Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

Chiến lược tiêm chủng giúp Mỹ thoát thảm kịch Covid-19

Từ khi lên nắm quyền, Biden luôn khẩn trương thúc giục các quan chức đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, giúp Mỹ cứu vãn tình hình Covid-19. Trong 100 ngày qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các cố vấn hàng đầu của ông đã phát động một nỗ lực thời chiến nhằm đưa hàng triệu liều vaccine Covid-19 đến tay người Mỹ với mục tiêu đẩy lùi Covid-19, đại dịch khiến nước Mỹ và cả thế giới chao đảo suốt quãng thời gian dài. Nỗ lực này đã đưa Mỹ từ một nước bị chê bai là có phản ứng tồi tệ trước đại dịch trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về tiêm chủng. Trong cuộc phỏng vấn gần đây với CNN, ba cố vấn Covid-19 hàng đầu chính phủ cùng hai quan chức Nhà Trắng đã tiết lộ cách mà đội ngũ của Tổng thống Biden đã xoay chuyển tình hình. Khi ông nhậm chức, dịch bệnh tại Mỹ đang ở đỉnh điểm, nguồn cung vaccine thiếu hụt trong khi chính quyền của người tiền nhiệm Donald Trump không có bất kỳ kế hoạch dài hạn nào nhằm tiêm vaccine cho người dân. Tổng thống Biden, đôi lúc mất kiên nhẫn, đã không ngừng thúc ép đội ngũ cố vấn tìm cách cải thiện phản ứng của các cơ quan liên bang trước Covid-19. Nhận thức rõ rằng chiến dịch tiêm chủng sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới nhiệm kỳ tổng thống của mình, Biden và đội ngũ phụ tá đã đặt ra các mục tiêu tiêm chủng cụ thể và thúc đẩy những phản ứng liên bang nhằm hiện thực hóa chúng. Tổng thống Mỹ ra lệnh triển khai quân đội và huy động Cơ quan Phản ứng Tình trạng Khẩn cấp Liên bang hỗ trợ công tác tiêm vaccine, thành lập một chương trình dược phẩm liên bang và cấp ngân sách cho các trung tâm y tế cộng đồng. Tất cả hướng đến mục tiêu tăng tối đa khả năng tiếp cận vaccine cho người dân. Bên cạnh đó, Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ trị giá 1.900 tỷ USD cũng giúp tài trợ đáng kể cho nỗ lực tiêm chủng. Theo Nhà Trắng, người dân giờ đây có thể đến tiêm chủng tại khoảng 70.000 điểm tiêm trên khắp đất nước. "Ngay từ ngày đầu tiên, sự khẩn cấp luôn được đặt lên hàng đầu, chúng ta đang chiến đấu với virus", Jeff Zients, điều phối viên phản ứng với Covid-19 của Nhà Trắng, nói trong cuộc phỏng vấn với CNN. Khi Biden nhậm chức, Mỹ chứng kiến khoảng 3.000 ca tử vong và hàng trăm nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày, chỉ khoảng 15 triệu người được tiêm chủng và nguồn cung vaccine cũng khan hiếm. Để "lật ngược thế cờ", đội ngũ của Tổng thống Mỹ đã tạo ra một bầu không khí khẩn trương chưa từng có, đồng thời đề ra tôn chỉ kiên quyết dựa vào khoa học trong mọi quyết định liên quan đến cách ứng phó với dịch bệnh. Các quan chức chính quyền chỉ ra rằng áp lực từ Tổng thống Biden là lý do chính khiến họ phải tự đẩy nhanh tốc độ hành động. "Ông ấy khá thiếu kiên nhẫn", Anthony Fauci, cố vấn y tế Nhà Trắng, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Mỹ, nhận xét về Tổng thống Biden. "Ông ấy luôn hỏi những câu hỏi cụ thể như 'Phương án này thì sao? Tại sao chúng ta không làm việc đó? Chúng ta đã làm tốt nhất chưa?'. Cách của ông ấy không gây đối đầu, nhưng lại khiến mọi người nỗ lực hết sức". Biden đặt ra các cột mốc, bắt đầu bằng cam kết tiêm 100 triệu liều vaccine Covid-19 trong 100 ngày đầu ông nhậm chức. Thống đốc Maryland Larry Hogan, một đảng viên Cộng hòa, từng cho rằng đây là một mục tiêu kém tham vọng. "Chúng tôi đã tiêm được một triệu liều mỗi ngày ở thời điểm đó. Vậy nên, kể cả ông ấy không làm gì, chúng ta vẫn có thể tiêm được 100 triệu liều trong 100 ngày", ông nói. Nhưng Biden đã hoàn thành lời hứa chỉ sau 58 ngày. Lập tức, ông tăng gấp đôi mục tiêu lên tiêm 200 triệu liều trong 100 ngày rồi sau đó tiếp tục vượt qua con số mình tự đặt ra. Ông tự mình thông báo về các cột mốc quan trọng trong nỗ lực chống dịch, như việc chính phủ mua thêm 200 triệu liều vaccine từ Pfizer và Moderna, cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Johnson & Johnson (J&J) hay việc chính phủ thuyết phục thành công J&J và công ty đối thủ Merck bắt tay nhau nhằm đẩy nhanh tốc độ sản xuất. Mặt khác, Tổng thống Biden cũng thận trọng khi đưa ra các lời hứa nhằm không tạo tâm lý chủ quan trong công chúng. Đầu tiên, ông tuyên bố sẽ có đủ nguồn cung vaccine cho toàn bộ người dân Mỹ vào cuối tháng 7, sau đó rút ngắn thời gian xuống cuối tháng 5. Lần khác, ông tuyên bố đến ngày 1/5, mọi người trưởng thành Mỹ sẽ đủ điều kiện tiêm vaccine, song thời hạn một lần nữa được rút ngắn xuống ngày 19/4. Sau nhiều tháng chờ đợi, lịch hẹn tiêm vaccine ngày càng nhiều hơn. "Chúng tôi phải bắt đầu bằng việc tăng khả năng tiếp cận, đảm bảo rằng người dân có thể tiêm vaccine ở nơi họ cảm thấy thoải mái và tin tưởng người tiêm cho mình", tiến sĩ Marcella Nunez-Smith, lãnh đạo nhóm chuyên trách ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, nhấn mạnh. Trở ngại trong quá trình thực hiện là điều không thể tránh khỏi, chẳng hạn thảm họa bão tuyết hồi tháng hai khiến công tác phân phối, vận chuyển vaccine bị đình trệ dù nguồn cung đang tăng lên. Trong tháng 4, những báo cáo về việc một số bệnh nhân gặp tình trạng đông máu hiếm gặp sau tiêm vaccine đã khiến Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) cùng Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) phải ra khuyến cáo dừng tiêm vaccine của J&J. Đội ngũ của Tổng thống Biden luôn quả quyết rằng những thách thức đó sẽ không ảnh hưởng đến nguồn cung hay các mục tiêu vaccine họ đề ra và vaccine J&J nay đã được sử dụng trở lại. Dù vậy, việc dừng tiêm vẫn tạo ra những bối rối ban đầu, khiến nhiều người lo ngại nó sẽ làm gia tăng tâm lý bài trừ trong nhóm những người chưa thực sự tin tưởng vào vaccine. Giới chuyên gia đánh giá việc chính quyền Biden có xóa bỏ được tâm lý hoài nghi và thuyết phục tất cả người dân sử dụng vaccine hay không sẽ là yếu tố quyết định liệu Mỹ có thể giành chiến thắng cuối cùng trước Covid-19 và tiến lên phía trước hay không. Chính quyền luôn khẳng định rằng họ sẽ dẫn dắt bằng khoa học, nhưng các thông tin, bằng chứng khoa học thường được đưa ra chậm và không thể đuổi kịp tâm lý háo hức muốn nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường của công chúng. Một số nhà phê bình cho rằng đội ngũ của Tổng thống Biden nên đưa ra các hướng dẫn về đi lại và giao lưu xã hội sau tiêm vaccine sớm hơn, nhằm tạo ra động lực tiêm chủng. "Tôi không nghĩ tất cả người dân đều biết họ nên làm gì", tiến sĩ Leana Wen, bác sĩ cấp cứu kiêm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học George Washington, nói. Hơn một nửa số người trưởng thành ở Mỹ đã tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19, nhưng việc tiêm chủng cho nửa còn lại sẽ khó khăn hơn nhiều. Tâm lý chần chừ, hoài nghi vẫn là trở ngại lớn đối với mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng bằng vaccine. Một số cộng đồng da màu đã cho thấy thái độ hoài nghi với vaccine, việc tiêm chủng ở các vùng nông thôn đang bị tụt hậu và 1/2 số thành viên nam giới đảng Cộng hòa nói họ sẽ không dùng vaccine. Giờ đây, khi tất cả người trưởng thành Mỹ đều đã đủ điều kiện tiêm vaccine, chiến dịch tiêm chủng bắt đầu bước sang giai đoạn mới: Một chiến dịch PR rầm rộ trên mạng xã hội, TV, radio và báo chí với sự tham gia của người nổi tiếng, chính trị gia, bác sĩ và lãnh đạo cộng đồng địa phương nhằm quảng bá lợi ích cũng như tính an toàn của vaccine, qua đó thúc giục mọi người đăng ký tiêm chủng. "Chúng tôi muốn đảm bảo các thông điệp được điều chỉnh một cách hợp lý", tiến sĩ Nunez-Smith cho hay. "Chúng tôi muốn biết mối lo ngại cụ thể của người dân về vaccine là gì? Những thông tin sai lệch nào mà họ thường nghe? Và bằng cách nào chúng tôi có thể xóa bỏ điều đó".

Mỹ thấy 'ánh sáng cuối đường hầm' Covid-19

Mỹ đang đứng trước một bước ngoặt lớn trong cuộc chiến với đại dịch khi số ca nhiễm và nhập viện giảm mạnh, được cho nhờ thành công tiêm chủng. "Chúng tôi đang xoay chuyển tình thế", Jeffrey Zients, điều phối viên ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, nói. Với 58% người trưởng thành đã tiêm ít nhất một liều vaccine và khoảng 113 triệu (34%) tiêm chủng đầy đủ, Mỹ đang trên đường hoàn thành mục tiêu mà Tổng thống Joe Biden đặt ra, trong đó 70% dân số sẽ được tiêm ít nhất một liều vaccine trước ngày 4/7. "Tôi nghĩ mọi người đều mệt mỏi và việc đeo khẩu trang có thể là một điều phiền phức. Nhưng chúng tôi đang dần tới đó và ánh sáng cuối đường hầm ngày càng rõ hơn", Zients nói. Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Mỹ, cũng đưa ra một nhận định lạc quan tương tự, khi nói rằng đã đến lúc bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 và cho phép người Mỹ có thể tận hưởng những thành quả của chiến dịch tiêm chủng. "Chúng tôi cần bắt đầu tự do hơn khi ngày càng nhiều người dân được tiêm chủng", ông Fauci nói. Tuy nhiên, ông cũng thêm rằng cuộc chiến này vẫn đang tiếp tục để đạt mục tiêu phần lớn dân số được tiêm chủng, bởi vì điều đó đồng nghĩa "virus không còn chỗ trú chân". Các quan chức và nhà khoa học Mỹ có cơ sở để lạc quan về triển vọng thoát đại dịch nhờ tiêm chủng. Số ca nhiễm mới hàng ngày ở Mỹ trung bình 7 ngày tính tới 8/5 là hơn 42.000, giảm từ mức gần 260.000 hồi tháng 1. Tỷ lệ nhập viện trung bình 7 ngày tính tới 7/5 là hơn 39.300 người, giảm hơn 70% so mới mức 137.600 hồi đầu tháng 1. Tỷ lệ tử vong cũng chứng kiến xu hướng giảm tương tự, với trung bình 7 ngày tính đến 8/5 là 675 ca, giảm gần 80% so với mức trung bình 3.352 trường hợp hồi giữa tháng 1. Các chuyên gia nhận định những kết quả này một phần nhờ chiến dịch tiêm chủng thành công của Mỹ. Mỹ đã tiêm chủng hơn 257 triệu liều vaccine ngừa Covid-19, chỉ đứng sau Trung Quốc với gần 318 triệu liều, theo dữ liệu của Our World in Data. Mỹ nằm trong nhóm 5 nước có tỷ lệ dân số tiêm chủng ít nhất một liều lớn nhất, gồm cả đảo quốc Seychelles, Israel, Anh và Bahrain. Mỹ cũng là nước đứng thứ 4 về tỷ lệ dân số tiêm đủ hai mũi vaccine, chỉ sau Seychelles (60,7%), Israel (58,6%) và Chile (37%). Một trong những bằng chứng cho thấy hiệu quả chiến dịch tiêm chủng ở Mỹ có thể thấy ở bang Connecticut. Hơn 1,4 triệu trong tổng hơn 3 triệu dân của bang này đã tiêm chủng đủ hai mũi vaccine. Cơ quan y tế công đồng bang (DPH) cho hay trong đó chỉ có 242 người tái nhiễm, trong đó 109 người không có triệu chứng bệnh. Cơ quan này cũng báo cáo 3 trường hợp tử vong trong số người đã tiêm chủng, nhưng tất cả đều có bệnh lý nền và có độ tuổi từ 55 trở lên. Trên cả nước, số ca tử vong thuộc nhóm đã tiêm vaccine được báo cáo là 132, theo DPH. "Điều rút ra ở đây là các loại vaccine Covid-19 có hiệu quả cao và nguy cơ nhiễm ở người tiêm vaccine đầy đủ là rất thấp", Deidre Gifford, quyền ủy viên DPH, nói. Dữ liệu của DPH cũng chỉ ra tỷ lệ nhiễm ở những người tiêm vaccine đầy đủ tại bang Connecticut chưa đến 0,1%. Để thực hiện chiến dịch tiêm chủng nhanh và hiệu quả, nhiều chuyên gia cho rằng hiệu quả của các loại vaccine cũng đóng vai trò quan trọng. Ba loại vaccine được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt, gồm Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson được đánh giá có hiệu quả tương đối cao, theo tạp chí Yale Medicine. Pfizer là vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên được FDA phê duyệt ngày 11/12/2020. Các nhà nghiên cứu cho biết loại vaccine này có hiệu quả tới 95% trong việc ngăn ngừa Covid-19 ở những người chưa từng nhiễm trước đó. Trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng, vaccine Pfizer có thể ngăn các triệu chứng nặng của Covid-19 tới 100%. Một thử nghiệm của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) hồi cuối tháng 3, với sự tham gia của 3.950 nhân viên y tế và các lao động tuyến đầu, cho thấy vaccine Pfizer hiệu quả tới 90% với những người tiêm chủng đầy đủ. Một nghiên cứu khác vào đầu tháng 5 cũng chỉ ra vaccine Pfizer có hiệu quả ngăn triệu chứng nặng tới hơn 95% với hai biến chủng B.1.1.7 phát hiện ở Anh và B.1.351 phát hiện ở Nam Phi. Moderna là loại vaccine thứ hai được FDA phê duyệt ngày 18/12 năm ngoái. Giống như Pfizer, vaccine của Moderna cũng được sản xuất dựa trên công nghệ RNA thông tin (mRNA), có thể biến các tế bào của cơ thể thành "nhà máy sản xuất vaccine" chống lại virus. Vaccine Moderna được báo cáo có hiệu quả 94,1% để ngăn ngừa các triệu chứng nhiễm bệnh ở những người chưa từng nhiễm. Cuộc thử nghiệm nhỏ của CDC hồi cuối tháng 3 cũng cho thấy vaccine có hiệu quả tới 90% nếu tiêm chủng đủ hai mũi. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra Moderna có thể chống lại biến chủng B.1.1.7 và B.1.351, nhưng các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này. Ngày 27/2, FDA phê duyệt loại vaccine thứ ba tại Mỹ là Johnson & Johnson, vaccine một mũi tiêm được phát triển dựa trên công nghệ vector virus. Dù được dán nhãn có nguy cơ gây hiện tượng đông máu hiếm gặp, vaccine Johnson & Johnson vẫn được đánh giá có hiệu quả tổng thể tới 72% và khả năng ngăn ngừa triệu chứng nặng lên tới 86%. Loại vaccine này cũng được chứng minh có hiệu quả với biến chủng B.1.1.7. Theo phân tích của FDA công bố cuối tháng 2, Moderna có hiệu quả tổng thể và hiệu quả ngăn triệu chứng bệnh nặng lần lượt là 64% và 82% với biến chủng phát hiện ở Nam Phi. Dù thu được những kết quả khả quan từ chiến dịch tiêm chủng, Jeffrey Zients, điều phối viên ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, cho biết Mỹ đang chuẩn bị khả năng tiêm mũi nhắc lại cho những người đã hoàn thành tiêm chủng để đảm bảo khả năng miễn dịch trước virus. "Nếu mũi nhắc lại là cần thiết, chúng tôi chắc chắn sẽ sẵn sàng vì đã dự phòng cho mọi trường hợp và có đủ nguồn cung", ông nói. Tiến sĩ Fauci cũng cho biết khả năng quy định đeo khẩu trang theo mùa sẽ được áp dụng trong những năm tới để bảo vệ người dân Mỹ trước dịch bệnh vào mùa đông. "Tôi nghĩ mọi người đã quen với thực tế rằng đeo khẩu trang rõ ràng làm giảm các bệnh về đường hô hấp", ông nói. "Có thể tưởng tượng ra trong một, hai hoặc nhiều năm tới, khi chúng ta sẽ phải sống với các loại virus xuất hiện theo mùa như cúm, mọi người có thể sẽ chọn đeo khẩu trang". Ông nói thêm nhiều khả năng số ca tử vong vì Covid-19 ở Mỹ có thể cao hơn báo cáo chính thức, hiện tại là gần 596.000 người, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins. Tuy nhiên, ông không cho rằng nó lên tới 900.000 như một nghiên cứu được công bố gần đây. "Tôi nghĩ không còn nghi ngờ gì rằng chúng tôi đã và đang đếm thiếu. Nhưng con số này nhiều hơn một chút so với những gì tôi nghĩ", Fauci nói về con số 900.000 người chết.

Ấn Độ cảnh báo nấm đen chết người ở bệnh nhân Covid-19

Ngày càng nhiều bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ mắc bệnh nhiễm trùng nấm chết người và hiếm gặp, khi đất nước chống chọi đợt bùng phát nghiêm trọng. Thế giới đã ghi nhận 159.567.737 ca nhiễm nCoV và 3.316.451 ca tử vong, tăng lần lượt 585.558 và 9.734, trong khi 138.183.449 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers. Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 22.991.927 ca nhiễm và 250.025 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 329.517 và 3.879 ca. Các chuyên gia cảnh báo số ca nhiễm và tử vong thực tế có thể cao hơn nhiều. Mucormycosis, các bác sĩ Ấn Độ gọi là "nấm đen", thường tấn công mạnh nhất ở bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy yếu do các bệnh nhiễm trùng khác. Các chuyên gia y tế đã chứng kiến ca nhiễm trùng nấm đen gia tăng ở Ấn Độ những tuần gần đây. Bộ Y tế hôm 9/5 cũng đưa ra khuyến cáo về cách điều trị bệnh này. "Các trường hợp nhiễm mucormycosis ở bệnh nhân Covid-19 sau khi hồi phục gần gấp 4 đến 5 lần so với những trường hợp được báo cáo trước đại dịch", Atul Patel, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại thành phố Ahmedabad, bang Gujarat, cho hay. Ông cũng là thành viên nhóm chuyên trách Covid-19 của bang. Bang phía tây Maharashtra, nơi có trung tâm tài chính Mumbai, ghi nhận tới 300 trường hợp. Khoảng 300 trường hợp khác cũng được báo cáo ở 4 thành phố bang Gujarat. Chính quyền bang đã lệnh cho các bệnh viện công thành lập khu điều trị bệnh nhân bị nhiễm "nấm đen" trong bối cảnh ca nhiễm tiếp tục tăng. Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR), cơ quan khoa học dẫn đầu phản ứng của chính phủ, cho biết trong phác đồ điều trị được công bố trên Twitter: "Mucormycosis, nếu không được chăm sóc có thể gây tử vong". Những bệnh nhân Covid-19 dễ bị nhiễm nấm gồm người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát được, người sử dụng steroid trong quá trình điều trị và người phải nằm viện điều trị lâu dài. Phương pháp điều trị là phẫu thuật loại bỏ tất cả mô chết và bị nhiễm trùng, đồng thời sử dụng liệu pháp chống nấm. Nhưng Yogesh Dabholkar, chuyên gia tai mũi họng tại Bệnh viện DY Patil ở Mumbai, nói rằng các loại thuốc điều trị người bị nhiễm nấm rất đắt và một trong những loại thuốc đó đang thiếu hụt trong các bệnh viện công. "Tỷ lệ tử vong rất cao. Một số ít chỉ có thể phục hồi bằng phẫu thuật rộng rãi và tích cực", Bajan nói. "Đây là bệnh nhiễm trùng tiến triển nhanh, có thể phát triển trong hai tuần. Thực sự rất tồi tệ". Người thân đưa bệnh nhân Covid-19 bị khó thở đến trung tâm hỗ trợ oxy miễn phí ở ngoại ô New Delhi, Ấn Độ hôm 10/5. Ảnh: AFP. Người thân đưa bệnh nhân Covid-19 bị khó thở đến trung tâm hỗ trợ oxy miễn phí ở ngoại ô New Delhi, Ấn Độ hôm 10/5. Ảnh: AFP. Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 33.509.038 ca nhiễm và 596.134 ca tử vong do nCoV, tăng 25.387 ca nhiễm và 326 ca tử vong so với một ngày trước đó. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hôm 10/5 phê duyệt sử dụng vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech cho trẻ em 12-15 tuổi. Đây là vaccine Covid-19 đầu tiên được Mỹ phê duyệt sử dụng cho trẻ em. Quyền ủy viên FDA Janet Woodcock mô tả động thái này là "bước quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 ."Động thái hôm nay cho phép bảo vệ nhóm dân số trẻ hơn khỏi Covid-19, đưa chúng ta đến gần hơn việc trở lại cảm giác bình thường và chấm dứt đại dịch", Woodcock nói. FDA trước đó đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Pfizer/BioNTech cho người từ 16 tuổi trở lên. FDA cho biết khoảng 1,5 triệu ca Covid-19 ở những người 11-17 tuổi được báo cáo cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) từ 1/3/2020 đến 30/4/2021. Diễn biến bệnh thường nhẹ hơn ở trẻ em, nhưng có thể lây nhiễm sang người lớn tuổi hơn dễ bị tổn thương. Tổng thống Joe Biden tuần trước nhấn mạnh tầm quan trọng của mở rộng tiêm chủng cho trẻ 12-15 tuổi và cho biết giới chức "sẵn sàng tiến hành ngay lập tức" khi được phê duyệt. Khoảng 20.000 nhà thuốc trên toàn quốc đã sẵn sàng tiêm chủng cho trẻ vị thành niên, và các liều vaccine cũng sẽ được chuyển đến bác sĩ nhi khoa. Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 15.209.990 ca nhiễm và 423.229 ca tử vong, tăng lần lượt 25.200 và 811. Dù ca nhiễm mới nCoV ở Brazil đã giảm trong những tuần gần đây, quốc gia này vẫn ghi nhận tỷ lệ tử vong do đại dịch cao nhất châu Mỹ. Trong bối cảnh ca nhiễm và tử vong hàng ngày vì nCoV liên tục tăng cao, Brazil đang tập trung tới các thỏa thuận vaccine với các nước để ứng phó đại dịch. Bộ trưởng Y tế Marcelo Queiroga cho biết Brazil sắp ký hợp đồng thứ hai với Pfizer để mua thêm 100 triệu liều vaccine Covid-19, trong đó 35 triệu liều sẽ được bàn giao vào tháng 10. Tổng thống Jair Bolsonaro đang hứng chỉ trích trong nước và quốc tế vì kiên quyết phản đối các lệnh phong tỏa ngăn Covid-19 do lo ngại ảnh hưởng tới kinh tế. Ông thậm chí còn liên tục quảng cáo thuốc trị sốt rét chloroquine như một phương pháp điều trị Covid-19, dù chuyên gia khẳng định thuốc này không hiệu quả và thậm chí có thể gây hại. Anh, quốc gia ghi nhận số người chết vì Covid-19 cao nhất châu Âu, hôm qua thông báo mở cửa trở lại chỗ ngồi trong nhà tại các quán rượu và nhà hàng từ tuần tới. "Việc mở cửa này là bước tiến rất đáng kể trên con đường trở lại bình thường", Thủ tướng Boris Johnson nói. Việc nới lỏng các hạn chế mới nhất được đưa ra khi Anh lần đầu tiên báo cáo không có ca tử vong hàng ngày doCovid-19 sau hơn một năm, khi chiến dịch tiêm chủng thành công. Nước này hiện ghi nhận 4.437.217 ca nhiễm và 127.609 ca tử vong. Tây Ban Nha cuối tuần trước dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp kéo dài 6 tháng và cho phép đi lại giữa các khu vực. Tuy nhiên, giới chức phải đưa ra cảnh báo sau khi đám đông vui vẻ ăn mừng trên đường phố, không đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. "Chấm dứt tình trạng khẩn cấp không có nghĩa chấm dứt các hạn chế. Vẫn còn xa lắm. Mối đe dọa từ virus vẫn tồn tại", Bộ trưởng Tư pháp Juan Carlos Campo cho hay, đồng thời kêu gọi người Tây Ban Nha hành xử "có trách nhiệm". Cyprus hôm qua kết thúc đợt phong tỏa một phần lần thứ ba với hệ thống "thẻ an toàn" Covid-19 để cho phép mọi người đi lại tự do. Và tại Đức, những người được tiêm chủng đầy đủ được miễn nhiều hạn chế sau khi chính phủ thông qua luật mới. Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.718.575 ca nhiễm, tăng 4.891, trong đó 47.218 người chết, tăng 206. Indonesia ban hành lệnh cấm đi lại từ ngày 6/5 tới 17/5 nhằm phần nào ngăn dòng người di chuyển trong kỳ lễ Eid al-Fitr của người Hồi giáo. Khoảng 18 triệu người, tương đương 7% dân số Indonesia, vẫn lên kế hoạch tận hưởng lễ Eid al-Fitr bất chấp lệnh cấm đi lại của chính phủ. Giới chức y tế Indonesia đang lo ngại về sự xuất hiện của các biến chủng nCoV trên toàn quốc, bao gồm cả biến thể B.1.617, được xác định lần đầu ở Ấn Độ cuối năm ngoái và đang đẩy nước này vào thảm kịch Covid-19. Philippines vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 1.108.826 ca nhiễm và 18.562 ca tử vong, tăng lần lượt 6.846 và 90 ca. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang yêu cầu thực hiện các biện pháp mạnh tay ngăn Covid-19 như bắt giam bất cứ ai đeo khẩu trang sai cách trong bối cảnh đại dịch đang bùng phát. Bộ trưởng Tư pháp và Cảnh sát trưởng Philippines tháng trước kêu gọi các sĩ quan phạt lao động công ích với những người vi phạm quy tắc ngăn Covid-19, thay vì phạt tiền hoặc bắt giam, vì cho rằng người dân đã gặp quá nhiều khó khăn về tài chính do đại dịch. Tuy nhiên, Tổng thống Duterte vẫn cho rằng cảnh sát nên kiên quyết và mạnh tay với những người vi phạm quy định phòng dịch. Campuchia ghi nhận thêm 506 ca nhiễm nCoV và 6 ca tử vong, nâng tổng số người mắc Covid-19 lên 19.743, trong đó 126 người đã tử vong. Campuchia kết thúc phong tỏa thủ đô Phnom Penh từ ngày 5/5, song người dân vẫn phải tiếp tục tuân thủ quy định như thời gian phong tỏa, áp dụng theo mã màu của từng khu vực. Người sống trong vùng đỏ phải ở lại nơi cư trú, không được ra ngoài "trừ khi có việc khẩn cấp", còn người trong vùng cam có thể di chuyển "nếu có việc cần thiết". Người dân sống trong vùng vàng được phép đi lại, đa số các ngành nghề kinh doanh được phép mở cửa lại. Tuy nhiên, lệnh giới nghiêm từ 20h tới 3h vẫn áp dụng với vùng vàng và vùng cam. Lào báo cáo 25 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca Covid-19 của nước này lên 1.327, trong đó một người chết. Lào ghi nhận ca tử vong do nCoV đầu tiên hôm 9/5 là một nữ công dân Việt Nam, 52 tuổi, có bệnh lý nền. Chính phủ Lào hôm 21/4 ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc tới 5/5, nhưng hôm 4/5 quyết định kéo dài thời gian thêm 15 ngày, tới 20/5.

Những điểm nguy hiểm của đợt Covid-19 hiện hành

Các quan chức và chuyên gia y tế đánh giá làn sóng dịch này có các đặc điểm cần cảnh giác cao: nhiều ổ dịch, nhiều biến chủng cùng lúc, người dân chủ quan hơn... 9 ngày qua, Việt Nam ghi nhận nhiều ca Covid-19, bao gồm Hà Nam với 20 ca, Vĩnh Phúc 14 ca, Yên Bái 5 ca, Đà Nẵng 2 ca, Quảng Nam 1 ca, Đồng Nai 1 ca. Đặc biệt, trong hai ngày 5/5 và sáng 6/5, 42 ca nhiễm được ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, là nhân viên y tế (một bác sĩ và một điều dưỡng), bệnh nhân, thân nhân người bệnh. Đây là lần bùng phát dịch thứ tư tại Việt Nam kể từ năm ngoái đến nay, sau đợt dịch tháng 3-4/2020, tháng 7-8 liên quan Đà Nẵng, tháng 1-2 liên quan Hải Dương. Đến sáng nay, ít nhất 4 tỉnh thành đã ghi nhận tổng cộng 19 ca nghi nhiễm liên quan Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Trong đó, Bắc Ninh 9 ca, Thái Bình 5 ca, Hưng Yên 2 ca, Hà Nội 3 ca gồm 2 ca là người chăm sóc bệnh nhân và một bác sĩ ở Bệnh viện Quân y 105 đi học tại viện Nhiệt đới. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là thành trì quan trọng của ngành y tế khu vực phía Bắc, là nơi tiếp nhận tất cả bệnh nhân Covid-19, điều trị hơn 1.000 ca bệnh, trong đó nhiều ca rất nặng, chưa có trường hợp nào tử vong. "Giờ đây, thành trì này đã bị thủng", ông Long nói. Theo các chuyên gia, đợt dịch này có nhiều điểm khác biệt lớn so với "làn sóng Covid-19 thứ hai" tại Đà Nẵng vào tháng 7/2020 hay hai ổ dịch bùng phát, nhanh chóng lan rộng vào tháng 1/2021 tại Công ty Poyun, Hải Dương và Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Quảng Ninh. Ghi nhận cùng lúc nhiều ổ dịch ở nhiều địa phương Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn điều trị Covid-19, cho biết các đợt dịch trước đây là từ một ổ dịch lây sang nguồn khác, chẳng hạn Đà Nẵng là Bệnh viện Đà Nẵng hay Hải Dương là từ khu công nghiệp Poyun, còn đợt dịch này là lây từ nhiều điểm khác nhau. Đầu tiên là chuỗi siêu lây nhiễm cộng đồng ở Hà Nam, lây lan bốn tỉnh thành gồm Hà Nam, Hà Nội, Hưng Yên, TP HCM. Tiếp đến là chuỗi lây nhiễm từ khách sạn Như Nguyệt 2, Yên Bái ghi nhận 5 ca nhiễm liên quan nhóm chuyên gia Ấn Độ và trong khu cách ly tập trung của khách sạn. Thứ ba là chuỗi lây nhiễm cộng đồng từ Vĩnh Phúc ghi nhận 6 ca liên quan nhóm chuyên gia Trung Quốc hết cách ly di chuyển nhiều nơi. Hôm 5/5, ghi nhận thêm ổ dịch mới tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Hà Nội, bao gồm nhân viên y tế, người nhà và bệnh nhân đang điều trị. "Do đó, đợt dịch này phức tạp hơn, liên quan nhiều ổ dịch, buộc tất cả các tỉnh thành nâng cao tinh thần chống dịch triệt để", giáo sư Kính nhận định. Xuất hiện nhiều biến chủng có khả năng lây lan nhanh trong thời gian ngắn Kết quả giải trình tự gene các chuyên gia Ấn Độ và nhân viên khách sạn Yên Bái do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện, đều thuộc biến chủng Ấn Độ là B.1.167. Đây là biến chủng kép, lần đầu tiên phát hiện tại Việt Nam. Chiều 4/5, Bộ Y tế công bố kết quả giải trình tự gene 3 mẫu virus bệnh nhân Covid-19 cộng đồng ở Vĩnh Phúc thuộc biến chủng B.1.617 Ấn Độ. Các chuyên gia cũng giải trình tự gene virus 6 mẫu bệnh phẩm ở Hà Nam, hai mẫu ở Hưng Yên, hai mẫu tại Hà Tĩnh lấy từ hai bệnh nhân Covid-19 từ Lào sang Việt Nam qua đường bộ, kết quả nhiễm chủng B.1.1.7, là biến thể từ Anh. Hiện, ngành y tế đang tiến hành giải tình tự gene một số trường hợp khác. Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, nhận định việc xuất hiện cùng lúc nhiều ổ dịch, nhiều biến chủng khác nhau, chứng tỏ những ổ này độc lập, từ các nguồn lây khác nhau. "Virus ngày càng thiên biến vạn hóa, các biến chủng mới ghi nhận gần đây gia tăng khả năng nhiễm nhiều hơn, thời gian ủ bệnh để lây từ người này sang người khác ngắn hơn", bác sĩ Hùng nói. Theo bác sĩ Hùng, trước đây, khi dịch bùng phát ở một địa phương nào đó, việc cô lập, phong tỏa sẽ giúp kiểm soát tốt. Hiện, Covid-19 xuất hiện nhiều nơi, nhiều nguồn nhiễm, mỗi ổ bắt nguồn từ một nguồn khác nhau, quy mô rộng hơn, "đòi hỏi cả hệ thống phải căng mình rất nhiều" so với những giai đoạn trước. Mất dấu F0 Bác sĩ Lê Quốc Hùng phân tích, đợt bùng dịch với 16 ca đầu tiên ghi nhận trong cả nước, tất cả đều tìm thấy F0, cách ly F1 rất nhanh, 99 ngày sau đó cả nước không ghi nhận lây nhiễm cộng đồng. Giai đoạn thứ hai ở Đà Nẵng, dù F0 đầu tiên mất dấu nhưng một số F0 khác phát hiện được. Ngày 28/11/2020, TP HCM xuất hiện chuỗi lây nhiễm nhưng nhanh chóng xác định được F0, kiểm soát tốt, khả năng lây lan thấp. "Đợt dịch này cũng giống đợt ở Hải Dương là mất dấu hoàn toàn F0", bác sĩ Hùng chia sẻ. Biến thể virus ngày càng nhiều, đa dạng về lâm sàng, có người bị nhiễm không có triệu chứng, không biết bị bệnh nên vẫn di chuyển khắp nơi, tham gia các sinh hoạt, âm thầm lây bệnh cho người khác". "Đây chính là những quả bom nổ chậm trong cộng đồng", bác sĩ Hùng nói. Theo bác sĩ Hùng, trước đây, các ca phát hiện phần lớn dựa vào triệu chứng lâm sàng, từ đó giúp khoanh vùng, truy vết, phát hiện F1, F2, tìm ra nguồn lây thuận lợi hơn để ngăn chặn được dịch. Bây giờ, khả năng ngăn chặn giảm đi do tình trạng lây lan ra cộng đồng lúc nào không biết, từ những bệnh nhân không triệu chứng. Hiện mỗi ngày, cơ quan chức năng bắt được rất nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép, cả qua biên giới đất liền lẫn đường biển, đường sông. Các chuyên gia nhận định, số nhập cảnh trái phép trót lọt, nhiễm bệnh không triệu chứng, vào cộng đồng sẽ có nguy cơ lây nCoV rất lớn. Khi đó, rất khó xác định nguồn lây. Nhiều ca dương tính sau khi hết thời gian cách ly tập trung "Bệnh nhân 2899" được ghi nhận ngày 29/4, sau hơn một tháng Việt Nam không có lây nhiễm cộng đồng. Người này từ Nhật về ngày 7/4, đã hoàn thành cách ly tập trung tại khách sạn Alisia Beach, Đà Nẵng ngày 21/4 và có 3 lần kết quả âm tính. Sau khi trở về Hà Nam, người này trở thành nguồn lây cho 19 ca khác. 5 chuyên gia Trung Quốc, hoàn thành cách ly tập trung ở Yên Bái và xuất cảnh ngày 29/4, cũng dương tính nCoV. Một chuyên gia Ấn Độ sống tại Hà Nội, dương tính sau khi hoàn thành cách ly tập trung 2 ngày. Một phụ nữ 32 tuổi từ Dubai về TP HCM, hết hạn cách ly tập trung với ba lần xét nghiệm âm tính, khi về quê Thạch Hà xét nghiệm lại dương tính, ghi nhận chiều 5/5. Ông Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam cho rằng quy trình cách ly tại khách sạn, cụ thể như ở khách sạn Như Nguyệt 2, Yên Bái chắc chắn có vấn đề dẫn đến lây nhiễm. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, phân tích việc có ca dương tính sau khi cách ly đủ 14 ngày có thể do giám sát cách ly có vấn đề hoặc xét nghiệm sai. "Nhìn chung vấn đề nằm ở sự chủ quan của con người chứ không phải do tính chất của dịch bệnh", bác sĩ Khanh nói. Hiện Bộ Y tế đã quyết định nâng thời gian cách ly tập trung lên 21 ngày, công bố chiều 5/5 và áp dụng ngay. Ngoài ra, người sau khi cách ly tập trung 14 ngày phải tiếp tục cách ly 14 ngày tại nhà chứ không được đi học, đi làm như trước đó. Người dân chủ quan hơn Theo bác sĩ Hùng, trước đây chỉ cần có thông báo một đợt bùng dịch nào đó, đường sá đều vắng vẻ hơn, người dân ít tụ tập. Hiện nay, dù các ca bệnh dồn dập xuất hiện nhưng người dân vẫn đi hát karaoke, tụ tập lễ hội. Chẳng hạn, tối 4/5, đoàn kiểm tra phát hiện nhà hàng The King trên đường Lê Lai, quận 1 với 6 phòng của karaoke có các nữ tiếp viên ăn uống, hát hò cùng khách quốc tịch Trung Quốc và Nhật Bản. Trong đó, một người Trung Quốc 45 tuổi vừa xong cách ly tập trung tại Hưng Yên, chưa hoàn thành thời gian tự cách ly thêm 14 ngày tại nơi cư trú ở Long An - nơi ông đến công tác. Trước đó, ngày 30/4, TP HCM đã dừng hoạt động toàn bộ các quán karaoke, bar và vũ trường để phòng Covid-19, sau khi ghi nhận "bệnh nhân 2910". Bác sĩ Hùng nhận định, nhiều khả năng người dân tin tưởng nhà nước, ngành y tế chống dịch tốt, chỉ một thời gian ngắn sẽ khống chế được dịch nên càng chủ quan. "Điều này rất đáng lo ngại vì người dân đóng vai trò cực kỳ lớn trong thành công chống dịch. Nếu không có sự chung tay của người dân, chỉ dựa vào nỗ lực của nhà nước, ngành y tế, các ban ngành đơn thuần thì không thể hiệu quả", bác sĩ Hùng nói. "Nếu không nhanh chóng dập dịch, sẽ dẫn đến Covid-19 bùng phát trên diện rộng, nói cách khác là "thảm hoạ do chủ quan". Hy vọng vào vaccine So với các đợt dịch trước kể từ tháng 3/2020, lần này các lực lượng chống dịch có vũ khí mới - vaccine. Phó giáo sư Đào Xuân Cơ, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, khẳng định vaccine là chìa khóa kiểm soát dịch hiệu quả nhất, kể cả khi Việt Nam đã khống chế dịch rất tốt. Việt Nam cần kiểm soát "chủ động", tiêm vaccine phòng Covid 19 để tạo miễn dịch cộng đồng. Không có vaccine thì rất khó để kiểm soát dịch bền vững trong bối cảnh này, khi mà tình hình dịch ở các nước xung quanh như Campuchia, Lào, Thái Lan và Ấn Độ tăng cao. Tính đến hôm qua, hơn 600.000 người đã được tiêm vaccine phòng dịch, và dự kiến đến 15/5 sẽ tiêm hết lượng vaccine Astra Zeneca hiện Việt Nam có như kế hoạch. Ngày 10/5, dự kiến Covax sẽ cung cấp thêm cho Việt Nam hơn 1 triệu liều nữa. Các nhà sản xuất vaccine trong nước cũng đang chạy đua thời gian để có thể chủ động nguồn. Đến nay, 100% người tiêm thử Nanocovax giai đoạn một đều sinh miễn dịch tốt. "Hy vọng vaccine sớm được sản xuất để phục vụ cộng đồng, người dân có miễn dịch để tự bảo vệ mình", phó giáo sư Cơ nói. Trong bối cảnh vừa chống dịch vừa cân bằng phát triển kinh tế, việc phong tỏa các diện rộng như năm trước khó khả thi, thì vaccine và 5K nghiêm túc chính là phương thức quan trọng để chống dịch, giáo sư Kính kết luận.

Chuyên gia dự đoán Covid-19 đạt đỉnh trong hai tuần tới

Các chuyên gia y tế cho rằng số ca Covid-19 sẽ đạt đỉnh trong vòng hai tuần tới, song dự đoán có thể thay đổi do một số yếu tố. Ngày 10/5, Việt Nam ghi nhận 125 ca lây nhiễm cộng đồng, số ca cao nhất tính theo ngày, kể từ khởi đầu đại dịch vào 2020 đến nay. Những ngày trước đó, số ca mắc cộng đồng cũng liên tục "lập kỷ lục", với 92 trường hợp ghi nhận ngày 9/5, 80 ca ngày 8/5, 64 ca ngày 6/5. Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, dự đoán đường cong dịch tễ sẽ đạt đỉnh trong vòng hai tuần tới. Tuy nhiên, có thể có nhiều yếu tố khác làm thay đổi đỉnh dịch đó. Chẳng hạn hoạt động bầu cử sắp tới, nếu tổ chức phòng dịch không tốt, có thể làm virus lây lan vì tập trung đông người. "Để khống chế được dịch, phải ngăn chặn toàn bộ các F1, chặt đứt tất cả mối liên quan lây truyền bệnh", bác sĩ Hùng nói. Cùng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, cho biết số ca nhiễm đang trên đà tăng nhanh và khả năng sẽ còn tăng cao trong những ngày tới, chưa thấy có xu hướng giảm. Cùng với đó, số lượng ổ dịch tiếp tục gia tăng. Nếu khả năng truy vết, cách ly, khoanh vùng dập dịch tốt, khoảng hai tuần nữa, Covid-19 sẽ được khống chế. "Nếu trong vòng hai tuần tới, cơ quan chức năng can thiệp không tốt, hoặc do nhiều yếu tố khác tác động tiêu cực đến công tác khoanh vùng, dập dịch thì Covid-19 có thể còn bùng phát mạnh hơn", bác sĩ Khanh nói. Theo bác sĩ Khanh, với tình hình hiện nay, trong vòng hai tuần nữa mới có thể đánh giá số ca nhiễm có tăng hay không, và Covid-19 sẽ đạt đỉnh lúc nào. "Biện pháp của nhà chức trách cùng ý thức của người dân trong hai tuần nữa sẽ quyết định lớn đến công tác chống dịch", ông Khanh nói. Làn sóng dịch nghiêm trọng hơn trước Bác sĩ Hùng cho biết số ca mắc mới mỗi ngày cao, kéo dài, ổ dịch nhiều hơn, lan ra nhiều tỉnh thành khiến "đợt dịch này nguy hiểm hơn các đợt dịch trước". Những ổ dịch ở các địa phương có thể liên hệ với nhau, hoặc hoàn toàn không liên quan, chứng tỏ nhiều nguồn lây hơn. Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cũng nhận định, đợt bùng phát lần này rất nghiêm trọng, ghi nhận nhiều ổ dịch, nhiều nguồn lây nhiễm, đa chủng và tấn công vào vị trí trọng yếu. Nhiều bệnh viện phải cách ly y tế, ảnh hưởng tới công tác phòng, chống dịch. Theo phó giáo sư Hiếu, đáng lo ngại nhất là nCoV lây lan đến các khoa, phòng hồi sức tích cực, người mắc có thể sẽ rơi vào tình trạng nặng hơn, nguy cơ tử vong cũng cao hơn. Chưa kể, bệnh viện có nhiều người đến, số lượng ra vào rất đông khiến việc kiểm soát lây nhiễm chéo và công tác truy vết khó khăn. "Cơ sở y tế là thành trì trong chống dịch. Khi dịch bệnh lây lan trong bệnh viện, nguy cơ lây nhiễm chéo rất cao trong viện và giữa các bệnh viện với nhau, điển hình là Bệnh viện K có ca dương tính liên quan Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương", phó giáo sư nhấn mạnh. Phó giáo sư Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết làn sóng Covid-19 này được các chuyên gia dự báo từ trước, nhưng nguy hiểm hơn là virus bùng phát ngay trong cơ sở y tế đầu ngành là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện K. Khu cách ly và các bệnh viện, nơi thực hiện 5K tốt nhất đã bị virus "chọc thủng". Chưa kể, nhiều ổ dịch mất dấu F0, nhiều người mang mầm bệnh mà không biết, hàng nghìn F1 di chuyển nhiều nơi, khiến việc truy vết nan giải. Khó khăn hơn, Covid-19 lan vào các bệnh viện đầu ngành kéo theo nhiều bệnh nhân nặng sẽ mất cơ hội chẩn đoán, điều trị kịp thời, đặc biệt là bệnh nhân ung thư hoặc bệnh nhân tuyến dưới cần can thiệp. Theo bác sĩ Hùng, khi số lượng bệnh nhân tăng quá nhiều, áp lực lên hệ thống y tế sẽ căng thẳng hơn, dẫn đến hiệu quả điều trị giảm xuống, khả năng bệnh nhân nặng sẽ tử vong nhiều hơn. Ngoài ra, các chuyên gia cũng đánh giá làn sóng dịch lần này có các đặc điểm cần cảnh giác cao là xuất hiện nhiều biến chủng với khả năng lây lan nhanh trong thời gian ngắn, người dân chủ quan hơn trước, nhiều ca dương tính được phát hiện sau thời gian cách ly tập trung. Khả năng kiểm soát dịch tốt Theo ông Trần Đắc Phu, chuyên gia cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, mặc dù số ca nhiều, lây lan ở nhiều địa phương nhưng về cơ bản, chính quyền đang kiểm soát được nguồn lây ở từng ổ dịch. "Từng tỉnh đang kiểm soát được tình hình, góp phần cùng cả nước kiểm soát dịch bệnh", ông Phu nói. Tất cả những biện pháp gồm truy vết, khoanh vùng, phát hiện, dập dịch, đến giờ vẫn hiệu quả. "Nếu vừa rồi chúng ta không làm được tốt, giờ này số ca sẽ tăng theo cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng", bác sĩ Hùng nhận định. Theo bác sĩ Hùng, do vaccine triển khai chưa nhiều, nguyên tắc 5K vẫn là biện pháp quan trọng nhất. Bên cạnh đó, vấn đề xét nghiệm, tầm soát sàng lọc ở những nơi có yếu tố nguy cơ cao, tìm được những F0 không có triệu chứng đang trong âm thầm lây bệnh trong cộng đồng, sẽ góp phần rất lớn khống chế dịch. Bác sĩ Hùng phân tích thêm, khả năng dập dịch thành công cao do nhiều tỉnh, thành đã có kinh nghiệm dày dạn trong truy vết, tích lũy từ các đợt dịch trước. Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 458, ghi nhận ở 26 tỉnh thành. Cụ thể, địa bàn Hà Nội 143 ca (trong đó Bệnh viện Trung ương 79 ca, 12 ca ở Bệnh viện K), Bắc Ninh 85, Vĩnh Phúc 53, Đà Nẵng 53, Bắc Giang 47, Hưng Yên 19, Hà Nam 16, Thái Bình 6, Hòa Bình 5, Hải Dương 5, Lạng Sơn 4, Thừa Thiên Huế 3, Quảng Nam 3, Đăk Lăk 2, Điện Biên 2, Nam Định 2, Đồng Nai, Hải Phòng, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Thanh Hóa, TP HCM, Yên Bái, Quảng Trị mỗi nơi một ca.

Thêm 28 ca Covid-19 cộng đồng

Bộ Y tế sáng 11/5 ghi nhận thêm 28 ca dương tính nCoV, trong đó 27 ca trong khu vực đã được phong tỏa, một ca tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. 28 ca mới ghi nhận tại Bắc Ninh 13, Vĩnh Phúc 7, Bắc Giang 5, Lạng Sơn, Hải Dương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương mỗi nơi một. Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 486, ghi nhận ở 26 tỉnh thành. Cụ thể, địa bàn Hà Nội 144 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 80 ca, 13 ca ở Bệnh viện K), Bắc Ninh 98, Vĩnh Phúc 60, Đà Nẵng 53, Bắc Giang 52, Hưng Yên 19, Hà Nam 16, Thái Bình 6, Hòa Bình 5, Hải Dương 6, Lạng Sơn 5, Thừa Thiên Huế 3, Quảng Nam 3, Đăk Lăk 2, Điện Biên 2, Nam Định 2, Đồng Nai, Hải Phòng, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Thanh Hóa, TP HCM, Yên Bái, Quảng Trị mỗi nơi một ca. Tại Bắc Ninh: Ca 3462-3464, 3466-3469, 3471-3472, 3474-3476, 3478 đều liên quan dịch tễ với ổ dịch xã Mão Điền, cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 9/5 dương tính với nCoV, họ điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Tại Vĩnh Phúc: Ca 3465 nữ, 39 tuổi địa chỉ tại huyện Bình Xuyên, làm việc tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Hoa Sen. Ca 3470 nam, 41 tuổi địa chỉ tại thành phố Phúc Yên, là F1 của chuyên gia Trung Quốc. Ca 3473 nữ, 26 tuổi địa chỉ tại huyện Vĩnh Tường, làm việc tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Hoa Sen. Ca 3477 nữ, 20 tuổi địa chỉ tại huyện Vĩnh Tường, làm việc tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Hoa Sen. Ca 3479 nữ, 52 tuổi địa chỉ tại huyện Yên Lạc, là F1 của ca 3228. Ca 3480 nữ, 19 tuổi địa chỉ tại thành phố Phúc Yên, thông tin dịch tễ đang tiếp tục điều tra. Ca 3481 nữ, 42 tuổi địa chỉ tại thành phố Phúc Yên, có liên quan dịch tễ với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Các bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước, kết quả xét nghiệm ngày 10/5 dương tính với nCoV. Hiện họ điều trị tại Bệnh viện dã chiến tỉnh Vĩnh Phúc. Tại Lạng Sơn: Ca 3482 nữ, 44 tuổi, địa chỉ tại huyện Hữu Lũng, là F1 của ca 3238, 3239. Kết quả xét nghiệm ngày 9/5 dương tính với nCoV, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Tại Bắc Giang: Ca 3483-3487 đều liên quan đến ổ dịch công ty SJ Tech trước đó, kết quả xét nghiệm ngày 9/5 dương tính với nCoV. Hiện các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Tại Hà Nội: Ca 3488 ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, là nhân viên y tế đã được cách ly trong bệnh viện. Tại Hải Dương: Ca 3489, nữ, 28 tuổi, địa chỉ tại thành phố Chí Linh, có tiền sử đi về xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đã chủ động đi khai báo y tế, kết quả xét nghiệm ngày 10/5 dương tính với nCoV. Hiện bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương. Tổng số ca nhiễm tích lũy từ đầu dịch lên 3498, số khỏi 2.618, 35 ca tử vong do Covid-19 kèm bệnh lý nền. Số lượng mẫu xét nghiệm từ 27/4 đến nay là 211.016 mẫu. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá đợt dịch lần này phức tạp, có đa ổ dịch, đa nguồn lây, đa chủng nên tốc độ lây nhiễm tăng cao hơn so với các đợt dịch trước. Ông đề nghị các địa phương phải kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống dịch, coi như địa phương đang trong dịch, để khi xảy ra không bối rối, bỡ ngỡ. Theo chương trình tiêm chủng quốc gia, ngày 10/5 thêm 25.057 người tiêm vaccine Covid-19. Như vậy, đến nay cả nước tổng cộng đã thực hiện tiêm đợt 1 và 2 được 892.454 trong số 917.600 liều vaccine phân bổ, đạt tỷ lệ 97%. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe cách ly là hơn 67.000. Trong đó, số người cách ly tập trung tại bệnh viện là hơn 1000, tại cơ sở khác hơn 27.000, còn lại cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Bộ Y tế Việt Nam cảnh báo nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài vào nước ta rất cao nếu không kiểm soát chặt đường biên giới. Người dân được khuyến cáo thực hiện nghiêm quy tắc 5K. Theo Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, thế giới ghi nhận khoảng 159 triệu ca Covid-19, trong đó hơn 3,3 triệu người đã tử vong. Đứng thứ nhất về số ca mắc là Mỹ, sau đó là Ấn Độ và Brazil.

Quốc hội VN vì khát vọng phát triển của nhân dân VN

 Khát vọng phát triển của nhân dân VN thời đại Hồ Chí Minh luôn được thể hiện trong Hiến pháp, pháp luật. Vì vậy, khát vọng ấy luôn được hiện thực hóa trong đời sống. Quốc hội VN  luôn trung thành với những khát vọng phát triển của nhân dân. 

Thông qua chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được Nhân dân ủy quyền, QH Việt Nam những năm qua đã luôn trung thành, tận tụy cho khát vọng phát triển của Nhân dân Việt Nam. Vì vậy, lòng tin của nhân dân với QH ngày càng cao. Những quyết sách mà QH bấm nút luôn đáp ứng được mong mỏi và kỳvọng phát triển, ấm no, tự do, hậnh phúc của nhân dân Việt Nam

MLN

Quốc hội của sự dân chủ và khát vọng phát triển của Việt Nam.

 Sự ra đời của Quốc hội nước ta là sản phẩm của cuộc cách mang doân tộc, dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng ta.  Ngay từ khi ra đời nó đã lĩnh sứ mệnh to lớn trong cuộc đấu tranh bảo vệ, phát triển nền dân chủ mới- dân chủ XHCN. Dân chủ trở thành mục đích, tôn chỉ, nguyên tắc hoaạt động, sức mạnh to lớn của Quốc hội Việt Nam hơn 70 năm qua.

Đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp trước hết phải là người vì nước, vì dân

 Đại biểu Quốc hội của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam luôn là người yêu nước, vì nước, vì dân, vì sự tồn tại và phát triển của đất nước. Đó là điều đã được lịch sử xác nhận, nhân dân VN ghi nhận hơn 70 năm hể qua; đó là chân lý, là thực tiễn không thể đảo ngược.

Những mưu toan lợi dụng vấn đề dân chủ trong quá trình bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, một số phần tử cơ hội chính trị đã toan tính ra ứng cử tự nguyện hòng lọt vào hàng ngũ đại biểu QH và HĐND các cấp. Những toan tính rất ấu trĩ này đã, đang, sẽ bị nhân dân ta vachk mặt. Những kẻ cơ hội chính trị không bao giờ có đủ tư cách để làm người đại biểu nhân dân. Nhân dân ta đã phế truất họ ngay từ đầu. Thậm trí, một số phần tử không đủ tư cách để bỏ là phiếu thiêng liêng, cao cả đó

MLN

TÂM HUYẾT, CÔNG SỨC CỦA CẢ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÌ SỨC KHỎE CỦA NHÂN DÂN

 Những ngày này, khi dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại ở nhiều địa phương với tốc độ lây lan nhanh hơn các lần trước, do virut đã biến thể nguy hiểm hơn trước. Nhưng những ngày qua, với quyết tâm và chủ trương "chống dịch như chống giặc", quyết tâm nhanh chóng huy động mọi nguồn lực khống chế và từng bước đẩy lùi dịch bệnh, và cho đến cuối ngày 10 tháng 5, chúng ta đã cơ bản khống chế được dịch bệnh, các ổ dịch mới đã được khoanh vùng, nhận diện và nhanh chóng truy vết các trường hợp tiếp xúc diện F1, F2, F3. Với kinh nghiệm đã có được từ các lần trước, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào quyết tâm, công sức của cả hệ thống chính trị hành động tất cả vì sức khỏe của nhân dân.   

Hàng trăm thi thể Covid-19 chất trong xe đông lạnh Mỹ cả năm. Trông người mà ngẫm đến thành công của Việt Nam trong khống chế dịch bệnh

 Thi thể hàng trăm nạn nhân Covid-19 vẫn bảo quản trong xe lạnh hơn một năm sau khi New York rơi vào cao điểm bùng phát dịch.

Những chiếc xe đông lạnh sử dụng làm nhà xác tạm thời ở phía nam quận Brooklyn vẫn lưu giữ 759 thi thể, dù không phải tất cả đều là nạn nhân Covid-19, như một lời nhắc nhở về nỗi đau mà thảm kịch đã gây ra cho thành phố New York năm ngoái.

Đầu tháng 4/2020, New York có lúc ghi nhận hơn 800 ca tử vong do Covid-19 trong một ngày. Trong tuần đầu tháng 4, trung bình mỗi ngày thành phố có 566 người chết. "Kho bảo quản dài hạn được lập ra trong thời kỳ dịch cao điểm để đảm bảo các gia đình có thể lựa chọn nơi an nghỉ cho người thân tới khi tìm được địa điểm phù hợp", Mark Desire, phát ngôn viên của Sở Giám định Y tế New York, nói hôm 7/5, cho hay đang hỗ trợ các gia đình tìm nơi chôn cất.

Cuối tháng 3/2020, xe lạnh cũng được sử dụng làm nhà xác tạm thời bên ngoài các bệnh viện của thành phố, trong bối cảnh số người chết tăng cao ở tâm dịch của nước Mỹ. Lần cuối New York sử dụng biện pháp bảo quản xác này là sau vụ khủng bố 11/9/2001, khi cơ quan giám định phải khám nghiệm hàng chục nghìn bộ phận cơ thể trong số 2.753 người thiệt mạng trong vụ sập tháp Trung tâm Thương mại Thế giới.

 

ĐẢNG LÃNH ĐẠO BẦU CỬ LÀ TẤT YẾU

Đảng Cộng sản Việt Nam được Hiến pháp xác định là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, tức là lãnh đạo toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, để lãnh đạo thành công , Đảng luôn lãnh đạo chặt chẽ công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới là đội ngũ cán bộ, công tác nhân sự của Đảng, vai trò của đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Những kết quả bước đầu của công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã chứng minh trong điều kiện mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của công tác nhân sự và đang làm tất cả để nâng cao chất lượng ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp; kiên quyết không để lọt vào Quốc hội và HĐND các cấp những đại biểu không đủ tiêu chuẩn.

Việt Nam hỗ trợ khẩn Lào 500.000 USD chống Covid-19

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư thăm hỏi người đồng cấp Lào Phankham Viphavanh và thông báo khoản hỗ trợ khẩn cấp 500.000 USD chống Covid-19.

Thú tưởng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Bộ Y tế cùng các cơ quan chức năng Việt Nam chia sẻ với Lào kinh nghiệm kiếm soát dịch bệnh, hỗ trợ chuyên gia và các loại vật tư cùng trang thiết bị y tế mà Lào cần cho công tác phòng chống Covid-19, Bộ Ngoại giao cho biết trong thông cáo ngày 30/4.

Trong thư gửi Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt mà chính phủ Lào đã triển khai, đồng thời bày tỏ sự chia sẻ và cảm thông sâu sắc trước những khó khăn và thách thức mà Lào đang phải đối mặt trong đợt lây nhiễm cộng đồng mới.

Trong cuộc trao đổi trực tuyến ngày 29/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thông báo với người đồng cấp Lào Bounfeng Phoummalaysith về quyết định hỗ trợ 200 máy thở, hai triệu khẩu trang y tế, 10 tấn chất khử trùng Chloramine-B và một số trang thiết bị phòng dịch khác. Bộ Y tế sẽ cử chuyên gia giúp Lào lập bệnh viện dã chiến và thiết lập hệ thống xét nghiệm Covid-19 nhhanh nhất. Lào ghi nhận 757 ca nhiễm nCoV, tăng 85 ca trong 24 giờ qua, không có ca tử vong và 51 người đã khỏi bệnh. Covid-19 xuất hiện tại 15 trong 18 tỉnh thành của Lào. Thủ đô Vientiane và Luang Prabang áp lệnh phong tỏa tới ngày 5/5 để ngăn nCoV. Những địa điểm giải trí, vui chơi, quán bar, karaoke, tiệm mát-xa và phòng tập thể dục sẽ phải ngừng hoạt động trong thời gian phong tỏa.

Người dân không được ra khỏi nhà, trừ các trường hợp thiết yếu gồm mua sắm nhu yếu phẩm, đến bệnh viện và thực hiện các nhiệm vụ, công việc được chính quyền cho phép. Các tiểu thương bị cấm tích trữ hàng hóa và thổi giá, đặc biệt với các sản phẩm như khẩu trang, nước rửa tay, xăng dầu và thực phẩm. Các cuộc tụ tập không được quá 20 người, trong khi các sự kiện như tang lễ phải tổ chức cẩn thận, tuân theo biện pháp phòng chống dịch.

Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh chỉ đạo chính quyền ở mọi cấp phải tiếp tục tuyên truyền cho người dân về những nguy hiểm của Covid-19, cũng như các biện pháp bảo vệ bản thân và gia đình họ. Các tỉnh khác được khuyến cáo tăng cường biện pháp phòng chống Covid-19 khi cần thiết và phù hợp với tốc độ lây lan của dịch bệnh trong tỉnh.

 

Bí thư Hà Nội: 'Thành phố không cách ly cực đoan'

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, Covid 19 đợt này phức tạp hơn, nhưng thành phố đã chủ động triển khai nhiều biện pháp hiệu quả, không cực Để phòng, chống dịch, thành phố đã tạm dừng hoạt động tập trung đông người không cần thiết, một số dịch vụ có nguy cơ cao lây lan dịch bệnh; tạm thời cho học sinh các cấp nghỉ học; tổ chức xét nghiệm sàng lọc cho nhiều khu vực, trường hợp có nguy cơ cao.

"Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai thông tin với tôi, 11.000 cán bộ, công nhân viên y tế và bệnh nhân của viện đã được xét nghiệm, kết quả đều âm tính", Bí thư Hà Nội nói, nhưng đề nghị để phòng ngừa dịch, cần tạm thời đóng cửa các hàng quán xung quanh cơ sở y tế.

Nhắc lại nội dung đã trao đổi với báo chí trước đó, Bí thư Hà Nội cho biết có thời điểm xuất hiện tin đồn "phong tỏa thành phố", ông đã lên tiếng bác bỏ. Dù dịch diễn biến phức tạp và có cách ly hạn chế một số điểm như một tầng chung cư, một thôn hay một bệnh viện, thành phố "không giãn cách, phong tỏa một cách cực đoan, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội".

Dự báo tình hình Covid-19 trong thời gian tới còn phức tạp, Bí thư Hà Nội kêu gọi người dân "không chủ quan nhưng cũng không bi quan lo lắng thái quá". Người đứng đầu cấp ủy các cấp không được ra khỏi thành phố, trường hợp đặc biệt phải báo cáo. Địa phương, đơn vị nào để cán bộ, nhân viên mắc Covid-19 do lơ là, chủ quan thì lãnh đạo cơ quan đơn vị đó phải chịu trách nhiệm.

Bí thư Hà Nội cũng nêu cách làm sáng tạo của huyện Đông Anh khi khoanh vùng ổ dịch theo 3 lớp (lớp lõi có dịch giãn cách theo Chỉ thị 16, lớp tiếp theo thực hiện theo Chỉ thị 15, lớp ngoài cùng theo Chỉ thị 19) từ đó vừa đảm bảo an toàn phòng dịch, vừa không ngăn sông cấm chợ, làm đảo lộn cuộc sống người dân và yêu cầu các quận, huyện nhân rộng cách làm hiệu quả này.

Đến 11h ngày 10/5, Hà Nội ghi nhận 46 ca mắc ngoài cộng đồng tại 11 quận, huyện (Thường Tín, Đông Anh, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Gia Lâm, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân, Ba Đình, Thanh Oai, Hai Bà trưng). Trên toàn thành phố có 30 địa điểm bị cách ly, phong tỏa với gần 25.000 người.


CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU, Ý ĐỒ TUYÊN TRUYỀN, ỦNG HỘ TỰ ỨNG CỬ

Càng gần đến ngày bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, các thế lực thù địch, phản động lại tăng cường chống phá quyết liệt, một trong những luận điệu xuyên tạc đó là “Đảng đã quyết” và việc bầu hay phê chuẩn của Quốc hội “chỉ là hình thức”.

Chúng rêu rao rằng: không phải cứ đảng viên tham gia ĐBQH, đại biểu HĐND mới đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân; không phải chỉ có đảng viên mới đủ tư cách tham gia Quốc hội và HĐND các cấp... Để bảo vệ luận điệu này chúng lợi dụng những hạn chế của ta, nêu những trường hợp là đảng viên tham gia ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ vừa qua vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật; dẫn ra những ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp là người ngoài Đảng nhưng vẫn phát huy tốt vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Chúng đòi hỏi cơ cấu đại biểu Quốc hội là đảng viên với người ngoài đảng phải tương đương. Chúng tiếp tục sử dụng chiêu trò “tự ứng cử” rồi lên mạng hô hào các hội nhóm dân chủ ký tên ảo, tung hô, tô vẽ cho các “nhà dân chủ” hòng gây rối, phá hoại cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp...

Tất cả những luận điệu, chiêu trò ấy không nhằm mưu đồ nào khác là cài cắm vào Quốc hội và HĐND các cấp những “mầm mống dân chủ” để từng bước biến nghị trường thành diễn đàn nhằm thực hiện những âm mưu, thủ đoạn chống phá, hình thành lực lượng đối lập trong cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hòng làm ta suy yếu từ bên trong.

NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN VỀ BẦU CỬ

Để cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nói chung và công tác nhân sự bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nói riêng được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, đúng nguyên tắc, an toàn, tiết kiệm và thành công tốt đẹp, hơn lúc nào hết, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm cho mọi người dân và toàn xã hội về nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác nhân sự và công tác bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp.

Chỉ có nhận thức đúng chúng ta mới tạo được sự thống nhất cao trong toàn xã hội, tạo sự đồng thuận trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và nhân dân nhằm tạo sức mạnh tổng hợp nâng cao chất lượng công tác nhân sự bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp.

KHÔNG ĐỂ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ NHÂN SỰ TRONG BẦU CỬ QUỐC HỘI VÀ HĐND CÁC CẤP

Cũng giống như Đại hội XIII, công tác nhân sự của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp tiếp tục là nội dung mà các thế lực thù địch, phản động tập trung chống phá nhằm thực hiện những động cơ, mục đích đen tối. Thông qua mạng xã hội và một số diễn đàn tiếng Việt có địa chỉ ở nước ngoài, các thế lực thù địch, phản động đăng phát nhiều tin, bài xuyên tạc về công tác nhân sự bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp. Chúng trắng trợn nói rằng, việc sắp xếp nhân sự trong Đảng cũng như trong Quốc hội là sự “thương lượng”, “thỏa hiệp” giữa các “phe cánh”.

Một bài viết trên BBC tiếng Việt gần đây trích ý kiến phát biểu rằng, công tác nhân sự ở Việt Nam “là quyết định thuần túy theo tính toán của đảng, theo sự phân chia quyền lực, thỏa hiệp, nhượng bộ...”.

Chúng cố tình xuyên tạc rằng cách làm nhân sự ở Việt Nam là không dân chủ, thiếu khách quan, minh bạch; việc sắp xếp, điều chỉnh, bổ sung nhân sự không vì lợi ích tập thể mà chỉ nhằm “thanh trừng bè phái”, “đấu đá nội bộ”... Chúng tiếp tục bịa đặt, dựng chuyện nói xấu, bôi nhọ nhằm hạ thấp uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cán bộ cấp cao của Đảng được giới thiệu tham gia ứng cử ĐBQH.

Mọi người cần tỉnh táo, nâng cao cảnh giác, vạch trần và đấu tranh kiên quyết với những luận điệu xuyên tạc, để tổ chức thành công cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV và HĐND các cấp sẽ được tổ chức vào ngày 23 tháng 5 tới đây.

TRỞ VỀ SAU CUỘC CHIẾN

 


Lính Cụ Hồ trở về sau cuộc chiến

Chẳng huân chương, danh tiếng cho mình

Chút tiền dành dụm để mua búp bê xinh

Về làm quà cho con mình còn bé.


Bao năm qua nó sống trong tình mẹ

Cưới mẹ rồi, bố lặng lẽ chia tay

Bao năm qua nó tính nhẩm từng ngày

Nhìn mắt mẹ, ướt cay...chờ tin bố.


Chiến tranh thương đau, biết có ngày hội ngộ?

Cả ngày, đêm làng phố nhận... tin buồn

Ra chiến trường, bố cứ im bặt luôn

Đêm vắng lặng, mẹ vô buồng thầm khóc.


Vì Tổ quốc, mẹ vượt bao khó nhọc

Vất vả nuôi con, nay tóc đã bạc rồi

Gửi hết tình vào chiến trường xa xôi

Để cho bố vượt núi đồi đánh Mỹ.


Chiến thắng rồi, bố ra quân bình dị

Bộ quần áo quân nhân, chẳng vũ khí bên mình

Gia tài chỉ là một chiếc balo xinh 

Chiếc thùng đạn, bạn bè thân tình cho kỷ niệm.


Người lính Cụ Hồ trở về sau cuộc chiến

Tuổi thanh xuân đã cống hiến cho đời

Đất nước thanh bình, cảm xúc thật đầy vơi

Lòng thanh thản, chia tay... rời quân ngũ./.

XUYÊN TẠC LỊCH SỬ DÂN TỘC – DÃ TÂM THÂM ĐỘC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

    Thời gian gần đây, cùng với tập trung chống phá Đại hội XIII của Đảng, các thế lực thù địch tăng cường xuyên tạc lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta, nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta nhận thức sai lệch về lịch sử dân tộc, từ đó dao động, nghi ngờ, thiếu lòng tin vào Đảng và chế độ.

    Lịch sử dựng nước và giữ nước dân tộc Việt Nam được ghi dấu bằng lớp lớp những chiến công oanh liệt, hiển hách và những thành tựu to lớn trên con đường xây dựng, phát triển. Đặc biệt, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lịch sử dân tộc được viết tiếp bằng thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược - đó là những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dân tộc, mang tầm vóc quốc tế và có tính thời đại sâu sắc. Những thắng lợi đó đã được lịch sử ghi nhận, khẳng định, nhưng với dã tâm thâm độc, lòng thù hận, các thế lực thù địch, xét lại, cơ hội chính trị đã cố tình bôi đen, xuyên tạc, phủ nhận sự thật lịch sử; khoét sâu, thổi phồng sai lầm, khuyết điểm, nhằm tuyên truyền sai lệch, làm cho một bộ phận quần chúng thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc, nhất là giới trẻ hoài nghi, phai nhạt niềm tin đối với Đảng, chia rẽ Đảng với Nhân dân, làm suy yếu, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những ngày gần đây, một số trang mạng xã hội, như: “Tivi tuần san”, “Tiếng dân”, “KTV”,... thông qua các hình thức bình luận theo chuyên đề, kể chuyện lịch sử để xuyên tạc các sự kiện lịch sử dân tộc, hòng hạ thấp vai trò lẫnh đạo của Đảng. Qua đó, trực tiếp chống phá công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội XIII của Đảng, sắp tới đây là công tác bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp . Chúng lật lại những thông tin, sự kiện cũ, nhưng lại suy diễn, xuyên tạc bằng “cái nhìn mới” để kích thích người nghe, người xem; trong đó, tập trung vào sự kiện Cải cách ruộng đất, Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Các thế lực thù địch đã ra sức thổi phồng, xuyên tạc rằng: Cải cách ruộng đất ở miền Bắc là cuộc “thanh trừng”, “tắm máu”; những khuyết điểm đó bắt nguồn từ sự sai lầm của Đảng khi đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, thực hiện chuyên chính vô sản hà khắc. Các trang mạng xã hội phản động còn nhắc lại Hiệp định Genève và la lối rằng: việc đưa chủ nghĩa Mác -Lênin vào Việt Nam là nguyên nhân sâu xa của chiến tranh ở Việt Nam; cuộc kháng chiến chống Mỹ chẳng qua là “Chiến tranh ý thức hệ”, "Chiến tranh ủy nhiệm”. Chúng còn ra sức xuyên tạc: cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lẵnh đạo là một sai lầm, “không có bên thắng, bên thua” mà tất cả cùng thua, có nhất thiết phải chiến tranh mới giành được độc lập không? Chúng đâu biết rằng Việt Nam ta không còn con đường nào khác là chúng ta phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để thực hiện khát vọng cháy bỏng của nhân dân Việt Nam là: hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, với chân lý “Nước Việt Nam là một - Dân tộc Việt Nam là một”.

    Những luận điệu trên hoàn toàn xuyên tạc, ngụy biện, nhằm phá hoại tư tưởng, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ. Tiếc rằng, một bộ phận quần chúng vì lý do thiếu hiểu biết lịch sử, mơ hồ về chính trị và động cơ cá nhân cố tinh hùa theo những luận điệu đó, tiếp tay cho mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch. Thực tiễn đã khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Vì vậy, Đảng ta đã phát huy được truyền thống, sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, được bạn bè và nhân dân thế giới hết lòng ủng hộ. Quân và dân ta đã đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

    Đó là câu trả lời đích đáng nhất cho những luận điệu xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng, chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin của các thế lực thù địch. Dù dã tâm của chúng có hiểm độc đến đâu thì sự thật vẫn không thể bị lu mờ. Từ đó, nêu cao niềm tự hào, trách nhiệm phát huy truyền thống hào hùng đó và viết tiếp những trang sử mới. Đồng thời, biết nhận diện đúng các luận điệu xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch, không bị lôi kéo, mắc lừa bời những thông tin bôi đen, xuyên tạc, bịa đặt. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, tỉnh táo phát hiện, chủ động đấu tranh ngăn chặn các luận điệu xuyên tạc lịch sử; trở thành một chiến sĩ xung kích trên mặt trận phòng, chống “diễn biến hòa bình” cùng những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra. Mặt khác, cần kiên quyết xử lý nghiêm minh theo pháp luật những tổ chức, cá nhân có hành vi xuyên tạc lịch sử, chống phá cách mạng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa


QUẢN LÝ CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là “Cách mạng 4.0” đang diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng trong mọi ngóc ngách của đời sống xã hội.
    Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn của “Cách mạng 4.0” đem lại, phục vụ chính bản thân con người. Tuy nhiên, mặt trái của nó trên lĩnh vực chính trị tư tưởng đã bị những kẻ phản động cơ hội, thoái hóa, biến chất… lợi dụng như một công cụ, một diễn đàn “không mất tiền mua” chống phá điên cuồng các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong sự nghiệp canh tân đất nước theo định hướng XHCN.
    Hiện nay, việc quản lý chính trị tư tưởng đối với mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng trở thành mặt trận nóng bỏng trên không gian mạng giữa ta và kẻ thù của cách mạng Việt Nam. Từ không gian mạng những chiêu trò, thủ đoạn thâm hiểm được chúng sử dụng thường xuyên tác động trực tiếp hàng ngày, hàng giờ đến cư dân mạng; những vấn đề thời sự, nhạy cảm của đất nước được chúng khai thác có ý đồ “dựng chuyện” đánh vaò “tâm lý đám đông”; chúng lợi dụng những yếu kém, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, công cuộc chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước… làm sai lệch thông tin, bóp méo sự thật, vu khống, bôi nhọ… làm cho nhận thức và tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân phân vân, do dự, hiểu sai bản chất, thậm chí tiếp tay cho những luồng thông tin xấu, độc hại, phản động trên không gian mạng.
    Giải pháp tổng thể để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chính trị, tư tưởng hiện nay phải là giải pháp mở, toàn diện. Trước hết là nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch thực hiện “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trên không gian mạng thông qua công tác giáo dục, tuyên truyền; đấu tranh phê phán những biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác cách mạng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân; chăm lo xây dựng hệ thống chính trị từ Trung ương xuống cơ sở thật sự vững mạnh, trong sạch; tích cực đấu tranh đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng XHCN; phát triển kinh tế bền vững gắn với chăm lo an sinh xã hội, tạo môi trường chính trị ổn định./.