Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

VIẾT VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Để có thể chống phá cách mạng của dân tộc thì các thế lực thù địch ( ba que, dâm chủ bờ Hồ và nước X Y Z có mưu đồ xấu với Việt Nam) thì họ ngoài việc đi biểu tình xuyên tạc những sự kiện chính trị trọng đại của đất nước tại thời điểm hiện tại, xuyên tạc đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì chúng còn tập trung vào mảng xét lại lịch sử với mục đích xóa bỏ đi công lao của Đảng cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ.
Những sự kiện mà chúng tập trung xét lại phủ nhận lịch sử là cách mạng tháng 8 và cải cách ruộng đất. Trong phạm vi bài viết sẽ nói về vấn đề cải cách ruộng đất miền bắc.
Khi nói về khuyết điểm của công tác cải cách ruộng đất, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đau lòng khi nhận thấy trình độ cán bộ rất thấp, không phân biệt được địch-ta, coi đội cải cách là vua, ”Thậm chí, có một số cán bộ hủ hóa, làm hại đến danh dự của Đảng, của Chính phủ, của tất cả cán bộ. Đó là một điều thật đáng thương tâm”. Đối với việc dùng nhục hình, điều Chủ tịch Hồ Chí Minh rất phản đối: “Trong đợt 2, một số cán bộ còn phạm khuyết điểm dùng nhục hình. Nhục hình là lối dã man, là cách của đế quốc, tư bản, phong kiến, nó dùng để trị quần chúng, trị cách mạng. Chúng ta có chính sách đúng, lý lẽ đúng, có lực lượng mạnh, sao còn dùng cách dã man? Dùng nhục hình là chưa tẩy sạch tư tưởng dã man, đầu óc phong kiến đế quốc… Đợt này, tuyệt đối không được dùng nhục hình, nếu dùng nhục hình là trái với chính sách của Đảng”…Phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Thêm bạn bớt thù”; trong khi nhiều đội, đoàn lại theo phương châm của Mao Trạch Đông:”Tranh thủ số đông, đả kích số it, lợi dụng mâu thuẫn, đánh từng tên một”. Tại Hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất Bắc – Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang), đầu năm 1956, Bác lại nghiêm khắc phê bình: “Chưa nhận rõ ai là địch, ai là ta nên một số cán bộ mắc phải khuyết điểm nữa rất nghiêm trọng là dùng nhục hình. Bác đã nhiều lần nhắc: Dùng nhục hình là dã man. Chỉ có bọn đế quốc phong kiến mới dùng. Đánh người ta đau quá thì không có người ta cũng nhận là có. Như thế là cán bộ đã tự mình lừa mình”
Bọn phản động và ba que thường tập trung vào vấn đề này để xuyên tạc chống phá. Đầu tiên phải khẳng định chủ trương cải cách ruộng đất của Đảng và Nhà nước ta thời kì đó là hoàn toàn chính xác. Thời phong kiến ruộng đất tập trung chủ yếu vào tay địa chủ nông dân không có đất cày bừa phải đi làm thuê cho địa chủ nên bị bóc lột sức lao động thậm tệ đó là mâu thuẫn đỉnh điểm giữa giai cấp bóc lột và gia cấp bị bóc lột, do đó phải giải quyết được mâu thuẫn này thì mới hình thành khối đại đoàn kết toàn dân kháng chiến chống ngoại xâm được.
Sai lầm ở đây là do công tác thực hiện, cán bộ đi thực hiện công tác này không nắm rõ được tư tưởng chỉ đạo của Đảng, đồng thời đa số những người này là nông dân nên từ trong tâm thức họ luôn coi "địa chủ là ác" cộng với tâm lí ghen ăn tức ở của dân Việt ta thấy ai giàu hơn là cũng khó chịu nên dẫn tới việc đấu tố tràn lan, cán bộ thì không đủ và không tỉnh táo để xác minh nên dẫn đến oan sai.
Trong cương lĩnh của mình Hồ Chí Minh chỉ rõ cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải dựa trên lực lượng cách mạng là liên minh công – nông làm nòng cốt, trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo nhưng đồng thời phải lôi kéo, tập hợp cả những người yêu nước ở tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông và lợi dụng, trung lập phú nông, trung và tiểu địa chủ, tư sản dân tộc. Sự phân chia giai cấp tư sản, địa chủ ra thành những nhóm đối tượng khác nhau để có chính sách đối xử phù hợp, tranh thủ lôi kéo những người có lòng yêu nước, trung lập những người có thể trung lập nhằm làm suy yếu kẻ thù và cương quyết trừng trị đối với kẻ thù là thể hiện sự nhận thức và đánh giá đúng của Đảng ta đối với mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp trong xã hội, mỗi dân tộc trong cộng đồng, thừa nhận tính tích cực và sự đóng góp của họ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước. Vậy nên không có chuyện tá ma giết lừa đối với địa chủ yêu nước như lời lũ phản động xuyên tạc.
Bọn phản động thường lập lờ ở chỗ này chúng lập lờ giữa việc thực hiện sai lầm và chính sách đúng đắn là một. Chúng cho rằng việc này sai lầm từ chính sách đến thực hiện ,điều này là xuyên tạc.
Sau cải cách ruộng đất ở miền bắc, rút kinh nghiệm khi giải phóng ở miền nam, cải cách ruộng đất trong nam diễn ra rất thuận lợi, vì khi đó cán bộ của ta được đào tạo bài bản hơn không bị gấp rút như ở miền bắc, nên thống nhất được từ khâu chính sách đến thực hiện không để xảy ra tình trạng như cải cách ruộng đất ở miền bắc.
nguồn VN T TT

1 nhận xét: