Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) Đảng ta chủ trương thực hiện đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới lĩnh vực hoạt động đối ngoại. Với đường lối đúng đắn, khoa học trong hơn 35 năm qua hoạt động đối ngoại đã bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc chân chính, mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đóng góp tích cực vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ của nhân loại. Vậy nhưng với âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam một số báo chí phương Tây, một số cá nhân mạo nhận là “người yêu nước” đã suy diễn, xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước cũng như phủ nhận thành tựu lớn lao mà đất nước đã đạt được. Vì lẽ đó, việc nhân diện, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc ấy là yêu cầu cấp thiết đổi với đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đường lối đối ngoại của Đảng là tổng hợp các quan điểm,
mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo hoạt động đối ngoại của đất nước được hoạch
định trên cơ sở vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, truyền thống ngoại giao của dân tộc, tình hình khu vực, quốc tế và đất
nước. Bước vào thời kỳ đổi mới bằng việc“Thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng
cao vị thế của đất nước, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã
hội chủ nghĩa giàu mạnh”, hoạt động đối ngoại thể hiện sự mềm dẻo,
linh hoạt, uyển chuyển với tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, xác định rõ đối
tác, đối tượng để có sự hợp tác và đấu tranh. Với sự nỗ lực, chân thành “là
bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp
phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế
giới” Việt Nam đã phá được thế bị cô lập về chính trị, bao vây cấm
vận về kinh tế; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế tạo ra môi trường thuận lợi
để tập trung phát triển kinh tế - xã hội, tích cực có những đóng góp vì sự tiến
bộ chung của nhân loại. Đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước và những
thành tựu mang dấu ấn lịch sử ấy đang bị các thế lực thù địch xuyên tạc, chống
phá với một số luận điệu, thủ đoạn như sau:
Thứ nhất, các thế lực thù địch lập nên
các diễn đàn mạng, núp bóng phản biện khoa học, dân chủ, công khai, lôi kéo những
kẻ bất mãn, phản động trong và ngoài nước bình luận, xuyên tạc đường lối đối
ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, dẫn dắt dư luận theo chiều hướng tiêu cực.
Đây là âm mưu, thủ đoạn hết sức nguy hiểm bởi sự lan tỏa nhanh và tác động rộng
của nó đến nhận thức của một bộ phận nhân dân tạo nên tâm lý lo lắng, hoài
nghi. Gần đây đài Châu Á Tự do (RFA), BBC… rêu rao, xuyên tạc, phê phán đường lối
đối ngoại, ngoại giao theo trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam, xem đó là sự
cóp nhặt, lạc hậu, không có gì mới mẻ và giá trị trong giai đoạn hiện nay. Bên
cạnh đó, các thế lực thù địch còn cho rằng chính sách quốc phòng với 4 không
(không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước
kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại
nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế)
là sai lầm, tự trói buộc mình và không bảo vệ được độc lập, chủ quyền…
Thứ hai, xuyên tạc, phê phán những phát
ngôn của cơ quan chức năng về quan điểm của Việt Nam đối với những sự kiện phức
tạp diễn ra trong khu vực và quốc tế như vấn đề Biển Đông, xung đột giữa Nga và
Ukraina… Một số kẻ cho rằng “Việt Nam thiếu chính kiến rõ ràng” thậm chỉ là “mù
mờ”, chịu sức ép của thế lực nào đó “không dám bảo vệ chính nghĩa”.
Thứ ba, lợi dụng vấn đề biển đảo, sự thống
nhất nhận thức về chủ quyền biển đảo của một bộ phận nhân dân chưa cao để xuyên
tạc, chống phá. Luận điệu của chúng đưa ra là Việt Nam cần kiện các quốc gia vi
phạm quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông ra tòa án quốc tế; cần có những
biện pháp về quân sự để thể hiện sức mạnh, thái độ, quan điểm của mình…..
Thứ tư, chúng trắng trợn xuyên tạc,
tuyên truyền rằng Việt Nam chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ song thực tế đang lệ thuộc vào Trung Quốc vì ý thức hệ. Và trong thời kỳ mới,
muốn giữ được độc lập, chủ quyền không con đường nào khác cần thực hiện liên
minh, dựa vào sự giúp đỡ của một cường quốc….
Hiện
nay có nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đang tiến hành hoạt động chống
phá dưới nhiều hình thức, luận điệu, chung quy lại có một số điểm chung. Chúng
luôn lấy lòng yêu nước, những giá trị nhân văn để che đậy bản chất, mục đích đê
hèn của mình; lợi dụng những sự kiện phức tạp diễn ra trong khu vực, trên thế
giới cùng với sự chủ quan, mất cảnh giác, thiếu hiểu biết của một bộ phận nhân
dân để tuyên truyền, kích động. Mục đích của chúng là xuyên tạc, diễn giải, dẫn
dắt dư luận để nhân dân hiểu sai, nghi ngờ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước dẫn đến mất niềm tin.
Nhìn
lại lịch sử dân tộc trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ở đó cho
thế hệ hôm nay nhiều bài học lớn. Có những bài học gắn liền với sự vĩ đại, niềm
vinh quang chiến thắng, niềm kiêu hãnh của một dân tộc quật cường và cũng có
bài học được gắn với sự tủi nhục của một dân tộc bị đô hộ. Là một quốc gia có vị
trí địa chính trị quan trọng trên bản đồ khu vực và thế giới vì vậy, từ sớm đất
nước ta phải đối mặt với nguy cơ bị xâm lược của các nước lớn, khát vọng độc lập
hòa bình trở nên thường trực trong mỗi người dân Việt. Trong điều kiện đó đã
hình thành nên nền ngoại giao đầy tính nhân văn một mặt hướng tới bảo vệ độc lập
chủ quyền của đất nước những biết tôn trọng độc lập, chủ quyền của quốc gia dân
tộc khác. Đường lối đối ngoại của Đảng hôm nay cũng được hoạch định trên cơ sở
những bài học của lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước ấy. Đó là nền
ngoại giao hòa bình, lấy độc lập, chủ quyền của quốc gia làm mục tiêu, lấy tự
cường dân tộc làm gốc để chủ động, linh hoạt, xử lý mềm mại, uyển chuyển mối
quan hệ đưa dân tộc vượt qua những thời khắc “nghìn cân treo sợi tóc”. Nghệ thuật
ngoại giao ấy đã được Đảng ta đúc kết thành “trường phái ngoại giao cây tre Việt
Nam” và được biểu hiện sinh động trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là bản sắc, bản
lĩnh của Việt Nam vì độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nó hoàn
toàn khác về chất với “ngoại giao cây tre – cây sậy” của một số quốc gia khác.
Thực tiễn cho thấy chính sách đối ngoại của mốt số quốc gia cũng được đánh giá
là mềm mỏng, uyển chuyển như tre, nhưng họ không giữ được quyền tự quyết của
dân tộc mình mà trở thành “chư hầu”, “tay sai”, căn cứ quân sự cho các nước đế
quốc sử dụng để xâm lược các quốc gia khác.
Từ
đường lối đối ngoại đúng đắn nêu trên, Việt Nam đã xác định và thực hiện “4
không” trong chính sách quốc phòng trước những diễn biến khó lường của khu vực
và quốc tế. Độc lập, tự do, hạnh phúc là khát vọng, sản phẩm của ý chí tự lực,
tự cường của nhân dân, không trông chờ ỷ lại (và cũng không thể ỷ lại). Hiện
nay hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn của thời đại nếu thực hiện
“liên minh”, “liên kết” với nước lớn để trông chờ sự “bảo vệ”, “che chở” như luận
điệu của các thế lực thù địch thì chẳng khác gì đi ngược với thời thế, làm trái
quy luật. Trong thời kỳ toàn cầu hóa, bảo vệ chủ quyền biển đảo ngoài phát huy
tinh thần tự lực, tự cường cần phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh
thời đại, nêu cao tính chính nghĩa, kiên quyết, kiên trì đấu tranh, tạo sự đan
xen lợi ích vừa hợp tác vừa đấu tranh. Một mặt bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc
đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước có liên quan trên cơ sở
tuân thủ luật pháp quốc tế là giải pháp duy nhất đúng.
Đối
với những sự kiện phức tạp ở khu vực và thế giới trong thời gian gần đây, Việt
Nam luôn có quan điểm hết sức rõ ràng thể hiện ở những vấn đề như luôn tôn trọng
độc lập chủ quyền và lên án chiến tranh, lên án mọi hành động vi phạm độc lập,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, dân tộc khác; yêu cầu các bên liên
quan tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết những vấn đề mang tính nhân văn,
nhân đạo… Việc thể hiện quan điểm về một sự kiện quốc tế sẽ tác động trực tiếp
đến lợi ích quốc gia, cơ hội phát triển của đất nước, nhiều mối quan hệ đa chiều,
nhiều khía cạnh cần có đầy đủ thông tin để nắm được bản chất của vấn đề và có sự
ứng xử phù hợp trong từng sự vụ, sự việc trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo lợi ích
quốc gia. Và Việt Nam không chọn bên mà chọn lẽ phải, chính nghĩa.
Tóm lại hiện nay các thế lực thù địch tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước nói chung và trên lĩnh vực đối ngoại nói riêng là thực trạng đang diễn ra. Chiêu bài chúng sử dụng dưới dạng “phản biện trên tinh thần xây dựng”, “tâm thư” làm bức bình phong che đậy bản chấn phản động của mình. Tuy nhiên, dù bức bình phong có đẹp, hoàn mỹ đến bao nhiêu chúng ta cũng dễ dàng nhận diện mẫu thuẩn để phát hiện bản chất. Một mặt chúng rao giảng vì lợi ích của đất nước, nhân dân nhưng kích động chiến tranh, yêu cầu phải liên minh quân sự, liên kết với nước lớn, chọn bên để liên kết âm mưu đặt nhân dân ta trước mũi tên, hòn đạn; một mặt chúng rao giảng tự do, dân chủ, hòa bình nhưng mặt khác lại kích động biểu tình, chống đối gây mất ổn định xã hội… Nhận diện đúng, chúng ta sẽ có cơ sở để đấu tranh đúng, làm thất bại âm mưu thâm độc của kẻ thù.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét