Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận lời mời của Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình chính thức thăm Trung Quốc từ ngày 30/10 đến ngày 02/11/2022. Hóng hớt được thông tin này, mấy ngày vừa qua trên các phương tiện đài, báo của các nước phương Tây cũng như một số trang mạng xã hội thù địch, phản động đã ra rả, rêu rao, loan tải với những luận điệu và sử dụng các ngôn từ thô bỉ.
Vào mạng xã hội đọc được bài với cái titte săc mùi khiêu khích, đểu giả, chọc ngoáy lung tung “Trông “nó” lại ngẫm tới ta” của tác giả có bút danh Nguyễn Thông toàn những thông tin hóng hớt cóp nhặt từ những bài viết về Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX, từ đó Nguyễn Thông đã phán bừa vô căn cứ:“Đảng cai trị bên Tàu đang đại hội để củng cố quyền cai trị”. Nguyễn Thông khẳng định “Nói thẳng ra, tôi không có cảm tình với bọn cộng sản Tàu”. Nực cười là Nguyễn Thông bày trò như học giả mà chẳng hiểu gì nhiều, thế mà cũng phán như đúng rồi. Việc có cảm tình, hay không có cảm tình với Đảng Cộng sản Trung Quốc là việc của mỗi cá nhân, mỗi một góc nhìn khác nhau, quan điểm chính trị của riêng từng người, nhưng viết ra những câu hằn học, chửi bới, “vơ đũa cả nắm” không mang tính logic, mang nặng cái bản chất vô ơn, bạc nghĩa của mìnhra để mà đá xéo, lôi kéo người khác là thiếu song phẳng, là hẹp hòi ích kỷ, không khách quan.
Ý đồ đen tối, bản chất chống phá của Nguyễn Thông đã bộc lộ rõ khi kẻ này cố tình bóp méo, xuyên tạc cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước bằng viện dẫn: “Chúng dúi cho ta vũ khí, tí gạo tí mì, để rồi ta dại dột làm người lính đi đầu, tiền đồn hậu đồn, kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mỹ, huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt nhằm bảo vệ chúng nó, để chúng nó được yên”. Nhắc lại cho Nguyễn Thông biết, từ cuối năm 1953, Trung ương Đảng đã quyết định tiến hành trận quyết chiến, chiến lược Điện Biên Phủ với thực dân Pháp. Trong chiến dịch này Việt Nam chúng ta không đơn độc, nhiều nước dân chủ, xã hội chủ nghĩa trên thế giới trong đó phải kể đến Trung Quốc, Liên Xô đã kề vai, sát cánh ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam.
Trung Quốc đã kịp thời viện trợ 1700 tấn gạo; chi viện 3600 viên đạn pháo 105 mm (đó là cơ số đạn đi theo 24 khẩu pháo viện trợ đưa về Việt Nam cuối năm 1953); về sau Trung Quốc chuyển thêm 7400 viên đạn 105 mm (mặc dù lúc này đạn pháo của Trung Quốc khan hiếm). Trung đoàn lựu pháo 105 mm của Trung Quốc giúp đỡ, đã nã đạn xuống đầu đối phương. Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tích cực tham gia cùng Việt Nam trong mọi lĩnh vực chuẩn bị cho chiến trường. Sau khi nghiên cứu kế hoạch tác chiến đã ủng hộ hoàn toàn phương án của Đại tướng Võ Nguyên Giáp “đánh chắc tiến chắc”. Còn đối với Liên Xô từ năm 1950 Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại và thường xuyên vượt mức yêu cầu của Việt Nam cụ thể từ tháng 5/1950 đến tháng 6/1954 với 21.517 tấn hàng viện trợ quốc tế, tổng giá trị 54 triệu rúp. Cùng với các nước dân chủ khác toàn bộ pháo cao xạ 37 ly; 76 khẩu và 14 dàn hỏa tiễn H6; 745 xe vận tải, súng ống tiểu liên…không kể hết.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Việt Nam chúng ta không được phép quên công lao của nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân ta kháng chiến, trong đó Liên Xô, Trung Quốc đóng vai trò to lớn. Mỹ là siêu cường, tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ là rất mạnh. Việt Nam nghèo nàn lạc hậu là nước nhỏ nhưng chúng ta thắng đế quốc Mỹ vì chính nghĩa, vì lẽ đó mà chúng ta nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới trong đó có Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác.
Tổng kết 50 năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995) Đảng và Nhà nước Việt Nam đã khẳng định “Thiếu sự giúp đỡ to lớn của liên Xô và Trung Quốc ta khó duy trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Để viết về vấn đề này thì rất dài, không thể kể hết ra được. Ngạn ngữ cũng có câu “Trên đời này chẳng ai cho không ai cái gì cả” nhưng cũng có câu “Thù không cần trả nhưng ơn thì nhất định phải trả”.
Chửi chán rồi lại “khen đểu”, “nịnh nọt” “so sánh khập khiễng” để đá xoáy, hạ nhục quốc thể đó là bản chất của nhà báo hai mặt Nguyễn Thông. Gã nhìn thấy tấm ảnh toàn cảnh Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc và viết“Đại hội của cái đảng chính trị đông nhất thế giới, của nước đông nhất thế giới, được cả thế giới chú mục vào, nhưng trang trí khá giản dị, không có lấy một bông hoa, chứ đừng nói một bó, một lẵng”. Trong quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc có những lúc thăng trầm, thậm chí xung đột vũ trang nhưng suốt hơn 7 thập kỷ xuyên suốt vẫn phải là mối quan hệ theo xu thế phát triển, ổn định, hữu nghị truyền thống và tích cực mang lại lợi ích thiết thực cho hai quốc gia và nhân dân hai nước. Chính vì thế Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện mừng gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, trong đó có đoạn “Tôi luôn luôn hết sức coi trọng và sẵn sàng cùng đồng chí tiếp tục dành sự quan tâm cao độ, chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương hai bên quán triệt, thực hiện tốt các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, đưa quan hệ láng giềng hữu nghị và đối tác chiến lược toàn diện Việt nam-Trung Quốc lên một tầm cao mới, ổn định, lành mạnh, bền vững, đáp ứng lợi ích căn bản, lâu dài của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới”
Hiện nay, Việt Nam là nước đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc. Riêng năm 2021, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Trung Quốc đạt 165,9 tỷ USD tăng 24,6% so với năm 2020. Trong 8 tháng đầu năm 2022 Trung Quốc đứng thứ 4/94 quốc gia vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 143 dự án, tổng vốn đạt 1,4 tỷ USD. Năm 2022 Việt Nam Trung Quốc cũng tiến tới ký kết nhiều văn bản hợp tác với Trung Quốc… Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam đó là: “Độc lập tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Trong quan hệ đối ngoại, những cái hay của các đối tác chúng ta vận dụng, học tập, một cách sáng tạo vào Việt Nam; những cái dở, những thất bại trong điều hành kinh tế vĩ mô của nước họ, chúng ta coi như những bài học kinh nghiệm cho đất nước mình. Nhưng mỗi quốc gia phải giữ cho được bản sắc dân tộc, độc lập tự chủ, không thể rập khuôn máy móc. Những“cái lưỡi không xương” của các thế lực thù địch sẵn sàng uốn éo chửi bới lung tung, xuyên tạc bịa đặt về mối quan hệ Việt Nam -Trung Quốc nhằm gây mâu thuẫn, bất ổn chính trị, khiêu khích, kích bác chiến tranh, để dẫn dến kinh tế-xã hội rối ren, “đục nước béo cò”. Đó chính là âm mưu thủ đoạn đen tối của cái gọi là “Diễn biến hòa bình”, mà tất cả người dân Việt Nam cần hết sức nâng cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi mưu hèn kế bẩn của các thế lực thù địch, phản động.
Chắc rằng cha mẹ ông ta đã chọn và đặt cho cái tên là để muốn Nguyễn Thông học tập bậc tiền bối Nguyễn Thông (1827-1884) – một nhà trí thức giàu lòng yêu nước, nhà văn hóa tiêu biểu ở nửa đầu thế kỷ 19 của dân tộc Việt Nam. Chứ đâu có ngờ nuôi dưỡng, cho ăn học đến nơi, đến chốn để trở thành kẻ “vong ân, bội nghĩa”, loại “ăn cháo, đá bát” hại nước, hại dân thật là nhục nhã. Nhiều người trong cộng đồng mạng tha thiết đề nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp nghiêm trị, ngăn chặn, không cho Nguyễn Thông ngang nhiên viết bậy, viết bạ, mang nội dung tuyên truyển phỉ báng chế độ, bôi nhọ Đảng và Nhà nước Việt Nam trên trang facebook, blog cá nhân, để cho các thế lực thù địch, phản động lợi dụng loan tải, rêu rao trên các trang mạng phản động trong và ngoài nước chống phá chế độ.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét