Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

CHIÊU TRÒ CHỐNG PHÁ VIỆT NAM CỦA HRW BỊ “VỠ MỘNG”!

 


Lợi dụng sự kiện Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản để dự lễ tang của cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo được tổ chức vào ngày hôm nay 27/9/2022, vừa qua cái gọi là “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế” (Human Rights Watch - HRW) được cho là đã có “bức thư” để thực hiện cái gọi là “kêu gọi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đưa vấn đề nhân quyền Việt Nam ra thảo luận với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc”. Bức thư của HRW được các báo đài thiếu thiện chí với Việt Nam như RFA đăng tải những ngày qua, trong đó vẫn chiêu trò cũ khi HRW cho rằng “tình hình nhân quyền của Việt Nam là tồi tệ trong các vấn đề về giam giữ tù chính trị, giới hạn quyền đi lại của người dân, tự do thông tin, tự do tín ngưỡng và tôn giáo”. Thậm chó HRW còn cho rằng “Từ đầu năm 2022 đến nay, các tòa án ở Việt Nam đã kết án tù ít nhất 25 người vì dám lên tiếng chỉ trích Chính phủ, vận động cho nhân quyền, môi trường”…

Có thể nói rằng, từ lâu nay trong các báo cáo, thông cáo, kiến nghị cái gọi là Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế vẫn một giọng điệu cũ khi đưa ra những nội dung phản ánh sai lệch, thiếu khách quan về thực tiễn về việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam và đồng thời cổ vũ cho hoạt động vi phạm an ninh, trật tự, thậm chí là các hoạt động ch.ống phá đất nước của những kẻ mà họ cho rằng đó là “tù chính trị”, những người “vận động cho nhân quyền, môi trường” hay “dám lên tiếng chỉ trích Chính phủ”… Còn về thực tế ở Việt Nam ra sao, những thành tựu, nỗ lực để bảo đảm quyền con người như thế nào, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trong hơn 2 năm qua thì HRW chưa bao giờ đề cập đến trong báo cáo. Trong khi đó, tại các diễn đàn khu vực, quốc tế, vị thế và vai trò cũng như uy tín của Việt Nam thời gian qua luôn được khẳng định, đặc biệt là những thành tựu, nỗ lực trong bảo đảm quyền con người trên mọi phương diện. Không vì thế mà Việt Nam liên tục được lựa chọn, đề cử vào các vị trí quan trọng trong các tổ chức về vấn đề Nhân quyền Liên Hợp quốc.

Còn về việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản để dự lễ tang của cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và sẽ hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, việc HRW kiến nghị Thủ tướng Nhật Bản đề cập vấn đề nhân quyền ở Việt Nam là một điều viển vông, phi thực tế trong bối cảnh mối quan hệ tốt đẹp, phát triển mạnh mẽ, toàn diện thực chất giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hơn thế nữa, cuộc hội đàm của 02 vị lãnh đạo là để có những nội dung quan hệ, hợp tác cụ thể về nhiều lĩnh vực nhằm phát triển quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản để hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản năm 2023. Còn về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, có lẽ Nhật Bản hay cá nhân ngài Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida quá hiểu về những thành tựu và nỗ lực của Việt Nam trong những năm qua và được thể hiện rõ trong các sự kiện quốc tế gần đây.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét