VIỆT NAM NGÀY NAY
Diễn đàn Việt Nam ngày nay
Thứ Tư, 20 tháng 11, 2024
TÌM HIỂU GIÚP BẠN: THƯ CỦA ĐẠI TƯỚNG PHAN VĂN GIANG CHÚC MỪNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG QUÂN ĐỘI!
TÌM HIỂU GIÚP BẠN: TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN KHI LÊN ĐƯỜNG BẢO VỆ TỔ QUỐC!
TÌM HIỂU GIÚP BẠN: BỘ QUỐC PHÒNG THƯỞNG GẤP 8 LẦN LƯƠNG CƠ SỞ CHO QUÂN NHÂN HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ!
ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP CÁN BỘ KHÔNG ĐỦ TUỔI TÁI CỬ TỰ NGUYỆN NGHỈ HƯU SỚM!
TÌM HIỂU GIÚP BẠN: LỊCH SỬ NGÀY 20/11: NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY HIẾN CHƯƠNG NHÀ GIÁO VIỆT NAM!
TÌM HIỂU GIÚP BẠN: MÃI MÃI TỰ HÀO VỀ QUÂN ĐỘI ANH HÙNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM!
TÌM HIỂU GIÚP BẠN: ĐỀ XUẤT CÔNG CHỨC NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI GIỮ NGUYÊN LƯƠNG HƯU!
TÌM HIỂU GIÚP BẠN: KHIÊM NHƯỜNG MỘT PHÂN, TÔN QUÝ VẠN PHẦN!
TÌM HIỂU GIÚP BẠN: BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ RA MẮT TRÊN NÊN TẢNG SỐ!
TÌM HIỂU GIÚP BẠN: CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ LUÔN LÀ “LINH HỒN VÀ MẠCH SỐNG” CỦA QUÂN ĐỘI!
SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Thời gian gần đây, tuy không phải là dịp kỷ niệm ngày 30-4, nhưng câu chuyện về hòa hợp và hòa giải dân tộc lại nóng lên trên mạng xã hội và một số trang báo hải ngoại. Một lần nữa, mục tiêu cao cả của chủ trương hòa hợp dân tộc lại bị không ít người bóp méo, xuyên tạc gắn với tư tưởng hận thù cùng những ý đồ chính trị đen tối…
Mượn chuyện hòa hợp, gây thêm… chia rẽ
“Cái bẫy hòa hợp, hòa giải dân tộc” là tiêu đề một bài báo được đăng trên kênh truyền hình SBTN hải ngoại với nội dung thiếu thiện chí, kích động rằng, cộng sản Việt Nam chỉ mượn chuyện hòa giải cho những mục tiêu chính trị nhất thời. Cộng sản và dân tộc như nước với lửa, không thể có hòa hợp dân tộc nếu còn chế độ cộng sản (!).
Trong một chương trình trên Đài Châu Á tự do, Cù Huy Hà Vũ tiếp tục đưa ra nhiều lập luận vòng vo, lái câu chuyện hòa hợp dân tộc sang những vấn đề không liên quan, như: Hòa hợp dân tộc không dừng ở hòa hợp giữa hai bên “thắng cuộc” và thua cuộc sau ngày 30-4-1975 mà còn là hòa hợp giữa những người bất đồng chính kiến, những nhà dân chủ với chính quyền hiện nay. Vũ kêu gọi chỉ có thể hòa hợp được nếu chọn chế độ đa nguyên chính trị. Vũ chỉ trích Đảng Cộng sản “toàn trị” nên chỉ khi nào “chế độ cộng sản sụp đổ, người Việt mới có hòa hợp hòa giải”.
Cũng chung luận điệu ấy, kênh truyền hình Người Việt TV hải ngoại nhiều lần đưa quan điểm của cái gọi là Tập hợp Dân chủ đa nguyên kêu gọi muốn hòa giải thì phải “phục hồi danh dự cho những người trong chế độ Việt Nam cộng hòa”, phải thừa nhận đó là cuộc “nội chiến” và phải coi việc xóa bỏ chế độ cộng sản là một “mệnh lệnh của lương tâm, là tương lai của dân tộc”. Họ cũng kêu gọi Việt Nam nên áp dụng các “mô hình” hòa giải như ở cuộc nội chiến của nước Mỹ hay việc xóa bỏ bức tường Berlin…
Những quan điểm nêu trên, xét cho cùng đều không thể hiện thiện chí hòa hợp, hòa giải dân tộc mà chỉ thể hiện sự hằn học, kích động hận thù, gây thêm chia rẽ, xuyên tạc, bóp méo chủ trương nhân văn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta.
Chủ trương nhất quán ngày càng lan tỏa
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Hai câu thơ của Nguyễn Trãi đã phần nào đúc kết truyền thống khoan dung, hòa hiếu của dân tộc ta, ngay cả với kẻ thù xâm lược chứ chưa nói đến đồng bào lầm lỗi. Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời, trong khi phải lo đối phó với thù trong, giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm nhân văn: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài, nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc”. Hơn 10 năm sau, Người một lần nữa khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Bắt nguồn từ đạo lý truyền thống của dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc suốt mấy chục năm qua luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm. Dù ít nhiều có những thăng trầm, hạn chế nhưng đó luôn là tư tưởng nhất quán và ngày càng được thực hiện tốt hơn. Ngay cả khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chưa kết thúc, giữa đất lửa Vĩnh Linh, Quảng Trị, khi nghe câu hỏi: “Sau khi Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước, việc gì là lớn nhất?”, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã trả lời: "Vấn đề lớn nhất sau chiến tranh cần phải làm, đó là hòa hợp dân tộc!".
Từ năm 2003, Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) của Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết số 23-NQ/TW (2003) “Về phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Nghị quyết số 24-NQ/TW “Về công tác dân tộc”, Nghị quyết số 36-NQ/TW (2004) của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”. Trong Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Sau nhiều đại hội, Đảng ta đều đề ra những chủ trương nhất quán về đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc. Nghị quyết Đại hội của Đảng một lần nữa khẳng định: “Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước”.
Nhìn lại 20 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, chúng ta vui mừng nhận thấy, chủ trương đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc ngày càng lan tỏa sâu rộng. Ở trong nước hiện nay, đồng bào thuộc mọi thành phần xã hội, kể cả những người trong chế độ cũ đều không bị phân biệt đối xử, bình đẳng trong lao động, kiến tạo cuộc sống. Ngay cả nhiều nhạc sĩ, ca sĩ từng xác định ở một thái cực khó có thể hòa hợp, như nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Khánh Ly, Chế Linh… gần đây cũng được tạo điều kiện về nước biểu diễn, không hề bị phân biệt, kỳ thị.
Một vấn đề từng được coi là “nhạy cảm” như Nghĩa trang Bình An của quân đội Sài Gòn cũ nay cũng được dân sự hóa, mọi người thăm viếng, chăm sóc mộ phần. Ngày 27-4-2014, một đoàn kiều bào đã được tổ chức đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Bình Dương và Nghĩa trang nhân dân Bình An (nghĩa trang quân đội Biên Hòa thời Việt Nam cộng hòa). Tại đây, một lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã chỉ vào tấm bia mộ cũ mang tên hạ sĩ Hà Hữu Lộc và nói: “Bia mộ vẫn còn nguyên phiên hiệu, đơn vị… Những ngôi mộ thế này xây từ ngày xưa có ai phá đâu. Chân lý ở đâu, sự thật ở chỗ nào khi các anh cứ hô hào, kêu gọi chống cộng, nói rằng cộng sản không làm gì cho nghĩa trang. Nếu đất nước không có đại đoàn kết thì những ngôi mộ kia có còn những tấm bia nguyên vẹn như vậy không?”.
Với đồng bào ở nước ngoài, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho họ trên các lĩnh vực: Xuất nhập cảnh, cư trú, hồi hương, quốc tịch, hộ tịch, về đầu tư kinh doanh; về quyền được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam… Một dẫn chứng sinh động ghi nhận nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta phải kể đến việc ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó tổng thống của chính quyền Sài Gòn sau khi về Việt Nam đã có phát biểu: “Người ta nói trăm nghe không bằng một thấy nên tất nhiên về nước thì có dịp kiểm chứng lại mọi điều một cách cụ thể, rõ ràng và chi tiết hơn. Tôi rất mừng là đất nước đổi mới nhiều”; “Tôi sẽ nói về sự tiến triển, không khí và tình hình của đất nước để cho họ thấy, từ đó thuyết phục những người chưa hiểu: Đã đến lúc phải hòa hợp, hòa giải giữa anh em với nhau để xây dựng đất nước chứ ngoái cổ lại nhìn dĩ vãng rồi hận thù, chua chát, cay đắng thì đâu có được. Nhưng mà chắc chắn là không thể thuyết phục hết được vì vẫn còn một số người - một bộ phận rất nhỏ - cả đời chỉ nghĩ cho cá nhân họ thôi, nhiều khi họ phát nói năng lung tung, để ý làm gì. Tôi nghĩ chuyện chính vẫn là quyền lợi đất nước”. Chứng kiến sự đổi thay của đất nước và những chủ trương, chính sách về hòa hợp, hòa giải của Đảng và Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Cao Kỳ đã công nhận rằng những người cộng sản Việt Nam hiện đang làm rất tốt và làm tốt hơn các ông.
Hòa hợp không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử và đảo ngược chân lý
Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “bàn tay còn có ngón vắn ngón dài” và Đảng ta từng chủ trương “tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia-dân tộc”, hòa hợp dân tộc phải trên cơ sở tôn trọng sự khác biệt, không định kiến, phân biệt đối xử nhưng không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử và đảo ngược chân lý. Những vấn đề khác biệt như ý thức hệ, quan điểm chính trị thì cần sự tôn trọng, mà không thể đòi hòa hợp theo kiểu “phải công nhận chế độ Sài Gòn”, “phải phục hồi danh dự cho những người trong chế độ cũ”, “phải xóa bỏ Đảng Cộng sản thì mới có sự hòa hợp”.
Về vấn đề này, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từng có nhận xét sâu sắc: “Có những người chứng kiến sự hy sinh của dân tộc quá lớn, họ cứng như thép, không dễ xoay chuyển được... Nếu nhìn vào những mất mát, hy sinh to lớn, xét về nguyên tắc là không thể nhân nhượng, bỏ qua được. Nhưng xét về tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đã 45năm rồi, thì trong quan hệ có thể cởi mở, mềm dẻo, đối xử nhẹ nhàng”.
Ông Nguyễn Cao Kỳ cũng từng khẳng định: “Một chính quyền độc đảng mang đến sự ổn định và kỷ luật thì cần thiết cho Việt Nam để ra khỏi sự nghèo khổ… Tôi cho rằng thật là sai lầm khi một số người, đặc biệt là số người Việt ở Mỹ ngày nay đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận và thực hiện một nền dân chủ họ đang hưởng ở Mỹ. Quan niệm của tôi là, đó là một sự sai lầm. Nền dân chủ đó không thích hợp với Việt Nam trong tình thế hiện nay”.
Với những nhận thức nêu trên, có lẽ chúng ta đã có được mẫu số chung cho câu chuyện đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc. Đó chính là mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đó là sự ổn định để phát triển. Và như thế, những quan điểm định kiến, hẹp hòi, kích động thù hận, khơi sâu thêm chia rẽ như những viên sỏi nhỏ sẽ nhanh chóng chìm trong biển cả bao la của sự hòa hợp, của tình yêu quê hương đất nước luôn lan tỏa và đồng cảm trong trái tim mỗi người dân mang dòng máu con Lạc, cháu Hồng!
NGUYỄN ĐÌNH THỤC - MỘT TRONG NHỮNG ĐẠI GIA LINH CẨU LỪA ĐẢO GIÁO DÂN VÀ PHẢN QUỐC CỦA GIÁO PHẬN VINH!
Khi nhắc đến bà Nguyễn Thị Khanh (hay còn gọi là bà Hoan) sinh năm 1929 trú tại xóm 4 xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc thì ai cũng biết đây là một đại gia vùng thôn quê, là mẹ đẻ của Linh cẩu Nguyễn Đình Thục. Sau một thời gian ngắn, được Toà Giám mục Giáo phận Vinh và Giáo mục phản động Nguyễn Thái Hợp bật đèn xanh để tham gia vào tổ chức phản động khủng bố Việt Tân dưới cái vỏ bọc là linh mục "rao giảng tin mừng" để chống phá cách mạng cùng Trần Đình Lai, Đặng Hữu Nam....Trong tài khoản cá nhân của Nguyễn Đình Thục đã có hàng chục tỷ đồng, sắm 01 ôtô Toyota 7 chỗ sang trọng trị giá 1,5 tỷ đồng mang BKS 37A. 277.24; cho anh em, họ hàng vay 5 tỷ đồng, xây biệt thự và mua xe hộp cho bồ và nuôi con ăn học hết 6 tỷ đồng, luôn sắm cho mình những loại điện thoại di động đắt tiền.
Tại xóm 4 xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, Thục đã xây 01 căn biệt thự kiểu Thái rộng 200 mét vuông đầy đủ tiện nghi trị giá 3 tỷ đồng trên diện tích 1.000 mét vuông đất cho bà Khanh (mẹ đẻ) được xây tường bao quanh rất đẹp như là biệt phủ. Trong khi đó, xuất thân của Thục là một gia đình thuần nông nghèo có 06 anh em đều là nông dân trên địa phương. Vậy tiền ở đâu ra mà Thục giàu nhanh thế?
Chúng ta hẳn còn nhớ, trong các cuộc kích động tụ tập giáo dân để đi gây rối ANCT dưới chiêu bài bảo vệ môi trường, phản đối Formosa, Thục sẵn sàng chi tiền thuê taxi cho giáo dân, 200.000/người/ngày nếu đi xe máy, 1 triệu đồng/người/ngày nếu đi bằng ô tô. Phải chăng Thục là đại gia sẵn sàng chi hàng tỷ đồng khi chỉ là một linh mục đơn thuần ăn lộc Chúa? Nhưng điều khốn nạn là Thục quịt luôn tiền của giáo dân sau khi đi về, ai bị gì cũng mặc coi như không biết. Khi hô hào con chiên chặn quốc lộ, đòi người như một lũ côn đồ, thấy có dấu hiệu nguy hiểm, Thục lên xe sang dông tuốt về nấp kín trong nhà thờ để mặc các con chiên ngu đần của mình ngơ ngác, phó thác sinh mệnh của mình giữa các phương tiện giao thông!
Từ bài viết này, chúng ta có thể thấy Giáo phận Vinh đã suy đồi đạo và vô liêm sỹ đến như thế nào? Giáo mục Nguyễn Thái Hợp, linh cẩu Đặng Hữu Nam, linh cẩu Trần Đình Lai...và một số linh cẩu khác giàu có đến cỡ nào khi đã bán rẻ nhân phẩm cho ngoại bang để chống phá quê hương, Tổ quốc mình.
Bên cạnh đó, các nhà thờ luôn bắt ép giáo dân nghèo đóng góp để xây dựng nhà thờ, nuôi cha, lễ lạt,...mà biết đâu rằng những mồ hôi nước mắt của họ đã bị bọn linh cẩu tư lợi cá nhân, ăn chơi phè phỡn, gái gú bồ bịch như ai
ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO ƠI HÃY MAU MAU TỈNH NGỘ!Nếu bạn nào thắc mắc về các thông tin nói trên thì có thể về quê hương thằng Thục để kiểm chứng!
- Mong các bạn chia sẻ bài viết này rộng rãi để nhân dân nói chung và bà con Công giáo nói riêng nhận biết bộ mặt thật của bọn đội lốt Đức Kitô để bán rẻ Tổ quốc, phản bội dân tộc!
YÊU NƯỚC PHẢI BẰNG HÀNH ĐỘNG
Yêu nước là phẩm chất cao quý, đồng thời là vấn đề cốt lõi của mỗi quốc, gia, dân tộc cũng như là đức tính cao đẹp trong mỗi con người, thành viên của quốc gia, dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, yêu nước là truyền thống ngàn đời của dân tộc, truyền thống đó được xây dựng bằng xương, máu của biết bao thế hệ con rồng, cháu tiên, từ thuở khai thiên lập địa cho đến thời kỳ mới, thời kỳ Đảng cầm quyền với Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Một chế độ, một Nhà nước đã được chứng minh, đã được khẳng định tính ưu việt với các chế độ xã hội khác. Chế độ ta, nhà nước ta được tổ chức ra không ngoài mục đích nào khác là xây dựng nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần phải có sự chung tay, góp sức, của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, chứ không phải việc riêng của một hai người và phải bằng những công việc, hành động cụ thể chứ không phải chỉ bằng những khẩu hiệu, hô hào, những lời nói suông, sáo rỗng, giáo điều…Thế nhưng thời gian qua, đã có không ít những người dân, thậm chí là những cán bộ, đảng viên của Đảng, những người được nuôi dưỡng, chăm sóc, rèn luyện, đứng trước những vấn đề của dân tộc, của đất nước lại thể hiện sự thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, thậm chí hô hào, cổ xúy cho những điều sai trái để chống đối Đảng, chống đối chế độ, bôi nhọ danh dự, uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Những kẻ chỉ biết hưởng thụ, chỉ biết lên án mà thiếu niềm tin, thiếu trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chế độ hãy tự nhìn nhận lại, tự suy nghĩ, tự xem xét lại, xem Đảng, Nhà nước, chế độ đã phải làm những gì để có được cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người như ngày hôm nay, trong đó có bản thân và gia đình của chính mình. Do đó hãy tự suy nghĩ lại và hành động đúng đắn, bằng những việc làm cụ thể, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chứ đừng mải mê chạy theo những điều sai trái, vô vị./.
Gắp lửa bỏ tay người
“Gắp lửa bỏ tay người” là câu thành ngữ trong dân gian thường hay dùng để chỉ thủ đoạn của những kẻ sảo trá, độc ác, gian manh. Chính chúng là nguyên nhân gây ra những tội ác man rợ, nhưng lại vu khống, đổ tội cho người khác, phủi sạch trách nhiệm của mình trước bàn dân thiên hạ. Mánh lới của chúng thật là thâm hiểm, dã man; mọi người luôn căm ghét chúng.
Những kẻ “gắp lửa bỏ tay người” gần đây xuất hiện nhiều như nấm sau mưa trên các mạng xã hội, như loài cỏ dại mọc hoang mà tốc độ lây lan đến mức nguy hiểm. Thủ đoạn của chúng là đổ lỗi, quy trách nhiệm cho Đảng Cộng sản Việt Nam về tất cả những hạn chế, khuyết điểm trong quá trình phát triển đất nước; phủ nhận sạch trơn những thành tựu mà chúng ta đã đạt được. Chúng dựng đứng rằng do chế độ “độc tài đảng trị” mà “đất nước mới ra nông nỗi này”
Thật đúng là gắp lửa bỏ tay người. Sự phát triển của đất nước, của dân tộc ta trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng là điều mà mọi người dân đều cảm nhận được, thế giới đã công nhận.Tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng đó là quy luật chung của các nền kinh tế khi chuyển sang kinh tế thị trường. Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ các nguy cơ, thách thức đó và đang ra sức khắc phục, đưa đất nước phát triển trong điều kiện mới.
Những thủ đoạn “gắp lửa bỏ tay người” của những người có dã tâm xấu dù có che đậy thế nào cũng sẽ bị nhận ra. Cán bộ, đảng viên và Nhân dân cần hết sức đề phòng kẻo mắc lừa chúng./.
SỰ THẬT KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc (Unesco) vinh danh là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá Thế giới của Việt Nam. Thế nhưng, vì những động cơ xấu xa, đen tối, nhằm thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình”, có những kẻ đã cố tình xuyên tạc, bôi nhọ lãnh tụ Hồ Chí Minh. Điều đó chỉ càng làm cho “Sự thật không thể phủ nhận” và sự lạc lõng của các thế lực thù địch mà thôi.
Mỗi dân tộc dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển đều có những danh nhân tiêu biểu, thể hiện tập trung những giá trị của dân tộc mình. Niềm vinh dự và cũng là điều may mắn, hạnh phúc cho dân tộc ta đã sinh ra một người con vĩ đại ở vào thời kỳ mà lịch sử, và cách mạng Việt Nam đang đòi hỏi. Người con vĩ đại đó là Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Kế thừa chủ nghĩa yêu nước, những tài năng thiên bẩm từ các bậc tiền bối và gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu hiện rực rỡ về trí tuệ Việt Nam. Ngay ở tuổi vị thành niên, Nguyễn Sinh Cung đã sớm hiểu rằng con đường cứu nước của dân tộc ta phải hướng theo những trào lưu cách mạng, tiến bộ của nhân loại. Có lần trả lời phỏng vấn của một nhà thơ Nga, tên gọi lúc bất giờ là Nguyễn Ái Quốc đã nói: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái… và thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy… Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”(1). Người còn nói: Sau khi xem xét nước Pháp và các nước khác, tôi sẽ về để giúp đồng bào mình.
Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu các cuộc cách mạng tiêu biểu của nhân loại, trong đó có cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ và cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Đi theo con đường của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, nhưng Nguyễn Ái Quốc là một nhà mác-xít sáng tạo. Người đã từng nghiên cứu nhiều tư tưởng tiến bộ của nhân loại và khảng định cần phải vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của các quốc gia phương Đông. Trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản, Người viết: “Cuộc đấu tranh giai cấp (ở Việt Nam) không diễn ra giống như ở các nước phương Tây… Xem xét lại Chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông. Đó chính là nhiệm vụ mà các Xô-viết đảm nhiệm”(2).
Sự thật không thể phủ nhận, đường lối cách mạng của Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo ngay từ khi thành lập, qua các chặng đường cách mạng cho đến nay là sự sáng tạo đặc sắc về lý luận mác-xít. Bản Tuyên ngôn Độc lập do Người biên soạn và tuyên bố trước quốc dân đồng bào ngày 02/9/1945 đã tích hợp những tư tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc ta.
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Người đã trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, năm 1776; Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, năm 1789 và Người nói, đó là “những lời bất hủ”, là “những lẽ phải không ai chối cãi được”. Từ đó Người đi đến kết luận: “Suy rộng ra,… tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Với Hồ Chí Minh, quyền con người của các dân tộc bị áp bức phải lấy độc lập dân tộc là tiền đề. Đồng thời độc lập dân tộc phải gắn liền với việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người. Với Người, “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”(3). Có thể nói, Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tuyên ngôn “kép” – Tuyên ngôn độc lập, đồng thời là tuyên ngôn nhân quyền của Việt Nam cũng như của các dân tộc thuộc địa. Bằng trí tuệ thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với quyền con người – một vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của nhân loại trong thời đại ngày nay.
Đối với dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người cầm lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh, mà Người còn là kiến trúc sư thiên tài kiến tạo chế độ xã hội, Nhà nước và Quân đội ta theo những tiêu chí của một xã hội văn minh. Không có một đảng chính trị nào, một cuộc cách mạng nào như cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng cách mạng trong điều kiện thù trong giặc ngoài đã ngay lập tức thiết lập thể chế dân chủ trao quyền lực cho nhân dân. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm (từ tháng 8/1945 đến tháng 01/1946) dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một Nhà nước hiện đại dựa trên hiến pháp và chế độ dân chủ cộng hoà, cùng với hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương (bao gồm Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Quân đội, Công an… đến Mặt trận Dân tộc thống nhất và các đoàn thể chính trị, xã hội…) được thiết lập và đi vào hoạt động. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối kháng chiến, kiến quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế, tạo ra sức mạnh vô địch đưa hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược đến thắng lợi hoàn toàn, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” năm 1966, khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước kiên quyết đồng lòng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong Lời kêu gọi này, Hồ Chí Minh đã nêu lên một chân lý lớn của dân tộc ta và cũng là một chân lý của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”(4). Đây không phải là lần đầu tiên, duy nhất Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến hai giá trị này. Người từng nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”(5)… Mỗi một dân tộc có nhiều giá trị về vật chất và tinh thần, song “Độc lập và Tự do” là giá trị cơ bản, là tiền đề cho các giá trị khác. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng và trước những thách thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, tư tưởng “Không có gì quý độc lập, tự do” vẫn còn nguyên giá trị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một biểu tượng trong sáng, cao thượng về nhân cách con người của dân tộc Việt Nam. Là lãnh tụ của cuộc cách mạng, của những cuộc kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ chống lại những kẻ thù hung bạo nhất thời đại…, nhưng điều đó không làm Người mất đi lòng tin vào mỗi con người. Khoan dung, tôn trọng sự khác biệt, giàu lòng thương người, tin vào tinh thần yêu nước và lương tri của mọi người dân Việt Nam là một trong những nét đặc biệt trong tư duy chính trị, trong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với những người lầm đường, lạc lối, Người nói: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, người thế khác… Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng, đã là con Lạc cháu Hồng, thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ…”(6).
Đối với sự hy sinh của chiến sĩ ta và tử nạn của binh sĩ Pháp, Người nói: “Tôi nghiêng mình trước linh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt nam,… Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong. Than ôi, trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người”(7).
Có thể nói, lý tưởng cách mạng, nói rộng hơn là triết lý sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu hiện tập trung nhân cách cao thượng và trong sáng của dân tộc ta. Trong tài liệu đào tạo lý luận Mác – Lê-nin cho lớp cán bộ trẻ ở Quảng Châu, Trung Quốc (tác phẩm “Đường Kách mệnh”, xuất bản năm 1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt lên hàng đầu “Tư cách một người cách mệnh”, trong đó Người đòi hỏi người cách mạng: “Tự mình phải giữ chủ nghĩa cho vững”, đặc biệt là “Ít lòng tham muốn về vật chất”(8). Chủ tịch Hồ Chí Minh khi xem xét cán bộ phải lấy “đạo đức cách mạng là gốc”, là điều kiện, là tiền đề cho các phẩm chất khác.
Khi xuất bản sách “Người tốt, việc tốt” Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người”, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất thiết hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến, ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”(9). Như vậy, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, những giá trị cao đẹp của mỗi cá nhân, của đảng cầm quyền, thậm chí ngay cả một dân tộc cũng có thể thay đổi trong đánh giá của nhân dân, của cộng đồng quốc tế, nếu mỗi người, mỗi đảng cầm quyền, thậm chí mỗi dân tộc không biết tự bảo vệ và phát triển những giá trị đó.
Triết lý sống của Hồ Chí Minh, không phải là khổ hạnh, càng không phải là diệt dục, mà đó là một quan niệm sống hài hoà, giản dị, khiêm nhường, thanh cao về tinh thần và vật chất. Đầu năm 1946, sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Các nhà báo nước ngoài đặc biệt quan tâm đế tiểu sử và cả những quan niệm sống của Hồ Chí Minh. Người đã trả lời ngắn gọn, súc tích và đầy đủ câu hỏi của các nhà báo, rằng: “Tôi tuyệt nhiên không ham công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch nước là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui…”(10).
Sau khi Lê-nin lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga từ trần năm 1924, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính sự coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao đến các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người không gì ngăn cản nổi”(11). Những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Lê-nin năm 1924, cũng chính là điều mà ngày nay chúng ta nói về Người. Vì vậy các thế lực thù địch trong và ngoài nước có dùng mọi biện pháp chiến lược “Diễn biến hoà bình”, hòng bôi nhọ lãnh tụ Hồ Chí Minh thì “Sự thật không thể phủ nhận” càng làm cho dân tộc Việt Nam tin yêu, kính trọng Hồ Chí Minh hơn bao giờ hết./.