Nhân quyền Việt Nam: Sự thật không thể phủ nhận
Với thông điệp “Tôn trọng và hiểu
biết. Đối thoại và hợp tác. Tất cả các quyền con người - cho tất cả mọi người”,
chúng ta khẳng định những giá trị mà Việt Nam luôn phấn đấu mang lại cho người
dân nước mình cũng chính là những giá trị Liên hiệp quốc cam kết mang lại cho
nhân loại. Theo ông Federico Villegas - Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp
quốc (HĐNQ), thông điệp của Việt Nam khi lần thứ hai trúng cử vào HĐNQ chính là
tinh thần các nước cần theo đuổi khi tham gia HĐNQ.
Sự thừa nhận khách
quan
Ngày 21-9-2022, Báo
Washington Times đã đăng bài viết ủng hộ Việt Nam ứng cử vào HĐNQ Liên hiệp
quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Ngoài việc ủng hộ Việt Nam, bài báo còn khẳng định
những thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người: Cử cán bộ tham gia
Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi; là
thành viên tích cực trong các cuộc đàm phán nhằm đạt được các mục tiêu phát
triển bền vững ưu tiên của Liên hiệp quốc; cung cấp khẩu trang và thiết bị y tế
cho các quốc gia ít được hỗ trợ trong đại dịch Covid-19; hoàn thành Báo cáo
quốc gia theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2 của HĐNQ và đang
tiến hành những khuyến nghị cho UPR chu kỳ 3…
Ngay sau khi trúng cử,
tờ báo này đã khẳng định “Việt Nam xứng đáng được bầu vào HĐNQ Liên hiệp quốc,
bởi kể từ khi chính thức trở thành thành viên Liên hiệp quốc vào tháng 9-1977,
Việt Nam đã đóng góp hiệu quả vào hoạt động của Liên hiệp quốc, trong xây dựng
hòa bình, phát triển và đảm bảo quyền con người, là thành viên tích cực trong
các cuộc đàm phán nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững ưu tiên của
Liên hiệp quốc”. Như vậy, việc đảm bảo một cách tốt đẹp quyền con người ở Việt
Nam không phải là sự “tự thừa nhận” như một số phần tử thường rêu rao, mà là sự
nhận định khách quan từ các cơ quan, tổ chức có uy tín từ bên ngoài.
Trước đó, các báo cáo
liên quan đến đảm bảo quyền con người của Việt Nam đều đạt kết quả rất khả
quan. Theo Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), trong năm 2021,
“không giống như hầu hết các nước đang phát triển, Việt Nam đã cố gắng duy trì
tăng trưởng kinh tế trong đại dịch. Dù tốc độ tăng trưởng trung bình chậm lại,
và các nhóm dễ bị tổn thương đã có những giai đoạn rất khó khăn, nhưng Việt Nam
đã tránh được sự đảo ngược tiến độ phát triển con người”. Theo đó, giá trị Chỉ
số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng 2 bậc trong bảng xếp hạng
toàn cầu, từ 117/189 quốc gia vào năm 2019 lên 115/191 quốc gia vào năm 2021.
Đặc biệt, Tổ chức Y tế
Thế giới đánh giá cao nỗ lực tiên phong của Việt Nam trong công tác phòng chống
bệnh lao, đậu mùa, dự phòng trước phơi nhiễm HIV… Đồng thời, rất ấn tượng trước
những quyết sách, nỗ lực và thành quả của Việt Nam phục hồi hậu đại dịch, xem
đó là bài học kinh nghiệm quý báu cho cộng đồng quốc tế.
Kết tinh nỗ
lực của toàn Đảng, toàn dân
Những thành quả về
quyền con người mà Việt Nam đã tích cực tham gia như đảm nhận thành công vai
trò thành viên HĐNQ Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2014-2016; hoàn thành Mục tiêu
Thiên niên kỷ vào năm 2015 (vượt trước 10 năm); tích cực thúc đẩy các Công ước
của Liên hiệp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn
bạo, vô nhân đạo, loại bỏ các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ; đóng
góp tự nguyện 1 triệu USD cho Chương trình COVAX đã thể hiện nỗ lực trách nhiệm
của Việt Nam và chắc chắn đã trở thành những “điểm số” ấn tượng để Việt Nam đạt
được sự tín nhiệm.
Đặc biệt, Việt Nam
trúng cử HĐNQ góp phần triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng,
trong đó tiếp tục nâng tầm đối ngoại đa phương, chủ động tham gia và phát huy
vai trò tại các cơ chế đa phương quan trọng có tầm chiến lược, để lại nhiều dấu
ấn quan trọng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, qua đó nâng cao hơn nữa vị
thế và uy tín quốc tế của đất nước.
Kết quả đó còn tiếp tục
góp phần quan trọng khẳng định chủ trương, quan điểm khoa học và nhất quán của
Đảng và Nhà nước ta trong việc đặc biệt coi trọng và phát huy hiệu quả nhân tố
con người để phát triển đất nước, gắn kết chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với phát
triển văn hóa, con người, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội. Quan điểm đúng
đắn này đã được cụ thể hóa trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội, đồng thời cũng được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật, theo đó
các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã
hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028 đã đặt ra
mục tiêu là “truyền thông về quyền con người nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận
thức, hiểu biết của toàn xã hội về các quyền con người; thông tin đầy đủ giúp
người dân trong nước, đồng bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hiểu rõ về quan
điểm, chủ trương, nỗ lực và kết quả đạt được trong công tác bảo vệ và thúc đẩy
quyền con người ở Việt Nam; nâng cao uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực quyền
con người ở phạm vi trong nước, khu vực và trên thế giới” (Chính phủ, 2022), Đề
án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028, số:
1079/QĐ-TTg, ngày 14/9/2022, Hà Nội, tr.2).
Bên cạnh đó, các nghị
định, văn bản luật liên quan trực tiếp đến quyền con người được ban hành gần
đây như: Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
(Luật số 69/2020/QH14, ngày 13-11-2020); Nghị định số 20/2021/NQ-CP ngày
15-3-2021 của Chính phủ quy định trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã
hội (trong đó quy định nạn nhân bị mua bán là đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp
thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng); Thông tư
43/2021/TT-BCA ngày 22-4-2021 của Bộ Công an quy định trách nhiệm của lực lượng
công an nhân dân trong việc thực hiện một số trình tự, thủ tục tố tụng hình sự
thân thiện trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố, điều tra vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi…, đã ngày càng
khẳng định quan điểm rõ ràng, nhất quán, đầy tính nhân đạo, nhân văn của Việt
Nam trong đảm bảo và thực thi quyền con người.
Khi đã là thành viên
của HĐNQ, Việt Nam xác lập một tâm thế sẵn sàng để có được tiếng nói và vị thế
nổi bật hơn. Đồng thời, việc tham gia HĐNQ sẽ mở ra những cơ hội chia sẻ và học
hỏi những kinh nghiệm tốt, tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, giúp cho
người dân Việt Nam được thụ hưởng các quyền con người, quyền công dân ngày càng
tốt hơn. Việc tăng cường hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế có nhiều
kinh nghiệm trong vấn đề nhân quyền sẽ giúp Việt Nam có cơ hội trao đổi kinh
nghiệm, tiếp cận những phương cách, giải pháp mới để vận dụng vào nâng cao năng
lực thực hiện nhiệm vụ đảm bảo quyền con người.
Trúng cử HĐNQ Liên
hiệp quốc, Việt Nam truyền tải thông điệp mạnh mẽ về hình ảnh yêu chuộng hòa
bình, đề cao các giá trị nhân văn và nhân đạo; đồng thời góp phần quan trọng
giúp các cấp, các ngành và toàn dân cũng như bạn bè quốc tế hiểu đúng đắn, đầy
đủ và sâu sắc hơn chủ trương, chính sách và thành tựu quyền con người. Trên một
số diễn đàn yêu nước, nhiều độc giả đã bày tỏ thái độ rõ ràng, đúng đắn: “Tự
hào Việt Nam - một dân tộc luôn chiến thắng vì chính nghĩa và công lý”; “Một dân
tộc đã hy sinh hàng ngàn người con ưu tú để bảo vệ Tổ quốc và nhân dân
Campuchia khỏi nạn diệt chủng, là một dân tộc mãi mãi tôn trọng quyền con
người”… Đó là minh chứng xác thực, sống động nhất để đập tan những luận điệu
trơ trẽn, lạc lõng khi cho rằng “Việt Nam là một quốc gia vi phạm nhân quyền
nghiêm trọng và triền miên, không tuân thủ các cam kết, có thành tích hợp tác
kém với HĐNQ”; “Việt Nam vi phạm nghiêm trọng quyền con người trong đại dịch
Covid-19” hay “Việt Nam thiếu nền dân chủ”, “vi phạm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo”; “Ở Việt Nam, tự do tôn giáo không được bảo vệ”… Đồng thời, qua đó,
thế giới ngày càng hiểu rõ hơn bản chất của sự thật đằng sau “chiếc mặt nạ” của
các tổ chức phản động, của các phần tử chống đối Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét