Chỉ là cảm nghĩ của tôi thôi nhé. Cảm nghĩ của một người dân không phải là nhà xã hội học, cũng chẳng phải nhà kinh tế học. Nhưng ai cũng có quyền nghĩ, miễn là đừng áp đặt những suy nghĩ của mình lên người khác là được. Nhiều người cứ nghĩ, mỗi câu nói là một “chân lý”, riêng tôi, dù có viết gì thì cũng chỉ là suy nghĩ của riêng mình.
Rào đón hơi nhiều như vậy để bạn đọc hiểu cho, rằng tôi không thể khẳng định bất cứ điều gì.
Trước khi vào đề, cũng cần nhắc lại, rằng cơ chế hoạt động của nhà nước Hoa Kỳ có những điểm khác biệt. Khác biệt lớn nhất là, nhà nước không phải là nơi phát hành đồng tiền. Tất cả là do tư nhân thực hiện bởi Cục Dự trữ Liên bang (FED), dưới hình thức là công ty cổ phần gồm các chủ ngân hàng trong nước. Người đứng đầu FED thường là một người Do Thái. Đã có lần tôi dựa theo một tài liệu để viết rằng, thế lực có quyền sinh sát ở Mỹ hiện nay, đứng sau lưng các nhà tài phiệt và chính quyền Mỹ là “Gia tộc Do Thái” mà người ta gọi họ là những Strausscians (xem bài ‘Không thỏa mãn’ đăng trên trang nhà tôi ngày 21/6/2022). Bà đương kim Bộ trưởng tài chính Mỹ, bà Hellen, có nguồn gốc Do Thái cũng là nguyên Chủ tịch FED.
Người mở đường cho FED là Tổng thống Woodrow Wilson vào năm 1913 đã phải ký đạo luật “Federal Reserve Act” đã tước bỏ quyền in tiền giấy của Chính phủ Mỹ. Sau đó ông ân hận vì việc làm đó:
"Tôi là người bất hạnh nhất. Tôi đã vô ý hủy hoại đất nước mình. Quốc gia công nghiệp vĩ đại này bị khống chế bởi chính hệ thống tín dụng của nó. Vì thế sự phát triển của cả quốc gia và mọi hoạt động kinh tế của chúng ta đều nằm trong tay của một số ít người"!!!
Sau đó còn có hai vị Tổng thống nữa có ý định giành quyền in tiền cho Chính phủ Mỹ thì đã bị giết chết, đó là Tổng thống Abraham Lincoln vào năm 1865, và Tổng thống John Fitzgerald Kennedy (thường gọi là JFK) vào năm 1963. Và sự thật là, có bao nhiêu tờ giấy bạc được FED in ra là bấy nhiêu số tiền nợ mà chính phủ Mỹ phải gánh, nói đúng hơn là gánh nợ của những người đóng thuế ở Mỹ.
Chúng ta không lạ gì câu: “đồng tiền liền khúc ruột”, hay “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, “có tiền mua tiên cũng được” và “ai có tiền thì người đó có quyền”. Cho nên, sự tranh giành ngôi báu trên chính trường Mỹ giữa hai đảng, chỉ là một thứ dân chủ hình thức thôi, bộ máy cầm quyền này không có thực lực, mà người điều khiển đứng sau cả hai đảng này chính là “Gia tộc Do thái”, đó là hậu duệ của ngài Strauss, được gọi là các Strausscians.
Thời kỳ đầu, đồng dollar lấy vàng bảo đảm, ta quen gọi là bản vị vàng, hay gold-standard. Cứ 35 USD thì tương đương 1 ounce vàng. Đến năm 1973 thì Mỹ bắt đầu bỏ hoàn toàn chính sách gold standard. Sau đó thì Mỹ vận động các nước sản xuất dầu mỏ yêu cầu các mua dầu phải trả bằng dollar, từ đó ra đời thuật ngữ Petrodollars. Dù trước đây, việc mua bán vàng dùng đồng dollar Mỹ đã bãi bỏ, thì nay việc mua bán dầu mỏ lại phải bằng dollar Mỹ. Như vậy, các nước muốn mua bán hai mặt hàng này đều phải dự trữ đồng US dollar. Đồng tiền Mỹ có sức mạnh của đồng tiền thế giới. Mọi quyết định trong điều hành của FED đều có ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới.
Cuộc xung đột hiện nay giữa Nga và Ukraine, mà Mỹ và các nước phương tây ban ra hàng ngàn lệnh trừng phạt Nga, thế là vô hình trung, Mỹ đã làm cho đồng dollar của mình yếu đi. Vì nhiều nước không còn dùng US dollar để thanh toán cho nhập khẩu dầu khí mà dùng đồng nội tệ. Thí dụ, Trung quốc nhập dầu từ UAE được trả bằng đồng Nhân dân tệ, Ấn độ nhập khẩu dầu từ Nga được trả bằng đồng Rupee, một số nước (ngay cả những nước tham gia cấm vận) cũng trả tiền mua dầu của Nga bằng đồng Ruble Nga.
Cuộc chiến ở Ukraine chưa kết thúc, nhưng con đường mà thế giới đang đi không còn là “đơn cực” nữa mà bước đầu đã hình thành một thế giới đa cực. Một cực có dân số chiếm 30% dân số thế giới và 40% GDP trên toàn thế giới thì cực này không phải là yếu. Nó đang thu hút những quốc gia trung lập song có nhiều nhu cầu về lương thực, năng lượng và nguyên liệu cho công nghiệp mà Mỹ và phương tây (cực hiện tại) không thể đáp ứng.
Một câu hỏi khác. Tại sao những ngày vừa qua FED luôn nâng lãi suất của đồng dollar ? Nói nhanh, đó là FED muốn cứu vãn giá trị đồng tiền của mình để giảm lạm phát, không hề đóng góp vào việc cải thiện điều kiện sống của người dân Mỹ.
Bức tranh của đồng US dollar không mấy sáng sủa, đó là hậu quả của một tầm nhìn thiển cận mà nhiều nhà lãnh đạo phương tây đã mắc phải. Song biết làm sao được, chính quyền Mỹ, nhân dân Mỹ lúc nào mà chẳng là con nợ của FED ? Người hưởng lợi, chính là “Gia tộc Do Thái”, với cái tên Strausscians./.
Hình trong bài: Petrodollar.
Ph. T. Kh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét