Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

QUẢN LÝ CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là “Cách mạng 4.0” đang diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng trong mọi ngóc ngách của đời sống xã hội.
    Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn của “Cách mạng 4.0” đem lại, phục vụ chính bản thân con người. Tuy nhiên, mặt trái của nó trên lĩnh vực chính trị tư tưởng đã bị những kẻ phản động cơ hội, thoái hóa, biến chất… lợi dụng như một công cụ, một diễn đàn “không mất tiền mua” chống phá điên cuồng các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong sự nghiệp canh tân đất nước theo định hướng XHCN.
    Hiện nay, việc quản lý chính trị tư tưởng đối với mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng trở thành mặt trận nóng bỏng trên không gian mạng giữa ta và kẻ thù của cách mạng Việt Nam. Từ không gian mạng những chiêu trò, thủ đoạn thâm hiểm được chúng sử dụng thường xuyên tác động trực tiếp hàng ngày, hàng giờ đến cư dân mạng; những vấn đề thời sự, nhạy cảm của đất nước được chúng khai thác có ý đồ “dựng chuyện” đánh vaò “tâm lý đám đông”; chúng lợi dụng những yếu kém, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, công cuộc chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước… làm sai lệch thông tin, bóp méo sự thật, vu khống, bôi nhọ… làm cho nhận thức và tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân phân vân, do dự, hiểu sai bản chất, thậm chí tiếp tay cho những luồng thông tin xấu, độc hại, phản động trên không gian mạng.
    Giải pháp tổng thể để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chính trị, tư tưởng hiện nay phải là giải pháp mở, toàn diện. Trước hết là nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch thực hiện “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trên không gian mạng thông qua công tác giáo dục, tuyên truyền; đấu tranh phê phán những biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác cách mạng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân; chăm lo xây dựng hệ thống chính trị từ Trung ương xuống cơ sở thật sự vững mạnh, trong sạch; tích cực đấu tranh đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng XHCN; phát triển kinh tế bền vững gắn với chăm lo an sinh xã hội, tạo môi trường chính trị ổn định./.

1 nhận xét: