Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

ổng Bí thư thăm Trung Quốc: Quan hệ hai nước sẽ tiến thêm một bước mới

 

Ti

Đây là nhận định của Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Từ ngày 30/10 đến 1/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình.

Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 18/1/1950, trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị do Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Mao Trạch Đông đặt nền móng và được lãnh đạo 2 Đảng, 2 nhà nước dày công vun đắp.

Nhân dịp này VietNamNet đã có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc Nguyễn Vinh Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Trung Quốc-Đông Bắc Á (Ban Đối ngoại Trung ương Đảng).

Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhất là khi Trung Quốc vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng XX?

Ngay sau khi Đại hội XX vừa kết thúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  thăm Trung Quốc cho thấy sự ủng hộ của Đảng ta đối với những kết quả Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc đạt được. Đây là cử chỉ chúc mừng thiết thực nhất.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo có uy tín không những đối với nhân dân Việt Nam mà đối với các Đảng Cộng sản khác trên thế giới. Bởi thế, chuyến thăm càng được Trung Quốc hoan nghênh và càng có giá trị thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước.

Tôi tin rằng, sau chuyến thăm, khi lãnh đạo cao nhất của Việt Nam và Trung Quốc đạt được những thỏa thuận và nhận thức chung, quan hệ hai nước sẽ tiến thêm một bước mới.

Ông có nhận định gì về quan hệ hai nước sau 72 năm thiết lập quan hệ ngoại giao?

72 năm qua quan hệ Việt-Trung đã có những thời kỳ hết sức tốt đẹp nhưng cũng có những lúc sóng gió. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, dòng chính vẫn là hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng to lớn và hiệu quả của bạn bè quốc tế, đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Điều đó ai cũng biết và không bao giờ quên. Đó là một trong những yếu tố tạo nên thắng lợi huy hoàng của cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam.

Kể từ năm 1991, khi cách mạng thế giới đang lâm vào thoái trào từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu,  Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, cũng là lúc hai nước tiến hành công cuộc đổi mới và cải cách mở cửa, hai bên đã tăng cường trao đổi, giao lưu, tham khảo kinh nghiệm của nhau. Đây là sự hợp tác thiết thực nhất trong khi trên thế giới chưa có mô hình phát triển nào tương tự cả.

Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại hai nước cũng được thúc đẩy không ngừng. Hiện nay, hợp tác thương mại giữa ta với Trung Quốc lớn hơn bất kỳ quan hệ nào giữa ta với các nước khác.

Học sinh vùng biên chào đón Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt - Trung trong khuôn khổ giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung diễn ra hồi tháng 4.

Một số vấn đề lịch sử để lại đã từng bước được giải quyết. Cụ thể, vấn đề biên giới trên đất liền và việc phân định trên Vịnh Bắc Bộ đã được giải quyết, góp phần thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong các lĩnh vực khác giữa hai nước, đồng thời cũng là đóng góp cho hoà bình, ổn định của khu vực.

Hội hữu nghị Việt-Trung những năm gần đây có những hoạt động gì để thúc đẩy quan hệ, giao lưu gắn kết nhân dân hai nước?

Trong quan hệ với Trung Quốc, có đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Hội hữu nghị Việt-Trung là một tổ chức nhân dân, đóng vai trò đầu mối các hoạt động đối ngoại nhân dân với Trung Quốc. Và đây là Hội hữu nghị được thành lập sớm nhất, từ 1950.

Chúng tôi có quan hệ chặt chẽ với Hiệp hội Hữu nghị Trung-Việt của phía Trung Quốc. Những năm qua, hai bên phối hợp nhiều hoạt động giao lưu với mục đích tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, từ đó tăng cường tình cảm hữu nghị lẫn nhau.

Chúng tôi đã tổ chức nhiều đoàn sang thăm lẫn nhau, tổ chức các chuyến “du lịch đỏ”, tìm đến những địa chỉ lưu giữ những kỷ niệm về sự hợp tác lẫn nhau trong thời kỳ cách mạng của mỗi nước. Chúng tôi tiếp đón các đoàn cựu chiến binh Trung Quốc từng giúp Việt Nam trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ...

Đáng chú ý là hai bên đã thiết lập một cơ chế giao lưu khá đặc biệt và rất hiệu quả, đó là “Diễn đàn nhân dân Việt-Trung”, trong đó một số nhân sĩ Việt Nam được coi là hiểu biết sâu về Trung Quốc và một số nhân sĩ Trung Quốc hiểu biết sâu về Việt Nam gặp nhau hàng năm để thảo luận những vấn đề mà nhân dân hai nước quan tâm, góp phần giúp Đảng và Chính phủ mỗi bên có những quyết sách đúng đắn trong trong việc củng cố và phát triển quan hệ hai nước.

Mấy năm gần đây, do đại dịch Covid-19, việc giao lưu trực tiếp không thực hiện được nhưng chúng tôi cũng có các cuộc trao đổi trực tuyến với Hiệp hội Trung Quốc hoặc qua Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét