Thứ Hai, 2 tháng 5, 2022

ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN

 

          Đường lối quốc phòng toàn dân (QPTD) là sự nhận thức nhất quán của Đảng ta nhằm xây dựng nền QPTD vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, thời gian gần đây các phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch tung ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD một cách lạc lõng. Vì vậy, nhận diện, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD là nhiệm vụ cấp bách trong tình hình hiện nay.

Mục đích xuyên suốt của các thế lực thù địch là xuyên tạc, phủ nhận bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc; phủ nhận tính chất “tự vệ chân chính” trong đường lối QPTD của Đảng ta; hướng lái Việt Nam theo quỹ đạo của chính sách quốc phòng tư sản.  Những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD trước hết xuất phát từ các thế lực thù địch, phản động nước ngoài. Chúng vừa trực tiếp tấn công, xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD bằng các cơ quan, tổ chức của mình, vừa gián tiếp nuôi dưỡng, ủng hộ, bảo kê các tổ chức, cá nhân phản động ở trong và ngoài nước. Thứ hai là các tổ chức, cá nhân phản động người Việt Nam ở nước ngoài, chủ yếu là số ngụy quân, ngụy quyền. Chúng vừa tập hợp lực lượng, sử dụng chiêu bài tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD; vừa móc nối, kích động các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị trong nước cản trở, phá hoại các dự án kinh tế kết hợp quốc phòng. Thứ ba là đối tượng cơ hội, bất mãn chính trị ở trong nước với bản chất “gió chiều nào xoay chiều ấy”, khi cách mạng gặp khó khăn, thử thách, họ quay sang chống Đảng và xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD.

Nội dung các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD thể hiện ở nhiều khía cạnh, màu sắc, tính chất, mức độ khác nhau. Chúng cho rằng, Đảng ta tuyệt đối hóa vị trí, vai trò nền QPTD và mâu thuẫn trong chính nhận thức của mình. Chúng đã viện dẫn Văn kiện Đại hội VIII trước đây: “Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn luôn coi trọng quốc phòng, an ninh, coi đó là nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ”. Bên cạnh đó, chúng cắt cúp nhận định về xu thế trong quan hệ quốc tế theo Văn kiện Đại hội XIII: “Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn” là không phù hợp, cho nên không cần khẳng định vị trí của QPTD nữa.

Chúng xuyên tạc, phủ nhận các đặc trưng cơ bản nền QPTD, coi chủ trương xây dựng nền QPTD của Việt Nam là “đe dọa hòa bình các nước trong khu vực”. Ở thái cực khác, chúng “khuyên” Việt Nam từ bỏ “4 không” trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam. Chúng phủ nhận nền QPTD ở nước ta “không phải vì dân, của dân và do toàn thể nhân dân tiến hành”, “không đếm xỉa đến lợi ích chung của dân tộc”, mà “vì lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam”(!). Nguy hiểm hơn, chúng phủ nhận sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng và sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng nền QPTD, tức là phủ nhận tính chính danh, chính pháp của hoạt động trọng yếu này.

Phương thức, thủ đoạn của các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD luôn được thể hiện tinh vi, thâm hiểm với nhiều chiêu thức. Chúng vừa vu khống, bóp méo, cắt xén sự thật và nhận thức về đường lối QPTD; vừa so sánh, đối lập cực đoan giữa đường lối QPTD của Việt Nam với các nước khác theo chiều hướng khen, chê khác nhau, nhưng tất cả đều đi đến mục đích xuyên tạc, phủ nhận bản chất đường lối đó. Về phương tiện, rất nhiều nhóm, tổ chức, diễn đàn khác ở nước ngoài triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin hiện đại, internet và hệ thống mạng xã hội để chống phá. Điển hình là các đài phát thanh của người Việt như: Sài Gòn Radio, Việt Nam Califonia, Diễn đàn dân chủ, Việt Nam tự do (ở Mỹ); các báo, tạp chí: Hồn Việt, Quê mẹ, Công luận (ở Pháp); Độc lập, Dân chủ và phát triển, Cánh én (ở Đức); các trang mạng điện tử và các tài khoản mạng xã hội như: Việt Tân, Đàn chim Việt, Dân chủ Việt Nam, Dân làm báo, Quan làm báo...Các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD đã để lại những hậu quả khôn lường. Đó là sự lệch lạc, suy giảm nhận thức, phai nhạt niềm tin chính trị và lung lạc ý chí của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân vào sự nghiệp cách mạng; ảnh hưởng tiêu cực đến nhiệm vụ xây dựng tiềm lực quốc phòng, lực lượng quốc phòng và thế trận QPTD. Không những vậy, sự xuyên tạc đó còn làm rạn nứt sự thống nhất, đồng thuận trong Đảng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Rõ ràng, sự xuyên tạc nêu trên của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã cố tình lờ đi một sự thật: Đặc trưng cơ bản nhất của nền QPTD là “hòa bình và tự vệ”, là thể hiện sự khác nhau về bản chất trong xây dựng nền quốc phòng của những quốc gia có độc lập chủ quyền đi theo con đường xã hội chủ nghĩa với các nước đế quốc. Việt Nam xây dựng nền QPTD vững mạnh là để tự vệ, chống lại thù trong, giặc ngoài, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là nền quốc phòng vì dân, của dân và do toàn thể nhân dân tiến hành, tiếp nối truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc ta trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Chính vì đó, chúng ta cần xác định cuộc đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD của Đảng ta hiện nay phải gắn chặt với thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”; đồng thời gắn với đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị. Để góp phần đấu tranh, làm thất bại âm mưu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD của các thế lực thù địch, chúng ta cần chú trọng thực hiện một số giải pháp chủ yếu.

 Trước hết cần quan tâm nghiên cứu, làm rõ bản chất khoa học và cách mạng của đường lối, chính sách quốc phòng của Đảng, Nhà nước ta. Đó là đường lối, chính sách quốc phòng tự vệ, chính nghĩa, trân trọng giá trị của độc lập, thống nhất, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và khát vọng được sống trong hòa bình của toàn thể dân tộc và nhân dân Việt Nam.

Hai là, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho toàn dân; giữ gìn, phát huy các chuẩn mực văn hóa của Bộ đội Cụ Hồ và bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam; chủ động, tăng cường thông tin sâu rộng với bạn bè quốc tế về mục đích, bản chất đường lối, chính sách QPTD hòa bình, tự vệ chính nghĩa của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Ba là, tiếp tục nhận diện, vạch rõ tính chất sai trái, phản khoa học, phản động của các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD; kết hợp giữa “xây” và “chống”, “xây” là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, “chống” là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên.

Bốn là, tiếp tục chăm lo xây dựng nền QPTD vững mạnh, vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không ngừng củng cố thế trận lòng dân vững chắc, tăng cường sức mạnh niềm tin của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây chính là thành trì, nền tảng chắc chắn nhất để chúng ta chung sức đồng lòng góp phần hiện thực hóa di nguyện cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.  

 

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY

 


  Trong kỷ nguyên thông tin, các thế lực thù địch không từ bất cứ thủ đoạn nào, triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để tuyên truyền chống phá Việt Nam trên nhiều mặt trận. Báo điện tử đã phát huy thế mạnh nổi trội, và ngày càng xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và nhân dân.

Hiện nay trong kỷ nguyên thông tin, các thế lực thù địch không từ bất cứ thủ đoạn nào, triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để tuyên truyền chống phá Việt Nam trên nhiều mặt trận, nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội. Đáp lại những luận điệu xuyên tạc, hệ thống báo điện tử đã tận dụng ưu thế đưa tin nhanh, đa phương tiện, để trở thành vũ khí sắc bén tuyên truyền, đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái; đồng thời, là diễn đàn huy động được đông đảo lực lượng tham gia vào cuộc đấu tranh này bằng sự tương tác đa chiều với bạn đọc. Có thể nói, trên mặt trận đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, báo điện tử đã phát huy thế mạnh nổi trội, và ngày càng xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và nhân dân.

 

Việt Nam hiện có hàng trăm loại mạng xã hội khác nhau. Hầu hết các mạng xã hội lớn tại Việt Nam đều là các mạng xã hội của các công ty nước ngoài, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào nước ta. Facebook vẫn là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam, tiếp đến là Zalo, Youtube, Facebook Messenger, TikTok, Instagram, Mocha, Google+, LINE, Flickr, Pinterest. Bên cạnh đó còn có các ứng dụng nhắn tin có độ bảo mật cao (Telegram, Mocha, Viber, Skype, Whatsapp). Lợi dụng internet và mạng xã hội, các thế lực thù địch đã lập hàng nghìn trang web, blog, hàng trăm loại báo chí, nhà xuất bản và các đài phát thanh truyền hình có chương trình tiếng Việt (như “Tiếng nói thống nhất dân chủ”, “Hồn Việt”…), tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, làm việc trực tiếp với các tổ chức, cá nhân phản động trong và ngoài nước… để xuyên tạc, nói xấu chế độ. Chúng núp dưới chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”, “dân oan”, “dân tộc”, “tôn giáo”, “chủ quyền lãnh thổ”, cổ xúy đa nguyên, đa đảng... để xúi giục, kích động, gây nghi ngờ, tâm lý bất mãn, bức xúc trong dân chúng, làm mất ổn định xã hội, tiến tới bạo loạn, lật đổ chính quyền. Qua theo dõi từ thực tế và đấu tranh của báo điện tử chống các luận điệu sai xuyên tạc, thù địch trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, chúng tôi thấy các lĩnh vực mà những thế lực phản động, chống đối thường tập trung khoét sâu là:

      Xuyên tạc và phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin. Xuyên tạc hình ảnh lãnh tụ và tư tưởng Hồ Chí Minh.

      Xuyên tạc các chính sách liên quan về tôn giáo.

      Xuyên tạc các vấn đề dân chủ, nhân quyền.

      Xuyên tạc các vấn đề về dân tộc.

     Lợi dụng một số sai sót, yếu kém trong quản lý, điều hành của chúng ta để khoét sâu, thổi phồng rồi phủ định sạch trơn đường lối, chính sách của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Giả mạo các tài khoản của lãnh đạo Đảng, Nhà nước để tung tin xấu độc, tạo khoảng trống niềm tin trong dư luận.

      Bịa đặt, tung tin giả gây chia rẽ nội bộ, mất ổn định xã hội.

Theo thống kê, đã có hàng nghìn hội nhóm phản động mới xuất hiện trên mạng xã hội, đáng chú ý là: “Việt Tân”, “Dân Luận”, “Pháp luân công”, “Hóng biến”, “Việt Nam Cộng hòa”; các trang phản động, như: Người Việt Online, “Nhật ký yêu nước”, “Dân làm báo”… Trung bình 1 tháng, các thế lực thù địch phát tán hơn 130.000 bài viết, video xuyên tạc lên internet, mạng xã hội (tin giả, xấu độc chiếm trên 50%). Trong đó, có hơn 80.000 bài viết được phát tán trên mạng xã hội Facebook, chiếm 67% và khoảng 40.000 bài viết, video xuyên tạc từ các kênh mạng xã hội Youtube, Blog cá nhân hoặc các kênh tin tức phản động.

Ngoài ra, các tổ chức phản động còn triệt để khai thác tính năng “phát trực tuyến” của Youtube và Facebook làm công cụ phát tán thông tin xấu độc. Chúng sử dụng các đối tượng phản động tại chỗ, hoặc cử người đến địa bàn có vụ việc “nóng” xảy ra, để đăng tải video trực tiếp lên mạng xã hội với nội dung xuyên tạc thông tin, gây hoang mang trong dư luận. Các tổ chức phản động còn tổ chức theo dạng Group Facebook, lợi dụng các tính năng cộng đồng, tính bảo mật để xây dựng lên các diễn đàn trao đổi, phát tán thông tin phản động hay tạo các nhóm bí mật để liên lạc, lên kế hoạch biểu tình, chống phá chế độ. Đáng chú ý, cứ “đến hẹn lại lên”, mỗi khi chuẩn bị diễn ra Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội thì sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng quyết liệt, trắng trợn hơn.

 

DÙ KHÓ KHĂN, GIAN KHỔ ĐẾN MẤY, QUÂN ĐỘI TA VẪN MỘT LÒNG PHỤNG SỰ TỔ QUỐC, PHỤC VỤ NHÂN DÂN

 


        Quân đội ta do Đảng và Bác Hồ tổ chức, giáo dục và rèn luyện, là lực lượng nòng cốt cho toàn dân đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, tiến hành sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là sự thật không ai có thể xuyên tạc, phủ nhận lịch sử, truyền thống tốt đẹp của Quân đội ta, cũng như phẩm chất, nhân cách, danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”.

        Một trong những giá trị nổi bật, phản ánh cô đọng, đặc sắc và là tài sản riêng vốn có, đúc kết, khái quát rõ nhất vị thế, uy tín, danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam và là tiêu chí để phân biệt Quân đội ta với quân đội các nước khác, thể hiện sinh động ở chỗ Quân đội ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc; từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; suốt đời tự nguyện chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, đã cùng toàn Đảng, toàn dân đánh thắng hai đội quân xâm lược to lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Thế nhưng, một số người, chỉ “nhìn thấy cây mà không thấy rừng”, đã “vơ đũa cả nắm”, cho rằng một số quân nhân vi phạm kỷ luật đã vội tung tin, cho rằng Quân đội nhân dân Việt Nam đã “đánh tuột bản chất truyền thống tốt đẹp”, “không còn đủ sức bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân”, “Tổ quốc đang lâm nguy”, v.v.. Đó là nhận thức phiến diện, một chiều, quá thiển cận và sai lầm. Hãy nhìn cho kỹ, hiện nay cán bộ, chiến sĩ toàn quân vẫn vững chắc tay súng, bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo, thềm lục địa; khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên của Tổ quốc; vẫn bảo vệ vững chắc cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Không có kẻ thù nào, thế lực nào có thể xâm phạm độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, cuộc sống yên bình, hạnh phúc của Nhân dân; sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Lý luận và thực tiễn đều khẳng định: Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta chính là mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, thể hiện sự nhất quán về quan điểm, lập trường thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng; khát vọng sống hòa bình, yêu quý độc lập, tự do, tha thiết yêu quê hương, đất nước, yêu con người; dù ở cương vị sĩ quan cao cấp hay là người chiến sĩ, tất cả, trọn vẹn tấm lòng thủy chung son sắt, sẵn sàng dâng hiến tuổi xuân và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, vì nước quên thân vì nhân dân phục vụ. Không bao giờ có chuyện chỉ vì một số ít quân nhân vi phạm kỷ luật mà cán bộ, chiến sĩ toàn quân “buông súng”, không bao giờ cán bộ, chiến sĩ Quân đội quên lời hứa với Đảng, Bác Hồ và Nhân dân về sự tự nguyện suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Trước đây cũng như hiện nay và mãi mãi sau này, bằng tất cả tinh thần và trí tuệ, sức lực và tài năng, kỷ luật tự giác nghiêm minh và sự dâng hiến, tất cả cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân luôn ra sức phấn đấu với niềm tin và hy vọng đem lại niềm vui, lẽ sống cao đẹp cho mọi người với những giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Điều chân quý ấy thể hiện cô đọng ở phẩm chất nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” - Bộ đội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; kết tinh, hội tụ và tỏa sáng ở mục tiêu, lý tưởng và lẽ sống “vì Đảng, vì nước và nhân dân”; ngoài lẽ sống cao đẹp ngời sáng ấy, Quân đội ta không có mục tiêu, lý tưởng và lợi ích nào khác.

Vì lẽ đó, những kẻ “mượn gió bẻ măng”, “đục nước béo cò”, đừng cố tình “vơ đũa cả nắm”, “mắt nhắm, mắt mở” nhìn sai lệch, méo mó hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” - Bộ đội của Nhân dân. Đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam: Tổ quốc, Đảng, Bác Hồ và Nhân dân, hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc là vô cùng thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Nó đã được xây đắp nên bằng xương máu, tính mạng của hàng triệu cán bộ, chiến sĩ và nhân dân  những người thân yêu của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, chiến sĩ suốt gần 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành. Hỡi ai đó, đừng vì “mắt nhắm mắt mở” mà nhìn sai thực tế, bóp méo sự thật, “nói xiên xẹo, nhảm nhí”. Chúng tôi  những cán bộ, chiến sĩ quân đội của nhân dân không bao giờ đổi khác, không bao giờ thay lòng đổi dạ và tuyệt đối không cho phép bất cứ ai xuyên tạc lịch sử, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”.  Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, dựa vào sức mạnh của nhân dân và kinh nghiệm tiến hành chiến tranh cách mạng; sự đoàn kết, giúp đỡ tận tình, có hiệu quả của cộng đồng quốc tế, cán bộ, chiến sĩ toàn quân đã vừa tham gia kháng chiến vừa kiến quốc; vừa chiến đấu vừa xây dựng, Quân đội ta cùng nhân dân cả nước đã làm nên những kỳ tích vĩ đại, những chiến công hiển hách: đánh thắng những thế lực hiếu chiến, hung bạo với sự hậu thuẫn của bè lũ tay sai bán nước; giành lại độc lập dân tộc, thực hiện thống nhất nước nhà, đưa non sông gấm vóc về một mối, cùng nhân dân cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành thắng lợi sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chứng nhân ấy không bao giờ thay đổi được. Lịch sử ấy chẳng bao giờ mờ phai! Chúng ta hiểu rằng: Trong cuộc chiến đấu sinh tử dài lâu với kẻ thù, đã từng nếm trải đắng cay, cực khổ, thậm chí đã phải đổ máu, hy sinh suốt mấy chục năm dòng để chống lại những đội quân xâm lược nhà nghề to lớn, dẹp trừ cái ác, tìm lại lẽ phải, sự công bằng, cuộc sống bình yên cũng như thực hiện nhiệm vụ giúp dân “diệt giặc đói, giặc dốt”, vượt qua thảm họa thiên tai, cứu nạn, cứu hộ, làm nhiệm vụ quốc tế, đặc biệt là cùng toàn Đảng, toàn dân tiến hành sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Quân đội của Nhân dân đã làm nên nhiều chiến công xuắt sắc, viết tiếp bản anh hùng ca “tiến bước dưới quân kỳ”, “vì nhân dân quên mình”, tô thắm thêm màu cờ Tổ quốc, tỏa sáng danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới; góp phần đặc biệt quan trọng vào việc giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng đất nước, mở rộng hợp tác, hội nhập quốc tế.

Nhờ đó, Quân đội đã cùng toàn Đảng, toàn dân bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, bảo vệ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân, bảo vệ được chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng trong bối cảnh tình hình thế giới đặc biệt phức tạp với những diễn biến nhanh chóng, khó lường. Điều đó khẳng định, Quân đội ta đã phát huy tốt bản chất, truyền thống của quân đội anh hùng: Trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân; hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ vừa là đội quân chiến đấu, vừa là đội quân công tác, vừa là đội quân sản xuất; đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân, đoàn kết quốc tế; dân chủ rộng rãi, kỷ luật tự giác, nghiêm minh; tiến lên chính quy, hiện đại; xứng đáng với niềm tin yêu của Nhân dân, sự ngưỡng mộ, quý mến của bạn bè quốc tế. Đó là chân lý. Mà chân lý thì không bao giờ có thể chà đạp, xuyên tạc, bóp méo, “dìm nó trong nước sôi, lửa bỏng”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

         Trước sự biến động dữ dội của tình hình thế giới, khu vực và sự tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông đang diễn ra quyết liệt, nhanh chóng và phức tạp. Cùng với đó, các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị đang triệt để lợi dụng internét, mạng xã hội để thực hiện âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đòi “phi chính trị hóa” quân đội để tác động sâu, cùng chiều, tạo hợp lực chống phá Đại hội XIII của Đảng, Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng mà nhân dân ta bằng xương máu, mồ hôi và nước mắt của mình mới giành lại được, cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta đã ý thức rõ điều ấy, trước sau như một vẫn kiên định vững vàng; không cho phép kẻ thù nào xâm phạm đến độc lập, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc của Nhân dân. Qua bão táp cách mạng, qua “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, qua các chiêu trò xuyên tạc, chống phá vô căn cứ của các thế lực thù địch, cơ hội, phản động; phẩm chất nhân cách và hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” càng thêm tỏa sáng, trở thành biểu tượng sáng ngời về đạo đức, văn minh, niềm tin, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Ai đó ơi, “nhìn cây phải thấy cả rừng”, “biết một phải biết cả hai”!

Hơn lúc nào hết, trong thời điểm hiện nay, chúng ta cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam hiểu sâu sắc ai là bạn, ai là thù, ai đúng, ai sai; ai là đối tác và đối tượng; âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Trên cơ sở đó, chúng tôi thấm nhuần sâu sắc yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là những vấn đề mới, nổi cộm đang đặt ra cấp bách đối với yêu cầu nhiệm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Giờ đây, khi thế hệ cha anh cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, họ được nghỉ hưu theo chế độ, thay thế họ là lớp lớp cán bộ, chiến sĩ trẻ hôm nay, họ sẽ kế thừa, nối nghiệp cha anh cầm chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng, biển, trời của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Vì vậy, tiếp lửa truyền thống cách mạng, truyền lại kinh nghiệm dựng nước đi đôi với giữ nước, kháng chiến cùng với kiến quốc cho thế hệ trẻ là niềm vinh dự, tự hào của các bậc cha chú, thế hệ đàn anh, bậc tiền bối, giúp cán bộ, chiến sĩ trẻ có thêm dũng khí, động lực, niềm tin yêu và sức mạnh để gách vác sứ mệnh lịch sử ẻ vang mà lớp cha anh truyền lại cũng là niềm hạnh phúc lớn lao của thế hệ trẻ ngày nay. Đó cũng là truyền thống “cha truyền con nối” tốt đẹp của tổ tiên từ ngàn đời truyền dạy cho con cháu như một tài sản chân quý, cần trân trọng, nâng nui, gìn giữ, khơi dậy và phát huy. Đó là một trong những cách làm hay, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng rất tốt để thế hệ cán bộ chiến sĩ trẻ trau dồi phẩm chất, nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”, làm cho hình ảnh cao đẹp Người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang sống mãi trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế. Trước đây trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cũng như ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chống nghèo nàn, lạc hậu, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, thậm chí phải đổ máu, hy sinh trong thời bình hoặc các tình huống phức tạp có thể xảy ra, thậm chí phải đối mặt với sự cám dỗ, mua chuộc; song trước sau như một, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam nguyện suốt đời trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong bất luận điều kiện hoàn cảnh nào, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam cũng một lòng, một dạ đi theo con đường cách mạng của Đảng, tuyệt đối chấp hành và thực hiện nghiêm túc Cương lĩnh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao dù khó khăn, gian khổ đến đâu, dù phải đổ máu, hy sinh tính mạng và tuổi xuân, vẫn kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong đó có niềm vui, hạnh phúc được bảo vệ Tổ quốc, quê hương, gia đình và hạnh phúc của mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng./.

 

Không thể xuyên tạc chính sách quốc phòng của Việt Nam

 


Nói về những điểm mới trong Sách trắng lần này, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, từ chính sách "ba không" trước đây, nay có thể được hiểu một cách đầy đủ và chính xác hơn thành "bốn không" là: Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho biết, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung.

Tuỳ vào diễn biến tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Ngay sau khi Bộ Quốc phòng công bố nguyên tắc “bốn không” kể trên, các thế lực thù địch, phản động, chống đối, cơ hội chính trị đã đăng đàn xuyên tạc chính sách quốc phòng của Việt Nam. Các luồng thông tin sai lệch được các đối tượng đưa ra khiến tình hình trở nên phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của người dân.

Xét về chính sách quốc phòng, từ lâu, Đảng, Nhà nước ta thực hiện chủ trương “ba không”, bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.

Như thông tin nói trên của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, chính sách quốc phòng hiện nay được hiểu đầy đủ thành “bốn không”. Trong đó, có chủ trương “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.

Chính sách quốc phòng nói trên là phù hợp với đường lối đối ngoại của đất nước, phù hợp với lịch sử dựng và giữ nước và tình hình thực tiễn của Việt Nam. Việc xuyên tạc, chống phá chính sách quốc phòng của Việt Nam không phải là động thái mới.

Tuy nhiên, sau khi Sách trắng quốc phòng Việt Nam 2019 được công bố, các đối tượng lại đẩy mạnh việc chống phá, suy diễn, xuyên tạc nhiều vấn đề trong chính sách quốc phòng. Các đối tượng cho rằng chính sách “bốn không” như trên là “tự trói tay chân mình”; là “không đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”; là lạc hậu, lỗi thời, không phù hợp với thực tế, đi ngược lại với xu thế toàn cầu hoá… 

Đặc biệt, lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông, các đối tượng đã đả kích, xuyên tạc, cho rằng nếu thực hiện chính sách quốc phòng như trên thì Việt Nam sẽ không thể giữ vững chủ quyền, không thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đi đôi với việc phê phán, chỉ trích chính sách quốc phòng của Việt Nam, các đối tượng tìm cách hô hào, cổ suý tư tưởng phải dựa dẫm, lệ thuộc vào các nước khác, đặc biệt là các quốc gia phương Tây.

Bàn về chính sách quốc phòng của Việt Nam, chúng ta cần nhìn nhận một cách toàn diện, đầy đủ. Về mặt lịch sử, trải qua quá trình đấu tranh dựng và giữ nước, chúng ta đã đúc kết được bài học vô cùng quý báu là thực hiện đường lối quân sự độc lập, tự chủ, gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, toàn diện về mọi mặt của Đảng. Sức mạnh nội lực, tự lực, tự cường luôn là nguồn sức mạnh to lớn nhất, vững chắc nhất để bảo vệ Tổ quốc.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, khi các mối quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, bên cạnh việc hợp tác cùng phát triển, giữa các quốc gia vẫn luôn tồn tại sự cạnh tranh với nhau. Suy cho cùng, chỉ có lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng, là vĩnh viễn. Chính sách quốc phòng có vai trò đặc biệt quan trọng, quan hệ trực tiếp đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc.

Để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta cần củng cố và phát huy tối đa sức mạnh nội tại, đồng thời tranh thủ sức mạnh thời đại. Trong đó, điều kiên quyết là sức mạnh nội lực phải đứng ở vị trí trọng tâm, không thể dựa dẫm, phụ thuộc, trông chờ vào sự cứu cánh bên ngoài.

Việc Việt Nam thực hiện chính sách không tham gia liên minh quân sự không phải là hành động “tự trói tay chân” như các đối tượng vẫn rêu rao. Thực tế, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của lĩnh vực quốc phòng.

Thời gian qua, lực lượng Quân đội Việt Nam đã được đầu tư, phát triển và ngày càng tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Việc tăng cường sức mạnh nội lực, không tham gia vào các liên minh quân sự cho thấy sự chủ động trong chính sách quốc phòng của Việt Nam.

Với chính sách này, chúng ta có thể đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm chủ quyền, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Đồng thời, chúng ta cũng cần hiểu rõ, việc Việt Nam không tham gia vào các liên minh quân sự không đồng nghĩa với việc chúng ta khép mình với thế giới bên ngoài.  Trong lĩnh vực quân sự, chúng ta vẫn luôn có sự giao lưu, học tập và tranh thủ sức mạnh của bạn bè quốc tế.

Mặt khác, thông qua chính sách quốc phòng có thể thấy rõ thiện chí của Việt Nam trong việc thúc đẩy hoà bình trên thế giới. Chúng ta kiên định thực hiện các chính sách không liên kết nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài mượn căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Các chính sách này hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc của luật pháp quốc tế.

Việc các đối tượng xuyên tạc chính sách quốc phòng của Việt Nam không phải là sự “góp ý, hiến kế” mà đây chính là chiêu bài nhằm kích động; chống phá Đảng, Nhà nước, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực quốc phòng, hiện thực hoá mưu đồ “phi chính trị hoá” lực lượng vũ trang. Ngoài ra, chúng ta cần xác định rõ, tất cả các liên minh quân sự đều bắt nguồn từ việc chia sẻ lợi ích. Không một quốc gia nào sẵn sàng hy sinh vì quốc gia khác.

Mục đích sâu xa khi các đối tượng kêu gọi, hướng lái Việt Nam tham gia vào các liên minh quân sự, đặc biệt là liên minh với các quốc gia phương Tây (là những nước có chế độ chính trị khác với Việt Nam) nhằm đưa Việt Nam đi vào quỹ đạo lệ thuộc, thông qua đó để tiến hành thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất xã hội của chúng ta. Nếu chúng ta không thực hiện đường lối quốc phòng độc lập, tự chủ, chính bản thân chúng ta sẽ bị chuyển hoá, lệ thuộc.

Trong trật tự thế giới đa cực hiện nay, các mối quan hệ quốc tế trở nên vô cùng phức tạp. Ranh giới giữa đối tác, đối tượng tồn tại đan xen lẫn nhau; trong cùng một chủ thể có những khía cạnh là đối tác để chúng ta tranh thủ, hợp tác nhưng cũng có những khía cạnh là đối tượng để đấu tranh.

Chính vì vậy, việc nghiêng vào bất cứ phe nào, phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào cũng không phải là sự lựa chọn thích hợp. Chỉ có phát huy sức mạnh độc lập, tự chủ mới là cách thức tối ưu nhất để bảo vệ Tổ quốc.

 

LẬT TẨY CHIÊU TRÒ BỘI NHỌ, CÔNG KÍCH

 


      Cứ đến dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4), những kẻ “lật sử” lại tìm mọi cách để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, bôi nhọ lịch sử Việt Nam và công cuộc thống nhất đất nước của toàn dân ta.

        Lợi dụng tính đại chúng của mạng xã hội, thành phần bất mãn mượn cớ khoa học hay tự xưng là “người cầm bút chân chính” đăng đàn các nội dung cho rằng, có những sự thật lịch sử, nhân vật lịch sử trong dịp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cần phải xem xét lại . Một số kẻ giở trò “nước mắt cá sấu” để kêu thay, vái đỡ cho nhóm người bất mãn, “bên kia chiến tuyến” với luận điệu “thống nhất đất nước là sai lầm” ; nhiều người đang tha hương, lưu lạc, vì sợ mà không dám trở về quê hương… Dù xảo quyệt đến đâu, ngôn từ có hùng hồn hay tỏ ra bi lụy thì tựu trung lại, chúng đều tỏ rõ bộ mặt thật của những kẻ có mưu đồ bất chính, hòng phủ nhận các giá trị lịch sử dân tộc, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết, thống nhất Bắc-Nam một nhà. Thực tế là, bao thế hệ cha anh đã đoàn kết một lòng, không tiếc máu xương để đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, đập tan ngụy quân, ngụy quyền, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối. Những chiến sĩ cách mạng bước ra từ cuộc chiến ấy mỗi người một công việc, tiếp tục cống hiến, chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chứ không phải như luận điệu của các thế lực thù địch, bất mãn đang rêu rao rằng có nhiều người đang “tranh công, đổ lỗi”. Bên cạnh đó, với chính sách hòa hợp dân tộc, Đảng, Nhà nước, nhân dân ta luôn sẵn sàng chào đón tất cả kiều bào trở về đóng góp cho quê hương, đất nước… Nhiều năm qua, các hoạt động chăm lo cho kiều bào ta ở nước ngoài đã được tổ chức thiết thực. Nhà nước luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện để kiều bào trở về quê hương, tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dĩ nhiên, chẳng ai lại chào đón những thành phần bất mãn, thù địch, có âm mưu chống phá. Và sự thật không ai có thể phủ nhận là, cứ mỗi dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tất cả người dân đất Việt đều tự hào với hai tiếng Việt Nam, đều xúc động rưng rưng khi giai điệu hùng hồn của bản Quốc ca vang lên dưới cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, bởi đất nước thống nhất giúp toàn dân tộc không phải chịu cảnh ly tán, khổ đau do cùng dòng tộc, thân thiết với nhau mà phải chia ly, cách biệt. Chắc chắn cũng chẳng luận điệu nào có thể làm lu mờ chân lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

 

LỢI DỤNG VỤ BÀ PHƯƠNG HẰNG BỊ BẮT, VOA, RFA… LẠI ĐĂNG BÀI XUYÊN TẠC, SAI SỰ THẬT

 

Việc bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Đại Nam bị khởi tố và bắt tạm giam đang thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là trên mạng xã hội. Vụ việc bà Hằng bị bắt thì người bình thường ai cũng biết đó là sự tất phải đến khi một người cho mình một cái quyền “dân chủ” bất tuân pháp luật, xúc phạm danh dự, uy tín và các quyền chính đáng của tổ chức, cá nhân khác, không những thế còn có các hoạt động, hình thành các hội nhóm gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội. Thế nhưng VOA lợi dụng vụ việc để đăng bài bịa đặt xuyên tạc về cái gọi là “điều luật ‘thòng lọng’ toàn dân”, còn RFA thì xuyên tạc bịa đặt “bị bắt với điều 331” và “việc áp dụng tội danh này, là một cách sỉ nhục ý nghĩa tự do dân chủ trong đời sống Việt Nam, khu hẹp các giá trị cao cả vào một hành động tầm thường và chính thức phổ cập bắt bớ từ điều luật mơ hồ, phi nhân như điều 331”… Dù bài viết trên VOA thừa nhận ngoài những người hâm mộ, đa số công luận Việt Nam tỏ ra nhẹ nhõm, thở phào vì sẽ không tiếp tục “bị tra tấn” bởi những lời lẽ chỉ trích, công kích nặng nề mà bà Phương Hằng sử dụng trong các livestream nhắm vào nhiều người khác nhau, bao gồm cả những gương mặt nổi tiếng trong giới nghệ sĩ. VOA còn dẫn lời “luật sư” Vũ Đức Khanh từ Canada để “diễn giải” về điều 331 rằng đây là điều luật “vi hiến”!? Vậy những người tự cho mình quyền xúc phạm người khác và gây mất an ninh trật tự xã hội thì không vi hiến?

Bà Hằng bị bắt về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo quy định của Điều 331 Bộ luật hình sự. Một điều quá hiển nhiên và rõ ràng là các hành động sỉ nhục, vi phạm quyền con người, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh thì cần phải được ngăn chặn. Điều 331 của Bộ Luật Hình sự quy định rất rõ người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Điều luật này là hết sức cần thiết nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin với việc tự do báo chí trên các trang mạng xã hội như Face book, Zalo…, nó cũng phù hợp với việc phòng ngừa các vi phạm, tạo môi trường lành mạnh cả trên thực tế xã hội và trên không gian mạng. Các tác giả và “luật sư” còn tưởng tượng ra việc rằng bà Nguyễn Phương Hằng có nhiều biểu hiện đã được thông đồng với chính phủ Việt Nam để khuấy động lên làn sóng dư luận trong rất nhiều vấn đề mà toàn xã hội quan tâm!?

Thực tế, theo điều tra của cơ quan chức năng xác định, gần một năm qua, bà Nguyễn Phương Hằng đã sử dụng 12 kênh, trang mạng xã hội để livestream chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật để vu khống, xúc phạm, làm nhục nhiều cá nhân, tổ chức. Trước đó, trong tháng 2 và tháng 3/2022, cơ quan công an đã nhiều lần mời bà Hằng lên làm việc, để cảnh báo, răn đe và yêu cầu chấm dứt hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, sử dụng mạng xã hội xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác, nhưng bà Hằng tránh né, không chấp hành. Bà Hằng tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động tụ tập đông người gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự (như đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn; sân bay Tân Sơn Nhất; tổ chức đoàn đi Hà Nội, Châu Đốc - An Giang…), tổ chức nhiều buổi livestream công kích, xúc phạm nhiều cá nhân, tổ chức…Điều đáng tiếc, nếu biết dừng lại sau khi bóc phốt “thần y” và lên tiếng về những sai trái trong từ thiện hoặc hành xử phản cảm của một số nghệ sĩ thì có lẽ bà Phương Hằng đã không phải đối mặt với vòng lao lý như hôm nay. Nhưng cuộc đời mà, khi không biết đủ và dừng lại, bất chấp giới hạn về văn hóa đạo đức và coi thường pháp luật thì kết cục xấu gắng chịu thôi. Pháp luật ghi nhận quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm, thái độ của mình đối với các vấn đề xã hội nhưng các quyền tự do đó phải trong khuôn khổ pháp luật, không thể cho mình một tự do không giới hạn để đè bẹp các quyền tự do chính đáng của người khác. Không thể để bất kỳ ai lợi dụng mạng xã hội để kết tội, chửi bới cá nhân và tổ chức, vu khống, bôi nhọ, mạt sát người khác được. Có lẽ do được tung hô quá mức, tâng bốc quá đà, và việc sống trong “hào quang” thế giới mạng khá lâu, mà bà Hằng còn không thèm để ý đến những cảnh báo, không cảnh tỉnh trước hình thức phạt hành chính, để rồi tiếp tục trượt dài đến các vi phạm…Vụ việc bà Phương Hằng bị bắt và sẽ được xét xử theo pháp luật đã cảnh tỉnh việc sử dụng mạng xã hội và phát ngôn trên mạng xã hội, bất kỳ ai khi đã phát ngôn công khai trên không gian mạng, công khai trước mọi người thì phải chịu trách nhiệm xã hội và trách nhiệm pháp lý về các phát ngôn của mình. Ðây cũng là bài học cảnh tỉnh về cách ứng xử, không nên vì câu like, câu view, muốn nổi mà coi thường đạo đức, luật pháp./.

 

TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN: LÝ GIẢI LỊCH SỬ LÀ MÔN TỰ CHỌN RẤT THIẾU TÍNH KHOA HỌC!

         Trước ý kiến xung quanh Lịch sử là môn học tự chọn ở cấp Trung học phổ thông, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn cho rằng quyết sách này thiếu tính khoa học.
Theo Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông dự kiến áp dụng từ năm học 2022-2023, môn Lịch sử trở thành môn tự chọn ở cấp Trung học phổ thông.

Theo chương trình mới sẽ bắt đầu áp dụng với khối lớp 10, các em chỉ cần học 7 môn bắt buộc, nhiều môn học bắt buộc hiện nay sẽ trở thành môn tự chọn.

Trong đó, việc môn Lịch sử trở thành môn tự chọn đang thu hút nhiều luồng ý kiến.

Bàn luận về vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thưa Trung tướng gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra lý giải về cách thiết kế chương trình, ở giai đoạn giáo dục cơ bản, trong toàn cấp tiểu học và trung học cơ sở, tất cả học sinh đều được học lịch sử dân tộc Việt Nam đầy đủ, cơ bản và toàn diện. Trung tướng có thể chia sẻ quan điểm của mình về lý giải trên không?

Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tôi cho rằng lý giải của Bộ Giáo dục và Đào tạo thiếu tính thuyết

phục và chưa thực sự khoa học. Đứng trên góc độ tâm lý cũng như sự phát triển trí tuệ, học sinh lớp 9 mới 15 tuổi, cái tuổi như ông bà ta nói “ ăn chưa no, lo chưa tới “ liệu đã hiểu được đầy đủ kiến thức của chương trình học chưa mà bảo đã biết cơ bản, đầy đủ lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, lịch sử thế giới .

Ngay trong thế kỷ XX thôi các cháu ở độ tuổi đó khi mà mức sống bây giờ khác xa so với ngày xưa, liệu các cháu có thể hình dung được các thế hệ trước sống dưới ách xâm lược của thực dân, đế quốc nghèo khó, đói kém, mù chữ như thế nào?

Hay cha ông các cháu đã chiến đấu như thế nào để giành được độc lập. Chính vì thế, học sinh cần thời gian để học tập, trau dồi những kiến thức đó.

Học Lịch sử để biết rằng dân tộc ta đã phải dựng nước, giữ nước như thế nào ? Đã đánh bại các thế lực hùng mạnh xâm lược ra sao? Học để hiểu trước Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta đã sống như thế nào, nhân dân mù chữ, nghèo đói, cơ cực, lầm than …

Không học Lịch sử đồng nghĩa với việc học sinh không hiểu được công lao của những thế hệ đi trước.

Trong khi chúng ta luôn đề cao truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

Trung Quốc xác định Lịch sử là một trong ba môn học quan trọng nhất, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ cũng xác định Lịch sử là một trong ba môn bắt buộc học ở tất cả các cấp…), và đặc biệt nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa với quan điểm dạy chữ là dạy người, giáo dục là nền tảng để đào tạo ra những con người mới, những con người yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức và có năng lực hoạt động, vừa góp phần xây dựng và phát triển đất nước vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" thì càng phải quan tâm đặc biệt đến môn Lịch sử.

Tôi biết, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã từng đưa môn Lịch sử thành môn tự chọn mà hậu quả là rất ít công dân Hàn Quốc, Nhật Bản hiểu biết về lịch sử của mình và đã nảy sinh những hệ lụy khôn lường.

Đứng trước tình hình đó, họ đã sửa sai và đưa Lịch sử trở thành môn bắt buộc.

Bậc Tiểu học hướng đến việc vừa học, vừa chơi. Trung học cơ sở với khoảng thời gian 4 năm, lại tích hợp hai môn Lịch sử và Địa lý làm một, thử hỏi các em sẽ có kiến thức như thế nào mà bảo đã có hiểu biết lịch sử, không ai dám nói như Bộ nói !!!

Theo Trung tướng việc môn Lịch sử trở thành môn tự chọn ở bậc trung học phổ thông sẽ có ảnh hưởng gì?

Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tôi cho rằng khi môn Lịch sử trở thành môn tự chọn ở bậc trung học phổ thông, chỉ có những em yêu sử mới chọn môn này. Tôi còn nhớ tại thành phố Đà Nẵng đã có năm Hội đồng thi phổ thông trung học chỉ có một thí sinh dự thi môn Lịch sử.

Khi không nhiều người học Lịch sử, thì liệu còn bao nhiêu người thi vào sư phạm ngành này và tất yếu sẽ không có thầy dạy sử có tâm, yêu nghề.

Liệu giáo viên dạy Lịch sử có còn được trân trọng, tôi cho rằng chính chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không còn tôn trọng các thầy cô dạy Lịch sử.

Trong khi thầy cô dạy Lịch sử là những người truyền giảng lòng yêu Tổ quốc cho những chủ nhân tương lai của đất nước.

Lấy một ví dụ đơn giản ngay trong một gia đình mà người lớn không giáo dục cho con, cháu biết cha, mẹ, ông, bà, tổ tiên thì những đứa trẻ đó sẽ không thể trở thành một con người đầy đủ nhân cách, trách nhiệm đối với gia đình, xã hội, rộng ra cả quốc gia cũng vậy .

Thì việc môn Lịch sử trở thành môn tự chọn sẽ khiến học sinh mù mờ, không hiểu về Lịch sử dân tộc.

Bỏ một năm đã quên rồi, trong khi 3, 4 năm như thế thì làm sao các em có một tâm thế khi bước vào đời để có trách nhiệm dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.

Trước kia khi tham gia chiến đấu giành độc lập cho dân tộc, tôi ở miền Nam dưới chế độ Mỹ - Ngụy, tham gia Cách mạng từ năm 13 tuổi.

Chính những bài học về lòng yêu nước của cha anh đã hun đúc tinh thần yêu nước trong tôi.

Đến giờ, tôi vẫn thường kể những câu chuyện về khoảng thời gian chiến đấu của mình cho con, cháu nghe.

Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4) là một mốc son chói lọi trong trang sử Việt Nam nhưng khi Lịch sử trở thành môn tự chọn ở bậc trung học phổ thông, tôi không biết liệu thế hệ học sinh sau này có hiểu được ý nghĩa lịch sử của ngày này không và rất nhiều sự kiện khác nữa như: Ngày Chiến thắng Điện Biên phủ ( 7/5/1954 ), ngày Thương binh, liệt sĩ ( 27/7 ), Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu đất nước, …

Thưa Trung tướng, có quan điểm cho rằng lý do học sinh không yêu thích môn Lịch sử do sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy, ông có thể chia sẻ ý kiến của mình về quan điểm trên?

Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Đây cũng là vấn đề mà tôi rất trăn trở, theo tôi nếu muốn học sinh yêu thích môn Lịch sử, chúng ta cần phải thực sự đổi mới nội dung, phương pháp dạy lịch sử, không phải đi theo bố cục từng ngày, từng tháng, từng năm mà nên hướng đến việc các em nắm được sự kiện và ý nghĩa lịch sử.

Tức là để cho học sinh hiểu được sự kiện và ý nghĩa của sự kiện đó. Càng học lên cao, các em càng phải hiểu được đầy đủ ý nghĩa. Còn ở các cấp học dưới, các em biết được sự kiện, hiểu được một cách căn bản.

Ví dụ chỉ cần nêu tóm tắt quân ta đánh quân Tống, quân Nam Hán, rồi đánh quân Thanh, quân Nguyên lúc nào, trận nào có ý nghĩa quyết định, ...

Với sách giáo khoa và phương pháp dạy như hiện nay, chúng ta gần như đi vào biên niên sự kiện, ngày, tháng, năm, ai chỉ huy, đánh thế nào làm học sinh không thể nhớ được. Khi không thể nhớ được thì học sinh sẽ ngại và chán học sử .

Ngoài ra, trong thời đại 4.0, cần bổ sung những nội dung, hình ảnh sinh động vào sách giáo khoa để tăng hứng thú của học sinh.

Về phương pháp dạy, trước tiên thầy cô giáo phải là những người thực sự yêu lịch sử. Tôi thường hay nói người làm công tác tuyên huấn là đi truyền lửa cho người khác thì chính họ phải là người có lửa, thầy dạy Lịch sử cũng vậy phải là người yêu sử, phải có lửa yêu nước thì mới truyền lửa cho thế hệ tương lai.

Với cách làm như hiện nay môn Lịch sử không được coi trọng, điều này đã buộc thầy cô chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức chứ không phải là tình yêu lịch sử.

Do đó theo tôi chúng ta cần có chính sách với giáo viên dạy môn Lịch sử, phải làm cho học sinh yêu Lịch sử thì mới say sưa với Lịch sử.

Môn Lịch sử phải trở thành môn bắt buộc và ngang hàng với các môn Toán, Ngữ văn để giáo viên cảm thấy mình có giá trị.

Một khi học sinh, phụ huynh cho đây là môn phụ, học cũng được, không học cũng xong thì cũng sẽ không trọng thầy. Mà đã là người dạy môn phụ rồi thì giáo viên không thể nào dạy Lịch sử có chất lượng được.

Từ đó tôi cho rằng muốn học sinh yêu môn Lịch sử thì phải có người dạy tốt, muốn dạy tốt phải có nội dung, phương pháp phù hợp, giáo viên phải được học sinh và phụ huynh tôn trọng thì mới đồng bộ, mới thực sự làm cho việc giáo dục lịch sử có hiệu quả góp phần quan trọng hình thành nhân cách của thế hệ quyết định tương lai của đất nước.
Trân trọng cảm ơn Trung tướng!
Yêu nước ST.

VIỆT NAM LUÔN NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG ĐÚNG TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ!

         Vẫn là những lời suy diễn, quy chụp và xét lại của các thế lực thù địch, phản động âm mưu lợi dụng các diễn đàn quốc tế hòng chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Mới đây, Trần Đông A lại có bài viết: “Việt Nam đừng nên để già néo đứt dây!” đăng tải trên trang Bureau CTM Media – Âu Châu, với dụng ý “thức tỉnh”, “dạy khôn” Việt Nam trong quan hệ quốc tế xoay quanh tình hình chiến sự đã và đang diễn ra giữa Nga và Ukraine. 

Trong bài viết, Trần Đông A mượn cớ Báo cáo Nhân quyền hằng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ (12/4/2022); lợi dụng danh nghĩa cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm (11/4/2022)… về tình hình giữa Nga và Ukraine, “răn đe” Việt Nam “đừng để già néo đứt dây”, nên xem xét lại nhận thức và hành động về việc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa qua. Cùng với lời lẽ ngụy biện, Trần Đông A còn cho rằng Việt Nam đã chọn phe, chọn sai, đồng lõa với cái ác, đồng thời lên án, chỉ trích ngoại giao Việt Nam “giả vờ đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc mà không hề hành động…”. Đây thực chất là những lời lẽ xuyên tạc, quy chụp với dụng ý xấu của Trần Đông A, hòng nhằm hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước, làm xấu hình ảnh của Việt Nam trong quan hệ quốc tế. 

Về vấn đề này chúng ta cần nhận thức sâu sắc rằng: 

Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược, hơn ai hết, Việt Nam hiểu rõ sự tàn phá và những đau thương, mất mát của chiến tranh và càng hiểu rõ, quý trọng cái giá của hòa bình, khát vọng hòa bình. Bởi vậy, khi đặt một lá phiếu lên bàn cân Liên hợp quốc phải được cân nhắc kỹ lưỡng và bảo đảm công lý, chính nghĩa, vừa bảo đảm lợi ích của dân tộc Việt Nam. Hơn nữa, việc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa qua phù hợp với lập trường của đa số các nước đang phát triển. Việt Nam không ngả nghiêng về bất cứ nước nào mà hoàn toàn hành động và đứng vững trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Thứ hai, trong các nghị quyết về đường lối đối ngoại, Đảng, Nhà nước ta đã thống nhất cao về nhận thức và quyết tâm thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Mục tiêu bao trùm của đường lối đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện các nhiệm vụ chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích chính đáng của ta phù hợp với luật pháp quốc tế.

Từ những vấn đê đề trên đã cho thấy những sự xuyên tạc, bịa đặt của Trần Đông A. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nêu cao cảnh giác, không để mắc mưu các thế lực thù địch làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia đan tộc và cuộc sống hòa bình của nhân dân./.
Yêu nước ST.

ĐỂ VIỆT NAM MÃI HÒA BÌNH, THỐNG NHẤT VÀ PHÁT TRIỂN


Những ngày tháng Tư năm 2022, dù còn diễn biến phức tạp song đại dịch COVID-19 đã qua đỉnh và trên đà giảm mạnh. Thế nhưng, dịch dã chưa qua hết thì cả thế giới lại một phen chao đảo vì những hệ lụy từ cuộc xung đột Nga – Ukraine: giá xăng dầu và nhiều loại nguyên liệu quan trọng “đầu vào” của sản xuất đều tăng chóng mặt.

Những đòn trừng phạt qua lại giữa Nga với Mỹ và một số nước phương Tây, khiến bầu không khí hòa bình thế giới trở nên căng thẳng, mong manh. Nhiều quốc gia do vậy cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giá khí đốt, giá điện, giá lương thực… đều leo thang khiến chất lượng cuộc sống của người dân một số quốc gia, kể cả các nước phát triển, bị ảnh hưởng không nhỏ.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức cho phép, đời sống người dân được bảo đảm. Đặc biệt, sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, sản xuất đã phục hồi nhanh chóng từ quý IV/2021 và những tháng đầu năm 2022; tốc độ tăng trưởng kinh tế được các chuyên gia thế giới đánh giá có thể đạt mức 6,3 – 6,8% trong năm 2022!

Đạt được những thành tựu quan trọng như trên, một trong những căn nguyên sâu xa là trong nhiều năm qua, đất nước ta đã tạo lập nền tảng vững chắc để có được: Hòa bình, ổn định chính trị; quốc phòng và an ninh được bảo đảm; nền kinh tế ngày càng có “thực lực” và thích ứng được trong những tình huống khó khăn.

Hơn 2 năm qua, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nhằm thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển sản xuất, bảo đảm sự ổn định, phát triển của nền kinh tế là cực kì linh hoạt, “quyền biến” và hiệu quả. Từ chỗ nhất quán chính sách “zero COVID-19”, tập trung “truy vết, khoanh vùng, dập dịch” theo Chỉ thị 15, 16;  chúng ta đã chuyển sang thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Có nghĩa là, Việt Nam chấp nhận “có một số ca COVID-19 nhất định tại cộng đồng” và từng bước đưa cuộc sống, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch… trở lại bình thường.

Không thể không nhắc tới “chiến lược vaccine”, từ chỗ hầu như chưa có ai tiêm mũi 1 (tháng 5/2021), đến tháng 4/2022, Việt Nam đã cơ bản tiêm mũi 3 cho người dân trong độ tuổi trên 18, trở thành một trong những quốc gia có tốc độ “phủ sóng” vaccine cao nhất thế giới. Chính vì vậy, dù số ca nhiễm tăng cao, như Hà Nội dịp đầu tháng 3/2022 có thời điểm trên 20.000 ca/ngày, song số ca tử vong và số ca nặng phải nhập viện rất ít và ngày càng giảm.

Sau nửa năm thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, công tác phòng, chống dịch và phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế đã đạt được kết quả rõ rệt. Nhiều mặt đời sống ở các điểm nóng dịch đã hoàn toàn trở lại bình thường, như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều địa phương. Đến nay, các cấp học trong cả nước đã mở cửa trở lại; hoạt động du lịch, đi lại của người dân và du khách đã diễn ra gần như trước dịch.

Nói về sự linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, một thảm họa  an ninh phi truyền thống mang tính chất toàn cầu, cũng nên nhắc lại một bài học trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau Hiệp định Geneva, đất nước bị chia cắt 2 miền Nam – Bắc. Miền Bắc tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc, hậu phương lớn cho miền Nam đấu tranh hòa bình, tiến tới thống nhất đất nước. Tuy nhiên ở miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm với sự hỗ trợ, chống lưng của Mỹ đã thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, dồn dân lập ấp chiến lược, ra sức truy lùng, bức hại những người kháng chiến cũ, “Việt cộng” nằm vùng… Nhiều cán bộ của ta và những người yêu nước trong các phong trào, lực lượng khác bị đàn áp đẫm máu; hàng loạt cơ sở cách mạng bị tan vỡ, bóc gỡ. Cách mạng miền Nam đứng trước thử thách hiểm nghèo.

Trước tình hình đó, Trung ương Đảng đã từ thực tiễn phân tích làm rõ yêu cầu và những giải pháp, biện pháp, đường lối của cách mạng miền Nam. Nghị quyết 15 ra đời năm 1959, khẳng định: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng, thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”.

Từ chỗ xác định “đấu tranh chính trị”, chuyển sang kết hợp đấu tranh vũ trang: “trong một chừng mực nhất định ở những địa bàn nhất định đã xuất hiện những lực lượng vũ trang tự vệ và tuyên truyền, đó là điều cần thiết”; đây chính là sự chuyển biến cực kì quan trọng trong nhận thức và hành động. Nghị quyết 15 đã tạo đà cho phong trào “Đồng khởi” phát triển, cách mạng miền Nam ngày càng lớn mạnh, trong lúc chính quyền Ngô Đình Diệm và chính trường Việt Nam Cộng hòa sau đó ngày càng lâm vào bất ổn, đảo chính liên miên dù được Mỹ đổ người, đổ của vào nhưng cũng không thể cứu vãn sự sụp đổ.

Tròn 47 năm Thống nhất đất nước, chúng ta càng hiểu rõ giá trị của hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển. Không phải đất nước nào cũng có thể giữ mãi được những giá trị đó, kể cả những đất nước giàu mạnh, có bề dày lịch sử, văn hóa.

Với Việt Nam, đối nội thì “thương dân, trọng dân”; đối ngoại thì “cây tre”, kiên định và bền gốc nhưng mềm mại, dẻo dai – ấy là kế sách lâu bền.

Sự cần thiết phải thay đổi kế hoạch vĩ mô.

 



Nhận thấy, trong thời gian qua thế giới có nhiều biến số lớn đã xảy ra, hiện tại và tương lai gần khó có nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh năng lượng, an ninh - quốc phòng của các quốc gia và vùng lãnh thổ theo kịp, trong đó có Việt Nam. Bởi cuộc chiến sự xảy ra giữa Nga và U-crai-na dẫn đến mọi đoán định, hoạch định của các nhà chính sách, nhà chiến lược đều bị đổ gẫy.

Trước tình hình đó, Việt Nam cần phải có cách nhìn nhận mới, cần phải thay đổi kế hoạch đã đặt ra vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Chúng ta hoạch định chiến lược vĩ mô và vi mô trên nền tảng có sẵn, trên chiều hướng thuận lợi, nối lại chuỗi cung ứng toàn cầu và đại dịch Covid-19 đi vào trạng thái bình thường mới hoặc bình thường cũ không gây tác hại lớn đến tính mạng con người và không gây bất ổn về an sinh xã hội.

Với các dự báo về kinh tế, về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam theo kịch bản thuận lợi mọi mặt, chỉ số tiêu dùng và chỉ số lạm phát ở mức độ chấp nhận được như: Chỉ số lạm phát dưới 5%, Chỉ số tiêu dùng dưới 2,5%. Các gói hỗ trợ cho 5 ngành, nghề mũi nhọn với tổng số tiền lên tới 350 nghìn tỷ đồng… để đạt được con số như kỳ vọng về tăng trưởng tổng thu nhập quốc nội từ 6,5% đến 7% cho năm 2022.

Người viết đã có bài phản biện về vấn đề này đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử vào tháng 11-2021. Theo góc nhìn của tôi, các kế hoạch của Chính phủ, Quốc hội đã thông qua sẽ không đạt như kỳ vọng bởi chúng ta đánh giá chưa xét trên góc độ rủi ro có thể xảy ra trên thế giới, trong khu vực và nội tại.

Thời điểm Việt Nam hoạch địch các chính sách vĩ mô và vi mô cho năm 2022 và 3 năm kế tiếp, lúc đó dầu thô trên sàn giao dịch thế giới không vượt quá 63 USD/thùng, lúc đó các doanh nghiệp nước ngoài đang có xu hướng dịch chuyển và tái đầu tư lớn vào Việt Nam. Biến số xảy ra không ai có thể lường trước, ngày 24-2-2022 chiến sự bùng nổ giữa Nga và U-crai-na tại vùng lõi của châu Âu; nơi cung cấp 10% sản lượng dầu khí cho thế giới, nơi cung cấp 60% lương thực cho châu Âu. Hậu quả ngay tức thì cho an ninh năng lượng toàn cầu và tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam. Giá dầu thô nhảy vọt theo chiều thằng đứng lên tới 120 USD/thùng và chưa có dấu hiệu dừng lại bởi Hoa Kỳ, châu Âu và NATO tiếp tục ban hành lệnh trừng phạt Nga ngày càng mạnh mẽ, khốc liệt hơn. Lệnh trừng phạt này chưa có tiền lệ, chưa áp đặt cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Chuyện gì đã xảy ra và sẽ xảy ra, khi mặt hàng tiêu dùng là xăng, dầu, khí đốt của Việt Nam cũng tăng vọt với giá gần 30 nghìn đồng cho 1 lít xăng RON 95 và các loại xăng dầu khác đều tăng giá. An ninh năng lượng bị đe doạ và thử thách khi giá thành vận chuyển (logistics) nội địa của Việt Nam đã vào loại cao nhất thế giới và bây giờ giá cả xăng dầu tăng phi mã dẫn đến các mặt hàng, ngành hàng đều tăng.

Chỉ số tiêu dùng quý I -2022 tăng đột biến, tỷ giá đô-la Mỹ trên thị trường tăng hơn nhiều so với tỷ giá niêm yết của Ngân hàng Nhà nước, giao dịch trên sàn vàng đã tăng từ 53 triệu/lượng lên tới 73 triệu đồng/lượng. Hầu như hàng hoá thiết yếu và tiêu dùng hằng ngày đều tăng giá. Các nhà máy, công xưởng vẫn chưa đi vào ổn định sản xuất như những năm trước khi có đại dịch. Đặc biệt giá cả của hàng hoá liên quan đến vật liêu xây dựng như sắt, thép, nhôm, xi-măng tăng gần 50% dẫn tới đội vốn đầu tư các công trình, các dự án đã được phê duyệt. Ngân sách tư nhân và ngân sách nhà nước cho các công trình trọng điểm đã và đang đầu tư đều gặp khó khăn vì thị trường biến động tiêu cực. Hệ luỵ của nó gây ra vô cùng lớn bởi ngân sách, tài khoá đã phân bổ không đáp ứng được thực tế của thị trường.

Từ những vấn đề cốt lõi có liên quan đến đầu tư xây dựng, đến quốc kế dân sinh không như chúng ta đã hoạch định nên Đảng, Chính phủ, Quốc hội cần thiết phải thay đổi kế hoạch vĩ mô và vi mô để thích ứng và phù hợp với biến động của khu vực và thế giới đang nóng lên từng ngày. Tác động của chiến sự Nga và U-crai-na chưa có hồi kết, còn kéo dài nếu hai bên không ngừng súng và đàm phán tìm lại hoà bình cho khu vực châu Âu và thế giới.

Việt Nam phải chủ động về những lĩnh vực mà chúng ta có ưu thế, có quyền chủ động như năng lượng tái tạo phải phát huy tốt, hết công suất và đầu tư mới bù đắp và giảm bớt gánh nặng cho năng lượng hoá thạch là xăng, dầu, than và nhiệt điện. Chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến an ninh lương thực bởi chúng ta hoàn toàn nắm thế chủ động về vấn đề này khi thế giới đang bước vào tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm nghiêm trọng, vựa lúa mỳ của U-crai-na và Nga không thể khôi phục và có sản phẩm trong vòng 6 tháng đến 12 tháng sau khi chấm dứt chiến sự. Sản xuất và dự trữ lương thực là tối cần thiết và cực kỳ quan trọng cho bất cứ quốc gia nào trong thời bình cũng như thời chiến. Chúng ta cần phải điều chỉnh lại các dự án công, các dự án cơ sở hạ tầng chưa phải là cấp thiết cho giao thông vận tải và tầm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia bởi dòng vốn đã và đang bị thu hẹp, khả năng thu hồi vốn sẽ kéo dài và nợ công sẽ tăng cao.

Trước tình hình khó khăn hiện nay, chính sách tiền tệ và lãi suất ngân hàng sẽ là điểm nhấn cực kỳ quan trọng và có tác động trực tiếp đến an sinh xã hội. Theo dự báo của các chuyên gia độc lập và các tổ chức tài chính có uy tín, Hoa Kỳ sẽ tăng lãi suất ngân hàng lên thêm 0,25% và ngày sớm nhất, các ngân hàng khác trên thế giới sẽ tăng theo, đẩy tỷ lệ lạm phát lên mức cao chưa từng có sau 30 năm. Nghiêm trọng hơn nữa là cán cân thương mại trên thế giới bất ổn khi Nga bị rút ra khỏi hệ thống thanh toán điện tử SWIFT, đồng tiền Rúp của Nga đã giảm giá trị gần 40%. Mặc dù Việt Nam và Nga có quan hệ giao thương buôn bán hai chiều nhưng cũng không quá 1% GDP của cả nước, không ảnh hưởng quá lớn về kinh tế vĩ mô khi Nga bị lệnh phong toả trừng phạt nhưng cũng ảnh hưởng chung đến kinh tế của Việt Nam như du lịch của người Nga và các nước Đông Âu sang Việt Nam. 

Từ những sơ lược trên, bức tranh toàn cảnh chưa hoàn thiện nhưng cũng là những mảnh ghép vô cùng quan trọng cho sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội và an ninh lương thực, an ninh năng lượng cũng như an ninh - quốc phòng của chúng ta đang phải trực diện. Rất cần các cơ quan tham mưu cho Đảng, Chính phủ và Quốc hội có đối sách nhanh, phù hợp và chuẩn xác để duy trì, ổn định được an ninh chính trị và phát triển kinh tế. Chúng ta chỉ cần đạt tăng trưởng 3,5% GDP cho năm 2022 là chúng ta đã thành công, như nhận định của bài biết của tôi đã đăng tháng 11-2021.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đổi mới hệ thống chính trị.

 Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm đổi mới hệ thống chính trị là tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Giai đoạn này là thời cơ thuận lợi, với những điều kiện chín muồi để Việt Nam đổi mới hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.


Quang cảnh Hội thảo quốc gia lần thứ ba về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

    Là nhiệm vụ rất quan trọng nên từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII Bộ Chính trị đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Đề án chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng năm 2045, gồm 21 thành viên, trong đó có 9 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Trung ương Đảng. Đề án xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, tư pháp theo nguyên tắc pháp quyền song hành với kiểm soát quyền lực, đồng thời xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, thúc đẩy đổi mới sáng tạo với tinh thần quyết liệt, hiệu quả. Ba hội thảo quốc gia đã được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh để khơi dây trí tuệ, trước hết của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhưng đồng thời là của toàn xã hội, khởi động và kích hoạt tư duy của xã hội để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

    Nghiên cứu lý luận và lịch sử về nhà nước và pháp luật cho thấy, nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị chung của nhân loại tiến bộ, đề cao pháp luật, thể hiện ước muốn, khát vọng của con người về một xã hội dân chủ và bình đẳng. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập từ rất sớm và thể hiện ngày càng rõ hơn trong Hiến pháp năm 1946, Cương lĩnh 1991. Sau đó, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ Đại hội VII đã chính thức xác định: "Xây dựng Nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân, vì dân". Cương lĩnh 2011 khẳng định: "Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo" là một trong 8 đặc trưng của xã hội XHCN Việt Nam. Đến Đại hội XIII, Đảng ta lần đầu tiên đề ra nhiệm vụ "Nghiên cứu ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam...".

    Theo đó, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là quá trình Nhà nước ta thiết lập và vận hành những nguyên lý, đặc trưng phổ quát, tiến bộ của nhà nước pháp quyền hiện đại, mang định hướng XHCN, bảo đảm bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam, là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, do Đảng lãnh đạo, nhằm mục tiêu phát triển đất nước, mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Do đó, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mà Đại hội XIII của Đảng đề ra là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân.

    Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, với nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó, yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân càng được đặt ra rất cấp bách. Đây cũng là quan điểm nhất quán của Đảng, thể hiện bản chất của chế độ XHCN, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là một quá trình rất lâu dài, cần nhiều sự nỗ lực đóng góp của cả hệ thống chính trị về lý luận và thực tiễn. Kết quả đạt được sẽ tạo nền tảng vững chắc cho tiến trình hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tương lai.