Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

LÃNH ĐẠO BỘ QUỐC PHÒNG DỰ LỄ PHÁT ĐỘNG THI ĐUA CAO ĐIỂM “50 NGÀY THI ĐUA LẬP CÔNG QUYẾT THẮNG”, HƯỚNG TỚI CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG “HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” (12/1972 - 12/2022)


Thực hiện chỉ đạo của thủ trưởng Bộ Quốc phòng, sáng 25-10, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức Lễ phát động thi đua cao điểm với chủ đề “50 ngày thi đua lập công quyết thắng”, hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2022).
Dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Tham dự buổi lễ còn có Thượng tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Phạm Thanh Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; Thượng tướng Lê Huy Vịnh; Thượng tướng Vũ Hải Sản; Thượng tướng Phạm Hoài Nam; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; lãnh đạo, chỉ huy Quân chủng Phòng không-Không quân; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nhân chứng lịch sử và đại biểu các cơ quan Bộ Quốc phòng; một số ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương…
Sư đoàn 371 được Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chọn là đơn vị làm trước cho toàn quân lễ phát động thi đua cao điểm với chủ đề “50 ngày thi đua lập công quyết thắng”. Đây là sư đoàn không quân đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 24-3-1967. Trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972, sư đoàn đã xuất kích 24 lần chuyến, tiêu diệt 7 máy bay Mỹ, trong đó có 2 máy bay B-52; 8 lần phá vỡ đội hình tiến công của không quân địch, tạo điều kiện cho lực lượng phòng không tiêu diệt B-52, góp phần làm nên Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" lẫy lừng.
Tại buổi lễ phát động, các cơ quan, đơn vị đăng ký giao ước thi đua thực hiện tốt “3 nhất”: Nhận thức, trách nhiệm, ý chí quyết tâm cao nhất; thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả tốt nhất; xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật nghiêm nhất và “2 không”: Không vi phạm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội; không để xảy ra mất an toàn trong thực hiện các nhiệm vụ và mất an toàn giao thông. Thời gian thực hiện đợt thi đua cao điểm từ nay đến ngày 28-12-2022.
Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Đại tướng Phan Văn Giang đã ôn lại hào khí cách đây nửa thế kỷ. Theo đó, tháng 12-1972, sau khi đơn phương tuyên bố hoãn không thời hạn Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã mở cuộc tập kích chiến lược bằng đường không vào miền Bắc, nhằm gây sức ép buộc ta phải chấp nhận ký Hiệp định Paris theo các điều khoản có lợi cho Mỹ; đồng thời âm mưu đe dọa, khủng bố phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Trong cuộc tập kích này, đế quốc Mỹ đã ném hơn 100 ngàn tấn bom, đạn xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số thành phố, thị xã ở miền Bắc. Đây là những cuộc ném bom dữ dội nhất và là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh trên thế giới.
Nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của địch và dự báo chính xác tình hình, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không-Không quân đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch, phương án tác chiến và tích cực chuẩn bị mọi mặt cho đánh địch với quyết tâm giành thắng lợi cao nhất. Trong 12 ngày đêm chiến đấu, các đơn vị của Quân chủng Phòng không-Không quân làm lực lượng nòng cốt cùng với quân dân miền Bắc, quân dân Thủ đô Hà Nội chiến đấu anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó, có 34 chiếc B-52, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đầu năm 1973.
Theo Đại tướng Phan Văn Giang, Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến công oanh liệt nhất, là bản hùng ca vĩ đại trong thế kỷ XX, trở thành biểu tượng của ý chí, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Là một dấu son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta; đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý trong kháng chiến trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Đại tướng Phan Văn Giang nêu rõ: "Nửa thế kỷ trôi qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Phòng không-Không quân đã lập nhiều chiến công, thành tích xuất sắc; luôn là lực lượng nòng cốt trên mặt trận đối không, trong thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Tiếp nối khí thế hào hùng, ý chí cách mạng, tinh thần quyết chiến, chiến thắng của “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2022, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo phát động đợt thi đua cao điểm “50 ngày thi đua lập công Quyết thắng”, thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ".
Đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong toàn quân tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và ý chí quật cường của dân tộc, của quân đội. Tiếp tục triển khai thực hiện sâu rộng, hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quy định của Trung ương, Quân ủy Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Đồng thời, tham gia thực hiện tốt công tác dân vận, “đền ơn đáp nghĩa”, giúp nhân dân phát triển kinh tế, xã hội, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn... góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, ngày càng làm sáng đẹp thêm phẩm chất, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.
Quyết liệt, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2022 theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng, phải cao hơn năm 2021. Chủ động nắm chắc, dự báo, đánh giá đúng tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước có đối sách xử lý thắng lợi các tình huống, không để bị động bất ngờ; toàn quân duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, quản lý, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Tiếp tục đổi mới hoạt động thi đua theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, những nhiệm vụ mới, khó khăn, khắc phục khâu yếu, mặt yếu. Trong quá trình tổ chức thi đua, các đơn vị cần chú trọng làm tốt việc phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng các mô hình mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả, gương điển hình tiên tiến; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong đợt thi đua cao điểm và trên các lĩnh vực công tác, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn quân, toàn quốc.
Sau buổi lễ phát động, với tình cảm và sự quan tâm sâu sát, Đại tướng Phan Văn Giang, Đại tướng Lương Cường và lãnh đạo Bộ Quốc phòng cùng các đồng chí đại biểu xuống hàng quân hỏi thăm, động viên từng cán bộ, chiến sĩ làm cho không khí thêm ngập tràn tình đồng chí, đồng đội; đó là nguồn cổ vũ, động lực tinh thần to lớn để những người lính canh trời quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

12 GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ TRÌNH TRƯỚC QUỐC HỘI

 Tuần qua, sau hai ngày làm việc sôi nổi, khẩn trương, nghiêm túc, phiên thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách nhà nước và những nội dung quan trọng khác mang lại kết quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước, được đông đảo dư luận xã hội quan tâm theo dõi.

Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là các biện pháp chủ động ứng phó tình hình biến động, thách thức trong nước và thế giới, sẽ tác động và ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thu chi ngân sách năm 2022, dự toán năm 2023; việc điều hành kinh tế, xã hội những tháng cuối năm 2022, đầu năm 2023; đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng; rồi việc triển khai ba chương trình mục tiêu quốc gia; đổi mới và hoàn thiện thể chế...
Các đại biểu trong phát biểu thảo luận bày tỏ đồng tình với nhóm 12 giải pháp của Chính phủ trình trước Quốc hội và nhấn mạnh cần ưu tiên giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đề nghị Chính phủ khẩn trương có giải pháp kiềm chế lạm phát, khơi thông dòng vốn; mặt khác, trong lĩnh vực an sinh xã hội, cần sớm triển khai việc cho thuê, mua nhà ở cho người có thu nhập thấp, có giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp, mô hình kinh tế ở địa phương phát triển nông nghiệp...
________
📌Xem chi tiết tại: https://tinyurl.com/nhandan722492
Có thể là hình ảnh về 10 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'Nhân Dân ƯU TIÊN GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÃ, KIỀM CHẾ LẠM PHÁT'

BIỂU TÌNH, BẠO LOẠN TẠI IRAN: LIỆU CÓ BÀN TAY CỦA PHƯƠNG TÂY?

 


Có ít nhất 41 người đã thiệt mạng chỉ sau 1 tuần diễn ra các cuộc bạo lực tại quốc gia Hồi giáo Iran. Điều này đặt ra nhiều dấu hỏi liệu phải chăng đây là hệ quả của những toan tính do phe phái đối lập tại Iran tiến hành và phương Tây có đứng đằng sau những vụ việc trên.

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC MỘT CHUYẾN THĂM HỮU NGHỊ ĐẶC BIỆT


Những ngày vừa qua, khi các cơ quan báo chí truyền thông Việt Nam và Trung Quốc đưa tin về chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (từ ngày 30/10 đến 2/11) theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, thì mạng xã hội “dậy sóng” những loạt tin xấu độc theo hướng “bài Hoa, thân Mỹ”. Trong các luận điệu xuyên tạc phản động ấy, nổi lên một số quy chụp, suy diễn hồ đồ khi cho rằng đó là “một chuyến đi vội vã”, là “đi sang cống thiên triều”, là thể hiện sự “thần phục của Việt Nam trước Trung Quốc”… Và vì thế, Việt Nam sẽ gặp bất lợi trong mối quan hệ với Mỹ; Việt Nam sẽ tiếp tục mất biển, đảo với Trung Quốc; Việt Nam “hãy học Đài Loan” trước tham vong của Trung Quốc và Tập Cận Bình…
Song, sự thật vẫn ngời sáng, nên bất chấp những thông tin xấu độc đó, chuyến thăm hữu nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến đất nước Trung Hoa ngay sau khi Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc thắng lợi đã khẳng định tầm quan trong và ý nghĩa đặc biệt của chuyến thăm hữu nghị này.
Một là, lịch sử quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có từ lâu đời, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ tiền bối dày công vun đắp. Suốt chiều dài lịch sử hai nước nói chung và 7 thập niên kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao (18/1/1950) nói riêng, trên tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, quan hệ Việt – Trung đã đi qua những thăng trầm, nhưng hợp tác hữu nghị vẫn là dòng chảy chính, là lựa chọn đúng đắn và mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước cũng không ngừng được xây đắp.
Cụ thể, kể từ năm 2008 khi 2 bên nhất trí thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc, đến nay Việt Nam và Trung quốc đã thiết lập khoảng 60 cơ chế giao lưu hợp tác từ Trung ương đến địa phương, phủ sóng gần như tất cả các lĩnh vực. Trong thực tế, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam; trong khi đó, Việt Nam cũng tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới. Gần nhất, trong cuộc chiến phòng và chống đại dịch Covid-19, Trung Quốc cũng là một trong những nước cung cấp vaccine nhiều nhất, đóng góp hiệu quả cho công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh tại Việt Nam. Còn trong các lĩnh vực khác, Việt Nam và Trung Quốc đã phối hợp chặt chẽ triển khai thực hiện các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền giữa 2 quốc gia; đồng thời, tăng cường quản lý an ninh, an toàn khu vực biên giới để kiểm soát bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và tích cực thúc đẩy các cơ chế đàm phán về các vấn đề trên biển, thực hiện hiệu quả DOC, thúc đẩy tiến trình tham vấn COC…
72 năm qua, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Trung Quốc duy trì xu thế ổn định, tích cực và phát triển. Lãnh đạo 2 bên đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng, góp phần đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Đặc biệt, sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1-2/2021), Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội 2 nước đã có các cuộc điện đàm, hội đàm trực tuyến, đưa ra những định hướng lớn quan trọng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa 2 nước. Gần nhất, 2 bên tổ chức thành công Phiên họp lần thứ 14 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc (tháng 7/2022)…
Việt Nam luôn coi trọng và củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc, nên chuyến đi thăm hữu nghị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này không phải là “sự thần phục’, càng không phải là Việt Nam “sợ Trung Quốc”, “sợ thiên triều” và cũng không phải là “ẩn trong lời mời của ông Tập Cận Bình có sự hối thúc nào mà ông Trọng không thể trì hoãn được” hay “sau khi quét sạch trong nhà, phải chăng đến lúc Tập Cận Bình muốn quét ngoài ngõ, mà Đảng CSVN được chọn để chiếu cố đầu tiên” như các thế lực thù địch xuyên tac, mà chính là nhằm tạo động lực và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa 2 Đảng, 2 Nhà nước vốn đã có bề dày lịch sử.
Hai là, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm chính thức Trung Quốc ngay sau khi kết thúc Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình không chỉ thể hiện sự coi trọng của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đối với vị thế, vai trò quốc tế của Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà còn khẳng định mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã vượt lên trên quan hệ song phương theo nghĩa thông thường và có ý nghĩa chiến lược quan trọng.
Thực tế, 5 năm trước, sau khi Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã chọn Việt Nam để thực hiện chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình. Đó cũng chính là sự thể hiện nhất quán truyền thống tăng cường giao lưu cấp cao giữa 2 Đảng, 2 nước sau Đại hội Đảng. Hơn nữa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng thăm hữu nghị nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa các năm 1992, 1997, 2001, 2003, 2007; đặc biệt là 3 lần thăm Trung Quốc sau khi đảm nhận cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/2011, tháng 4/2015, tháng 1/2017). Vì thế, chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không phải là “vội vã” cũng không phải vì “Việt Nam lép vế, thần phục Trung Quốc”, “đi chầu mẫu quốc” như các luận điệu xuyên tạc, mà nằm trong chương trình, kế hoạch chung giữa 2 Đảng và 2 Nhà nước; là mong muốn quan hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển lâu dài, ổn định, ngày càng hiệu quả, thực chất theo tinh thần nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao 2 Đảng, 2 nước; đồng thời làm rõ những quan tâm, lập trường đúng đắn, các lợi ích chính đáng của Việt Nam.
Với chuyến thăm lần này, Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với vị trí, vai trò là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như những tư tưởng, đường lối phát triển tại Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển; nhất là vị trí hạt nhân lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình được Đảng Cộng sản Trung Quốc xác lập; đồng thời thể hiện mong muốn củng cố, mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, tiếp tục làm định hướng cho quan hệ 2 nước trong tương lai, chứ không phải “chỉ mang tính biểu tượng hay còn gì khác” và “chuyến đi lần này của ông Trọng có nhiều điểm bất thường khiến ngoại giới quan tâm” như suy diễn, đơm đặt của các thế lực thù địch.
Thông qua chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này, góp phần tăng cường quan hệ trên các kênh Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc; đồng thời, tạo chuyển biến mới trong hợp tác bình đẳng, cùng có lợi về kinh tế, thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác và nâng cao hợp tác quốc phòng, an ninh, tăng cường hợp tác giữa 2 nước tại các diễn đàn quốc tế… góp phần thúc đẩy chính sách của Trung Quốc về quan hệ hữu nghị, hợp tác với Việt Nam; ủng hộ Việt Nam phát triển, có vị thế quốc tế ngày càng cao.
Cuối cùng, phải khẳng định rằng: Không thể xuyên tạc hay bẻ cong được lịch sử. Chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này là thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; là hiện thực hóa đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam coi trọng quan hệ với Trung Quốc và coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, chứ không phải là “quan hệ Việt – Trung càng bền chặt thì thì mức độ Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc càng tăng lên” như trang Việt Tân, Quyenduocbiet, Thông luận, Chantroimoimedia.com… lảm nhảm. Cho nên, chuyến thăm hữu nghị lần này không chỉ khẳng định và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc, góp phần củng cố và tăng cường sự hợp tác hữu nghị Việt – Trung phù hợp lợi ích căn bản, lâu dài của 2 Đảng, 2 Nhà nước và người dân 2 nước, mà còn có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới, nên đặc biệt được dư luận 2 nước và quốc tế quan tâm./.
ST
Có thể là hình ảnh về 4 người và mọi người đang đứng

CHIÊU TRÒ CHỐNG PHÁ VIỆT NAM CỦA HRW BỊ “VỠ MỘNG”!

 


Lợi dụng sự kiện Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản để dự lễ tang của cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo được tổ chức vào ngày hôm nay 27/9/2022, vừa qua cái gọi là “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế” (Human Rights Watch - HRW) được cho là đã có “bức thư” để thực hiện cái gọi là “kêu gọi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đưa vấn đề nhân quyền Việt Nam ra thảo luận với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc”. Bức thư của HRW được các báo đài thiếu thiện chí với Việt Nam như RFA đăng tải những ngày qua, trong đó vẫn chiêu trò cũ khi HRW cho rằng “tình hình nhân quyền của Việt Nam là tồi tệ trong các vấn đề về giam giữ tù chính trị, giới hạn quyền đi lại của người dân, tự do thông tin, tự do tín ngưỡng và tôn giáo”. Thậm chó HRW còn cho rằng “Từ đầu năm 2022 đến nay, các tòa án ở Việt Nam đã kết án tù ít nhất 25 người vì dám lên tiếng chỉ trích Chính phủ, vận động cho nhân quyền, môi trường”…

NGUYỄN THÔNG, MỘT KẺ ẢO TƯỞNG, MƠ HỒ, VONG ÂN, BỘI NGHĨA


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận lời mời của Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình chính thức thăm Trung Quốc từ ngày 30/10 đến ngày 02/11/2022. Hóng hớt được thông tin này, mấy ngày vừa qua trên các phương tiện đài, báo của các nước phương Tây cũng như một số trang mạng xã hội thù địch, phản động đã ra rả, rêu rao, loan tải với những luận điệu và sử dụng các ngôn từ thô bỉ.
Vào mạng xã hội đọc được bài với cái titte săc mùi khiêu khích, đểu giả, chọc ngoáy lung tung “Trông “nó” lại ngẫm tới ta” của tác giả có bút danh Nguyễn Thông toàn những thông tin hóng hớt cóp nhặt từ những bài viết về Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX, từ đó Nguyễn Thông đã phán bừa vô căn cứ:“Đảng cai trị bên Tàu đang đại hội để củng cố quyền cai trị”. Nguyễn Thông khẳng định “Nói thẳng ra, tôi không có cảm tình với bọn cộng sản Tàu”. Nực cười là Nguyễn Thông bày trò như học giả mà chẳng hiểu gì nhiều, thế mà cũng phán như đúng rồi. Việc có cảm tình, hay không có cảm tình với Đảng Cộng sản Trung Quốc là việc của mỗi cá nhân, mỗi một góc nhìn khác nhau, quan điểm chính trị của riêng từng người, nhưng viết ra những câu hằn học, chửi bới, “vơ đũa cả nắm” không mang tính logic, mang nặng cái bản chất vô ơn, bạc nghĩa của mìnhra để mà đá xéo, lôi kéo người khác là thiếu song phẳng, là hẹp hòi ích kỷ, không khách quan.
Ý đồ đen tối, bản chất chống phá của Nguyễn Thông đã bộc lộ rõ khi kẻ này cố tình bóp méo, xuyên tạc cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước bằng viện dẫn: “Chúng dúi cho ta vũ khí, tí gạo tí mì, để rồi ta dại dột làm người lính đi đầu, tiền đồn hậu đồn, kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mỹ, huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt nhằm bảo vệ chúng nó, để chúng nó được yên”. Nhắc lại cho Nguyễn Thông biết, từ cuối năm 1953, Trung ương Đảng đã quyết định tiến hành trận quyết chiến, chiến lược Điện Biên Phủ với thực dân Pháp. Trong chiến dịch này Việt Nam chúng ta không đơn độc, nhiều nước dân chủ, xã hội chủ nghĩa trên thế giới trong đó phải kể đến Trung Quốc, Liên Xô đã kề vai, sát cánh ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam.
Trung Quốc đã kịp thời viện trợ 1700 tấn gạo; chi viện 3600 viên đạn pháo 105 mm (đó là cơ số đạn đi theo 24 khẩu pháo viện trợ đưa về Việt Nam cuối năm 1953); về sau Trung Quốc chuyển thêm 7400 viên đạn 105 mm (mặc dù lúc này đạn pháo của Trung Quốc khan hiếm). Trung đoàn lựu pháo 105 mm của Trung Quốc giúp đỡ, đã nã đạn xuống đầu đối phương. Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tích cực tham gia cùng Việt Nam trong mọi lĩnh vực chuẩn bị cho chiến trường. Sau khi nghiên cứu kế hoạch tác chiến đã ủng hộ hoàn toàn phương án của Đại tướng Võ Nguyên Giáp “đánh chắc tiến chắc”. Còn đối với Liên Xô từ năm 1950 Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại và thường xuyên vượt mức yêu cầu của Việt Nam cụ thể từ tháng 5/1950 đến tháng 6/1954 với 21.517 tấn hàng viện trợ quốc tế, tổng giá trị 54 triệu rúp. Cùng với các nước dân chủ khác toàn bộ pháo cao xạ 37 ly; 76 khẩu và 14 dàn hỏa tiễn H6; 745 xe vận tải, súng ống tiểu liên…không kể hết.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Việt Nam chúng ta không được phép quên công lao của nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân ta kháng chiến, trong đó Liên Xô, Trung Quốc đóng vai trò to lớn. Mỹ là siêu cường, tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ là rất mạnh. Việt Nam nghèo nàn lạc hậu là nước nhỏ nhưng chúng ta thắng đế quốc Mỹ vì chính nghĩa, vì lẽ đó mà chúng ta nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới trong đó có Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác.
Tổng kết 50 năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995) Đảng và Nhà nước Việt Nam đã khẳng định “Thiếu sự giúp đỡ to lớn của liên Xô và Trung Quốc ta khó duy trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Để viết về vấn đề này thì rất dài, không thể kể hết ra được. Ngạn ngữ cũng có câu “Trên đời này chẳng ai cho không ai cái gì cả” nhưng cũng có câu “Thù không cần trả nhưng ơn thì nhất định phải trả”.
Chửi chán rồi lại “khen đểu”, “nịnh nọt” “so sánh khập khiễng” để đá xoáy, hạ nhục quốc thể đó là bản chất của nhà báo hai mặt Nguyễn Thông. Gã nhìn thấy tấm ảnh toàn cảnh Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc và viết“Đại hội của cái đảng chính trị đông nhất thế giới, của nước đông nhất thế giới, được cả thế giới chú mục vào, nhưng trang trí khá giản dị, không có lấy một bông hoa, chứ đừng nói một bó, một lẵng”. Trong quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc có những lúc thăng trầm, thậm chí xung đột vũ trang nhưng suốt hơn 7 thập kỷ xuyên suốt vẫn phải là mối quan hệ theo xu thế phát triển, ổn định, hữu nghị truyền thống và tích cực mang lại lợi ích thiết thực cho hai quốc gia và nhân dân hai nước. Chính vì thế Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện mừng gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, trong đó có đoạn “Tôi luôn luôn hết sức coi trọng và sẵn sàng cùng đồng chí tiếp tục dành sự quan tâm cao độ, chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương hai bên quán triệt, thực hiện tốt các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, đưa quan hệ láng giềng hữu nghị và đối tác chiến lược toàn diện Việt nam-Trung Quốc lên một tầm cao mới, ổn định, lành mạnh, bền vững, đáp ứng lợi ích căn bản, lâu dài của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới”
Hiện nay, Việt Nam là nước đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc. Riêng năm 2021, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Trung Quốc đạt 165,9 tỷ USD tăng 24,6% so với năm 2020. Trong 8 tháng đầu năm 2022 Trung Quốc đứng thứ 4/94 quốc gia vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 143 dự án, tổng vốn đạt 1,4 tỷ USD. Năm 2022 Việt Nam Trung Quốc cũng tiến tới ký kết nhiều văn bản hợp tác với Trung Quốc… Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam đó là: “Độc lập tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Trong quan hệ đối ngoại, những cái hay của các đối tác chúng ta vận dụng, học tập, một cách sáng tạo vào Việt Nam; những cái dở, những thất bại trong điều hành kinh tế vĩ mô của nước họ, chúng ta coi như những bài học kinh nghiệm cho đất nước mình. Nhưng mỗi quốc gia phải giữ cho được bản sắc dân tộc, độc lập tự chủ, không thể rập khuôn máy móc. Những“cái lưỡi không xương” của các thế lực thù địch sẵn sàng uốn éo chửi bới lung tung, xuyên tạc bịa đặt về mối quan hệ Việt Nam -Trung Quốc nhằm gây mâu thuẫn, bất ổn chính trị, khiêu khích, kích bác chiến tranh, để dẫn dến kinh tế-xã hội rối ren, “đục nước béo cò”. Đó chính là âm mưu thủ đoạn đen tối của cái gọi là “Diễn biến hòa bình”, mà tất cả người dân Việt Nam cần hết sức nâng cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi mưu hèn kế bẩn của các thế lực thù địch, phản động.
Chắc rằng cha mẹ ông ta đã chọn và đặt cho cái tên là để muốn Nguyễn Thông học tập bậc tiền bối Nguyễn Thông (1827-1884) – một nhà trí thức giàu lòng yêu nước, nhà văn hóa tiêu biểu ở nửa đầu thế kỷ 19 của dân tộc Việt Nam. Chứ đâu có ngờ nuôi dưỡng, cho ăn học đến nơi, đến chốn để trở thành kẻ “vong ân, bội nghĩa”, loại “ăn cháo, đá bát” hại nước, hại dân thật là nhục nhã. Nhiều người trong cộng đồng mạng tha thiết đề nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp nghiêm trị, ngăn chặn, không cho Nguyễn Thông ngang nhiên viết bậy, viết bạ, mang nội dung tuyên truyển phỉ báng chế độ, bôi nhọ Đảng và Nhà nước Việt Nam trên trang facebook, blog cá nhân, để cho các thế lực thù địch, phản động lợi dụng loan tải, rêu rao trên các trang mạng phản động trong và ngoài nước chống phá chế độ.
ST
Có thể là hình ảnh về 2 người và mọi người đang đứng

VÕ AN ĐÔN BỊ TẠM HOÃN XUẤT CẢNH VÌ LÝ DO AN NINH


Theo thông tin được chính Võ An Đôn đăng tải trên facebook cá nhân “Đôn An Võ”, “Võ An Đôn” và một số trang mạng được xem là “lều báo” như Việt Tân, Á Châu Tự do -RFA, Đàn Chim Việt, Chân Trời mới, BBC Tiếng Việt… thì Võ An Đôn đã bị tạm hoãn xuất cảnh sang Mỹ để định cư vào tối hôm qua 27/9/2022. Theo đó lý do vị “luật sư” này bị tạm hoãn xuất cảnh là vì lý do an ninh được quy định tại tại điều 36 của Luật số 49/2019/QH14 quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.

CÓ NHỮNG TẤM LÒNG THƠM THẢO XUẤT PHÁT TỪ TÌNH NGƯỜI !

 


Cơn bảo Noru càn quét qua các tỉnh miền Trung và nó đã cuốn đi nhiều tài sản, của cải của nhiều người. Nhưng động lại ở đó là tình thương, tình người. Người miền Trung luôn có tấm lòng sót sắt, chịu thương, chịu khó...nhiều người đặt câu hỏi, tại sao bao năm miền Trung vẫn nghèo! Nhưng nghèo không có nghĩa là do lười lao động, mà do thiên nhiên quá khắc nghiệt, và bao năm nay họ vẫn từng ngày vươn lên như những cây xương rồng nơi sa mạc khô hạn. Tình người, sự đoàn kết, chịu thương, chịu khó đã giúp cho họ trở thành những con người gan gốc, vượt qua mọi khó khăn, hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.

NHÀ GIÁO NGUYỄN NGỌC KÝ TRUYỀN CẢM HỨNG CHO SỰ PHẤN ĐẤU CỦA NHIỀU THẾ HỆ HỌC SINH


Rạng sáng 28/9 một nhà giáo, nhà văn đã ra đi mãi mãi, đó là thầy Nguyễn Ngọc Ký, người được cả dư luận xã hội ngưỡng mộ bởi ý chí phấn đấu không ngừng nghỉ dù viết bằng chân nhưng không ngăn cản được đam mê đến với con chữ và thành công với nghề giáo.

CÔNG TÂM, KHÔNG BÊNH VỰC, KHÔNG BAO CHE – VÀ KHÔNG NÊN PHỦ NHẬN CÔNG LAO CỦA CẢ LỰC LƯỢNG

 


Sinh ra trong một gia đình cùng cha, mẹ, cùng dòng máu... nhưng tính cách mỗi người một khác, chẳng ai giống ai. Nói thiệc ra là cũng cùng dòng máu nhưng có đứa dốt, có đứa giỏi, có đứa ngoan, có đứa nghịch... và dĩ nhiên, quy luật đào thải thì chúng ta thấy rõ rồi, cái kết về sau sẽ rõ. Và cũng không phải vì một thành viên trong gia đình nghịch ngộ, ngổ ngáo mà chúng ta đem ra đánh đồng toàn bộ thành viên trong gia đình đó.

CHUYẾN BAY “GIẢI CỨU”: NGHIÊM TRỊ NHỮNG KẺ LÀM MÉO MÓ CHỦ TRƯƠNG NHÂN ĐẠO

 


Những tháng đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 có quy mô trên toàn cầu, hàng trăm ngàn người Việt đang ở nước ngoài bị kẹt lại, có nhiều hoàn cảnh hết sức khó khăn. Trước trực trạng đó, thể hiện sự nhân đạo của Nhà nước, đã có những chuyến bay mang tên “giải cứu” nhằm đưa những người có hoàn cảnh nói trên về nước một cách an toàn. Việc tổ chức chuyến bay cứu hộ này vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động, vừa thể hiện tính nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tới công dân Việt Nam ở nước ngoài. Đây là sự cố gắng, nỗ lực của cả dân tộc, được thế giới công nhận là “hình mẫu” nhân văn, nhân ái, thể hiện bản chất chế độ xã hội mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có thể làm được trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

NGUYỄN MINH SƠN LÀ “NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN”?

 


Ngày 28/9/2022, Cơ quan An ninh điều tra  Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Minh Sơn, SN 1962, thường trú tại phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Được biết, Nguyễn Minh Sơn bị bắt vì liên quan đến một video được Nguyễn Minh Sơn đăng tải vào ngày 31/12/2021 trên facebook cá nhân “Sơn Nguyễn” (video hiện đã được gỡ). Ngay sau khi Nguyễn Minh Sơn bị bắt, một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí đã lợi dụng vụ việc này để tuyên truyền xuyên tạc về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Điển hình như trang “Việt Tân” còn cho rằng chính quyền Hà Nội đã bắt thêm 1 người “bất đồng chính kiến”. Vậy thực tế Nguyễn Minh Sơn có phải là “người bất đồng chính kiến”?


 

Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Trong quan hệ quốc tế, hiếm có mối quan hệ nào đặc biệt, bền vững, thủy chung như quan hệ Việt Nam - Lào. Cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùng tắm chung dòng nước Mekong, hai dân tộc đã chia ngọt sẻ bùi trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Khi nói về mối quan hệ nghĩa tình giữa hai Đảng, hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Lào, Bác Hồ kính yêu của chúng ta - Người đã dày công vun đắp cho mối quan hệ Việt - Lào từng nhấn mạnh, đó là mối “quan hệ đặc biệt”. Để nói cho hết về mối “quan hệ đặc biệt” ấy, cần phải ngược dòng lịch sử, để lịch sử chứng minh cái nghĩa, cái tình và tấm lòng thủy chung, son sắt, sát cánh bên nhau của hai Đảng, hai dân tộc Việt - Lào trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, giành độc lập cho dân tộc và cùng nhau xây dựng hòa bình, hướng tới tương lai hạnh phúc.

Tình hữu nghị trong sáng đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, Chủ tịch Kay-xỏn Phôm-vị-hản cùng các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp, được tôi luyện qua nhiều thử thách và được hun đúc bằng công sức và xương máu của bao thế hệ các anh hùng liệt sỹ, để trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc.

Ngay từ rất sớm, hai dân tộc Việt Nam - Lào đã gắn bó bền chặt bên nhau chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Kay-xỏn Phôm-vị-hản chính là những người đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào.

Trong thời kỳ hai nước chịu sự xâm lăng của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong thế kỷ XIX cũng như trong thế kỷ XX, hai nước đã luôn đồng cam cộng khổ, hỗ trợ lẫn nhau, nhờ sự đoàn kết này, hai nước đã liên tiếp giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trong quá trình tìm đường cứu nước của mình, Nguyễn Ái Quốc rất quan tâm đến tình hình Lào. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập vào tháng 6-1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc), đến tháng 2-1927, Hội đã gây dựng được cơ sở tại Lào. 

Năm 1928, đích thân Người bí mật tổ chức khảo sát thực địa tại Lào càng cho thấy mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào. Cũng trong năm này, chi bộ Thanh niên cộng sản đầu tiên được thành lập tại Viêng-chăn, đồng thời đường dây liên lạc giữa nhiều thị trấn ở Lào với Việt Nam được tổ  chức. Quá trình Nguyễn Ái Quốc đặt nền móng cho quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam báo hiệu bước ngoặt lịch sử trọng đại sắp tới của cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng Lào.

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Tháng 10-1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết nghị đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, xác lập rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa phong trào ba nước Đông Dương là Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia.

Giai đoạn 1930-1945 là thời kỳ nhân dân hai nước Việt Nam và Lào nương tựa lẫn nhau trong quá trình đấu tranh giành độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong tiến trình lịch sử đó, bộ phận nhân sỹ, trí thức tiến bộ và các tầng lớp nhân dân Lào có vai trò quyết định quá trình phát triển của phong trào cách mạng Lào cũng như trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào. Người Việt ở Lào là một lực lượng tích cực trong phong trào cách mạng Lào và là nhân tố quan trọng xây đắp mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc. Khi đã xác định đường đi cho dân tộc mình thì đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhận ra rằng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc mình cần phải có những người bạn đồng minh. Trước hết đó là hai dân tộc láng giềng Miên và Lào.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ngay những ngày đầu tháng 9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đến Hà Nội để gặp gỡ, trao đổi những vấn đề liên quan đến hai nước và khu vực. Sự ra đời của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 2-9-1945) và Chính phủ Lào Ít-xạ-lạ (ngày 12-10-1945) cùng những mong muốn của hai bên về xây dựng mối quan hệ hoàn hảo và vững chãi hơn trước là một trong những cơ sở đưa tình đoàn kết, giúp đỡ nhau lên tầm liên minh chiến đấu.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, nhân dân hai nước phải tiếp tục đối mặt với quân xâm lược đế quốc Mỹ. Sự nghiệp cách mạng của hai nước Lào - Việt Nam có mối quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau một cách đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn nhận thấy từ lâu, Người thường căn dặn “Cách mạng Lào không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam và cách mạng Việt Nam cũng không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Lào”.  Chính vì vậy, trong cuộc đấu tranh giành độc lập, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã cử hàng chục vạn người con yêu quý của mình sang công tác và phối hợp với quân và dân Lào chiến đấu tại các chiến trường của Lào, máu của biết bao anh hùng, liệt sĩ Việt Nam hòa quyện với máu của quân và dân Lào để đem lại thắng lợi vẻ vang cho hai dân tộc. Quan tâm, chia sẻ cùng đồng cam cộng khổ trong hai cuộc kháng chiến, Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào đã dành phần đất của mình để giúp Việt Nam xây dựng “Đường Hồ Chí Minh”, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”… 

Chính phủ hai nước đã ký Hiệp ước tương trợ Lào - Việt và Hiệp định về tổ chức Liên quân Lào - Việt, đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự hợp tác giúp đỡ và liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc Việt - Lào. Bản chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, được nuôi dưỡng, phát triển bằng sức cảm hóa sâu sắc của quan điểm “giúp bạn là mình tự giúp mình” do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn. Đây là câu nói cô đọng, giàu ý nghĩa chính trị, nhân văn, mở ra phương hướng xử lý hài hòa lợi ích của hai dân tộc; là vũ khí sắc bén chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ban ơn.

Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đã trở thành di sản văn hóa thiêng liêng của hai dân tộc, nơi hội tụ biết bao giá trị cao đẹp và sâu sắc mà trí tuệ và tình cảm của nhân loại hằng ngưỡng mộ, tôn vinh, rất phù hợp với cách diễn đạt của Chủ tịch Xu-pha-nu-vông “Tình hữu nghị anh em giữa nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam thật là vĩ đại mà bất cứ bài ca, bản nhạc nào, bất cứ bài thơ nào hay nhất cũng không sao diễn tả trọn vẹn được. Tình hữu nghị đó cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, đẹp hơn trăng rằm, ngát hương thơm hơn bất cứ đóa hoa nào thơm nhất. Tình hữu nghị cao đẹp đó đã được vun trồng, xây đắp với tất cả tấm lòng thành thật của chúng ta. Do đó, không thể có hung thần nào, không thể có kẻ thù nào phá vỡ nổi”.

Ngày 5-9-1962, sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về Lào được ký kết, Việt Nam và Lào đã nhất trí thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong sự nghiệp củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam và Lào. Hai nước đã xác định rõ phải đoàn kiết đứng lên kiên quyết đánh đuổi xâm lược. Từ cuối năm 1965, Việt Nam cử một số đơn vị quân tình nguyện và các đoàn chuyên gia quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa sang làm nhiệm vụ quốc tế theo yêu cầu của cách mạng Lào. Trong khi đó, đáp ứng nhu câu chi viện cho các chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia, Lào đã ủng hộ Việt Nam mở đường Tây Trường Sơn - công trình vĩ đại, biểu tượng cao đẹp của quan hệ đặc biệt Việt - Lào.

Ngày 30-4-1975, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng là điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào giành thắng lợi hoàn toàn, thiết lập nên nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ngày 2-12-1975. Thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử trọng đại đó, là minh chứng hùng hồn cho tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt, thủy chung, trong sáng và khẳng định lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việt Nam kháng chiến có thành công, thì kháng chiến Miên, Lào mới thắng lợi; và kháng chiến Miên, Lào có thắng lợi, thì kháng chiến Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi”.

Kế thừa di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy tinh thần truyền thống quý báu được xây dựng từ nhiều thế hệ, từ sau ngày hai nước được hoàn toàn giải phóng, quan hệ hai nước bước vào giai đoạn mới chặt chẽ hơn, toàn diện hơn, giúp nhau khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh; xây dựng đất nước hòa bình, độc lập, dân chủ với nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển; giữ vững quốc phòng - an ninh; làm thất bại âm mưu bao vây cấm vận, phá hoại của các thế lực thù địch. Ngày 18-7-1977, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào được ký kết, là cơ sở pháp lý quan trọng, đánh dấu mốc phát triển mới của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng phát triển và bảo vệ đất nước của mỗi nước.

Ngày nay, hai Đảng và nhân dân hai nước không ngừng phấn đấu đưa quan hệ đặc biệt Việt - Lào phát triển lên tầm cao mới, vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước thân yêu của mình, vì hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác trong khu vực và trên thế giới. Theo thời gian, mối “quan hệ đặc biệt” Việt - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và dày công vun đắp ngày càng được tăng cường và phát triển, trở thành động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Đặc biệt từ khi hai nước thực hiện công cuộc đổi mới với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với truyền thống tốt đẹp của mối “quan hệ đặc biệt” và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, quan hệ giữa hai nước ngày càng được tăng cường, mở rộng và giành được những thắng lợi to lớn. Đó cũng là thành quả được kết tinh từ lịch sử, từ sứ mệnh mà hai Đảng, hai dân tộc đã chung sức, chung lòng, chung vai gánh vác qua những chặng đường đầy khó khăn, gian khổ của cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng đất nước

 

NHỮNG CỐ GẮNG VÙI DẬP VIỆT NAM VỀ NHÂN QUYỀN ĐÃ THẤT BẠI

 


Trước khi Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền giai đoạn 2023-2025 các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã liên tiếp cử các đoàn khảo sát vào Việt Nam để “điều tra” thực trạng tình hình nhân quyền ở tất cả các lĩnh vực xã hội với mục đích “tạo chứng cứ” để hạ uy tín Việt Nam trên hòm phiếu nhưng kết quả là sự thất bại cay đắng.