Có thế nói, trong những năm gần đây, cái tên Nguyễn Quang A – vị tiến sĩ kĩ thuật đã không còn lạ lẫm với người dân Việt, đặc biệt là giới thạo tin bởi những “trò hề chính trị” do chính ông ta đạo diễn. Gần đây ngày 29/8, ông Nguyễn Quang A lại tiếp tục phấn chấn khoe trên Facebook việc ông lọt vào vòng chung kết cuộc bình chọn ứng cử viên giải thưởng nhân quyền Tulip của Hà Lan mà thực chất của giải thưởng chỉ là đi vận động fan rận chủ bỏ phiếu để kiếm tiền.
Từ đầu năm 2011 người ta bắt đầu thấy Nguyễn Quang A có mặt khắp mọi nơi với vai trò đầu têu, khơi mào trong các cuộc biểu tình. Với cái danh của một trí thức, cùng với vẻ gian manh, với đôi mắt giảo hoạt, láo liên, núp sau đôi mắt kính có vẻ đầy trí tuệ và cộng sự chuyên có những bài viết lợi dụng lòng “yêu nước” làm rung động người dân nhẹ dạ, cả tin cả trong và ngoài nước tham gia cái gọi là “biểu tình ôn hòa” tại Hà Nội và nhiều địa phương khác để “chống Trung Quốc bành trướng” nhưng thực chất lại là kích động Nhân Dân chống Chính phủ và Nhà nước VN, hòng tìm kiếm cơ hội thỏa mãn tham vọng quyền lực hoặc cũng có thể là thu hoạch kinh tế, danh vọng qua những việc làm này.
Không gì khác, tiền là điều khiến ông Nguyễn Quang A bất chấp tất cả để có được. Dân chủ với ông như một món hàng nhằm thu về lợi ích như ông từng công nhận “ông dần trở thành con buôn kinh tế” như ông ta từng phát biểu. Bản thân Nguyễn Quang A đã dày công vun đắp quan hệ với chính giới phương Tây nhiều năm nay, nên nếu lọt qua vòng bỏ phiếu, ông tin rằng chính giới phương Tây lâu nay đã tìm đến ông, quan hệ gần gũi với ông để khai thác thông tin về "nhân quyền Việt Nam" sẽ giúp ông giành giải.
Sự việc này nó sẽ càng khiến nhiều tên rận chủ trong nước giống như một số tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, Con Đường Việt Nam… lên án Tây lông chả làm được việc gì tử tế như đã từng trao giải cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm Gấu). Nguyễn Quang A mặc dù khoác cái mác là tiến sĩ nhưng suy cho cùng, những gì ông ta làm chỉ thể hiện rằng ông ta là một tên có cách nhìn hết sức phiến diện để rồi sau những thất bại ê chề ông tiến sĩ chợt nhận ra: “Trong cuộc sống, đôi khi ta phải biết trân trọng sự “hão huyền” hay “hoắng” mà mình có, bởi ở một góc độ nào đó nó thể hiện sự lãng mạn của tư duy. Không có sự lãng mạn thì cuộc sống sẽ vô cùng tẻ nhạt…” (NQA trả lời phỏng vấn báo vn.xpress ngày 14/5/2012).
Có lẽ chính sự “lạng mãn”, “hảo huyền” hay cái “hoắng” mất kiểm soát đó mà cuộc đời ông dần trượt dài trên con đường từ một Tiến sĩ kĩ thuật trở thành con buôn kinh tế và giờ là con buôn chính trị, một nhà biên soạn những vở “hài kịch chính trị” nham nhở. Ở những việc ông làm, thứ khiến chúng ta bất ngờ không phải là giá trị nghệ thuật, mà lại là giá trị mang tính chất phá hoại xã hội của nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét