Có ít nhất 41 người đã thiệt mạng chỉ sau 1 tuần diễn ra các cuộc bạo lực tại quốc gia Hồi giáo Iran. Điều này đặt ra nhiều dấu hỏi liệu phải chăng đây là hệ quả của những toan tính do phe phái đối lập tại Iran tiến hành và phương Tây có đứng đằng sau những vụ việc trên.
Nguyên nhân sâu xa của các
vụ việc bạo lực đó là vào ngày 16/9 một cô gái người Kurd tên Mahsa Amini (22
tuổi) đã mất khi bị cảnh sát đạo đức ở Tehran bắt giữ vì “trang phục không phù
hợp” liên quan khăn trùm đầu của phụ nữ. Từ nguyên nhân trên đã thúc đẩy một
phong trào phản đối lan rộng đến 31 tỉnh, thành phố tại quốc gia Hồi giáo Trung
Đông này.
Ngay sau khi các vụ bạo lực
diễn ra chính quyền tại Iran đã có nhiều động thái cứng rắn để xử lý vụ việc
không để tái diễn lại tương tự như các quốc gia Trung Đông trong “Mùa xuân Ả
Rập” từ các vụ biểu tình phản đối chuyển hóa thành các cuộc bạo loạn dẫn đến
chống đối, cướp chính quyền.
Nhìn nhận vụ việc tại Iran
có hơi hướng của cuộc chính biến theo dạng cách mạng màu mà phương Tây chính là
người khởi xướng các kịch bản bấy lâu nay ở Trung Đông, Bắc Phi.
Đó là tìm mọi cách khoét sâu
mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo để làm mất đoàn kết người dân trong nước, tìm ngọn
cờ để thúc đẩy chuyển đổi chế độ sang chính phủ thân Phương Tây; sử dụng các
chiêu bài kích động tuần hành, biểu tình đến bạo lực để gây nên tình trạng hỗn
loạn, từ đó làm mất vai trò kiểm soát của chính quyền đương nhiệm.
Kịch bản cách mạng màu này
tuy sử dụng nhiều lần tại nhiều quốc gia nhưng luôn hiệu quả đối với những nước
có nền chính trị khác biệt so với Mỹ, phương Tây.
Từ vụ việc này ở Iran cần
cảnh tỉnh cho những bước đi tính toán của phương Tây tại Việt Nam trong thời
gian qua, đặc biệt là những động thái cổ súy cho những thành viên chống đối, vi
phạm pháp luật chống phá đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét