Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

Không gì là mãi mãi. “Ngọc” không “rèn” vẫn sẽ ố bẩn!


Thế hệ chúng ta, từ khi còn ngồi ghế nhà trường, hầu như ai cũng biết đến tên Nguyên Ngọc, với tư cách một nhà văn lớn, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như Đất nước đứng lên, Rừng xà nu… Tuy nhiên, ít ai biết rằng, từ lâu Nguyên Ngọc đã suy thoái, biến chất về tư tưởng, trở thành con cờ của đám dân chủ trong nước và hải ngoại, cố tình xuyên tạc lịch sử để chống phá Đảng và Nhà nước. Mới đây, ông ta còn cùng một nhóm những kẻ suy thoái trong “Văn đoàn Độc lập” của mình xuyên tạc về hình ảnh Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu khiến dư luận hết sức bất bình và phẫn nộ.

Quá trình biến chất của Nguyên Ngọc bắt đầu từ khi ông ta còn đảm nhiệm vai trò Tổng biên tập Báo Văn nghệ và Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam, Nguyên Ngọc đã bảo kê cho Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài đăng những truyện ngắn, những tiểu luận chửi cả các danh nhân và lịch sử Việt Nam. (Năm 1988, quyển tiểu thuyết đầu tay của Phạm Thị Hoài được xuất bản tại Hà Nội nhan đề “Thiên sứ” nhưng ngay sau đó tiểu thuyết này bị cấm lưu hành. Sau này, khi đã qua Đức sinh sống, Phạm Thị Hoài đã lập ra Talawas là một diễn đàn trực tuyến chuyên viết xuyên tạc về chính trị và tình hình đất nước.)

Đầu những năm 1990, Nguyên Ngọc bị đơn vị chủ quản là báo Văn Nghệ phê phán về việc có tư tưởng đi ngược lại với đường lối của Đảng và nhà nước. Đồng thời, ông ta bị cách chức và buộc rời khỏi các vị trí quan trọng nhất trong đời văn của mình. Ngay sau đó, ông ta liền công khai quay ngoắt lại chống Hội Nhà Văn và thành lập cái gọi là “Văn đoàn Độc lập”. (Thực chất đây là một nhóm chống phá Nhà nước Việt Nam)

Sau khi về hưu, Nguyên Ngọc liên tục đưa ra những cái gọi là “khái niệm mới” do ông ta nghĩ ra như: “Tất cả các tác phẩm văn học viết trong chiến tranh (Việt Nam) đều là những kiểu viết “minh họa” đầy chất đặt hàng của Đảng mà không phải viết do cảm xúc, do tình người của nhà văn. Do đó những tác phẩm thời chiến không có giá trị, bây giờ ta phải có nhận thức mới để thoát khỏi sự can thiệp của Đảng“!

Hậm hực do bị đuổi, ông ta đã liên tục có những hành vi bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam mà có lẽ ông đã quên đi lời văn năm nào: “Ngày xưa, người đối với người coi nhau như thú dữ, bây giờ có Đảng, có chính phủ, có cán bộ… người với người mới tin yêu nhau, giúp nhau như thể anh em một nhà vậy. Đó là bản chất của Chủ nghĩa xã hội chúng ta đấy bà con ạ…”. (Trích “ Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng“ của Nguyên Ngọc).

Năm 2013, Nguyên Ngọc cùng bè lũ “Văn đoàn Độc lập” của mình đã kí tên vào “Bản góp ý Sửa đổi Hiến Pháp 2013” phủ định hoàn toàn vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, như đòi bỏ Điều 4 trong Hiến Pháp, yêu cầu đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đổi tên nước, thay quốc kỳ, lập lưỡng viện, thực hiện tam quyền phân lập… Ngày 13 tháng 3 năm 2018, Ban Tuyên giáo Trung ương ra công văn yêu cầu Ban cán sự Đảng Bộ giáo dục và đào tạo rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia Tổ chức “Văn Đoàn Độc lập” ra khỏi Chương trình sách giáo khoa.

Đỉnh điểm của sự suy thoái là  việc Nguyên Ngọc đăng tải tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam vào đêm 26/10/2018. Chung quy cũng chỉ vì ông quá đề cao bản thân, đề cao chủ nghĩa cá nhân, để rồi khi bị ngã khỏi đà danh vọng của cuộc đời bởi sự ngông cuồng của chính mình, thì lại thù ghét xã hội, đất nước. Đây cũng là bệnh chung của cá; huc nhà “dân chủ” ở Việt Nam.

Mới thấy, nâng cao đạo đức cách mạng “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” tự soi, tự sửa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; là liều thuốc hữu hiệu để mỗi chúng ta tự điều trị căn bệnh công thần, ngăn chặn sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” âm thầm, lặng lẽ; góp phần xây dựng Đảng ta thực sự là “đạo đức, văn minh”.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét