiện những ý đồ đen tối: xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã giành được. Cần khẳng định ngay rằng, những luận điệu nêu trên là hết sức nguy hiểm, rất phản động, phản khoa học, vì nó trái với pháp lý và hoàn toàn không đúng với đạo lý, nhân cách con người Việt Nam yêu nước, biết quý trọng những giá trị tốt đẹp mà lịch sử văn hóa dân tộc và thành quả cách mạng mà nhân dân ta bằng xương máu của mình mới giành lại được độc lập, tự do, mới có cuộc sống ấm no, hòa bình và hạnh phúc hôm nay. Sự thật này không thể bác bỏ, chân lý và lẽ phải không thể đổi thay dù ai đó cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật; dù ai đó cố tình nhắm mắt làm ngơ, chối từ lẽ phải. Hẳn là những người viết “thư tâm huyết,” kiến nghị với Đảng, Nhà nước không lạ gì những luận điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Marx-Lenin. Khi các nhà kinh điển chỉ rõ cơ sở lý luận khoa học của sự ra đời giai cấp và các lực lượng vũ trang, rằng không thể có và không bao giờ có lực lượng vũ trang hoặc quân đội đứng ngoài chính trị, “phi chính trị,” “phi giai cấp,” “trung lập,” “quân đội chỉ tuân theo pháp luật” thuần túy. Cả lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng, trong xây dựng quân đội của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào, bất kể giai đoạn lịch sử nào thì vấn đề chính trị luôn được đặt lên vị trí cao nhất, chiếm “ngôi đầu;” là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển của quân đội ấy, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ chính trị-xã hội và vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Chính trị của quân đội, thực chất là vấn đề bản chất giai cấp của quân đội, nó trả lời cho câu hỏi: Quân đội đó do giai cấp nào tổ chức, nuôi dưỡng, sử dụng và lãnh đạo; nó phục vụ cho giai cấp nào, bảo vệ quyền lợi của ai? Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội ấy cho ai, vì ai? Chúng ta đều biết: Chính trị của quân đội vô sản, lực lượng vũ trang nhân dân là thực hiện chính trị của Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phục vụ Đảng, Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; biểu hiện tập trung ở mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của Nhân dân. Quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, do Đảng Cộng sản, đội tiền phong của giai cấp công nhân sáng lập, tổ chức, giáo dục, rèn luyện. Trong điều kiện một Đảng cầm quyền, quân đội không những chỉ tuân theo hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, mà trước hết phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm Cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng. Giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng và nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước là điều kiện tiên quyết để quân đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Vì vậy, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là yêu cầu cơ bản, thường xuyên, trọng yếu trong xây dựng quân đội kiểu mới, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội. Ai đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xem nhẹ, buông lỏng vấn đề xây dựng quân đội về chính trị, tất yếu sẽ dẫn đến kết cục làm cho quân đội mất phương hướng chính trị, xa rời bản chất giai cấp công nhân, từ bỏ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Quân đội ấy sẽ trở nên vô dụng, có hại cho dân, cho nước. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã chứng minh điều đó. Từ những vấn đề trên, cho thấy tính chất phi lý, phản động, phản khoa học của quan điểm “các lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị,” “lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân,” “quân đội chỉ tuân theo pháp luật,” “quân đội không cần sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản...” cần phải bác bỏ. 2. Sự phi lý của quan điểm đòi “phi chính trị hóa” quân đội đã bị thực tiễn bác bỏ Nghiên cứu lịch sử nhân loại, ai cũng biết rằng, sự xuất hiện của quân đội gắn liền với chính trị, sự ra đời của nhà nước và chiến tranh; không thể có và không bao giờ có quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị. Về bản chất, quân đội bao giờ cũng là công cụ bạo lực của một giai cấp, nhà nước và đảng phái chính trị, do nhà nước, đảng phái chính trị nuôi dưỡng, sử dụng để tiến hành đấu tranh vũ trang, thực hiện mục đích chính trị của giai cấp, nhà nước đã tổ chức ra và nuôi dưỡng nó. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, quân đội là công cụ bạo lực của giai cấp tư sản có nhiệm vụ bảo vệ nhà nước tư sản và lợi ích của giai cấp tư sản. Hiện nay, các nước tư bản chủ nghĩa thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, cuộc đấu đá, tranh giành quyền kiểm soát cơ quan quyền lực nhà nước giữa các đảng phái chính trị tư sản diễn ra hết sức quyết liệt, phức tạp. Quan điểm: “quân đội chỉ tuân theo pháp luật,” “quân đội phải trung lập đứng ngoài chính trị” được những người đứng đầu các đảng phái chính trị tư sản ra sức tán dương, cổ súy. Thực chất các đảng phái chính trị tư sản muốn quân đội phải đứng ngoài cuộc đấu tranh chính trị tranh giành quyền kiểm soát cơ quan quyền lực nhà nước của các đảng phái chính trị tư sản. Có thể hiểu rõ hơn nhận định này từ thực tiễn tranh giành quyền lực của Thái Lan hơn 70 năm qua với việc quân đội đã thực hiện 19 lần đảo chính và âm mưu đảo chính. Ở các nước tư bản phát triển như Anh, Mỹ, Pháp..., quân đội không chỉ được dùng vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc; mà còn được dùng vào việc lật đổ, can thiệp quân sự, xâm lược các quốc gia khác nhằm mục tiêu chính trị là dựng lên ở nơi chúng đến các chính phủ thân phương Tây, có lợi cho phương Tây. Thực tế chỉ ra rằng, từ năm 1990 đến nay, quân đội Mỹ liên tục can dự vào đời sống chính trị của nhiều nước có độc lập chủ quyền kể cả tiến hành chiến tranh ở Nam Tư, Afghanistan, Iraq, Libya... Rõ ràng, nhìn vào thực tiễn lịch sử thế giới cho thấy, quân đội của các nước tư bản không bao giờ “trung lập về chính trị.” Ở các nước có chế độ đa đảng chính trị thì đảng nào khi cầm quyền cũng đều tìm mọi cách để nắm giữ quân đội và triệt để sử dụng quân đội để bảo vệ lợi ích của mình. Sự kiện Tổng thống Liên bang Nga B.Yelsin đã dùng quân đội nã pháo vào tòa nhà quốc hội ngày 4/10/1993, nơi đang có những người chống đối B.Yelsin ẩn nấp để giải quyết sự đối đầu và mâu thuẫn giữa ông ta với quốc hội đã nói lên điều đó. Bài học xương máu rút ra từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là bất luận trong điều kiện hoàn cảnh nào, Đảng Cộng sản cũng không được rời bỏ nguyên tắc xây dựng quân đội về chính trị của chủ nghĩa Marx-Lenin; tuyệt đối không được mắc sai lầm trong việc xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội; không được để quân đội bị “phi chính trị hóa” và bị vô hiệu hóa. Thực tiễn không chỉ là cơ sở, nền tảng của nhận thức, mục đích của nhận thức mà còn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Hẳn là những người cuồng nhiệt đòi “phi chính trị hóa” quân đội ở nước ta không phải là không biết câu chuyện nêu trên. Thực tiễn đã và đang bác bỏ những sai lầm của họ vì nó rất phi lý, nhảm nhí. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của quân đội ta. Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; luôn là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Dân tộc Việt Nam, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã sản sinh ra Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng. Đảng Cộng sản Việt Nam là người sáng lập, tổ chức và lãnh đạo quân đội; quân đội phục tùng sự lãnh đạo của Đảng; sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định sự trưởng thành, chiến thắng của quân đội, chân lý này đã được lịch sử cách mạng Việt Nam và sự trưởng thành, lớn mạnh của quân đội ta gần 70 năm qua chứng minh. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân khi mới ra đời đã là đội quân mang bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam, gánh vác sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, nhân dân và dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân, nhân dân lao động Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực chất là nhằm đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Mục tiêu, lý tưởng ấy cũng là mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội ta. Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam giữ vai trò là lực lượng nòng cốt cùng với toàn dân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đây chính là sự biểu hiện sâu sắc bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của quân đội ta, một tổ chức quân sự kiểu mới của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, tổ chức, giáo dục, rèn luyện. Mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam được thể hiện rất sâu sắc trong bản chất chính trị-xã hội của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nói chung và Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng. Đưa ra luận điểm “quân đội chỉ tuân theo pháp luật,” “quân đội phải trung lập đứng ngoài chính trị,” thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; những người đưa ra các quan điểm này cố tình làm cái việc “tách” vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc trong bản chất, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội ta. Đó là quan điểm vừa phản khoa học vừa phi lịch sử; thực chất của quan điểm này nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt nam; tách quân đội, ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, đồng nhất chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam với chính trị của quân đội tư sản. Không thể tách vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc trong bản chất cách mạng, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, cũng như chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đội ta là quân đội của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục.” Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến xây dựng quân đội về chính trị, coi đó là gốc, rễ, nền tảng để xây dựng quân đội ta vững mạnh về mọi mặt; nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, bởi lẽ, “quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại.” Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn đặt lên hàng đầu vấn đề xây dựng quân đội về chính trị; lấy xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội. Nhờ vậy, quân đội ta luôn là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và Nhân dân; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó; xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”./.

Tỉnh táo trước “ma trận thông tin” thật-giả lẫn lộn

Có một điểm chung dễ nhận thấy là, khi nước ta có vụ việc tiêu cực nổi cộm nào đó được đưa ra ánh sáng công luận, thì y như rằng, những trang mạng này đều nhất loạt “hô ứng” với những thông tin “phân tích, mổ xẻ, bình luận” mang nặng tính chủ quan, suy diễn, võ đoán theo kiểu bé xé thành to, ít xít ra nhiều, đánh tráo khái niệm, đánh đồng giữa hiện tượng và bản chất. Chẳng hạn, họ coi một số ít tập đoàn kinh doanh chưa hiệu quả, thua lỗ "Sẽ dẫn tới sự sụp đổ của mô hình kinh tế nhà nước là không tránh khỏi”(!). Họ nhận định việc khởi tố, xét xử một vài vụ án ngân hàng là “Dấu hiệu của sự đổ vỡ của cả hệ thống ngân hàng trong một tương lai gần”(!). Họ lấy mấy vụ khiếu nại, tố cáo đông người liên quan đến đất đai ở một vài địa phương để khẳng định “Do chế độ sở hữu đất đai chỉ mang lại lợi ích cho quan chức, doanh nghiệp nên người nông dân mất đất mới phải vùng lên đấu tranh đòi quyền lợi như vậy”(!). Hay gần đây, có cán bộ cấp cao về hưu thiếu gương mẫu trong thực hiện chính sách nhà đất và đã được cơ quan chức năng xem xét, kết luận cụ thể, rõ ràng và người vi phạm cũng đã trả lại những căn nhà, thửa đất được cấp vượt tiêu chuẩn, nhưng họ lại suy diễn rằng “Có tình trạng đó chẳng qua là bắt nguồn từ chính sách đặc quyền, đặc lợi của chế độ độc đảng”(!)… Rõ ràng, những kiểu “nhận định, bình luận” nêu trên xuất phát từ thái độ rất thiếu thiện chí, áp đặt chủ quan, nếu không muốn nói là hồ đồ, hằn học. Một điểm đáng lưu ý nữa là, bên ngoài thì tỏ vẻ đứng trên lập trường khách quan, sốt sắng "lo lắng cho vận mệnh dân tộc, tương lai đất nước”, nhưng thực chất các “nhà dân chủ”, “nhà báo đấu tranh cho tự do”, "blogger yêu chuộng công lý”, các “nhà đài, nhà mạng” ở hải ngoại lại cố tình thông tin, tuyên truyền theo kiểu “lập lờ đánh lận con đen”. Bằng cách thông tin này, họ cố ý làm cho ranh giới tốt-xấu, thật -giả, đúng-sai, phải-trái lẫn lộn vào nhau, nhằm gây nhiễu nội dung thông tin, đánh lạc hướng dư luận xã hội, đưa công chúng lạc vào một “ma trận thông tin” rối ren, phức tạp. Đây là một kiểu “cài bẫy thông tin” rất tinh vi, nham hiểm, nếu ai thiếu bản lĩnh, thiếu hiểu biết và không tỉnh táo, mơ hồ, mất cảnh giác thì rất dễ bị “sập bẫy”. Khi ấy mưu đồ, dụng ý xấu của họ đã phần nào được hiện thực hóa.

Kiên quyết đẩy lùi những thông tin bất lợi, độc hại

Không chỉ lợi dụng những lúc đất nước khó khăn để tìm cách đưa tin theo kiểu "té nước theo mưa", “giậu đổ bìm leo”, mà vào những dịp nước ta tổ chức các sự kiện lịch sử lớn, các trang mạng “ngoài lề” cũng cố tình “lôi ra, lục lại, tái diễn” những quan điểm lạc hậu, những chiêu trò cũ rích. Khi đến dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2, những thông tin lệch lạc về Đảng ta lại xuất hiện nhan nhan, kiểu như “Chế độ độc đảng cộng sản lãnh đạo là đi ngược thời đại, làm cho nhân dân lầm than, đau khổ”, “Chế độ độc đảng toàn trị khiến đất nước ngày càng tụt hậu”(!)... Đến ngày Chiến thắng 30-4 lại tái hiện thông tin: “Đó là cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn”(!). Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lại có bài “nhận định” về tư tưởng Hồ Chí Minh là không hợp thời, là đối lập với Chủ nghĩa Mác - Lê-nin(!). Hay mới đây, Quân đội ta vừa tưng bừng kỷ niệm 70 năm thành lập trong sự hân hoan của toàn Đảng, toàn dân và sự khâm phục của nhiều bạn bè thế giới, thì vẫn có những thông tin lạc lõng, kiểu như “Quân đội nhân dân Việt Nam phải đứng trung lập, đứng ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản thì mới đúng nghĩa là quân đội của nhân dân”(!)…". Tất nhiên, những thông tin sai trái đó khó có thể “lòe” được đông đảo người dân Việt Nam, nhưng rõ ràng, họ vẫn cố tình “nhai đi, nhai lại” nhiều lần hòng mưu đồ: “Nếu không đánh đổ được thế hệ cộng sản ông cha bằng súng đạn, thì phải dần dần làm “đổi màu” thế hệ cộng sản con cháu bằng những thông tin “mưa dầm thấm lâu” độc hại như vậy”! Cần phải nhắc lại một điều không mới, nhưng luôn có ý nghĩa thời sự: Một trong những âm mưu mà các thế lực thù địch kiên trì theo đuổi là triệt để lợi dụng tính hai mặt của thời đại “thế giới phẳng” để tiến công phá hoại nền tảng tư tưởng-văn hóa của nước ta. Với phương châm “Đầu tư 1USD cho mặt trận tư tưởng-văn hóa hiệu quả hơn đầu tư 10USD cho mặt trận quân sự”, những năm qua, họ đã tiêu tốn hàng triệu USD vào việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật và đào tạo nhân lực để hình thành “đế quốc thông tin” chĩa thẳng vào Việt Nam nhằm làm chuyển biến hệ tư tưởng, thay đổi hệ giá trị văn hóa, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội ở nước ta. Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện có 62 đài phát thanh có chương trình tiếng Việt, 390 báo, tạp chí, 88 nhà xuất bản và 397 trang web, blog, mạng xã hội có máy chủ ở nước ngoài thường xuyên “nuôi dưỡng” nguồn tin và cung cấp, đăng tải những thông tin thiếu thiện chí, bất lợi cho Việt Nam. Hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, những tờ báo, chương trình phát thanh, trang web, blog, mạng xã hội đó dù “bao bọc” với đủ cái tên “thiện chí, mỹ miều”, hay ra vẻ “trung lập, khách quan” thì cũng có chung một ý đồ là ra sức “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” nhằm xuyên tạc tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa của nước ta, nói xấu chế độ, bôi nhọ Đảng ta; đồng thời cổ xúy lối sống cá nhân vị kỷ và huyễn hoặc, lôi kéo thế hệ trẻ đi tìm “chân trời mới” bằng những viễn cảnh ảo tưởng, xa thực tế. Trước những thông tin bất lợi, độc hại nhằm vào nước ta ngày càng nhiều, với tần suất lớn và mật độ dày, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015 của ngành thông tin và truyền thông vừa diễn ra mới đây, một đồng chí lãnh đạo Chính phủ khẳng định: Năm 2015, nước ta sẽ tổ chức kỷ niệm nhiều sự kiện lịch sử trọng đại và tổ chức đại hội Đảng các cấp. Do vậy, càng gần đến các sự kiện lớn cần phải chú trọng đấu tranh, phản bác và làm thất bại những thông tin không đúng sự thật, thông tin bất lợi, gây chia rẽ, nhụt chí trong nhân dân. Để thực hiện tốt công việc này, ngoài việc chủ động cung cấp thông tin chính thống, kịp thời, tin cậy để định hướng dư luận nhân dân, các cơ quan chức năng cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ biết tiếp nhận những thông tin đúng đắn, lành mạnh, bổ ích. Phải làm sao cho mọi người dân có một “bộ lọc văn hóa” để biết tiếp cận, tìm kiếm, thưởng thức những thông tin chuẩn mực, nhân văn, đồng thời đủ “sức đề kháng” ngăn ngừa, phòng tránh và không bị sa đà vào những thông tin sai trái, bất lợi, độc hại. Bên cạnh đó, cần ra sức khuyến cáo, cảnh tỉnh, cảnh báo cho công chúng những trang tin điện tử, mạng xã hội, blog… chủ ý cung cấp những thông tin tạp nham, vô bổ, trái quan điểm đường lối của Đảng và gây phương hại đến ổn định an ninh tư tưởng, an ninh chính trị quốc gia. Đối với những trang mạng, blog cố tình sai phạm, được nhắc nhở nhiều lần mà không chuyển biến, không cầu thị vì lợi ích quốc gia, dân tộc, thì phải kiên quyết “đóng cửa” để góp phần làm trong sạch, lành mạnh môi trường thông tin ở nước ta./.

Ngăn chặn, đẩy lùi thông tin bôi nhọ, chia rẽ .

Đã thành quy luật, cứ vào dịp chúng ta tổ chức đại hội Đảng các cấp, bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp là những thông tin xấu độc lại được một số người bất mãn, thù địch tung ra nhằm đả kích chế độ, nói không đúng sự thật về các đồng chí lãnh đạo, gây chia rẽ nội bộ… Hiện sắp đến kỳ đại hội Đảng các cấp, tình trạng tán phát thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân lại đang có xu hướng tái diễn, với mức độ nguy hiểm hơn bởi sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Vậy phải làm gì để ngăn chặn, đẩy lùi luồng thông tin này? Trước đây, khi chưa có internet, những thông tin xấu độc thường được in ấn từ nước ngoài, chuyển vào Việt Nam qua đường hàng không hoặc đường biển. Khi ấy, để ngăn chặn những tài liệu xấu, chỉ cần có lực lượng đủ mạnh kiểm soát ở các cửa khẩu. Còn giờ đây, hằng ngày hằng giờ, những tài liệu như thế có thể được tán phát trên internet. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của internet, thế nhưng, bên cạnh mặt tích cực, internet cũng có những mặt tiêu cực khi người sử dụng nó mang ý đồ xấu. Cách đây vài năm, trước Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đã rộ lên một đợt thông tin xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, thông tin không đúng sự thật về các đồng chí lãnh đạo. Thậm chí, có những người lấy ảnh một công sở lớn ở nước ngoài rồi chú thích là biệt thự của một đồng chí lãnh đạo Việt Nam ở nước ngoài; chụp ảnh một dinh thự ở nước ngoài nhưng lại tán phát trên mạng cho đó là nhà thờ họ của một đồng chí lãnh đạo; ghép ảnh người này với người kia bằng công nghệ số rồi cho rằng, hai người đã “quan hệ bất chính”… Hiện sắp đến kỳ đại hội Đảng các cấp, tình trạng tán phát thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, làm ảnh hưởng đến niềm tin lại đang có xu hướng tái diễn. Những thông tin độc hại này có thể từ nước ngoài hoặc ở ngay trong nước do những đối tượng bất mãn, thù địch tạo ra. Những đối tượng này triệt để lợi dụng các tiện ích của công nghệ thông tin hiện đại như rẻ tiền, gọn nhẹ, có thể nặc danh, tán phát thông tin nhanh và dễ dàng, cùng một lúc có đông công chúng… để tác động vào người đọc, nhất là giới trẻ. Những thông tin xấu độc nói trên thường xuyên xuất hiện trên các mạng xã hội, trên blog cá nhân, trên phần phản hồi (comment) các báo điện tử, đôi khi thành từng đợt, thành phong trào kiểu đánh “hội đồng”. Nguy hiểm hơn là từ những thông tin này, người dân lại lan truyền, “rỉ tai” nhau, dẫn đến nghi ngờ các đồng chí lãnh đạo, làm mất lòng tin vào Đảng, vào chế độ. Để ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trong giai đoạn hiện nay, phải cần đến các nhóm giải pháp đồng bộ, nhưng quan trọng nhất vẫn là các cơ quan chức năng cần chủ động cung cấp ngay những thông tin đúng đắn, đồng thời kiên quyết đấu tranh với những người tán phát thông tin xấu độc. Phát biểu kết luận Hội nghị của Chính phủ với các địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 29-12-2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải chủ động cung cấp thông tin đúng đắn, chính xác, kịp thời và chủ động ngăn chặn những thông tin xấu độc. “Quan trọng nhất là chủ động cung cấp thông tin, nêu những điểm tốt, đúng đắn để phát huy, chỉ rõ hạn chế yếu kém, giải pháp khắc phục, đồng thời hạn chế thông tin không chính xác, không có lợi. Trên cơ sở đó tạo sự đồng thuận, nhất trí chung sức, chung lòng thực hiện thắng lợi toàn diện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015”-Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh. Phát biểu tại hội nghị quan trọng này, hai đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Công an cũng rất quan tâm đến vấn đề bảo đảm thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, đấu tranh kiên quyết với thông tin xấu, xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, cần phải siết chặt quản lý việc truy cập, khai thác thông tin trên internet, ngăn chặn những thông tin xuyên tạc, nói xấu Đảng, lãnh đạo, lãnh tụ, gây chia rẽ, phân tâm. Các cơ quan truyền thông cần tập trung tuyên truyền, toàn diện thành tựu, kết quả, tạo đồng thuận xã hội, và cả những mặt khiếm khuyết, khuyết điểm trên tinh thần xây dựng. Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: “Thông tin trên mạng rất phong phú, đa dạng, có cả tốt cả xấu, nên phải hết sức chú ý tránh những luận điệu sai trái, thù địch, thông tin độc hại, đả kích, chia rẽ, bôi nhọ, xuyên tạc nội bộ". Ngành công an sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý việc cung cấp dịch vụ internet, tập trung ngăn chặn tán phát các tài liệu xuyên tạc, không đúng sự thật về các đồng chí lãnh đạo, gây chia rẽ nội bộ. Trước đó, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã yêu cầu ngành thông tin và truyền thông cần tập trung chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông, tập trung thông tin, tuyên truyền để tạo không khí phấn khởi chung trong xã hội. Quan trọng nhất là tạo sự đồng thuận, phát huy mọi sáng kiến, trí tuệ, nguồn lực của toàn dân vượt qua những khó khăn, yếu kém để phát triển; đóng góp tích cực vào văn kiện đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến công tác đấu tranh phản bác những thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng cách chủ động cung cấp nhiều thông tin chính xác, ở mọi lúc, mọi nơi. Đông đảo nhân dân rất đồng tình với các quyết định gần đây của các cơ quan chức năng Nhà nước ta xử lý hình sự với một số blogger đội lốt “nhà dân chủ” vi phạm pháp luật. Những người này đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận cố tình bôi nhọ cá nhân, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân bằng các bài viết xuyên tạc sự thật, kích động nhiều người cùng tham gia để “tạo áp lực dư luận buộc chính quyền phải cân nhắc”. Đây cũng là lời cảnh báo cho một số người có ý đồ xấu xa trước kỳ đại hội Đảng các cấp. Để đất nước phát triển bền vững, trường tồn, cần phải có hệ thống pháp luật nghiêm minh và mọi người đều phải chấp hành pháp luật. Để ngăn chặn, đẩy lùi các thông tin xấu độc, các cơ quan chức năng cũng cần trang bị cho người dân các kiến thức cần thiết để có thể tự sàng lọc, nắm bắt thông tin đúng, chính thống, chính xác, đáng tin cậy, loại bỏ những thông tin lệch lạc gây nhiễu loạn, tác động xấu cho xã hội. Thấy rõ sự nguy hại đặc biệt nghiêm trọng của các sản phẩm văn hóa xấu độc, phản động và các tệ nạn xã hội đối với việc hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, thời gian qua, Bộ Quốc phòng đã có nhiều chủ trương, giải pháp tích cực để ngăn chặn các thông tin xấu độc vào quân đội, xây dựng môi trường văn hóa quân sự trong sạch lành mạnh. Để làm tốt hơn nữa việc ngăn chặn những thông tin xấu độc vào quân đội, các đơn vị trong toàn quân cần tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn hóa hóa toàn bộ đời sống của các đơn vị quân đội, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn cao đối với mọi quân nhân. Thông qua đó, để mỗi quân nhân có sức đề kháng, miễn dịch tốt, ngăn chặn, đẩy lùi sự tiến công của các “vi-rút văn hóa” độc hại. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho bộ đội gắn liền với việc chủ động ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ các sản phẩm văn hóa xấu độc, phản văn hóa, phản động, các tệ nạn xã hội xâm nhập từ ngoài vào và các biểu hiện tiêu cực nảy sinh trong đơn vị. Bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn bộ đội tham gia các hoạt động văn hóa. Xây dựng mối quan hệ mật thiết với địa phương trong phòng, chống những sản phẩm văn hóa xấu độc, phản văn hóa, phản động, các tệ nạn xã hội thẩm lậu vào các đơn vị, cùng với địa phương nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân trên địa bàn đóng quân.

Tội phạm trên không gian ảo .

Bịa đặt trắng trợn đến mức không còn liêm sỉ, đó là bản chất mà những thế lực thù địch, các tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam tự bộc lộ trong những năm qua. Và bản chất này phơi bày rõ nét hơn khi các thủ đoạn dựng chuyện để lừa dối dư luận, xuyên tạc và vu khống chính quyền ngày càng tăng. Theo bài Pháp tuyên chiến với khủng bố trên trang tiếng Việt của RFI ngày 14-1, phát biểu trước Quốc hội Pháp ngày 13-1 "Thủ tướng M.Van (Manuel Valls) cho biết đã yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ có biện pháp để tăng cường kiểm soát trên internet và các mạng xã hội, mà nay được sử dụng ngày càng nhiều để chiêu dụ, liên lạc, huấn luyện những kẻ khủng bố", "ngành tư pháp của Pháp thẳng tay trừng trị những kẻ bị xem là "ca ngợi khủng bố" dưới bất kỳ hình thức nào, và đã tiến hành thủ tục tư pháp với hơn 50 người, trong đó có Dieudonné - diễn viên hài nổi tiếng". Cũng trên RFI ngày 12-1, bài Nước Pháp quật khởi chống khủng bố cho biết: trong cuộc tranh luận công khai tại ban biên tập tờ New York Times, "Ð.Ba-ki (Dean Baquet), trưởng ban biên tập... phải mất rất nhiều thì giờ tham vấn các đồng nghiệp và hai lần thay đổi ý kiến trước khi quyết định không công bố các bức họa để tránh xúc phạm các độc giả của tờ báo"; còn ở tờ The Guardian, sau cuộc tranh luận nội bộ "đã quyết định tặng 100.000 bảng cho Charlie Hebdo nhưng không cảm thấy bị bắt buộc phải đăng lại các bức biếm họa". Và ngày 15-1, trang english.yonhapnews.co.kr đăng tin cảnh sát Hàn Quốc triệu tập bà Lim Xu Ky-ung (Lim Su-kyung) - nghị sĩ đảng đối lập NPAD, để chất vấn do bị cáo buộc đã vi phạm Luật An ninh quốc gia. Với cáo buộc tương tự, một tòa án ở Xơ-un (Seoul) ra lệnh bắt giữ bà Hoang Xun (Hwang Sun); đáng chú ý là bà Sin Ôn-mi (Shin Eun-mi) - người Mỹ gốc Hàn đã cùng bà Hwang Sun tổ chức buổi nói chuyện tại đền Jogyesa, bị trục xuất và bị cấm nhập cảnh Hàn Quốc trong 5 năm. Gần một tháng trước, ngày 19-12, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc cũng ra phán quyết cấm đảng đối lập UPP hoạt động, không chấp nhận bất cứ kháng án nào; phán quyết dựa trên đơn kiện của Bộ Tư pháp Hàn Quốc sau khi một số thành viên của UPP bị bắt vì bị cáo buộc có âm mưu chống chính phủ. Cũng vào tháng 12-2014, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 24 nhân viên nhật báo Zaman, kênh truyền hình Samanyolu, trong đó có một số nhà báo nổi tiếng, được coi là đã ủng hộ phong trào "Khizmat" của ông P.Gu-len (F.Gullen) hiện đang sống lưu vong tại Mỹ, đồng thời chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cũng công bố tài liệu về một âm mưu đảo chính; Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ R.T.Éc-đô-gan (R.T Erdogan) coi đây là việc đương nhiên ở bất cứ quốc gia nào, hoàn toàn không vi phạm dân chủ. Trước sự chỉ trích của Liên hiệp châu Âu (EU), ông khẳng định: "Chúng tôi không quan tâm những gì EU nói, cho dù EU có chấp nhận chúng tôi là thành viên hay không. Hãy giữ lại sự khôn ngoan cho chính mình"... Như vậy, chưa bàn về đúng - sai (vì phụ thuộc vào quan điểm, góc độ tiếp cận), riêng việc trong hơn một tháng thế giới liên tiếp được chứng kiến chính quyền ở một số quốc gia thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự xã hội cũng cho thấy nhiều điều. Như tự do báo chí chẳng hạn, sau sự kiện Charlie Hebdo, câu hỏi có tự do báo chí không giới hạn hay không (?) đang trực tiếp đặt ra và không phải ngẫu nhiên, hai tờ New York Times và The Guardian, dù ủng hộ nhưng không đăng lại các biếm họa của Charlie Hebdo. Tuy nhiên, điều thú vị là có thể tìm câu trả lời trong bài Yếu tố pháp lý trong kiện phỉ báng đăng trên nguoi-viet.com ngày 8-1, bàn về việc Tòa thượng thẩm bang Ca-li-pho-ni-a (California) (Mỹ) đã phán quyết tuần báo Saigon Nhỏ và bà Hoàng Dược Thảo phải bồi thường cho công ty Người Việt Daily News Inc., ông Phan Huy Ðạt, bà Vĩnh Hoàng 3 triệu USD để đền bù tổn hại danh dự, uy tín, tinh thần, phạt 1,5 triệu USD làm gương vì có hành xử ác ý, tác giả Hà Giang viết: "Quyền tự do ngôn luận thật ra không phải là quyền tuyệt đối trong mọi tình huống. Một tuyên bố sai sự thật, được loan truyền vô tội vạ, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín của một người, làm cho đời sống của người đó trở nên khốn đốn. Vì thế, luật phỉ báng tại Mỹ nói chung, California nói riêng, có các điều khoản tỉ mỉ, nhằm cân bằng hai nguyên tắc pháp lý căn bản", đó là nguyên tắc về đạo đức và nguyên tắc về quyền được hiến pháp bảo vệ. Nhưng với các thế lực thù địch, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam thì khác. Một mặt họ ra rả ca ngợi và yêu cầu Việt Nam phải noi theo tự do báo chí ở phương Tây (!), mặt khác, họ lại bất chấp đạo đức, coi thường pháp luật. Nhân danh "tự do ngôn luận", trên internet xuất hiện đủ loại trò hề "tuyên bố, thư ngỏ, thư mở, kháng nghị, thỉnh nguyện thư"; tin tức về cái gọi là "điều trần" do họ tự tổ chức nhằm xuyên tạc, vu khống, vu cáo Ðảng, Nhà nước Việt Nam. Rồi hoạt động của mấy cái gọi là "tổ chức xã hội dân sự" tổ chức theo cách thức một người ghi tên vào mấy nơi khác nhau tạo ấn tượng số đông, kết hợp một số bức ảnh quanh đi quẩn lại một nhóm người nay giơ khẩu hiệu này, mai giơ khẩu hiệu khác (hình thức được dư luận trên internet coi là nhằm báo cáo với quan thầy họ có hoạt động, để quyết toán các dự án chống phá?). Gần đây, các hoạt động như vậy có xu hướng ráo riết, trắng trợn, nham hiểm hơn để tạo ra một "ma trận thông tin" trên internet với đủ loại tin tức giật gân, thực giả lẫn lộn, trắng đen nhập nhèm được bình luận qua đủ loại giả thuyết. Chỉ nhìn vào một blog lập năm 2011 mỗi năm lèo tèo có vài ba bài, đến năm 2014 tăng vọt lên 84 bài, nửa đầu tháng 1-2015 có 16 bài, là có thể thấy sự ráo riết đã đến mức nào. Trên blog này, kẻ xấu tập trung bịa đặt, dàn dựng chuyện ly kỳ, tạo ấn tượng "người này đánh người khác" để ly gián, gây nghi ngờ, hoang mang... Nhận ra chân tướng của sự bịa đặt hay đề phòng để dễ bề phủi tay về sau (?), gần đây một trang mạng vốn thù địch với Ðảng, Nhà nước Việt Nam đăng bài của Nguyễn Ngôn. Sau khi đưa ra dẫn chứng cụ thể chứng minh sự bịa đặt về quan hệ giữa một lãnh đạo Việt Nam với một doanh nhân, tác giả viết: "có người xuyên tạc để nêu ý đồ này ý đồ kia là đã vu khống đặt điều người khác, một điều mà lương tâm không cho phép Chúa Trời cũng không ưa Phật Thánh cũng không cho". Và trong một bài viết công bố gần đây, sau khi tổng kết "trước mỗi kỳ Ðại hội hay hội nghị T.Ư Ðảng, các thế lực thù địch thường đưa ra những thông tin giật gân, dường như đó là những thông tin mật, được rò rỉ ra ngoài bởi những nhân vật trong hàng ngũ "chóp bu"...", tác giả Nguyễn An Ninh kết luận rằng: mỗi khi "thông tin động trời" trên blog này đã nhàm chán, lập tức trang khác ra đời thay thế, khi trang khác hết "hót" lại xuất hiện blog khác thế chân,... rồi nhận xét "Ðiểm chung của tất cả những blog này đều là trộn lẫn một số thông tin có thật với những điều xuyên tạc, bịa đặt để hướng tới mục tiêu cuối cùng là tung tin nhảm về việc dường như có cuộc đấu đá trong nội bộ bộ máy lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà nước"! Trong bối cảnh đó, theo bản tin Anh, Mỹ quyết tâm mở rộng hợp tác an ninh mạng trên VOA ngày 17-1, Tổng thống Ô-ba-ma (Obama) cho biết quyết tâm mở rộng hợp tác vì "xét tới mối nguy cấp bách và lớn dần của những mối đe dọa trên mạng" để "bảo vệ cơ sở hạ tầng hệ trọng của chúng ta, các doanh nghiệp của chúng ta và sự riêng tư của người dân chúng ta"; thậm chí trước khi hội kiến, Thủ tướng Anh Cameron còn nói ông sẽ "yêu cầu Tổng thống Obama gây sức ép với các công ty công nghệ của Mỹ như Google và Facebook cho phép chính phủ theo dõi những trao đổi liên lạc được mã hóa". Rõ ràng internet không phải là tuyệt đối đáng tin. Nhưng với mấy kẻ có suy nghĩ, hành động xấu với Việt Nam thì tin tức từ internet lại "rất đáng tin". Mỗi khi blog kể trên đưa ra thông tin dối trá, họ thi nhau đăng lại và VOA, BBC, RFA, RFI,... cũng chộp lấy để biến thành tin chính thức. Ở đây cũng cần nhắc tới Kami - kẻ từng bị vạch trần về dối trá và bịa đặt, không thấy xấu hổ mà vẫn chường mặt ra bàn về "bước ngoặt của truyền thông"! Hoặc, từ khi không bói ra âm mưu nào từ hiện tượng giảm giá xăng dầu, blog kể trên cũng trở thành chiếc cọc mục để "cây bút bình luận chính trị sâu sắc, con phượng hoàng đảm lược" bám vào bình loạn theo lối lý luận nông cạn, thiển cận, huênh hoang vốn có! Bởi vậy, một câu hỏi lại cần đặt ra là: Quan tâm đến an ninh mạng, liệu Tổng thống Obama và Thủ tướng Cameron có quan tâm việc chính VOA, RFA của Mỹ, BBC của Anh,... đã và đang sử dụng internet làm phương tiện tuyên truyền chống phá, gây mất an ninh của Việt Nam? Ðòi hỏi những kẻ dối trá trên internet phải biết thế nào là liêm sỉ có lẽ là bất khả, khi lựa chọn sự tồn tại như vậy, họ đã gạt sang một bên mọi tiêu chí đạo đức. Mà ở đâu đạo đức không được sử dụng nhằm tác động tích cực đến suy nghĩ, hành động của con người thì ở đó pháp luật cần lên tiếng. Hành động kiên quyết duy trì kỷ cương xã hội của chính phủ một số nước như các thí dụ ở trên cho thấy mọi nhà nước đều có quyền thực thi pháp luật và bảo vệ xã hội. Do đó, trước sự hoành hành của kẻ xấu, chúng ta cần kết hợp "đưa thông tin chính xác, kịp thời để định hướng", như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định, với việc khuyến khích toàn dân nâng cao ý thức tự giác, tăng cường khả năng chọn lọc thông tin, chống các vi-rút thông tin xấu độc trên internet,... Và nếu coi hoạt động của kẻ xấu trên internet là "tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật Việt Nam. Loại tội phạm này có thể bị xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước" như ý kiến của một vị lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông vừa qua, thì đã đến lúc cơ quan chức năng cần vào cuộc, vừa để xử lý một loại tội phạm nguy hiểm, vừa bảo đảm sự lành mạnh của đời sống xã hội và con người.

Tỉnh táo nhận diện và xử lý

Tác hại của những thông tin xuyên tạc, bịa đặt thế nào? Đã có nhiều dẫn chứng thực tế cho thấy sự nguy hiểm của chúng. Còn nhớ cách đây chưa lâu, chỉ với thông tin bịa đặt là lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị bắt, thị trường chứng khoán đã lao dốc, thiệt hại kinh tế hàng nghìn tỷ đồng. Các tin đồn khác liên quan tới nông sản có độc cũng làm hàng vạn gia đình nông dân khốn đốn. Đó là những thông tin sai sự thật về kinh tế, còn với thông tin sai sự thật về chính trị, tác hại của nó thật khó "cân đong", sự nguy hiểm của nó còn tăng gấp bội vì theo PGS.TS.Đỗ Chí Nghĩa, nó đánh vào niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, quân đội. Trong một cuộc hội thảo do Báo Quân đội nhân dân tổ chức, một đồng chí lãnh đạo Cục An ninh Thông tin và Truyền thông (Bộ Công an) cho biết: Một trong những âm mưu của các thế lực thù địch là sử dụng báo chí, xuất bản và truyền thông, mạng xã hội làm phương tiện phá hoại tư tưởng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước và chế độ XHCN ở nước ta. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 400 tổ chức phản động lưu vong, 380 báo, tạp chí và 60 đài phát thanh có chương trình tiếng Việt, hơn 80 nhà xuất bản và hàng nghìn trang web thường đăng tải tin bài, xuất bản những ấn phẩm có nội dung phản động, xuyên tạc chống Việt Nam. Chúng tăng cường khai thác, tập hợp những bài viết có nội dung phức tạp của một số đối tượng chống đối trong nước; sử dụng cả bài viết, thông tin liên quan tới lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước rồi sửa chữa, biên soạn, viết bài, tác phẩm xuyên tạc tán phát vào Việt Nam… Mục tiêu của hầu hết những trang mạng này là nhằm phá hoại tư tưởng, kích động “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam. Đánh giá bản chất vấn đề này, Thiếu tướng, PGS.TS.Nguyễn Bá Dương, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự (Bộ Quốc phòng) nhận định: “Họ tiếp tục gieo rắc tư tưởng hoài nghi, chán chường, mất lòng tin vào tình hình phát triển của đất nước, vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; vào Nghị quyết Đại hội Đảng; kích động ý thức thù hận; tư tưởng chống đối, ý thức phản kháng, phản loạn trong một bộ phận nhân dân; gieo rắc tâm lý mong đợi về sự “thay đổi” chế độ bằng những tư tưởng “mới”, “khác lạ”. Mặc dù hết sức nguy hiểm, thâm độc nhưng cũng phải nhìn nhận một thực tế: “Vải thưa” không che được mắt… nhân dân. Thực tế cho thấy, công chúng ngày càng hiểu rõ hơn bản chất của những trang mạng tung tin xuyên tạc, bịa đặt hậu trường chính trị. Có thể thấy rõ hiệu ứng xã hội đối với dạng thông tin này. Hai lần Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm cũng là thời điểm các trang mạng đưa nhiều thông tin bịa đặt, bôi xấu một loạt cán bộ Quốc hội, Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành. Nhưng kết quả lấy phiếu tín nhiệm cho thấy, âm mưu của chúng không thực hiện được. Thực tiễn năng lực quản lý, điều hành của cán bộ mới là thước đo đánh giá cán bộ chứ không phải những thông tin xuyên tạc của các trang mạng xấu. Đồng chí Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng, trong những hoàn cảnh cụ thể, có thể coi những trang mạng xuyên tạc, bịa đặt như một phần “tối”, phần “rác” không đáng kể trên con đường chúng ta đi. Vì thế, mục tiêu của chúng ta không phải chỉ là xử lý vài trang mạng cụ thể mà cần đấu tranh kiên trì, thường xuyên, có hệ thống với chiến lược “diễn biến hòa bình” cũng như nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, cần nhìn nhận xử lý vấn đề này ở tầm cao hơn, toàn diện hơn./.

Về bản chất của giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản việt Nam .

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về xây dựng Đảng của giai cấp công nhân vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để giải quyết đúng đắn những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng Đảng; bảo đảm cho Đảng, mặc dù sinh trưởng trong hoàn cảnh một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông dân chiếm số đông trong dân số, giai cấp công nhân còn nhỏ bé, nhưng vẫn luôn luôn mang trong mình bản chất cách mạng và khoa học - thuộc tính căn bản nhất của một đảng Mácxít. . Với nhận thức sáng suốt và sâu sắc rằng: Chỉ có sự lãnh đạo của một Đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình, đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công, Hồ Chí Minh đã nỗ lực phấn đấu để sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Người luôn quan tâm chăm lo xây dựng Đảng lớn mạnh về mọi mặt. Nội dung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chăm lo cho công tác xây dựng Đảng rất phong phú. Về bản chất giai cấp công nhân của Đảng, được Người nêu lên rõ nét, nhất quán thể hiện sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về Đảng Cộng sản trong điều kiện Việt Nam Trước hết, Người khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Trong "Điều lệ tóm tắt" của Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Hội nghị hợp nhất 3 đảng năm 1930 đã nêu: Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng. Đại hội II của Đảng năm 1951 đã khẳng định "Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và nhân dân lao động Việt Nam. Mục đích của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân của Đảng tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam".[1] Đại hội II kết luận: Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, nói cách khác, Đảng Lao động Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Về bản chất, Đảng Lao động Việt Nam mang bản chất công nhân, là đảng cách mạng kiểu mới của giai cấp công nhân, vì Đảng Lao động Việt Nam có đủ những tính chất căn bản của một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân: 1.Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng; 2. Đảng lấy dân chủ tập trung làm nguyên tắc tổ chức; 3.Đảng lấy tự phê bình và phê bình làm quy luật phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm về Đảng (tại Bài nói chuyện tại Hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn do Trung ương triệu tâp họp vào tháng 1 năm 1965): Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc, Đảng ta đã biết vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh nước ta một cách sáng tạo để nêu ra đường lối, chính sách đúng đắn, đảm bảo cho cách mạng phát triển thắng lợi. Cán bộ, đảng viên ta nói chung là những người cộng sản chân chính, trung thành với lợi ích của giai cấp, của nhân dân và được dân mến, dân tin. Trong tác phẩm; “Đạo đức cách mạng" Người viết: "Để giành thắng lợi, cách mạng nhất định phải do giai cấp công nhân lãnh đạo. Vì nó là giai cấp tiên tiến nhất, giác ngộ nhất, kiên quyết nhất, có kỷ luật nhất và tổ chức chặt chẽ nhất. Mà Đảng vô sản là bộ tham mưu của giai cấp công nhân. Cách mạng ở Liên Xô và ở các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa đã chứng thực điều đó, không ai chối cãi được”.[2] Trong tác phẩm “Ba mươi năm hoạt động của Đảng” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích những nhân tố đưa đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Người viết: “Ngay từ lúc đầu, Đảng đã giương cao ngọn cờ cách mạng dân tộc dân chủ, lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Trong lúc đó giai cấp tư sản non yếu chỉ mong thoả hiệp với đế quốc để tìm một lối sống. Các tầng lớp tiểu tư sản tuy là sôi nổi, nhưng tư tưởng bế tắc, không có đường ra. Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam”.[3] Từ đó đến nay, qua mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn không ngừng xây dựng bản chất công nhân của Đảng ngày càng cụ thể, càng sâu sắc cả về mặt lý luận và cả trên thực tế. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII của Đảng năm 1981 đã nêu: "Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa"[4] Tư tưởng đó tiếp tục được Đại hội lần thứ VIII, IX khẳng định và phát triển. Đại hội đại biểu toàn quóc lần thứ X của Đảng bổ sung "Mục đích của Đảng là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản"[5] Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, về lợi ích, Đảng đại diện cho lợi ích của giai cấp và của dân tộc. Nói bản chất công nhân của Đảng hoàn toàn không có nghĩa là xem nhẹ vấn đề dân tộc, bởi vì trong thời đại ngày nay, khi mà chủ nghĩa đế quốc còn tồn tại và dùng danh nghĩa như: "khai hoá văn minh" trước đây và "bảo vệ nhân quyền" ngày nay để đàn áp các dân tộc, ép buộc dân tộc này hay dân tộc khác phải nghe theo chúng thì chỉ có thể đứng trên lập trường của giai cấp công nhân hiện đại với lý luận tiên phong là chủ nghĩa Mác - Lênin với thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng thì mới có thể có đường lối, chính sách đúng đắn, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài của dân tộc mình một cách chắc chắn nhất. Trong Báo cáo chính trị tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng lao động Việt Nam tháng 2-1951, Chủ tịch hồ Chí Minh đã nêu về mục tiêu đấu tranh của Đảng chỉ khi nào phù hợp với nguyện vọng, với lợi ích của nhân dân thì cách mạng thành công: việc gì đúng với nguyện vọng của nhân dân lao động thì được quần chúng nhân dân ủng hộ và hăng hái đấu tranh, và như vậy mới thật là một phong trào quần chúng. Cũng trong Báo cáo nêu trên đã nêu quyền lợi giai cấp, nhân dân lao động và của cả dân tộc phải được Đảng quan tâm, thống nhất các quyền lợi đó như nhau: Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của cả dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là đảng của cả dân tộc". Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định một quan điểm rất rõ ràng, dễ hiểu, đó là: “tất cả những việc Đảng và chính phủ đề ra đều nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân. Làm gì mà không nhằm mục đích ấy là không đúng. Chính xuất phát từ những quan điểm Đảng đại diện cho lợi ích của nhân dân, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên hoạt động bất kỳ ở đâu, ở cương vị nào cũng đều phải đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết. Người viết trong tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, 3-2-1969: “mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải cương quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật. Phải đi sâu, đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ”[6] Biểu hiện bản chất giai cấp công nhân của Đảng trước hết rõ nhất cụ thể nhất là Đảng ta thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có giai cấp công nhân mới có thể “đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công”. Trong di sản lý luận mà Hồ Chí Minh để lại cho hậu thế thì tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc mà vấn đề cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tư tưởng của Người. Đây là kết quả của quá trình bôn ba hải ngoại nhằm tìm kiếm, lựa chọn con đường cứu nước cứu dân theo lập trường cách mạng vô sản. Sự lựa chọn này là kết quả trực tiếp, nảy sinh từ sự giác ngộ chủ nghĩa Mác Lê Nin, chủ nghĩa xã hội khoa học của Hồ Chí Minh chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Trung thành với sự lựa chọn của Người, đến nay, Đảng ta luôn xác định mục tiêu chung của cách mạng Việt Nam là: "Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Những nội dung trên đồng thời là những tiêu chí xác định bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Vai trò lãnh đạo của Đảng đạo được xác định bởi đặc tính cách mạng, chứ không phải do số lượng người nhiều hay ít của giai cấp. Đặc tính cách mạng đó chính là bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Thành phần giai cấp công nhân tuy là yếu tố quan trọng, nhưng không phải là yếu tố duy nhất và yếu tố quan trọng nhất quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt nam trong giai đoạn hiện nay./.

"Đấu tranh cho dân chủ" không phải là chạy theo tin đồn và bịa đặt .

Lâu nay, việc lợi dụng, biến in-tơ-nét thành nơi trình diễn các trò vu cáo, bịa đặt, xuyên tạc đã trở thành công việc hằng ngày của một số người tự nhận là "người yêu nước, nhà dân chủ". Bài viết của bạn đọc Hoàng Thành dưới đây là suy nghĩ của một người trẻ tuổi, và cũng là nhận diện những gì mà các "nhà dân chủ, người yêu nước" đã và đang thể hiện trên in-tơ-nét. Vừa qua trên YouTube, Facebook và một số blog, website cá nhân có công bố vi-đê-ô clíp ghi lại hình ảnh một thanh niên bị nhóm người tự xưng là "nhà dân chủ, người yêu nước" vừa hành hung, vừa chửi bới rất thô tục. Sự kiện này diễn ra chiều 19-1 tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội. Xem vi-đê-ô clíp, tôi không thể im lặng được nữa. Phải chăng sau khi tự xưng là "nhà dân chủ, người yêu nước", thì muốn làm gì cứ làm, muốn nói gì cứ nói, bất chấp luật pháp? Quần thể tượng đài, vườn hoa Lý Thái Tổ là công trình xây dựng phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, tổ chức sinh hoạt cộng đồng. Đây không phải là nơi ai cũng có thể tự tiện đến đặt vòng hoa, thắp hương, khấn vái. Làm như thế vừa không đúng chỗ, ảnh hưởng tới thẩm mỹ cảnh quan, vừa làm sai lệch ý nghĩa một nghi lễ tưởng niệm vốn rất cần trang nghiêm (nếu mấy "nhà dân chủ, người yêu nước" nọ thật sự có mục đích lương thiện như thế?). Nhưng đọc tin tức trên in-tơ-nét về sự kiện, tôi thấy hình như mục đích của mấy người tới đặt vòng hoa cốt chỉ để có tin, ảnh đăng tải trên báo chí nước ngoài? Sau khi xem vi-đê-ô clíp, một người Việt ở hải ngoại đã chỉ thẳng ra rằng: "Tưởng niệm tinh thần hy sinh không phải tưởng niệm cái biểu ngữ. Họ chẳng qua chỉ muốn dùng cái biểu ngữ để tuyên truyền, để quay phim làm tài liệu câu view và cơ hội cho báo chí, truyền thông hải ngoại, thậm chí cả các hãng thông tấn quốc tế như BBC, RFAvàRFI có đề tài giật gân bàn về Nhà nước Việt Nam. Do đó, khi bị mất "vũ khí" họ mới lồng lộn và tức giận bằng thái độ vũ phu, côn đồ và bạo hành. Những hành động bạo động không khác gì Việt Tân..."! Tiếp xúc với in-tơ-nét, tôi không xa lạ loại tin tức, hình ảnh của mấy người tự xưng "nhà dân chủ, người yêu nước". Không lạ vì tôi thấy quanh đi quẩn lại chỉ có mấy gương mặt quen thuộc. Lấy cớ hoạt động vì tự do dân chủ, mục đích của họ chỉ là cố tình thách thức, gây khó dễ cho các cơ quan chức năng, làm nhiễu thông tin thông qua bình luận xuyên tạc quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoặc bịa chuyện, đặt điều, vu khống... Hoạt động kiểu này nhiều đến mức tôi nghĩ là quanh năm họ chỉ lùng sục thông tin để bới móc, xuyên tạc, té nước theo mưa nhằm chứng tỏ sự hiện diện, giúp một số tổ chức như HRW, RSF... hoặc mấy ông bà nghị sĩ Mỹ ở mấy bang có đông người gốc Việt sinh sống lấy cớ vu cáo Việt Nam. Khi có người "cùng hội cùng thuyền" bị bắt giữ vì có hành vi vi phạm pháp luật thì họ la lối om sòm, làm như là oan ức lắm, để lôi kéo sự chú ý của mấy tổ chức ở nước ngoài. Khi vụ án đã được xét xử, bản án đã được tuyên phạt, thì họ tập hợp hò hét đòi trả tự do. Gần đây, tòa án có thẩm quyền tuyên hủy án sơ thẩm, điều tra lại một vài vụ án, họ chớp lấy cơ hội để vu cáo, đòi hỏi, nhỏ nước mắt cá sấu chia sẻ với gia đình; trong khi đó vào thời gian gia đình bị cáo, bị can gửi đơn đề nghị,... thì không thấy bóng dáng họ đâu. Gần hơn, sau khi Mặc Lâm của RFAvớ được một thứ gọi là sản phẩm "rap" (thuộc thể loại Dizz, chủ yếu dùng đấu khẩu, chửi rủa, hay nhục mạ người khác) hết sức thô bỉ, ca từ rác rưởi (nếu có thể gọi đó là ca từ?) được sử dụng chửi bới chính quyền và phỏng vấn tác giả, là lập tức vài người trong số họ hùa theo ca ngợi. Tôi coi đấy là việc làm thiếu lương thiện, không thể ca ngợi, cổ vũ các câu chữ chửi rủa tục tĩu được sản xuất ra bởi một kẻ bất hảo (một con nghiện cần sa như anh ta đã thừa nhận). Ngay lập tức trên YouTube đã có người lên tiếng: "Mình là người Việt ở Việt Nam nè. Bạn nói cho mình thông minh ra, đừng có lôi mấy cái linh tinh trên mạng ra để khoe rằng mình hiểu biết hơn người. Bạn nói người dân Việt Nam hèn nhát thì bạn lại càng nhầm. Và như bạn nói thì bạn là người Việt nhưng ở nước ngoài vậy thì mình cũng thông cảm cho bạn, ngoài mấy nguồn tư liệu và mấy lời truyền miệng ra thì bạn chẳng biết gì về đất nước tôi cả". Dù tỏ ra lịch sự, hay giở giọng chửi bới thóa mạ vẫn nhận ra sản phẩm "chế tạo văn bản" trắng trợn, hoặc là nhảm nhí xuyên tạc thông tin báo chí trong nước đã đưa. Với chủ trương, chính sách không còn gì để chê, họ cũng cố gắng chọc ngoáy, xiên xẹo. Hội đoàn nọ chủ yếu hoạt động trên in-tơ-nét có ông "chủ tịch" rất tự tin bình luận đủ loại vấn đề, sự kiện, nhưng càng đọc tôi càng thấy ông ta rỗng tuếch về tri thức. Ngay như cái hội đoàn của ông ta vừa ra đời đã đấu đá lung tung, tố cáo lẫn nhau là "tay sai an ninh cài cắm vào". Lạm dụng nghề báo, tài năng, kỹ năng làm nghề không có, đến tư cách cũng rất đáng ngờ thì làm sao làm được công việc ích nước, lợi dân? Còn chuyện xảy ra như cơm bữa như ghép ảnh, chế ảnh... đã trở thành công ăn, việc làm hằng ngày của họ. Rất nhiều lần người đọc trên in-tơ-nét phát hiện, vạch rõ hình ảnh họ công bố lấy từ đâu, lắp ghép ra sao, rồi phim tâm lý chiến của chế độ cũ, ảnh tội phạm chiến tranh,... được chỉnh sửa, cắt ghép như thế nào, vạch rõ những văn bản giả, đơn thư nặc danh, mạo chữ ký rồi công bố như tài liệu xác thực, để gây mâu thuẫn nội bộ, làm nhân dân hoang mang,... rồi chính họ lại sử dụng mấy tài liệu đó để yêu cầu, kiện cáo. Họ luôn cố tình đổi trắng thay đen, chẳng nhẽ theo họ "đấu tranh cho dân chủ" là bịa ra tin đồn, chạy theo tin đồn, dựa vào tin đồn, không cần kiểm chứng? Qua in-tơ-nét tôi được biết, nhiều tập đoàn truyền thông trên thế giới đã chấm dứt hợp đồng với các hãng tin trung gian, cắt giảm cộng tác viên, bỏ thêm chi phí đào tạo phóng viên, nhà báo với lý do không kiểm soát được nguồn tin. Tôi nghĩ đó là sự lương thiện nghề nghiệp, hướng đến một nền báo chí minh bạch. Với mấy "nhà dân chủ, người yêu nước" và những người gốc Việt chống cộng ở hải ngoại thì lại khác. Họ kêu gào "phải minh bạch" nhưng chính họ lại là thủ phạm của loại tin tức dối trá để lừa người đọc. Gần đây, thấy một trang tin của Nhật Bản đưa tin về một blog chuyên dựng chuyện, xuyên tạc sự thật, lập tức họ hùa vào phân tích cho rằng trang tin kia rất có uy tín. Trong khi, những bài viết trên trang tin này không hề ghi tên tác giả như các bài khác cùng xuất hiện trong chuyên mục. Với địa chỉ gửi từ Việt Nam, thì đây là bài của phóng viên làm việc cho hãng tin, hay chỉ là sản phẩm của một "nhà dân chủ, người yêu nước" nặc danh? Theo dõi mấy trang mạng tự nhận là "đại diện cho tự do, dân chủ" còn gặp rất nhiều bài vở, vi-đê-ô clíp được giật "tít" giật gân, nào là "công an đánh hội đồng" nhóm A, nhóm B, "công an cộng sản điên cuồng đánh đập" ông X bà Y nào đó,... nhưng chịu khó bỏ thời gian đọc toàn bộ bài, xem đầy đủ vi-đê-ô clíp sẽ chẳng bao giờ thấy có cảnh "đánh" đó diễn ra. Chỉ thấy cảnh các chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ bị chen lấn, xô đẩy; tiếng của mấy ông bà "dân chủ, yêu nước" la hét thất thanh, chửi bới tục tĩu! Đặc biệt có một ông, sau nhiều lần thấy họ đăng ảnh ông lúc nằm thẳng cẳng giữa đường, lúc lại nằm dang chân dạng tay trên giường dây dợ lằng nhằng cắm đầy người, mấy anh em tôi đặt luôn cho ông ta biệt danh là "chuyên gia ăn vạ". Trong một vi-đê-ô clíp mới xuất hiện trên YouTube, lại thấy ông này đang chia chác tiền bạc cho các "biểu tình viên"! Những người tự nhận là "nhà dân chủ" rất biết cách tự biến mình thành "người của công chúng" (celebrity) bằng cách tự ghi hình, phỏng vấn lẫn nhau, tung hô và xưng tụng lẫn nhau để tạo sự kiện rùm beng, xây dựng hình ảnh. Các thợ săn ảnh (paparazzi) rình rập làm việc để kiếm tiền, mọi thứ sòng phẳng; còn cái gọi là "nhà báo tự do", "nhà báo độc lập" cũng làm việc như paparazzi nhưng để kiếm gì, ai chu cấp tiền bạc để họ bay từ nam ra bắc tụ tập hò hét, sắm sửa máy móc để "hành nghề" rồi đưa lên in-tơ-nét? Họ còn kém xa thợ săn ảnh ở chỗ sau khi thông tin họ đưa ra bị vạch trần là bịa đặt, mà họ vẫn không có lấy một lời xin lỗi. Qua in-tơ-nét tôi biết phần lớn "nhà dân chủ" đều không nghề nghiệp nhưng căn cứ vào tần suất có mặt của họ trên Facebook, vô số bức ảnh nay đây mai đó của họ, rồi cách họ mạt sát gia cảnh, phương tiện đi lại của các sinh viên nghèo nhưng giàu lòng yêu nước, tôi tự hỏi chẳng lẽ họ sống bằng khí trời, không biết lương tâm của họ để đâu? Mấy năm qua, nhiều diễn đàn, blog, wordpress, website cá nhân, báo chí của người Việt ở nước ngoài là điểm đến của tôi mỗi khi truy cập in-tơ-nét. Không phải khi nào tôi cũng đồng thuận, chia sẻ với mọi bài viết, tâm sự, suy nghĩ,... nhưng tôi đồng tình, trân trọng những người luôn tôn trọng sự thật, thành thực hướng đến một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở Việt Nam. Trong số họ, không phải ai cũng là người từng sinh sống trong nước, thậm chí có người là quân nhân của chế độ cũ ở miền nam, là người gốc Việt đời thứ hai, thứ ba ở nước ngoài. Bằng rất nhiều việc làm thầm lặng, họ đóng góp công sức vào sự phát triển đất nước. Nhiều người trong số họ đã đóng góp bài vở cho một số tờ báo trong nước và ngoài nước, nhưng không thấy ai lên in-tơ-nét tự phụ xưng danh "nhà báo tự do", "nhà báo độc lập". Mỗi khi họ có bài đăng ở báo nào đó là tôi với bạn bè lại thông báo để tìm đọc. Chúng tôi coi họ là những người tử tế, chúng tôi trân trọng và quý mến họ.

Đảng Cộng sản Việt Nam và sự đòi hỏi tất yếu của lịch sử

Trải qua các thời kỳ thực tiễn đấu tranh khốc liệt, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và luôn đứng vững trên vũ đài chính trị, lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam đánh đổ hoàn toàn chế độ thực dân, phong kiến và bè lũ đế quốc, xây dựng một nước Việt Nam mới gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Vị thế, vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, được nhân dân suy tôn là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn thể dân tộc Việt Nam. . Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhanh chóng giữ địa vị lãnh đạo và được nhân dân giao cho trọng trách là Đảng cầm quyền. Đảng đứng ra nắm chính quyền không phải bằng những âm mưu chính trị, lật đổ để giành được và cũng không phải giống các chính đảng của giai cấp tư sản phương Tây giành được thông qua bầu cử, mà là kết quả của một quá trình đấu tranh vô cùng cam go, gian khổ, kể cả hy sinh xương máu của hàng triệu đảng viên và nhân dân mới có được. Tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu: "Trong 15 năm đấu tranh trước Cách mạng Tháng Tám và trong tám, chín năm kháng chiến, biết bao đảng viên ưu tú và quần chúng cách mạng đã vì dân, vì Đảng mà hy sinh một cách cực kỳ anh dũng. Chỉ riêng trong cấp Trung ương của Đảng đã có 14 đồng chí bị đế quốc Pháp bắn, chém, hoặc đập chết trong nhà tù... Trong 31 đồng chí hiện nay là Ủy viên Trung ương ta, trước ngày khởi nghĩa đã được đế quốc Pháp tặng cho 222 năm tù đày. Đó là không kể những án tử hình vắng mặt và những cuộc vượt ngục trước khi hết hạn tù. Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận”[1]. Càng nhìn lại lịch sử của Đảng, chúng ta càng thấy rõ điều đó. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào đầu những năm ba mươi của thế kỷ XX, thời điểm đất nước Việt Nam được gọi là “đêm trường nô lệ” trong chế độ “thuộc địa nửa phong kiến” hà khắc, bên trong không có dân chủ, bên ngoài không có chủ quyền. Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác. Người dân An Nam luôn phải đối mặt với áp bức, bóc lột bởi sưu cao, thuế nặng và luôn bị khủng bố dã man bởi đòn roi, họng súng của quân thù. Khi chưa có Đảng tình hình đen tối như không có đường ra. Lúc bấy giờ, trên vũ đài chính trị xuất hiện một số trào lưu yêu nước và một số đảng phái chính trị đều với mong muốn gánh vác sứ mệnh lịch sử cứu vớt dân tộc Việt Nam thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Tuy nhiên, trong tất cả các trào lưu có tính chất cách mạng ấy, chỉ có trào lưu cách mạng theo con đường vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin do Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và được đưa vào phong trào “vô sản hóa” ở Việt Nam là đứng vững. Những trào lưu khác như Cần Vương, trào lưu tư sản và tiểu tư sản đều bị chính thực tế lịch sử Việt Nam chối bỏ vì chúng hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu phát triển của dân tộc. Vào thời điểm đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với tầm nhìn chiến lược và nhạy bén chính trị đã tiến hành tổ chức vận động thành lập Đảng ở Đông Dương. Người đã biên soạn nhiều tài liệu, giáo trình tập huấn, tuyên truyền trong phong trào công nhân, tiến hành hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vây, sự ra đời của Đảng là đòi hỏi khách quan của thực tế lịch sử lúc bấy giờ, không phải tự nhiên mà có, cũng không phải muốn là được. Đảng ra đời đáp ứng được khát vọng lớn lao của toàn thể cần lao. Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xóa tan đi cái màn đêm đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế, phản phong. Trong quá trình vận động cách mạng, với tôn chỉ mục đích rõ ràng và bằng sự kiên trung của các chiến sĩ cộng sản, Đảng Cộng sản Việt Nam nhanh chóng giành được vị thế lãnh đạo và được sự ủng hộ rộng rãi của quảng đại quần chúng nhân dân lao động. Vì tin yêu Đảng, quảng đại quần chúng nhân dân đã một lòng, một dạ đoàn kết xung quanh Đảng, quyết tâm ủng hộ Đảng lãnh đạo đất nước đi đến thắng lợi cuối cùng. Nhân dân Việt Nam đón nhận một cách tự giác lời tuyên thệ của Đảng, bởi họ hiểu chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể “dìu dắt được giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng An Nam đấu tranh nhằm giải phóng toàn thể anh chị em bị áp bức bóc lột,… làm cho nước An Nam được độc lập, đem lại mọi quyền tự do cho nhân dân” [2]. Sự thật thiêng liêng ấy đã giúp cho nhân dân tin vào Đảng, Đảng vững tin vào sức mạnh đoàn kết của nhân dân mà chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua thác gềnh nguy hiểm đến bến bờ vinh quang. Chỉ 15 năm sau khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo ba cao trào cách mạng lớn: Cao trào 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh; cao trào dân chủ 1936-1939 và cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945, làm nên Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, giành được chính về tay nhân dân; thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa- Nhà nước dân chủ cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cho dân tộc Việt Nam. Sau khi giành được chính quyền, khác với các đảng chính trị khác trên thế giới, khi lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền thì tự mình hưởng thành quả cách mạng, Đảng ta không làm như vậy mà chủ trương “dựng ra chính phủ công – nông – binh” và “mọi quyền lợi đều trao cho nhân dân”. Đúng như lời cam kết mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra ngay từ khi vận động thành lập Đảng: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh thì nên làm đến nơi, nghĩa là làm sao cách mạng rồi thì quyền lợi giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một số ít người”. Những cam kết đó được minh chứng rõ ràng trong quá trình tổ chức cách mạng. Trước khi giành được chính quyền toàn quốc (Tháng Tám năm 1945), mặc dù Trung ương Đảng đã họp quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay Nhật trước lúc quân đồng minh đổ bộ vào, thời gian hết sức cần kíp nhưng Hồ Chí Minh đã chủ động ra Chỉ thị triệu tập Đại hội quốc dân gồm đại biểu của các giới, các đảng phái chính trị, các đoàn thể quần chúng cứu quốc, các dân tộc, các tôn giáo, trong nước và Việt kiều (ở Thái Lan và Lào) về dự họp để hiệp thương chính trị, nhằm tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa của Đảng; hiệu triệu nhân dân toàn quốc, các đoàn thể cách mạng kịp thời đứng lên phấn đấu, thi hành 10 chính sách lớn của Việt Minh; quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam “để lãnh đạo dân tộc giải phóng cho thắng lợi”. Ngoài những nội dung trên, Đại hội còn chuẩn bị cho một nước Việt Nam mới ra đời. Tại Đại hội, Đảng ta được ủy thác là Đảng cầm quyền, để thực hiện “Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập”; Chính quyền của nước Việt Nam ấy sẽ “do nhân dân bầu chọn, chứ không phải Đảng tự cử ra mà được”. Điều này, đặt cơ sở mang tính pháp lý cách mạng đầu tiên cho một chế độ mới sắp ra đời – chế độ của dân, do dân và vì dân ở nước ta. Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý chuẩn bị cho sự cầm quyền hợp pháp của Đảng. Trong lời Hiệu triệu của Đại biểu Việt Minh đọc trước 20 vạn đồng bào ngay trong ngày đầu tiên giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội (19-8-1945) đã nhấn mạnh: “điều cần nhất lúc này là chúng ta phải thành lập ngay một chính phủ cộng hòa dân chủ Việt Nam, trong đó dân chúng được tham dự chính quyền để tự định đoạt số phận của mình. Chỉ có Chính phủ nhân dân cách mạng mới đủ uy tín và năng lực thực hiện nguyện vọng tha thiết chung của toàn thể dân tộc ta là độc lập, tự do và hạnh phúc. Chỉ có Chính phủ nhân dân cách mạng mới đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo dân tộc ta đến một tương lai rạng rỡ, xứng đáng với quá khứ oanh liệt còn ghi trong quốc sử”[3] Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển là do chính đòi hỏi của lịch sử, cần có một tổ chức chính trị Đảng Cộng sản lãnh đạo để đánh đổ thực dân phong kiến, xây dựng một xã hội mới. chứ không phải Đảng áp đặt hay đòi hỏi cho mình mà được. Sau cách mạng Tháng Tám 1945, đất nước vẫn còn thù trong giặc ngoài, hoàn cảnh vô cùng phức tạp. Với tầm nhìn chiến lược và hiểu biết thực tiễn cách mạng thế giới sâu sắc, chỉ sau một ngày đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã triệu tập phiên họp đầu tiên Chính phủ lâm thời, bàn những vấn đề cấp bách, đồng thời chủ trương “Chúng ta phải tiến hành Tổng tuyển cử Quốc hội và phải có một Hiến pháp dân chủ”[4]. Trước muôn vàn khó khăn của chính quyền còn non trẻ, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã kiên quyết lãnh đạo tổ chức cuộc Tổng Tuyển cử ngày 6-1-1946 để nhân dân tự lựa chọn, bầu những đại biểu chân chính của mình vào Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 2-3-1946 Quốc hội họp kỳ thứ nhất bầu Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch Chính phủ và trao quyền cho Người lập Chính phủ chính thức - Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tại kỳ họp thứ hai (tháng 11-1946), Quốc hội đã thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được xây dựng trên những nguyên tắc căn bản: Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo; Đảm bảo các quyền tự do dân chủ; Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Như vậy, mặc dù Đảng giành được chính quyền qua quá trình lãnh đạo cách mạng, nhưng Đảng được trao quyền lãnh đạo đất nước lại thông qua con đường luật pháp, bầu cử dân chủ mà ra.. Chỉ sau khi Quốc hội được bầu bằng cuộc Tổng tuyển cử và Quốc hội thông qua Hiến pháp thì quyền lực nhà nước của nhân dân ta mới được xác lập về mặt pháp lý. Đảng có trách nhiệm trọng đại lãnh đạo toàn dân tộc tiếp tục con đường cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Quyền lực của Đảng là do nhân dân và cả dân tộc Việt Nam tin tưởng giao cho chứ Đảng không đòi hỏi bắt buộc phải có sứ mệnh lịch sử đó. Vì niềm tin của dân tộc, của nhân dân, Đảng đã hy sinh hết thẩy cho lợi ích của giai cấp, của dân tộc và của nhân dân Việt Nam, làm chọn vẹn sứ mạng cao cả mà nhân dân giao cho. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, ghi vào lịch sử dân tộc như như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Sau khi nước nhà thống nhất, trước muôn vàn khó khăn của nền kinh tế - xã hội sau thời chiến, nhân dân ta lại giao cho Đảng trọng trách lãnh đạo dân tộc Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (Điều 4) khẳng đinh: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp”. Đây là sự lựa chọn tự giác của nhân dân và dân tộc. Mặc dù giai đoạn này Đảng Cộng sản Việt Nam không phải là đảng duy nhất tồn tại và phát triển trên đất nước ta. Năm 1986, sự yếu kém trong quản lý và tổ chức nền kinh tế sau chiến tranh bộc lộ nhiều khiếm khuyết và hạn chế của Đảng do chủ quan duy ý chí, nóng vội, quen với thời kỳ bao cấp, Đảng ta đã mạnh rạn nhận ra những thiếu sót, khuyết điểm của mình với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” quyết tâm Đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế. Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, từng bước đã đem lại niềm tin vững chắc cho nhân dân. Năm 1991, trước những biến động của thế giới, đặc biệt sự đổ vỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu bị tan rã, nhân dân ta vẫn tin tưởng giao cho Đảng trọng trách, kiên trì con đường cách mạng đã lựa chọn, tiếp tục sự nghiệp đổi mới, lãnh đạo toàn dân tộc xây dựng nước Việt Nam độc lập và đi lên CNXH. Hiến pháp năm 1992 một lần nữa khẳng định: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Điều đó khẳng định ý trí và nguyện vọng của nhân dân ta về quyền lãnh đạo của Đảng chứ không phải Đảng cố đòi mà được. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, vươn lên tăng trưởng cao đứng vào tốp đầu thế giới là minh chứng sống động cho sự lựa chọn đúng đắn của nhân dân và dân tộc Việt Nam về sứ mệnh lãnh đạo của Đảng. Bước sang thế kỷ XXI, trước sự biến động mau lẹ của thế giới và xu thế hội nhập quốc tế, Đảng ta vẫn vững vàng lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn thách thức. Trước muôn vàn sự chống phá ngày càng quyết liệt với nhiều âm mưu và thủ đoạn nham hiểm, tinh vi, xảo quyệt của các thế lực thù địch; “diễn biến hòa bình” và “tự diện biến” trong cán bộ đảng viên; những âm mưu vu cáo xuyên tạc sự thật về Đảng gây mất đoàn kết, chia rẽ trong nội bộ Đảng, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng… nhưng nhân dân vẫn một lòng, một dạ tin theo Đảng và vẫn giao trọng trách lớn lao cho Đảng lãnh đạo dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp năm 2013 dù bị nhiều thế lực cản phá, xuyên tạc nhưng không thể nào lay nổi ý chí, nguyện vọng của hàng chục triệu con tim Việt Nam, Vai trò của Đảng, sứ mệnh lịch sử của Đảng vẫn được duy trì trong Điều 4 Hiến pháp và được nâng lên những bước phát triển mới: (1). Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. (2). Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. (3). Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Như vậy, Hiến pháp khẳng định và làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là sứ mệnh lịch sử thiêng liêng được Nhân dân và Dân tộc giao cho. Cũng vì lẽ đó, trách nhiệm của Đảng phải gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, mặc dù Đảng ta có những sai lầm vấp váp, có lúc, có nơi, sự sai lầm vấp váp sảy ra đến mức độ nghiêm trọng, gây băn khoăn, suy giảm lòng tin của nhân dân, là nỗi đau lớn của Đảng, nhưng với sự che trở, đùm bọc, góp ý chân thành của nhân dân, Đảng đã nhận ra để tự sửa chữa và làm trong sạch tổ chức của mình. Sự nhận diện những sai lầm, thiếu sót trong Đảng để tự khắc phục và chịu trách nhiệm trước Nhân dân là thể hiện tính Đảng tiên phong“là đạo đức, là văn minh” của Đảng. Đảng không sợ khuyết điểm, chỉ sợ không nhận thấy khuyết điểm để sửa chữa, để cho các thế lực thù địch, phản động lợi dụng làm yếu đi tinh thần cách mạng của Đảng. Tuy có sai lầm vấp váp, nhưng nhìn nhận khách quan, khoa học thì dù là ở “bên này” hay “bên kia” cũng không thể phủ nhận những nỗ lực to lớn của Đảng trên phạm vi toàn diện trong công cuộc đổi mới đất nước gần 30 năm qua. Kết quả to lớn ấy được thể hiện trên cả ba mặt chính: i. Sự ổn định của đất nước. ii. Mức độ phát triển kinh tế (có nhiều biến chuyển tích cực). iii. Xây dựng đời sống chính trị văn minh. Kết quả ấy khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là đúng đắn, đáp ứng được tâm nguyện, lòng tin của nhân dân và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều tấm gương sáng đảng viên, nhiều tổ chức cơ cở đảng vẫn hàng ngày, hàng giờ vượt qua khó khăn thách thức, giữ vững phẩm chất chính trị, trước sau như một, trung kiên với lý tưởng cách mạng, phấn đấu vì lợi ích căn bản của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn được nhân dân gửi gắm niềm tin, che trở, bao dung, hết lòng ủng hộ, nhất là mỗi khi Đảng biết nhận ra những sai sót, khuyết điểm của mình để nghiêm khắc sửa chữa. Mỗi lần đến kỳ Đại hội của Đảng và họp Quốc hội, lại có đông đảo ý kiến nhân dân góp ý chân thành cho dự thảo các văn kiện Đại hội; các dự thảo luật, văn bản pháp luật… Hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý của đồng bào cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013; 97 % đại biểu Quốc hội khóa XIII ấn nút tán thành tại kỳ họp thứ 6 là hợp với “lòng dân, ý Đảng”. Một lần nữa, thể hiện rõ ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta đối với sứ mệnh lịch sử của Đảng. Nhân dân Việt Nam vẫn luôn tin tưởng rằng, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới “gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”. Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới đảm bảo thực hiện được sứ mệnh lịch sử thiêng liêng của dân tộc Việt Nam giao cho. Chắc chắn rằng, những người có lương tri, có tinh thần xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc, không ai lại chống đối sự phó thác sứ mệnh lãnh đạo đất nước cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Xuân về, những bản hùng ca bất diệt về Đảng quang vinh lại vang lên, thấm sâu vào mỗi trái tim người dân Đất Việt./.

Giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông .

Hiện nay, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng tiếp tục có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả hơn nữa để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, thực hiện chủ đề năm 2021 “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông” . Trong Quý I năm 2021, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên toàn quốc cơ bản được đảm bảo, số vụ và số người thương vong do tai nạn giao thông (TNGT) tiếp tục được kéo giảm so với cùng kỳ năm 2020. Kết quả này tiếp tục khẳng định các giải pháp bảo đảm TTATGT mà Chính phủ đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện là phù hợp với yêu cầu thực tiễn, có tính khả thi cao. Kết quả cụ thể được thể hiện trên các mặt công tác: Một là, sự toàn diện, kịp thời và quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư và Kết luận số 45-KL/TW ngày 1/2/2019 về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW ngày 4/9/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/2/2019 về “Tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021”; các Công điện của Thủ tướng Chính phủ trong các dịp cao điểm bảo đảm TTATGT và các giải pháp được đề ra tại Kế hoạch Năm An toàn giao thông (ATGT) năm 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông” của Ủy ban ATGT Quốc gia. Hai là, công tác xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT đã được các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch rà soát, sửa đổi và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác bảo đảm TTATGT trong năm 2021. ­Ba là, mặc dù do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục được Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ lấy trọng tâm là chủ đề Năm ATGT 2021 theo hình thức trực tuyến, trên các phương tiện thông tin đại chúng và các mạng xã hội. Cụ thể, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Ban ATGT thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2021 và cao điểm bảo đảm TTATGT dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu; phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương, địa phương thường xuyên, kịp thời đưa tin về tình hình TTATGT trong các bản tin thời sự hằng ngày, cảnh báo các nguy cơ cao gây TNGT, các biện pháp phòng tránh TNGT gắn với phòng, chống dịch bệnh COVID-19 khi tham gia giao thông. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp Ủy ban ATGT Quốc gia, tổ chức tổ chức Lễ trao giải thưởng cuộc thi vẽ tranh “Thiếu nhi Việt Nam với an toàn giao thông” năm 2020 và trao giải cuộc thi “Thanh niên với văn hóa giao thông”. Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác truyên truyền đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Bốn là, công tác kiểm tra, tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm TTATGT và thanh tra chuyên ngành GTVT được Bộ Công an, Bộ GTVT và cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, tập trung xử lý nghiêm các vi phạm là nguyên nhân gây TNGT, đặc biệt là các hành vi điều khiển phương tiện vi phạm về nồng độ cồn, ma tuý, chạy quá tốc độ, chở quá tải trọng cho phép. Năm là, ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước, huy động xã hội hoá đầu tư, nâng cấp đưa vào khai thác nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông mới, Bộ GTVT đã chỉ đạo các Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan tiến hành khởi công các công trình, dự án như: cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, Cảng hàng không quốc tế Long Thành... Đồng thời, hoàn thành thi công xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng 2 dự án, gồm: dự án đầu tư, xây dựng cầu Cửa Hội, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long; bắt đầu thủ tục bàn giao tuyến ĐSĐT số 1 cho UBND Thành phố Hà Nội để đưa vào khai thác thương mại. Đồng thời, Bộ GTVT chỉ đạo các cục, tổng cục trực thuộc Bộ, các Sở GTVT và các đơn vị liên quan bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án bảo trì đường bộ, đường thuỷ nội địa, hàng không, hàng hải và đường sắt; tiếp tục xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông... GIẢI PHÁP TÍCH CỰC Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu kép là tiếp tục phòng chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế, hoạt động kinh tế, xã hội, giao thông vận tải nội địa đang và sẽ phục hồi mạnh trong quý II và những tháng còn lại của năm 2021. Những kết quả tích cực của Quý I đòi hỏi cả hệ thống chính trị cần tiếp tục vào cuộc đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả hơn nữa Chỉ thị số 18-CT/TW, Kết luận số 45-KL/TW, 12/NQ-CP, Chiến lược quốc gia về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 và Kế hoạch số 487/KH-UBATGTQG ngày 31/12/2020 về Năm ATGT năm 2021 của Ủy ban ATGT Quốc gia. Trong quý II năm 2021, cần tích cực thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sua: Một là, Ủy ban ATGT Quốc gia tiếp tục đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Năm ATGT 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông” và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ban hành kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên cơ sở tổng hợp Kế hoạch của các cơ quan thành viên. Đôn đốc, kiểm tra công tác bảo đảm TTATGT tại các địa phương có tình hình TTATGT phức tạp, tai nạn giao thông tăng cao trong quý I; tiếp tục phối hợp với các cơ quan thành viên và Ban ATGT các địa phương đồng hành với các doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật, giáo dục kiến thức kỹ năng về ATGT. Hai là, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục thực hiện Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án chính sách về bảo đảm TTATGT, đặc biệt là xây dựng các Nghị định Hướng dẫn Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng đơn giản hóa tối đa quy trình thủ tục cho phép xử phạt nguội một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, nâng cao hiệu lực và tính răn đe đối với các hành vi có nguy cơ cao dẫn đến TNGT, gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông, vi phạm quy định xếp hàng hóa trên ô tô; làm rõ trách nhiệm và tăng chế tài xử lý đối với đơn vị kinh doanh vận tải và chủ phương tiện nếu có phương tiện vi phạm. Nghiên cứu, hoàn thiện quy định và hướng dẫn về trách nhiệm của chủ đầu tư BOT trong việc thực hiện thẩm tra an toàn đường bộ, rà soát, xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông phát sinh trên các tuyến đầu tư theo hình thức BOT; phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hướng dẫn cụ thể về nội dung, nguồn kinh phí và trách nhiệm bảo trì công trình đường bộ trong quá trình làm thủ tục chuyển quyền sở hữu toàn dân đối với dự án BOT hết thời gian thu phí. Đẩy nhanh tiến độ gắn với siết chặt quản lý chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm. Tiếp tục rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, xử lý các bất cập về tổ chức giao thông trên hệ thống đường bộ để nâng cao điều kiện an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, triển khai kiểm tra, rà soát trên tuyến quốc lộ 5 và các quốc lộ trọng điểm để phát hiện và xử lý kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, các bất cập về tổ chức giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm ATGT trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ, chú trọng kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Sở GTVT; xây dựng, thực hiện phương án bảo đảm ATGT của đơn vị kinh doanh vận tải nhất là việc lắp đặt, duy trì hoạt động và truyền dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe ô tô theo quy định. Tăng cường kiểm soát tải trọng xe tải, khẩn trương hoàn thiện quy định và quy chuẩn kỹ thuật để mở rộng mua sắm, lắp đặt các trạm cân xe tự động trên toàn quốc, nhất là trên các quốc lộ trọng điểm, các tuyến đường bộ kết nối với cảng biển, khu công nghiệp, mỏ vật liệu xây dựng. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả gắn với đấu tranh phòng chống tiêu cực trong công tác quản lý nhà nước của Bộ GTVT và các địa phương, nhất là công tác kiểm soát tải trọng xe; kinh doanh vận tải; sát hạch cấp giấy phép lái xe; đăng kiểm phương tiện. Chỉ đạo các cơ qua trực thuộc Bộ và Sở GTVT địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch bảo đảm TTATGT trong mùa mưa bão, đặc biệt là đối với lĩnh vực đường thuỷ nội địa, hàng hải, hàng không; Dự phòng nguồn lực để kịp thời sửa chữa, khắc phục hư hỏng công trình do bão, lũ gây ra. Ba là, Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương: Duy trì thực hiện có hiệu quả các kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn, ma tuý, chở hàng hoá quá tải trọng đến hết năm 2021; điều tra, xác minh dư luận về vấn đề “bảo kê”, “chống lưng” cho xe quá tải như báo chí nêu trong thời gian gần đây. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm khác có nguy cơ cao dẫn đến TNGT như lái xe chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ, đi sai phần đường, làn đường; vi phạm quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; không thắt dây an toàn khi đi ô tô; sử dụng điện thoại khi lái xe với trọng điểm là QL5, QL1, QL51, QL14; có phương án đấu tranh phòng chống đua xe hiệu quả, cương quyết trấn áp, trừng trị những đối tượng manh động, chống người thi hành công vụ, tội phạm trên các tuyến giao thông. Xác minh, xử lý nghiêm trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải, chủ phương tiện, đơn vị quản lý hạ tầng có liên quan trong khi thực hiện điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Khẩn trương triển khai thực hiện Quyết định số 165 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư, lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính”; chủ động đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn khi thực hiện. Nâng cao hiệu quả phối hợp tuyên truyền pháp luật TTATGT cho người tham gia giao thông; có phương án phân luồng phương tiện, bố trí lực lượng kịp thời giải tỏa khi xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, không để phát sinh ùn tắc giao thông kéo dài. Tăng cường phối hợp với ngành GTVT đánh giá điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông để kiến nghị xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, điều chỉnh tổ chức giao thông phù hợp thực tiễn, nhất là các tuyến giao thông trọng điểm (QL 5 và các quốc lộ trọng điểm), các đầu mối giao thông chính. Bốn là, tổ chức đánh giá chất lượng, hiệu quả bộ tài liệu văn hóa giao thông dành cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và biên soạn lại bộ tài liệu văn hóa giao thông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở phù hợp với Chương trình Giáo dục Phổ thông mới tại các cơ sở giáo dục trên toàn quốc. Phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia và các đơn vị tài trợ triển khai các chương trình giáo dục kiến thức, kỹ năng an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên toàn quốc. Năm là, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ và Sở Y tế địa phương tăng cường thanh, kiểm tra công tác khám và cấp giấy khám sức khoẻ cho người lái xe và người học lái xe trên toàn quốc; phối hợp với lực lượng Công an, Thanh tra GTVT trong kiểm tra, xử lý vi phạm về ma tuý đối với lái xe. Sáu là, các bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật TTATGT để nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông, tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quy định pháp luật về an toàn giao thông, nhất là “Đã uống rượu, bia không lái xe”; “Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện”, “Thắt dây an toàn khi đi ô tô”, “Thực hiện nghiêm quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19 khi tham gia giao thông”… phát huy hiệu quả hệ thống đài truyền thanh tại các xã, phường, thị trấn. Bảy là, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Bộ GTVT trong thực thi pháp pháp luật về TTATGT và kinh doanh vận tải, đặc biệt là xử lý lái xe vi phạm nồng độ cồn, ma tuý, chở quá tải trọng phương tiện và cầu đường. Tăng cường kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác đào tạo sát hạch, cấp giấp phép lái xe; rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, bổ sung biển cảnh báo, hướng dẫn lái xe trong điều kiện đường đèo dốc dài, nhiều đường cong trên các tuyến đường bộ trên địa bàn; tiếp tục xử lý lối đi tự mở qua đường sắt. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo đảm TTATGT, kết nối, khai thác dữ liệu giám sát hành trình từ Tổng cục đường bộ Việt Nam để giám sát và quản lý hoạt động của xe ô tô kinh doanh vận tải. Đối với các địa phương có TNGT tăng cao trong quý I năm 2021, cần làm rõ nguyên nhân tăng TNGT và trách nhiệm các cơ quan tại địa phương, tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn ngừa TNGT trong thời gian tới. Khẩn trương hoàn thành quy hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030, tầm nhìn 2050 phối hợp hài hoà, hiệu quả với các quy hoạch của lĩnh vực chuyên ngành giao thông vận tải do Bộ GTVT đang lập, lồng ghép mục tiêu bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông. Chú trọng lập quy hoạch mạng lưới đường trục chính, vành đai đô thị, các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn; có phương án khai thác giá trị gia tăng của đất đai để tạo nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông của địa phương. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện những giải pháp cụ thể, khả thi về nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân; kiên quyết, kiên trì lập lại trật tự đô thị, lòng, lề đường, vỉa hè, gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương và đơn vị trực tiếp quản lý./.

WHO cảnh báo sự lây lan của biến thể mới có nguồn gốc tại Ấn Độ .

Theo WHO, biến thể mới tại Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh hơn so với các biến thể khác tại quốc gia Nam Á này, trong khi khả năng lây lan của các biến thể khác cũng gia tăng. . Ngày 27/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hơn 10 nước trên thế giới đã phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc ở Ấn Độ và đang khiến số ca nhiễm tăng đột biến tại quốc gia Nam Á này. Trong báo cáo cập nhật tình hình dịch tễ hằng tuần, WHO cho biết đến nay biến thể B.1.617 có nguồn gốc tại Ấn Độ đã được phát hiện trong hơn 1.200 chuỗi trình tự gene có trên dữ liệu mở GISAID của ít nhất 17 nước. Đa số các chuỗi trình tự là của các nước Ấn Độ, Anh, Mỹ và Singapore. Mới đây, WHO đã phân loại biến thể mới tại Ấn Độ là "biến thể cần quan tâm" và chưa tuyên bố đây là "biến thể gây quan ngại." Theo WHO, phân tích sơ bộ của tổ chức này dựa trên các chuỗi trình tự gene trên hệ thống dữ liệu GISAID cho thấy biến thể mới tại Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh hơn so với các biến thể khác phổ biến tại quốc gia Nam Á này, trong khi khả năng lây lan của các biến thể khác cũng gia tăng. Đây được xem là nguyên nhân dẫn tới sự tăng đột biến các ca mắc mới COVID-19 tại Ấn Độ thời gian qua. WHO cho biết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng làn sóng dịch thứ hai tại Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều so với làn sóng đầu tiên. Bên cạnh đó, các hoạt động tụ tập đông người và việc người dân phớt lờ các biện pháp phòng dịch cũng là những yếu tố khiến tình hình dịch bệnh tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới này thêm trầm trọng. WHO cũng nhấn mạnh cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khác về biến thể mới tại Ấn Độ và các biến thể khác, trong đó có sự tác động về khả năng lây nhiễm, mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tái lây nhiễm./.

Kiên trì nguyên tắc 'Ngăn chặn, phát hiện, truy vết - cách ly, khoanh vùng - dập dịch, điều trị hiệu quả'

Trong bối cảnh dịch COVID-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế nhấn mạnh kiên trì nguyên tắc phòng, chống dịch: Ngăn chặn, phát hiện, truy vết - cách ly, khoanh vùng - dập dịch, điều trị hiệu quả. .Trong bối cảnh nhiều quốc gia đã ghi nhận ca mắc COVID-19 tăng trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có một số quốc gia có chung đường biên giới hoặc ở gần Việt Nam như Thái Lan, Lào, Campuchia, Bộ Y tế nhấn mạnh kiên trì nguyên tắc phòng, chống dịch: Ngăn chặn, phát hiện, truy vết - cách ly, khoanh vùng - dập dịch, điều trị hiệu quả; thực hiện nghiêm túc phương châm bốn tại chỗ trong công tác phòng, chống dịch và nêu cao tinh thần cảnh giác; tiếp tục chiến lược 5K + vaccine. Đây là nhận định của Bộ Y tế tại cuộc họp Ban Chỉ đạo, diễn ra chiều 27/4, tại trụ sở Chính phủ. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp. KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ KHU VỰC BIÊN GIỚI Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, hiện nay nguy cơ dịch bệnh rất cao, không chỉ từ các nước có biên giới với Việt Nam mà còn từ các chuyên gia vào làm việc, người dân trở về nước... Theo báo cáo của Bộ Y tế, mới đây nhất là trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 ở Yên Bái - nhân viên khách sạn có tiếp xúc với đoàn chuyên gia Ấn Độ nhập cảnh từ ngày 18/4 (trong đoàn đã có 4 ca dương tính trước đó). Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Chúng ta phải tiếp tục có các biện pháp ngăn chặn, kiên trì nguyên tắc ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị hiệu quả". Cùng với việc tiếp tục kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, các lực lượng phòng, chống dịch, cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị cơ sở tăng cường vận động, tuyên truyền người dân ở các tỉnh biên giới và trên toàn quốc, nếu thấy người từ nước ngoài trở về, lập tức báo cho chính quyền, lực lượng chức năng. Vì sự an toàn của cả nước, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép; đồng thời, giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hỗ trợ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ công tác kiểm soát xuất nhập cảnh ở khu vực biên giới. Đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, từ trước đến nay, Việt Nam vẫn chủ động kiểm soát chặt chẽ, có kế hoạch nhằm phục vụ yêu cầu kiểm soát dịch, đồng thời phát triển kinh tế thông qua cơ chế xét thị thực nhập cảnh (dưới sự thống nhất của tổ công tác 5 bộ: Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông Vận tải); đảm bảo người nhập cảnh phục vụ mục đích phát triển kinh tế theo đề nghị của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Đối với người Việt Nam ở nước ngoài, trong thời điểm dịch bệnh, các thành viên Ban Chỉ đạo mong muốn người dân hạn chế di chuyển và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch của đất nước sở tại. Trong trường hợp cần thiết phải về nước, người dân nên đăng ký nhập cảnh theo đường hợp pháp. Trước thực tế hầu hết người Việt Nam nhập cảnh qua biên giới đường bộ có hoàn cảnh khó khăn, Ban Chỉ đạo thống nhất quan điểm, đề nghị Chính phủ không thu phí xét nghiệm, cách ly những trường hợp này, không để một số người vì lý do phải đóng phí cách ly, xét nghiệm mà vượt biên, nhập cảnh trái phép. Với những địa bàn ở xa, Việt Nam vẫn tiếp tục tổ chức các chuyến bay đưa người dân về nước, phù hợp với tình hình phòng, chống dịch ở khu vực, nước sở tại và tình hình dịch trong nước. Đối với số người Việt Nam ở Ấn Độ, lãnh đạo Bộ Ngoại giao cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại đây tiếp tục giữ liên hệ chặt chẽ, đang thu xếp để đưa một số người dân có nguyện vọng về trong thời gian sắp tới. Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đề nghị, trên tinh thần đẩy nhanh tốc độ, tiết kiệm chi phí, Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện vật tư, trang thiết bị y tế, phương án xét nghiệm, kết hợp với việc cập nhật các loại công nghệ, sinh phẩm xét nghiệm mới để phục vụ các tình huống dịch bệnh khác nhau, trong tình hình biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh. Những địa phương có nguy cơ cao, đặc biệt các tỉnh biên giới Tây Nam, phải tăng cường năng lực xét nghiệm, không để xảy ra tình trạng không xác định kịp thời tình hình dịch bệnh do thiếu năng lực xét nghiệm. Ban Chỉ đạo thống nhất giao các bộ, ngành liên quan rà soát lại năng lực các khu cách ly tập trung (cả khu vực quân sự và dân sự), bảo đảm cách ly an toàn, không để lây nhiễm chéo; đồng thời có phương án mở rộng các khu cách ly, sẵn sàng cho trường hợp có nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng. Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ quy trình giám sát, theo dõi y tế sau cách ly tập trung. Cùng với đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hỗ trợ để tất cả các cơ sở cách ly tập trung đều được lắp đặt camera giám sát, kết nối trực tuyến để nhiều cơ quan cùng thực hiện giám sát. Liên quan đến công tác khoanh vùng, dập dịch, Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ để thống nhất sự điều hành khi các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách, cách ly xã hội (theo thẩm quyền được giao) tại các vùng giáp ranh với tỉnh, thành phố khác. Trường hợp giãn cách, cách ly toàn tỉnh, các địa phương phải trao đổi ý kiến với các tỉnh, thành phố lân cận và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, khoanh vùng gọn nhất có thể. Những trường hợp chưa đủ căn cứ khoanh vùng gọn, các địa phương phải khẩn trương xác định khu vực có dịch, bảo đảm an toàn, bớt xáo trộn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Theo đó, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp cùng lãnh đạo các bộ, ngành (là thành viên Ban Chỉ đạo) tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch ở các địa phương, đặc biệt việc thực hiện thông điệp 5K, xử phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng; cập nhật thông tin lên Bản đồ chung sống an toàn với dịch COVID-19... Cùng với đó, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị Bộ Y tế có giải pháp đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 trong nước; khẩn trương, tích cực đàm phán các nguồn vaccine nước ngoài, đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước trên tinh thần "vaccine là phương tiện chống dịch hiệu quả, cố gắng có vaccine sớm nhất có thể và tiêm cho người dân với tỷ lệ cao nhất có thể". Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hạn chế các sự kiện tập trung đông người. Trường hợp cần thiết phải yêu cầu tổ chức, cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức sự kiện chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nghiêm các yêu cầu, điều kiện quy định phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt vấn đề đeo khẩu trang. NGUY CƠ LÂY NHIỄM DỊCH BỆNH VÀO VIỆT NAM Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến ngày 27/4, thế giới ghi nhận trên 147 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có trên 3,1 triệu ca tử vong. Mỹ tiếp tục là quốc gia có số ca mắc COVID-19 cao nhất thế giới với trên 32,8 triệu ca mắc, khoảng 586.000 ca tử vong; tiếp đó là Ấn Độ với trên 17,3 triệu ca mắc, trên 195.000 ca tử vong; Brazil với trên 14,3 triệu ca mắc, khoảng 390.000 ca tử vong. Đáng chú ý, trong 4 tuần qua, thế giới ghi nhận trên 18 triệu ca mắc COVID-19, chiếm 12,4% tổng số ca nhiễm từ đầu mùa dịch, trong đó có trên 290.000 ca tử vong, chiếm 9,4%. Tại Ấn Độ, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng cao, trong khi hệ thống y tế đang có nguy cơ sụp đổ. Chỉ tính riêng ngày 25/4, Ấn Độ ghi nhận thêm 349.313 ca mắc mới và thêm 2.761 ca tử vong, đánh dấu ngày thứ 8 liên tiếp Ấn Độ ghi nhận trên 200.000 ca/ngày. Các chuyên gia cho rằng, Ấn Độ mất cảnh giác khi dịch COVID-19 được kiểm soát trong thời gian dài (từ tháng 1 - 3/2021) và dỡ bớt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, cho phép tập trung đông người trở lại. Trong khi đó, Chính phủ Ấn Độ đã phát động chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhưng chỉ có một phần nhỏ trong số trên 1,3 tỷ dân được tiêm. Đến nay, một số quốc gia như Anh, Canada, Singapore, Các tiểu vương quốc Ả-rập đã tạm ngừng nhập cảnh đối với người đến từ Ấn Độ. Tại Việt Nam, tính đến ngày 27/4, cả nước ghi nhận tích lũy 2.854 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.570 ca lây nhiễm trong nước (chiếm 55% tổng số ca mắc). Trong số các ca mắc, 2.516 ca được điều trị khỏi (chiếm 88,2%), còn 291 đang được điều trị (chiếm 10,2% tổng số ca mắc) và 35 ca tử vong. Tình hình dịch bệnh trong nước đến nay được kiểm soát tốt, cả nước đã có 33 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Tuy nhiên, Bộ Y tế nhận định, nhiều quốc gia đã ghi nhận ca mắc tăng trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, trong đó có một số quốc gia có chung đường biên giới hoặc ở gần Việt Nam như Thái Lan, Lào, Campuchia. Đáng chú ý, trong 1 tuần qua, có 16.607 trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam từ 3 nước Lào, Trung Quốc, Campuchia (tăng 3.838 trường hợp so với tuần trước đó), trong đó có 483 tường hợp nhập cảnh trái phép (tăng 160 trường hợp so với tuần trước đó, cụ thể: Trung Quốc 301 trường hợp, Lào 16 trường hợp và Campuchia 166 trường hợp). Trong khi đó, hiện có tình trạng người dân có tâm lý lơ là, chủ quan, tụ tập đông người, không đeo khẩu trang. Trên cả nước vẫn còn những trường hợp nhập cảnh trái phép hoặc các trường hợp nếu không quản lý tốt sẽ có thể có ca nhiễm với biến chủng lây lan tốc độ nhanh, dẫn đến nguy cơ ghi nhận ca mắc mới. Đặc biệt, đợt nghỉ lễ dài 30/4, 1/5 và nghỉ hè là thời điểm người dân đi du lịch, di chuyển và tập trung đông người nên nguy cơ lây nhiễm lớn. Bộ Y tế nhấn mạnh kiên trì nguyên tắc phòng chống dịch: Ngăn chặn, phát hiện, truy vết-cách ly, khoanh vùng - dập dịch, điều trị hiệu quả; thực hiện nghiêm túc phương châm bốn tại chỗ trong công tác phòng, chống dịch, nêu cao tinh thần cảnh giác; tiếp tục chiến lược 5K + vaccine. Về tiến độ triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, ở đợt 1, hiện có 92.446/107.000 liều vaccine được phân bổ, đạt tỷ lệ 86,4% cho các địa phương, lực lượng quân đội và công an. Đến nay, 8/13 tỉnh, thành phố hoàn thành triển khai, còn 5 tỉnh, thành phố đang triển khai và dự kiến sẽ kết thúc tiêm chủng đợt 1 trong tháng 4/2021; 18/21 cơ sở điều trị đã hoàn thành, 3 cơ sở còn lại đang triển khai tiêm chủng. Ở đợt 2, đã có 35/63 tỉnh, thành phố triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đợt 2 với tổng số 119.376 liều vaccine đã sử dụng, trong đó có 117.654 mũi 1 và 1.722 mũi 2.

Chủ tịch nước chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TW

Chủ tịch nước cho biết quan điểm định hướng là tiếp tục xây dựng hai Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các cơ sở trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật. Sáng 29/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương đã họp Phiên thứ 12 dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo. Phiên họp nhằm thảo luận, cho ý kiến về kết quả thực hiện Đề án “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật;" Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” và Đề án “Các giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo luật." Cùng dự Phiên họp có các Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương: Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an. Dự phiên họp còn có các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, sau hơn bảy năm thực hiện, Đề án “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật” đã có những chuyển biến tích cực về mọi mặt; từng bước mở rộng quy mô đào tạo; hoạt động nghiên cứu khoa học có chuyển biến tích cực; đội ngũ giảng viên ngày càng được tăng cường, chất lượng được nâng lên; cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập được quan tâm đầu tư trọng điểm. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô đào tạo chưa đạt mục tiêu đề ra; chất lượng đào tạo chưa có chuyển biến mang tính đột phá so với yêu cầu; hoạt động nghiên cứu khoa học chưa có tính ứng dụng cao… Việc thực hiện Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” cũng có những bước phát triển mới cả về quy mô đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và cơ hữu. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu đặt ra mới chỉ ở mức trên trung bình; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Học viện chưa cao. Ban Chỉ đạo cũng tán thành với sự cần thiết phải xây dựng Đề án “Các giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo luật," nhất là trong bối cảnh các trường tự chủ, việc đào tạo cử nhân luật theo nhu cầu thị trường, có sự cạnh tranh rất lớn giữa các cơ sở đào tạo luật hiện nay, cả nước hiện có đến 95 cơ sở đào tạo luật. Tuy nhiên, Đề án chưa có những giải pháp mang tính đột phá để giải quyết những bất cập đang nổi lên trong đào tạo cử nhân luật thời gian qua. Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, việc triển khai các Đề án “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật;" “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” đã có nhiều kết quả tích cực, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng, khát vọng vươn lên của các cơ sở đào tạo và xây dựng được thương hiệu, uy tín của các trường trong lĩnh vực đào tạo pháp lý, các chức danh tư pháp. Chủ tịch nước cũng nhận xét, việc thực hiện hai đề án trên còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Trong đó, một số lĩnh vực chưa đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Một số chức danh tư pháp chưa được đặt vấn đề đào tạo; vấn đề đạo đức, phẩm chất các chức danh tư pháp chưa thực sự được quan tâm đúng mức trong quá trình đào tạo… Tán thành ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo về việc cần tiếp tục chú trọng thực hiện hai đề án này, Chủ tịch nước đặt ra yêu cầu về đổi mới, sáng tạo, nỗ lực vươn lên đối với các cơ sở đào tạo. Chủ tịch nước đề nghị các bộ, ngành liên quan đề xuất các mục tiêu cụ thể đối với từng đề án sao cho phù hợp với tình hình mới, bối cảnh mới. Theo đó, Chủ tịch nước yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện, bổ sung đối với hai Đề án “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật;" “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp." Riêng đối với Đề án “Các giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo luật," Chủ tịch nước yêu cầu xây dựng lại theo định hướng mà các thành viên của Ban Chỉ đạo đã góp ý. Theo đó, Bộ Giáo dục và đào tạo cần đặt ra thời hạn cụ thể để hoàn thành việc sắp xếp cơ bản lại 95 cơ sở đào tạo luật trong cả nước theo hướng không bổ sung mới; quy định rõ các tiêu chí, tiêu chuẩn về đào tạo; ban hành các chuẩn đầu vào, chuẩn chương trình, giáo viên, giáo án, giáo trình … từ đó đối chiếu, rà soát. Những cơ sở không đảm bảo tiêu chí, tiêu chuẩn đề ra thì phải dừng đào tạo lĩnh vực này. Đặc biệt, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương lưu ý đến yêu cầu về đào tạo phẩm chất chính trị, bản lĩnh nghiệp vụ trong quá trình giảng dạy và học tập tại Đại học luật Hà Nội; Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và Học viên Tư pháp sao cho đảm bảo hình thành nguồn nhân lực phát triển ngành tư pháp trong sạch, lành mạnh, có chất lượng cao. Đi liền với đó là đẩy mạnh hơn nữa mô hình đào tạo theo hướng: Nhà nước đưa ra các tiêu chí đào tạo đi đôi với kiểm định chất lượng chặt chẽ. Chủ tịch nước nhấn mạnh chủ trương chung là Đảng, Nhà nước đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động đào tạo pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Do đó, quan điểm định hướng là tiếp tục xây dựng hai Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các cơ sở trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật; xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn về đào tạo các chức danh tư pháp của cả nước và phục vụ tốt hơn các nhu cầu của xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, Chủ tịch nước đề nghị, quá trình thực hiện cần chú ý đến việc hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo này phát triển quy mô, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo; đẩy mạnh phối hợp giữa hệ thống Tòa án và Viện Kiểm sát và các trường để phát huy kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ giảng viên, hoạt động thực tế của các chức danh tư pháp và pháp luật trong đời sống thực tiễn./.